intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ đánh giá trong dạy học trực tuyến

Chia sẻ: AtaruMoroboshi _AtaruMoroboshi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

23
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đưa ra một số giải pháp nhằm gợi ý giảng viên ứng dụng sáng tạo hơn nữa các phương pháp đánh giá trong các khóa học trực tuyến (online courses), cùng với những ví dụ cụ thể và một số kinh nghiệm đánh giá đánh giá trên hệ thống NTU-Elearning. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề xuất một số giải pháp hỗ trợ đánh giá trong dạy học trực tuyến

  1. Lê Văn Hảo Đinh Đồng Lưỡng Trường Đại học Nha Trang Đánh giá học tập theo các phương pháp truyền thống bao gồm kiểm tra/thi viết trên giấy, trắc nghiệm, vấn đáp, làm dự án, làm bài tập nhóm và nhiều hình thức khác. Khi chuyển sang dạy học trực tuyến, việc đánh giá trực tuyến cũng đã mở rộng khả năng đánh giá hơn nữa so với các phương pháp đánh giá truyền thống bởi nó cung cấp cho giảng viên rất nhiều công cụ hỗ trợ có thể sử dụng để giúp sinh viên tương tác với các tài nguyên trực tuyến theo những cách mới và thú vị. Khi đó việc đánh giá học tập ngoài chức năng kiểm tra thành tích, tạo động lực cho người học, đánh giá cũng được sử dụng như là phương pháp dạy học hiệu quả. Hơn thế nữa, hình thức đánh giá trực tuyến cũng đã được xác lập, công nhận trong quy chế đào tạo trình độ đại học (tại thông tư 08/2021/TT- BGDĐT), với điều kiện không quá 50% trọng số điểm học phần, bảo vệ luận văn và đồ án trực tuyến cũng được áp dụng. Trong bài viết này, chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm gợi ý giảng viên ứng dụng sáng tạo hơn nữa các phương pháp đánh giá trong các khóa học trực tuyến (online courses), cùng với những ví dụ cụ thể và một số kinh nghiệm đánh giá đánh giá trên hệ thống NTU-Elearning. A. Một số phương pháp đánh giá đề xuất trong dạy học trực tuyến 1. Tận dụng các nguồn tài nguyên trực tuyến Sinh viên khi tham gia khóa học trực tuyến là họ đang sử dụng một công cụ mạnh mẽ nhất để tìm kiếm, khai thác và thu thập thông tin. Hãy suy nghĩ về cách mà bạn có thể tận dụng để thực hiện các bài đánh giá nhằm khai thác tối đa môi trường kỹ thuật số, tạo động lực cho người học, thay vì chỉ thuyết giảng mà vẫn đáp ứng tốt các mục tiêu học tập/chuẩn đầu ra của khóa học. Chẳng hạn bạn có thể khảo sát mong đợi hoặc sự hiểu biết sinh viên qua công cụ Polling của Zoom, hệ thống nhắn tin, bạn có thể yêu cầu sinh viên tìm kiếm, giải thích đánh giá và tóm tắt hay tổng hợp thông tin từ các tài nguyên tìm được trên Google để trả lời các câu hỏi hoặc giải quyết vấn của học phần. Hoặc bạn có thể yêu cầu họ sử dụng các công cụ đa phương tiện để làm video, tiktok, lập sơ đồ tư duy, … để triển khai và trình bày công việc được giao. 213
  2. Ví dụ:  Trong khóa học Địa lý du lịch, mỗi (nhóm) sinh viên được giao thực hiện một video clip để giới thiệu và các thắng cảnh tại địa phương sinh sống.  Trong khóa học Vật lý đại cương, (nhóm) sinh viên được giao chuẩn bị để trình bày trước lớp học trực tuyến một chủ đề về các ứng dụng trong thực tiễn liên quan đến một thành tựu của Vật lý học.  Trong khóa học Thể dục, giảng viên yêu cầu sinh viên đánh giá các chế độ dinh dưỡng và bài tập thể dục được cung cấp bởi một khóa học trực tuyến, từ đó đưa ra các khuyến nghị dựa trên những gì họ đã học.  Trong các môn học lập trình, giảng viên đưa ra tình huống và yêu cầu sinh viên sử dụng chức Remote Control, Team view để chỉnh sửa trực tiếp lỗi và thực hiện chạy trực tiếp để cả lớp cùng quan sát và đánh giá. 2. Hướng đến thực tế đời sống/nghề nghiệp Nhiều sinh viên học trực tuyến thường đặt câu hỏi: “Học những điều này có thể giúp gì cho tôi trong thực tiễn?” Dạy học dựa trên vấn đề/tình huống (Problem/Case-based learning), Đánh giá xác thực (Authentic assessment) là những cách để bạn trả lời câu hỏi đó. Để thiết kế các đánh giá xác thực, hãy suy nghĩ về những gì các nhà chuyên môn trong lĩnh vực của bạn thường xuyên làm hoặc cuộc sống thực tế yêu cầu và sau đó tự hỏi làm thế nào sinh viên có thể sử dụng kiến thức và kỹ năng từ khóa học để áp dụng vào các nhiệm vụ đó. Cũng nên xem xét liệu bạn có thể cung cấp cho sinh viên thông tin phản hồi từ các bên liên quan về sản phẩm công việc của họ. Chẳng hạn, bạn có thể chuyển sản phẩm của sinh viên đến doanh nghiệp để xin ý kiến đóng góp. Ví dụ:  Trong khóa học Kỹ thuật môi trường, sinh viên nhận được hồ sơ về tình hình các loại thủy sản ở một con sông bị chết nghi ngờ do hóa chất thải ra từ một nhà máy. Sinh viên được giao nhiệm vụ xác định xem nhà máy đó có chịu trách nhiệm hay không. Họ phải làm các nghiên cứu để cho câu trả lời.  Trong khóa học Hành vi tổ chức, các nhóm sinh viên được làm việc với các công ty địa phương để nghiên cứu các vấn đề của tổ chức và đưa ra các khuyến nghị hoặc giải pháp.  Trong môn học Cấu trúc máy tính, sinh viên sẽ sử dụng một cấu hình của máy tính cụ thể lấy trên mạng để thực hiện phân tích, đánh giá và so sánh hiệu suất có phù hợp yêu cầu công việc và phù hợp giá thành, đưa ra khuyến nghị cho người dùng. 214
  3. 3. Khai thác kinh nghiệm và môi trường sống của người học Một trong những lợi ích chính của các khóa học trực tuyến là cơ hội tập hợp thông tin về kinh nghiệm và môi trường sống của các sinh viên từ những các địa phương khác nhau để từ đó họ có thể chia sẻ, học hỏi lẫn nhau. Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể thiết kế các đánh giá cho phép tận dụng các đặc điểm của môi trường sống và trải nghiệm đa dạng của sinh viên để làm phong phú thêm việc học tập của chính họ. Ví dụ:  Trong khóa học Marketing, (nhóm) sinh viên được yêu cầu thống kê và phân loại các phương pháp quảng bá sản phẩm của các doanh nghiệp hiện diện tại địa phương họ sinh sống, từ đó đề xuất các khuyến nghị cho doanh nghiệp.  Trong khóa học Tiếng Việt, (nhóm) sinh viên được yêu cầu tập hợp các phương ngữ được sử dụng tại vùng/miền họ sinh sống và giải thích ý nghĩa, cách dùng.  Trong môn học kỹ năng mềm, sinh viên được chia sẻ các tình huống phát sinh trong gia đình của mình, các mối quan hệ và cách giải quyết. 4. Thúc đẩy sự hợp tác giữa người học Trong các khóa học trực tuyến, cần quan tâm xây dựng ý thức làm việc nhóm và tính kết nối giữa các cá nhân bởi chúng là những phẩm chất, kỹ năng quan trọng trong cuộc sống và trong công việc. Một cách để làm điều này là phân công các nhiệm vụ và dự án theo nhóm sinh viên. Các dự án nhóm được thiết kế tốt có thể giúp sinh viên kết nối với nhau để cùng tìm hiểu nội dung khóa học sâu hơn thông qua thảo luận và thực hiện các nhiệm vụ. Tuy nhiên, cần quan tâm đến sự phân công làm việc trong nhóm và hiệu quả công việc của mỗi cá nhân để có sự đánh giá công bằng. Ví dụ:  Trong khóa học Tự động hóa, sinh viên được tổ chức theo nhóm để thiết kế một phần mềm cho robot có khả năng thực hiện một số công việc. Các sinh viên trong nhóm được giao các nhiệm vụ chuyên sâu như lập trình, thiết kế phần cứng, ….  Trong khóa học Phương pháp nghiên cứu khoa học, các nhóm sinh viên tự hình thành đề tài nghiên cứu, thực hiện khảo sát về một vấn đề được lựa chọn và phân công triển khai thực hiện, lập báo cáo kết quả. 5. Tăng cường đánh giá quá trình Khi bàn về đánh giá khóa học, giảng viên thường quan tâm nhiều hơn đến đánh giá thành tích, tổng kết/cuối khóa (summative assessment). Nhưng quan trọng không kém là các đánh giá quá trình (formative assessment) bởi việc này 215
  4. giúp giảng viên kịp thời hiểu rõ hơn về sinh viên, về tính hiệu quả của bài giảng, và quan trọng nhất là chúng góp phần rất lớn trong việc thúc đẩy học tập. Trong môi trường học tập trực tuyến đòi hỏi tính tự giác cao của người học thì điều này càng trở nên quan trọng hơn, thay vì việc giám sát chúng ta hay thực hiện các bài đánh giá quá trình ngắn, cho kết quả ngay sau khi khi hoàn thành. Hãy suy nghĩ về cách bạn có thể kết hợp các đánh giá quá trình vào khóa học trực tuyến của bạn. Hồ sơ học tập điện tử (e-portfolio) và online blog là hai hình thức thể hiện quá trình, sự nỗ lực và kết quả học tập nên được quan tâm cho cả đánh giá quá trình và đánh giá tổng kết/cuối khóa. Ngoài ra, tính tích cực của mỗi sinh viên khi tham gia vào quá trình chuẩn bị bài, chịu khó phát biểu xây dựng bài, chịu khó giải thích và trả lời diễn đàn học trực tuyến cần được chú ý để ghi nhận điểm đánh giá quá trình. Ví dụ:  Giảng viên yêu cầu mỗi sinh viên lập một e-portfolio hoặc blog để tập hợp tất cả những bài tập và câu hỏi được trả lời trong suốt quá trình học, các thông tin/tài liệu liên quan đến các chủ đề được giảng viên giao tìm hiểu trong suốt khóa học và nội dung phân tích/đánh giá. Dựa vào sản phẩm này, giảng viên chấm điểm quá trình cho mỗi sinh viên hoặc nhóm sinh viên.  Trong quá trình giảng online, giảng viên dừng lại sau một đơn vị/phần bài giảng và mời sinh viên cho ý kiến hoặc giải thích lại vấn đề. Giảng viên cho điểm thưởng hoặc điểm trừ dựa vào kết quả trả lời của sinh viên.  Giảng viên có thể đưa các chủ đề, câu hỏi lên diễn đàn, sinh viên tham gia bình luận, đặt câu hỏi, hoặc hỗ trợ việc trả lời câu hỏi, dựa vào kết quả bình luận trả lời giảng viên cho điểm tạo động lực cho sinh viên. 6. Chú trọng các phương thức đánh giá hạn chế sự gian lận Cho đến nay đánh giá trực tuyến chưa có thể khẳng định đáp ứng tốt các yêu cầu công bằng, khách quan như phương pháp kiểm tra/đánh giá trực tiếp, riêng phương pháp vấn đáp đang được đánh giá tương đương. Khi mà thành tích vẫn quan trọng thì việc gian lận trong kiểm tra, thi là vấn đề gây nhức nhối trong giáo dục. Một số phương thức có thể được lựa chọn để hạn chế sự gian lận khi đánh giá trực tuyến là:  Kiểm tra/thi vấn đáp trực tuyến có sử dụng camera.  Đánh giá thông qua e-portfolio, việt blog hoặc diễn đàn của sinh viên.  Đánh giá thông qua các sản phẩm (ví dụ một phần mềm, video clip, tác phẩm nghệ thuật, …) được hình thành sau một quá trình có sự theo dõi của giảng viên.  Tóm tắt lý thuyết và liên hệ bản thân, đánh giá thông qua các hoạt động nhóm có sự hỗ trợ giám sát từ các sinh viên khác. 216
  5. 7. Tăng cường cung cấp thông tin phản hồi cho người học Thông tin phản hồi về kết quả học tập là điều đại đa số người học mong đợi trong quá trình học, nhưng lại là một trong những điều ít được đáp ứng nhất trong giáo dục đại học. Người học cần có thông tin phản hồi kịp thời để nhận ra những gì mình biết là đúng hay chưa đúng. Môi trường học tập trực tuyến hạn chế sự gặp gỡ trực tiếp giữa thầy-trò và giữa trò-trò, vì vậy việc cung cấp thông tin phản hồi thường xuyên và kịp thời cho người học càng trở nên quan trọng. Một số phương thức có thể được lựa chọn để tăng cường thông tin phản hồi trong đào tạo trực tuyến là:  Công khai Rubric chấm điểm kiểm tra, thi và đáp án các bài kiểm tra, thi.  Cho nhận xét về kết quả kiểm tra của mỗi cá nhân sinh viên trên hệ thống đào tạo trực tuyến.  Lựa chọn một số bài kiểm tra có các hạn chế mang tính phổ biến để trao đổi chung với cả lớp.  Thiết lập Diễn đàn Q&A trực tuyến để trao đổi chung trong lớp học và giải đáp các thắc mắc của sinh viên.  Tổ chức các buổi giải đáp thắc mắc chung cho cả lớp đối với môn học. B. Một số kinh nghiệm triển khai đánh giá trong dạy học trực tuyến Ở phần trên, bài viết tập trung giới thiệu bảy giải pháp nhằm gợi mở cho việc đánh giá hoặc kết hợp giữa giảng dạy và đánh giá trong dạy học trực tuyến một cách hiệu quả hơn. Trong phần này, chúng tôi sẽ chia sẻ một số kinh nghiệm triển khai đánh giá quá trình đối người học trong dạy học trực tuyến trên hệ thống quản lý giảng dạy tại trường Đại học Nha Trang (NTU- Elearning). Trong thời gian dịch bệnh Covid-19 vừa qua, trường Đại học Nha Trang đã thực hiện triển khai giảng dạy trực tuyến cho hầu hết các môn học ngoại trừ các học phần thực hành và giáo dục thể chất. Nhà trường hiện đang sử dụng hệ thống quản lý lớp học trực tuyến tự phát triển trên nền tảng Moodle (Open Source), phần mềm sử dụng giảng dạy trực tuyến là Zoom meeting và Google meet. Trường Đại học Nha Trang là trường đào tạo đa lĩnh vực, mỗi lĩnh vực, chuyên môn không hoàn toàn giống nhau nên khi triển khai cần có sự linh hoạt để đáp ứng các mục tiêu mong đợi, ngoài ra khi triển khai vẫn còn một số thầy/cô vẫn muốn được áp dụng nguyên xi cách đánh giá như truyền thống, đây là điểm trừ đối với tất cả các hệ thống quản lý dạy học trực tuyến hiện nay, từ thực tế triển khai thành công việc dạy và học trực tuyến trong học kỳ 1, năm học 2019-2020, chúng tôi muốn chia sẻ một số kinh nghiệm đã triển khai, trong đó tập trung đến khâu đánh giá người học trên hệ thống NTU Elearning của Trường Đại học Nha Trang. 217
  6. 1. Tập trung ngay trong việc xây dựng và ban hành văn bản quy định, hướng dẫn, hỗ trợ cho giảng viên và người học, trong đó quan trọng phương pháp sư phạm, cách tiếp cận dạy và học trực tuyến, trong đó lưu ý việc quản lý người học và đánh giá quá trình của người học được thực hiện hàng tuần, quan tâm đến chuẩn mực, quy định đối với lớp học trực tuyến của giảng viên và sinh viên, có cơ chế xây dựng cơ chế giám sát, thành lập tổ hỗ trợ sư phạm và kỹ thuật. 2. Tăng cường công các tuyên truyền, thay đổi nhận thức để mọi người cùng ủng hộ. Để làm tốt việc này ngoài việc hỗ trợ Tổ kỹ thuật, Nhà trường quan tâm các buổi tập huấn trực tuyến, tập huấn sư phạm số, mở các phân hệ trên hệ thống NTU elearrning để hỗ trợ trực tiếp giảng viên, có thời gian hỏi đáp trực tuyến, Tổ hỗ trợ kỹ thuật có đại diện các đơn vị chịu trách nhiệm hỗ trợ cho đơn vị mình và hỗ trợ chung trong toàn trường. Khi triển khai dạy học trực tuyến, nhà trường quy định tuần đầu tiên giảng viên chỉ tập trung hướng dẫn về cách dạy học trực tuyến hiệu quả có đánh giá sự hiệu biết của người học. Trong tuần đầu này giảng viên cần thống nhất với người học về cách tiếp cận dạy và học, trong đó tăng nhiều thời gian trao đổi giải đáp thay cho việc thuyết giảng, người học cần tự nghiên cứu nhiều hơn (theo cách tiếp cận theo lớp học đảo ngược). 3. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong giám sát và đánh giá kết quả người học cần đi đôi với nhau, sử dụng tối đa sự hỗ trợ của hệ thống NTU elearning, zoom meeting hay google meet:  Thực hiện đa dạng các hoạt động đánh giá người học như việc khảo sát ý kiến, hỏi đáp qua hệ thống tin nhắn, bài tự luận, thống kê cách hoạt động tương tác của người học, diễn đàn, hội thảo, trắc nghiệm, đánh giá sự tham gia, … một số minh họa Hình 1-4. Hình 1: Một phần trong phân hệ hỗ trợ triển khai dạy học và đánh giá trực tuyến trên hệ thống NTU elearning 218
  7. Hình 2: Các hoạt động triển khai để đánh giá người học Hình 3: Sử dụng hệ thống để thống kê các tương tác của người học lên các chủ đề, nội dung của giảng viên cung cấp Hình 4: Chức năng thống kê sự tham gia của từng người học 219
  8.  Tất cả các bài đánh giá cần được công bố các tiêu chí và được công bố ngay từ đầu để người học chủ động, việc làm này được thực hiện bằng việc định nghĩa các rubric trên hệ thống, minh họa cụ thể trên Hình 5 và 6. Việc kết hợp giao bài tập, thực hiện đánh giá và phản hồi trực tiếp người học qua trên hệ thống quản lý học tập có sử dụng rubric là một trong nghiệp vụ sư phạm số rất được quan tâm. Hình 5: Định nghĩa các Rubric Hình 6: Giao diện thực hiện đánh giá và phản hồi trực tiếp trên hệ thống NTU elearning có sử dụng rubric 220
  9. C. Kết luận Dạy học trực tuyến có thể khai thác sức mạnh của công nghệ để giúp sinh viên tương tác với tài liệu khóa học theo những cách mới. Thay vì sử dụng bút, giấy thì các bài đánh giá hướng đến khai thác đa dạng các công cụ và tài liệu trực tuyến để giúp sinh viên hình thành kiến thức và phát triển các năng lực cần thiết đã được xác định tại mục tiêu học tập/chuẩn đầu ra của khóa học. Ngoài ra, giảng viên có thể tận dụng các công cụ giao tiếp trực tuyến để giúp sinh viên kết nối với nhau và kết nối với doanh nghiệp, cộng đồng. Đánh giá trong dạy học trực tuyến không còn là những kỳ kiểm tra, thi khô khan, căng thẳng mà sinh viên thường sợ hãi; mà thay vào đó, nó có thể là cơ hội cho những sáng tạo và trải nghiệm thú vị dành cho họ. Việc chuyển từ việc đánh giá trực tiếp trên giấy thay bằng sử dụng các công cụ hỗ trợ cũng là nội dung quan trọng trong chuyển đổi số trong giáo dục. Tài liệu tham khảo: [1]. Conrad, D. & Openo, J. (2018). Strategies for Online Learning - Engagement and Authenticity. AU Press, Athabasca University. [2]. Cường, T. Q. (2020) Xu hướng triển khai dạy học trong bối cảnh ứng dụng công nghệ giáo dục hiện nay. [3]. Giang, V. T., & Nam, N. H. (2019) Dạy học kết hợp: một hình thức phù hợp với dạy học đại học ở Việt Nam thời đại kỷ nguyên số. [4]. Lê V. Hảo, Đinh. Đ. Lưỡng và Phạm Th. Yến (3/2021) hướng dẫn thiết kế, sử dụng rubric và bộ rubric mẫu dùng cho đánh giá hoạt động học tập [5]. Walker, D. J. (2007). Principles of Good Online Assessment Design. Assessment design for learner responsibility, 29-31, May 07. [6]. https://ctl.wiley.com/creative-methods-of-assessment-in-online-learning/ [7]. https://elearningindustry.com/qualitative-elearning-assessment-methods-track-online- learners-progress [8]. https://sites.psu.edu/onlineassessment/gather-evidence/ 221
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1