NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DOANH<br />
NGHIỆP THƯƠNG MẠI TRONG CHUỖI CUNG ỨNG<br />
CÂY GIỐNG LÂM NGHIỆP TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH<br />
QUẢNG NAM<br />
Phạm Thị Ánh Nguyệt1<br />
Tóm tắt: Tại một số huyện trên địa bàn tỉnh Quảng Nam, ngoài việc trồng lúa và cây<br />
hoa màu, những nông dân ở đây còn sản xuất cây giống lâm nghiệp giúp cải thiện thu<br />
nhập đáng kể cho gia đình. Tuy nhiên, hiện tại việc sản xuất và tiêu thụ cây giống<br />
lâm nghiệp của họ không theo một quy hoạch cụ thể dẫn đến hiệu quả thấp. Để giải<br />
quyết những vấn đề bất cập trong chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp, cần có một<br />
Doanh nghiệp Thương mại (DN TM) quản trị toàn bộ chuỗi cung ứng nhằm mang lại<br />
lợi ích cho các thành viên trong chuỗi. Đề tài này mong muốn tạo sự chủ động trong<br />
sản xuất cũng như tiêu thụ góp phần nâng cao đời sống xã hội cho các hộ nông dân<br />
trên địa bàn tỉnh Quảng Nam.<br />
1. Những cơ sở lý luận cho nghiên cứu<br />
1.1 Khái quát về chuỗi cung ứng và quản trị chuỗi cung ứng<br />
1.1.1 Chuỗi cung ứng<br />
Khái niệm: Chuỗi cung ứng bao gồm tất cả các doanh nghiệp tham gia một<br />
cách trực tiếp hoặc gián tiếp trong việc đáp ứng nhu cầu của khách hàng.<br />
Mục tiêu: Mục tiêu của chuỗi cung ứng là đáp ứng nhu cầu khách hàng (người<br />
tiêu dùng cuối cùng), trên cơ sở đó mang lại lợi ích cho các thành viên khác trong<br />
chuỗi.<br />
1.1.2 Quản trị chuỗi cung ứng<br />
Khái niệm:<br />
Quản trị chuỗi cung ứng là tập hợp những phương thức sử dụng một cách tích<br />
hợp và hiệu quả nhà cung cấp, người sản xuất, hệ thống kho bãi và các cửa hàng phân<br />
phối với mục đích giảm thiểu chi phí toàn hệ thống trong khi vẫn đáp ứng nhu cầu<br />
khách hàng một cách tốt nhất.<br />
Nguyên tắc quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả:<br />
Để quản trị chuỗi cung ứng hiệu quả cần phải tập trung vào khách hàng và<br />
người tiêu dùng; tạo dựng và chia sẻ giá trị; cung cấp sản phẩm phù hợp; chú trọng<br />
khâu hậu cần, phân phối, thông tin liên lạc và các mối quan hệ.<br />
<br />
1<br />
<br />
CN, phòng QLKH&HTQT, trường Đại học Quảng Nam <br />
<br />
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI…<br />
Các hoạt động trong quản trị chuỗi cung ứng<br />
Các hoạt động quản trị chuỗi cung ứng có thể được chia làm hai nhóm hoạt<br />
động: các hoạt động cơ bản và các hoạt động hỗ trợ.<br />
Các hoạt động chính là những hoạt động quan trọng trong kênh phân phối vật<br />
chất trực tiếp của doanh nghiệp. Chúng đóng góp phần lớn trong tổng chi phí hậu cần<br />
hoặc chúng quan trọng đối với việc phối hợp hiệu quả và hoàn thành các nhiệm vụ<br />
hậu cần. Chúng bao gồm các hoạt động: xây dựng tiêu chuẩn dịch vụ khách hàng<br />
(phối hợp với marketing), vận tải, quản trị tồn kho, thông tin và xử lý đơn hàng.<br />
Các hoạt động hỗ trợ là những hoạt động phụ thuộc vào bối cảnh từng doanh<br />
nghiệp và chiếm tỷ lệ chi phí nhỏ gồm: kho hàng, lấy hàng theo đơn, thu mua, thiết<br />
kế bao gói, hợp tác với sản xuất và duy trì thông tin.<br />
1.2 Khái quát về DN TM và vai trò của nó trong chuỗi cung ứng<br />
1.2.1 Khái niệm và chức năng của DN TM<br />
DN TM là một đơn vị kinh doanh được thành lập hợp pháp, nhằm mục đích<br />
thực hiện các hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thương mại. Chức năng của nó là<br />
lưu chuyển hàng hóa/dịch vụ, tiếp tục quá trình sản xuất trong lĩnh vực lưu thông, dự<br />
trữ hàng hóa và cuối cùng là tổ chức và quản lý kinh doanh.<br />
1.2.2 Vai trò của DN TM trong chuỗi cung ứng<br />
DN TM có vai trò là trung gian kết nối giữa sản xuất và tiêu dùng. DN TM sẽ<br />
cung cấp thông tin về nhu cầu tiêu dùng cho nhà sản xuất đồng thời nó cũng cung cấp<br />
thông tin về sản phẩm cho khách hàng.<br />
2. Nghiên cứu thực trạng về chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp trên địa<br />
bàn tỉnh Quảng Nam<br />
2.1 Mục tiêu nghiên cứu<br />
Đánh giá thực trạng của chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp trên địa bàn tỉnh<br />
Quảng Nam. Từ đó, đề xuất giải pháp hoàn thiện thông qua xây dựng Doanh nghiệp<br />
thương mại trong chuỗi cung ứng này.<br />
2.2 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu<br />
2.2.1 Đối tượng nghiên cứu<br />
Đề tài nghiên cứu môi trường ảnh hưởng đến sự phát triển ngành lâm nghiệp<br />
tỉnh Quảng Nam và tất cả thành viên trong chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp<br />
gồm: Nhà cung cấp vật tư lâm nghiệp (VTLN), người sản xuất cây giống, trung gian<br />
phân phối và người trồng.<br />
2.2.2 Phạm vi nghiên cứu<br />
− Về không gian: Nghiên cứu quá trình sản xuất – tiêu thụ tại các vườn sản<br />
xuất cây giống lâm nghiệp và nhu cầu cây giống ở tỉnh Quảng Nam.<br />
<br />
<br />
93<br />
<br />
PHẠM THỊ ÁNH NGUYỆT<br />
− Về thời gian: Nghiên cứu sự phát triển của giá trị ngành lâm nghiệp ở tỉnh<br />
Quảng Nam giai đoạn 2005 – 2011 và hoạt động sản xuất và tiêu thụ cây giống trong<br />
năm 2012.<br />
2.3 Phương pháp nghiên cứu, chọn mẫu nghiên cứu và cách thức xử lý dữ liệu<br />
Đối<br />
tượng<br />
nghiên<br />
cứu<br />
Người sản<br />
xuất<br />
Người<br />
trồng<br />
Trung<br />
gian phân<br />
phối<br />
Nhà cung<br />
cấp<br />
VTLN<br />
<br />
Chọn mẫu nghiên cứu<br />
Phương pháp nghiên<br />
cứu<br />
Phỏng vấn chuyên sâu<br />
có sự hỗ trợ của bảng<br />
câu hỏi<br />
Phỏng vấn chuyên sâu<br />
có sự hỗ trợ của bảng<br />
câu hỏi<br />
Phỏng vấn chuyên sâu<br />
và phỏng vấn qua điện<br />
thoại<br />
Phỏng vấn chuyên sâu<br />
<br />
Cách thức lấy<br />
mẫu<br />
<br />
Quy mô mẫu<br />
<br />
Lấy mẫu theo<br />
cụm<br />
<br />
27 hộ gia đình, 03<br />
đơn vị (lâm trường,<br />
trung tâm, công ty)<br />
<br />
Mẫu tích lũy<br />
nhanh<br />
(Snowball)<br />
Mẫu tích lũy<br />
nhanh<br />
(Snowball)<br />
Mẫu tích lũy<br />
nhanh<br />
(Snowball)<br />
<br />
Xử lý dữ<br />
liệu<br />
Xử lý<br />
bằng<br />
phần<br />
mềm<br />
SPSS<br />
16.0<br />
<br />
25 người<br />
6 trung gian gồm<br />
thương lái và nhà<br />
bán lẻ<br />
02 nhà cung cấp<br />
<br />
Tổng<br />
hợp và<br />
phân tích<br />
<br />
2.4 Kết quả nghiên cứu<br />
2.4.1 Tổng quan về chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp hiện tại<br />
2.4.1.1 Sơ đồ chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp hiện tại<br />
CTCP giống<br />
cây trồng<br />
Miền Nam<br />
(tại Sài<br />
Gòn)<br />
<br />
Nhà cung cấp<br />
VTLN:<br />
Cành hom<br />
Hạt giống<br />
Thuốc giâm<br />
<br />
Người dân<br />
thu gom hạt<br />
giống từ<br />
rừng tự<br />
nhiên<br />
<br />
Hộ gia<br />
đình<br />
<br />
Trung tâm<br />
giống<br />
<br />
Lâm<br />
trường<br />
<br />
Hộ gia<br />
đình<br />
<br />
Thương<br />
lái<br />
<br />
Nhà<br />
bán lẻ<br />
<br />
Các dự<br />
án<br />
<br />
Nhà sản xuất cây giống lâm nghiệp<br />
Trung gian phân phối cây giống lâm nghiệp<br />
Người trồng<br />
<br />
Sơ đồ 2.1 Chuỗi cung ứng cây giống lâm nghiệp tỉnh Quảng Nam<br />
(Nguồn: Phỏng vấn chuyên sâu)<br />
<br />
94 <br />
<br />
NGHIÊN CỨU VÀ ĐỀ XUẤT MÔ HÌNH DOANH NGHIỆP THƯƠNG MẠI…<br />
Qua quá trình khảo sát thực tế và phỏng vấn những cá nhân, tổ chức tham gia<br />
vào hoạt động sản xuất và tiêu thụ cây giống, tác giả đã khái quát mô hình chuỗi cung<br />
ứng cây giống lâm nghiệp như sơ đồ trên.<br />
Kênh phân phối yếu tố đầu vào sản xuất cây giống lâm nghiệp<br />
Hạt giống dùng sản xuất cây giống lâm nghiệp được cung cấp từ 2 nguồn:<br />
<br />
− Công ty cổ phần (CTCP) giống cây trồng Miền Nam Æ Nhà cung cấp<br />
VTLN Æ Nhà sản xuất cây giống. Kênh này chiếm khoảng 80%. Nguồn cung cấp<br />
này được kiểm tra chặt chẽ, có kiểm tra về mặt chất lượng nên đảm bảo năng suất.<br />
<br />
− Người dân thu gom hạt giống từ rừng tự nhiên Æ Nhà cung cấp VTLN Æ<br />
Nhà sản xuất cây giống. Kênh phân phối này chiếm khoảng 20%. Mặc dù chiếm tỷ lệ<br />
ít hơn so với xuất xứ từ công ty cung cấp giống cây trồng Miền Nam nhưng hạt giống<br />
có xuất xứ từ rừng tự nhiên không qua xử lý và kiểm tra chất lượng có ảnh hưởng xấu<br />
đến năng suất cũng như chất lượng cây giống.<br />
Kênh phân phối cây giống lâm nghiệp<br />
Kênh 1: Kênh phân phối trực tiếp<br />
− Kênh phân phối từ hộ gia đình sản xuất cây giống đến hộ gia đình trồng<br />
rừng (chiếm khoảng 20%). Kênh phân phối từ các đơn vị sản xuất đến cho các hộ gia<br />
đình trồng rừng (chiếm khoảng 10%).<br />
− Kênh phân phối từ các đơn vị sản xuất đến cho các dự án chiếm tỷ lệ cao<br />
khoảng 65% trong kênh phân phối trực tiếp.<br />
Kênh 2: Kênh phân phối qua trung gian<br />
−<br />
<br />
Nhà sản xuất Æ Thương lái Æ Nhà bán lẻ Æ Người trồng<br />
<br />
Ở kênh này, thương lái đến tại vườn cây thu mua trực tiếp của những hộ gia<br />
đình sản xuất (khoảng trên 50%), các đơn vị sản xuất (khoảng 30%).<br />
−<br />
Hộ gia đình sản xuất Æ Nhà bán lẻ Æ Hộ gia đình trồng rừng. Kênh này<br />
chiếm 25%.<br />
Cây giống được phân phối qua nhiều trung gian và đặc biệt là người trồng và<br />
người sản xuất thiếu thông tin nhau nên tất cả phụ thuộc vào trung gian phân phối.<br />
Điều này làm giá cả tăng gây giảm lợi ích của người trồng và cả người trực tiếp sản<br />
xuất cây giống.<br />
<br />
<br />
<br />
95<br />
<br />
PHẠM THỊ ÁNH NGUYỆT<br />
2.4.1.2 Đặc điểm, hành vi các thành viên trong chuỗi cung ứng<br />
a. Nhà cung cấp của nhà cung cấp VTLN<br />
- CTCP giống cây trồng Miền Nam: là một công ty có quy mô lớn và độc<br />
quyền. Công ty cung cấp đa dạng các loại giống cây trồng đảm bảo chất lượng.<br />
- Người dân thu gom hạt giống từ rừng tự nhiên: có quy mô nhỏ và tập trung ở<br />
khu vực miền núi. Họ là những người dân sống gần những khu rừng thường thu gom<br />
hạt giống từ rừng tự nhiên và bán cho nhà cung cấp VTLN. Nguồn giống này không<br />
đảm bảo chất lượng vì đây là hạt giống lai qua nhiều thế hệ và bị thoái hoá giống làm<br />
cho năng suất thấp, cây chậm lớn.<br />
<br />
b. Nhà cung cấp VTLN<br />
Hiện tại, trên địa bàn Tỉnh có rất ít nhà cung cấp hạt giống. Riêng ở thành phố<br />
Tam Kỳ chỉ có Trạm bảo vệ thực vật Minh Oanh, ở huyện Phú Ninh có Trung tâm<br />
phát triển giống lâm nghiệp Tam An. Một số huyện khác cũng có bán hạt giống<br />
nhưng họ cũng là một trung gian không phải bán trực tiếp.<br />
<br />
c. Nhà sản xuất cây giống lâm nghiệp<br />
Nhà sản xuất cây giống lâm nghiệp gồm hộ gia đình và các đơn vị (gồm lâm<br />
trường, trung tâm giống và các công ty tư nhân).<br />
Hộ gia đình<br />
<br />
Đơn vị sản xuất<br />
<br />
- Quy mô nhỏ (khoảng 570 m2/hộ).<br />
- Một số nguồn giống không đảm bảo chất<br />
lượng.<br />
- Quan niệm sản xuất “lấy công làm lời” nên<br />
công tác quản lý, lập kế hoạch chưa chặt chẽ.<br />
- Không có phương tiện vận tải chuyên dụng.<br />
<br />
− Quy mô lớn (từ 1000 m2 đến<br />
30.000 m2).<br />
− Nguồn giống đảm bảo chất<br />
lượng.<br />
− Chi phí quản lý cao.<br />
− Không có phương tiện vận tải<br />
chuyên dụng.<br />
d. Trung gian phân phối cây giống lâm nghiệp<br />
¾ Thương lái<br />
<br />
Trong những năm gần đây số lượng thương lái ngày càng đông, sức cạnh tranh<br />
ngày một gay gắt hơn nên họ tự tìm đến các vườn cây giống, mở rộng thị trường hơn<br />
chứ không phải đến những địa điểm quen thuộc như những năm trước đây và tiến<br />
hành thu mua cây giống quanh năm.<br />
¾ Nhà bán lẻ<br />
Những nhà bán lẻ là các nông dân ở các địa phương không sản xuất cây giống<br />
hoặc sản xuất nhưng không đáp ứng đủ nhu cầu của người trồng. Họ được các hộ dân<br />
96 <br />
<br />