intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực tập doanh nghiệp cho sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm Đại học Thủ Dầu Một

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

4
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng của kỳ thực tập doanh nghiệp cho sinh viên ngành công nghệ thực phẩm đó chính là sự phối hợp giữa nhà trường, doanh nghiệp, các bên quan tâm liên quan. Bên cạnh đó, chính sự nổ lực, chủ động, xác định được mục tiêu nghề nghiệp của các bạn sinh viên ngành công nghệ thực phẩm sẽ là những nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của kỳ thực tập doanh nghiệp.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng thực tập doanh nghiệp cho sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm Đại học Thủ Dầu Một

  1. ĐỀ XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG THỰC TẬP DOANH NGHIỆP CHO SINH VIÊN NGÀNH CÔNG NGHỆ THỰC PHẨM ĐẠI HỌC THỦ DẦU MỘT Nguyễn Thị Bích Thảo1 1. Trường Đại học Thủ Dầu Một , email: thaontb@tdmu.edu.vn TÓM TẮT Giáo dục đại học chính là nơi cung cấp nguồn lao động có chất lượng cao cho xã hội. Vì vậy, nâng cao chất lượng đào tạo đặt ra thách thức cho các trường đại học nhất là trong bối cảnh nền kinh tế số, hội nhập quốc tế như hiện nay. Việc học qua thực hành đã được đưa vào chương trình dạy học nhằm giúp cho sinh viên tiếp cận với thực tế. Trong đó, kỳ thực tập doanh nghiệp sẽ giúp sinh viên vận dụng những kiến thức đã học vào môi trường công việc và giúp cho các bạn có định hướng về nghề nghiệp tương lai. Để có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thực tập doanh nghiệp khóa đầu tiên ngành công nghệ thực phẩm trường Đại học Thủ Dầu Một, tác giả đã tham khảo một số công trình nghiên cứu trong và ngoài nước về kỳ thực tập cho thấy: giải pháp đồng bộ giữa Nhà nước, nhà trường và doanh nghiệp sẽ là chìa khóa quan trọng giúp nâng cao chất lượng trải nghiệm cho kỳ thực tập doanh nghiệp, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo của nhà trường. Trên cơ sở đó, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng của kỳ thực tập doanh nghiệp cho sinh viên ngành công nghệ thực phẩm đó chính là sự phối hợp giữa nhà trường, doanh nghiệp, các bên quan tâm liên quan. Bên cạnh đó, chính sự nổ lực, chủ động, xác định được mục tiêu nghề nghiệp của các bạn sinh viên ngành công nghệ thực phẩm sẽ là những nhân tố quan trọng góp phần vào sự thành công của kỳ thực tập doanh nghiệp. Từ khóa: Công nghệ thực phẩm, giải pháp nâng cao chất lượng thực tập, thực tập doanh nghiệp 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Hiện nay, việc học qua thực hành được phổ biến ở nhiều cấp học, nhiều ngành học, học qua thực hành giúp sinh viên hiểu rõ hơn về kiến thức lý thuyết đã được học. Riêng đối với giáo dục đại học chính là nơi cung cấp nguồn lao động có chất lượng cao cho xã hội. Trong bối cảnh hội nhập quốc tế như hiện nay đã đặt ra cho các trường đại học làm thế nào để sinh viên ra trường có sự chuẩn bị tốt hơn với sự cạnh tranh của thị trường lao động. Vì vậy, chất lượng giảng dạy có ý nghĩa quan trọng đối với kết quả học tập của sinh viên. Và làm thế nào để nâng cao chất lượng giảng dạy đặt ra thách thức cho các cơ sở giáo dục đại học. Trong đó, kỳ thực tập đã được thiết kế trong chương trình đào tạo các ngành ở bậc đại học trong và ngoài nước. Theo thông tư 17/2021/BGDĐT (Bộ Giáo Dục và Đào Tạo) quy định là mỗi tín chỉ có ít nhất là 15 giờ giảng hoặc 30 giờ thực hành. Bởi vì lợi ích mà môi trường thực hành nói chung và thực tập doanh nghiệp nói riêng đã mang lại đó chính là thực tập có tác động tích cực đến các kỹ năng của sinh viên: như sự tự tin, ý thức về nghề nghiệp, khả năng giao tiếp, quyền tự chủ, quyền công dân tích cực. Những sinh viên có kinh nghiệm làm việc trước khi tốt nghiệp nhận thấy việc chuyển sang làm việc toàn thời gian sẽ thuận tiện hơn do các bạn có sự hiểu biết về môi trường làm việc, khả năng thích ứng cao hơn với các tình huống có thể gặp phải tại nơi làm 379
  2. việc (Bennett, R và nnk., 2008). Đồng thời kỳ thực tập chính là cơ hội để sinh viên có thể tham gia vào các hoạt động chuyên sâu với nhiều lĩnh vực khác nhau của một công ty. Theo khảo sát của Lookharp năm 2016, với 21.000 sinh viên thì có hơn 81% sinh viên được khảo sát cho rằng chính kỳ thực tập giúp các bạn có kế hoạch về nghề nghiệp của mình (Looksharp, 2016). Thực tập doanh nghiệp giúp sinh viên học hỏi thêm được các kỹ năng và nghiệp vụ, có nhận thức đúng đắn về nghề nghiệp và có thể định hướng về nghề nghiệp tương lai. Các nhà tuyển dụng tìm kiếm những sinh viên không chỉ có kiến thức, kỹ năng mà còn ở thái độ luôn luôn chủ động, khả năng nhận thức và giải quyết các vấn đề một các tự chủ (Fallows & Stevens, 2000). Do vậy, sinh viên phải chuẩn bị cho mình không chỉ kiến thức, mà kỹ năng làm việc và thái độ là rất quan trọng cho nghề nghiệp tương lai.Tất cả những ý nghĩa được nêu trên về kỳ thực tập đã chứng minh rằng: có mối tương quan tích cực giữa thời gian thực tập và việc làm của sinh viên sau khi tốt nghiệp (Galbraith, D và nnk., 2020). Ở Việt Nam, hoạt động thực tập được đưa vào chương trình giảng dạy thường vào học kỳ cuối của khóa học đại học để sinh viên có thể vận dụng được kiến thức đã học ở trường vào môi trường làm việc. Thực tập ở các doanh nghiệp cho phép sinh viên tiếp thu kiến thức thành công từ các chuyên gia, học được các kỹ năng chuyên môn có giá trị mà chưa có được ở môi trường lớp học truyền thống. Đối với sinh viên mới tốt nghiệp ra trường thì các doanh nghiệp vừa và nhỏ hoặc doanh nghiệp mới thành lập cũng có những lợi thế riêng cho sinh viên như tích lũy được kinh nghiệm thực tế, đảm nhận nhiều trách nhiệm và có nhiều thách thức hơn, có được trải nghiệm phong phú, mô hình hóa môi trường làm việc trong tương lai. Tuy nhiên, theo một số nghiên cứu cho thấy tính kém hiệu quả trong công tác thực tập tại các trường đại học ở Việt Nam, thực tập đã không thành công trong việc tạo ra những trải nghiệm có ý nghĩa cho sinh viên. Ở công ty, sinh viên thường được giao những công việc như in ấn, photocopy và tự nhận kết quả đạt (Khương và nnk., 2016). Đây có thể là một trong những lý do làm cho sinh viên ít quan tâm đến công việc trong thời gian tham gia thực tập. Hiện nay, ngành công nghệ thực phẩm trường đại học Thủ Dầu Một với hơn 300 sinh viên, sẽ có khóa đầu tiên (khóa D20) với gần 60 sinh viên chuẩn tốt nghiệp trong năm học 2023- 2024. Theo thống kê trên mục Kinh tế của Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam, hiện nay cả nước có hơn 847 nhà máy chế biến đảm bảo các điều kiện về An toàn vệ sinh thực phẩm, trong có có hơn 694 nhà máy có được mã xuất khẩu đi các nước EU lớn hơn 1.4-4 lần so với các nước Thái Lan, Ấn Độ và Inđonesia. Ngành chế biến thực phẩm là một trong những nhóm ngành được Chính phủ Việt Nam lựa chọn nhằm nâng sản lượng và giá trị xuất khẩu đến năm 2025, tầm nhìn đến 2030, kim ngạch xuất khẩu tăng từ 8% đến 10% trên năm. Do vậy, cơ hội việc làm cho các bạn sinh viên ngành thực phẩm là rất lớn. Điều này đặt ra câu hỏi: Làm thế nào để “sản phẩm” đào tạo từ ngành công nghệ thực phẩm của trường Đại học Thủ Dầu Một có thể cạnh tranh với “sản phẩm” đào tạo cùng ngành của các trường như Đại học Nông Lâm thành phố Hồ Chí Minh, đại học công nghiệp thực phẩm Thành phố Hồ Chí Minh, Đại học Cần Thơ và một số đại học khác… Một trong những giải pháp nâng cao chất lượng “sản phẩm” đào tạo các ngành nói chung và ngành công nghệ thực phẩm nói riêng của Nhà trường là nâng cao chất lượng kỳ thực hành thực tập. Vì vậy, để có được kế hoạch thực tập tốt cho nghành công nghệ thực phẩm thì việc nắm được những yếu tố ảnh hưởng đến chất lượng của một kỳ thực tập doanh nghiệp có thể sẽ gặp phải và tham khảo một số giải pháp đã được nghiên cứu giúp nâng cao chất lượng trải nghiệm trong thời gian thực tập. Trên cơ sở đó, tác giả sẽ đưa ra một số khuyến nghị về các giải pháp nâng cao chất lượng thực tập doanh nghiệp ngành công nghệ thực phẩm của trường đại học Thủ Dầu Một. Đó chính là những nội dung chính được tác giả thể hiện trong bài viết này. 380
  3. 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Tác giả tham khảo một số công trình nghiên cứu trong nước và ngoài nước về vấn đề thực tập doanh nghiệp để tìm ra những tồn tại của kỳ thực tập và các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho kỳ thực tập doanh nghiệp của sinh viên. 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Thực trạng về vấn đề thực tập của sinh viên hiện nay Về lý thuyết để phát huy hiệu quả của kỳ thực tập cần sự hợp tác giữa các bên liên quan. Tuy nhiên, thực tế khi triển khai thường có nhiều thách thức được biết đến như sau: Thứ nhất: Khó khăn được nêu ra phổ biến nhất là sự mất kết nối trong giao tiếp giữa sinh viên, trường đại học và doanh nghiệp trong việc phát triển và thực hiện thực tập (Khương và nnk., 2016). Lý do nằm ở sự kỳ vọng khác nhau về cách tiến hành thực tập, sự thiếu tập trung, tầm nhìn, cam kết, hạn chế về hậu cần và nhân sự (Billett, 2015; Swart, 2014). Thứ hai: Thiếu phương pháp triển khai kỳ thực tập, sự tương tác với sinh viên thực tập. Từ các cuộc phỏng vấn của các bên liên quan đến hoạt động thực tập tại ba trường cao đẳng nghề công lập, một trường đại học công lập và hai trường đại học tư thục trong bài nghiên cứu của tác giả Khương và cộng sự năm 2016 đã cho thấy chương trình thiết kế phải xem xét đến nhu cầu của ngành, thực hiện thiếu chuyên nghiệp sẽ là rào cản cho sinh viên. Bên cạnh đó, sự tham gia của sinh viên vào thời gian thực tập còn hạn chế. Theo tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà và cộng sự năm 2022 đã tiết lộ rằng trải nghiệm của sinh viên đã bị ảnh hưởng tiêu cực do thiếu các yếu tố như quy trình thực tập, thiết kế kết quả, đánh giá kết quả cuối cùng về kiến thức, kỹ năng và thái độ của sinh viên. Thứ ba: Nguyên nhân của sự kém hiệu quả của các kỳ thực tập được đưa ra là chương trình giảng dạy mang tính học thuật, lấy giáo viên làm trung tâm, lấy kỳ thi làm trung tâm (Trần, 2013) và sự mất kết nối giữa nhà trường và doanh nghiệp (Nguyễn Thị Ngọc Hà và nnk., 2021). Thứ tư: Một nguyên nhân nữa làm ảnh hưởng đến chất lượng thực tập doanh nghiệp của sinh viên đó chính là hầu hết các doanh nghiệp chưa tích hợp những sinh viên thực tập vào chiến lược nhân sự của mình, họ coi hoạt động thực tập chỉ để đáp ứng nhu cầu của cơ sở giáo dục, sau khi kết thúc đợt thực tập thì các doanh nghiệp sẽ tiếp tục sử dụng mô hình lao động như ban đầu. 3.2. Một số các giải pháp được đề xuất nhằm nâng cao chất lượng cho kỳ thực tập doanh nghiệp. Theo các nghiên cứu trước đây, yếu tố quyết định đến hiệu quả của quá trình thực tập chính là sự hợp tác giữa sinh viên, các trường đại học và doanh nghiệp (Patrick và nnk., 2008). Nếu xem sinh viên là chủ thể của quá trình thực tập, theo nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà và cộng sự thì ba lĩnh vực cần cải thiện đó là: hỗ trợ thực tập, đánh giá thực tập, kết quả học tập của thực tập để nâng cao trải nghiệm cho thực tập của sinh viên tại Việt Nam (Nguyễn Thị Ngọc Hà và nnk., 2021): Đối với kết quả học tập của thực tập: Cần xác định kết quả học tập của thực tập trong mối quan hệ với công ty chủ quản và sinh viên. Vì vậy, cần thiết lập hợp đồng thực tập với công ty chủ quản để đảm bảo về việc làm phù hợp với chuyên ngành trong thời gian thực tập. Đối với đánh giá kết quả thực tập: Kết quả khảo sát cho thấy có tới 83.3% sinh viên mong muốn có kết quả đánh giá cả từ người giám sát công việc tại công ty chủ quản và các bạn mong muốn là người giám sát công việc tham gia vào việc quyết định các chủ đề thực tập cho của sinh viên. 381
  4. Đối với việc hỗ trợ thực tập: Trải nghiệm của sinh viên bị ảnh hưởng tiêu cực trong việc thiết kế quy trình thực tập, đánh giá kết quả cuối cùng về năng lực, kiến thức, kỹ năng của sinh viên. Vì vậy, cần nhấn mạnh trách nhiệm chính của các trường đại học trong việc phát triển và tiêu chuẩn hóa các chính sách thực tập. Các quy trình đánh giá cần có sự tham vấn của các bên liên quan từ giai đoạn chuẩn bị đến đánh giá. Nếu xét theo trình tự của quá trình thực tập bao gồm trước, trong và sau khi thực tập trong bài nghiên cứu của tác giả Nguyễn Thị Ngọc Hà và cộng sự năm 2022 đã đề xuất như sau: Trước thời gian thực tập: Về phía nhà trường cần xây dựng kế hoạch thực tập bao gồm thời gian thực tập, các nội dung cần thực hiện tại doanh nghiệp, trong đó phải dự kiến đến nhu cầu nhà tuyển dụng và khả năng đáp ứng của sinh viên về kiến thức, kỹ năng, thái độ với các tiêu chuẩn cần thiết tại nơi làm việc. Về phía doanh nghiệp cần bàn đến năng lực đáp ứng về cơ sở vật chất, nhân lực hỗ trợ và sự sẵn lòng từ phía doanh nghiệp là điều kiện cần thiết cho cho hoạt động thực tập của sinh viên. Trong thời gian thực tập: Trải nghiệm của sinh viên tại nơi làm việc chủ yếu ảnh hưởng bởi chất lượng giám sát. Sinh viên bắt đầu làm quen với bối cảnh nơi làm việc, trong đó sự hỗ trợ của người giám sát tại doanh nghiệp rất quan trọng khi bắt đầu thực tập. Người hướng dẫn tại doanh nghiệp hay còn gọi là người giám sát tại doanh nghiệp giải quyết vấn đề thông qua việc làm mẫu, hướng dẫn, tạo điều kiện cho sinh viên thực tập. Giảng viên được phân công hướng dẫn sẽ đóng vai trò cố vấn và đưa ra lời khuyên cho sinh viên. Điều quan trọng nhất là trường đại học và doanh nghiệp chia sẻ trách nhiệm trong giám sát quá trình thực tập tại nơi làm việc của sinh viên (Patrick và nnk., 2008). Người sử dụng lao động cũng cần nhận ra rằng họ có ảnh hưởng đến nhận thức tích cực của sinh viên khi sinh viên chuẩn bị gia nhập thị trường lao động và mang lại thuận lợi trong công tác tuyển dụng cho doanh nghiệp. Sau thời gian thực tập: Người giám sát tại công ty phải đưa ra sự phản hồi hiệu quả, phản ánh về hiệu suất và sự phát triển của sinh viên tại nơi làm việc một cách toàn diện. Và giảng viên phụ trách đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện kết quả đánh giá thực tập bao gồm việc xem xét đến các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực tập như thời gian, môi trường làm việc, nguồn lực công ty đã phân bổ cho sinh viên. Vai trò của người giám sát từ góc độ của sinh viên được khảo sát cho thấy có tới 83.3% mong đợi về phương pháp đánh giá của người giám sát là cho điểm hơn là văn bản nhận xét trong kết quả thực tập của sinh viên. Về thời gian thực tập tùy vào khung chương trình đào tạo và số tín chỉ cho môn thực tập doanh nghiệp, theo khảo sát trực tuyến từ 461 sinh viên sự phù hợp về thời gian thực tập của sinh viên, thời gian từ 5-8 tuần cho kỳ thực tập được lựa chọn nhiều nhất (Nguyễn Thị Ngọc Hà nnk., 2022). Nếu xét theo quan điểm của các giảng viên về việc xem xét các phương pháp khả thi có thể tích hợp giữa hoạt động thực tập và phát triển nguồn nhân lực của công ty và các giải pháp nâng cao chất lượng kỳ thực tập như sau: Trong thời gian thực tập, ngoài việc hướng dẫn sinh viên thực tập, giảng viên trong ngành phải quan sát, đánh giá sinh viên xem có đủ năng lực để làm việc ở một doanh nghiệp nào đó hay không. Vì vậy, trước khi quá trình thực tập kết thúc, giảng viên có thể giúp các bạn sinh viên định hướng được các hướng sinh viên có thể phát triển nếu được giữ lại doanh nghiệp cũng như sự phát triển về nghề nghiệp tương lai của các bạn. Trường đại học nên giúp sinh viên làm rõ mục tiêu thực tập để tăng sự hứng thú trong học tập và cải thiện kết quả thực tập. Và sinh viên cũng cần chủ động tương tác với nhân sự liên quan trong công ty để có thể tăng cơ hội trao đổi ở nơi làm việc. Giảng viên cần đến công ty tìm hiểu và hướng dẫn ban đầu cho sinh viên về đặc điểm nơi làm việc. Giảng viên hướng dẫn thực tập đóng vai trò quan trọng trong việc hoàn thiện kết quả thực tập, xem xét các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình thực tập của sinh viên tại doanh nghiệp như nơi thực tập, thời gian thực tập, nguồn lực 382
  5. mà công ty phân bổ cho mỗi sinh viên. Vì vậy, các giảng viên được phân công nên đến công ty để tìm hiểu về công việc trước khi chương trình thực tập bắt đầu. Điều này cho phép doanh nghiệp có thể thu hút sinh viên có sở thích và kỹ năng chuyên môn đáp ứng yêu cầu công ty. Sinh viên cần được rèn luyện tư duy chuyên nghiệp, khả năng giải quyết vấn đề, tinh thần làm việc nhóm. Sự quan tâm và chủ động trong học tập là những thái độ quan trọng mà sinh viên đi thực tập cần phải có. Trong khảo sát về đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên trong quá trình thực tập bao gồm đánh giá về kiến thức, kỹ năng và thái độ thể hiện ở bảng 1: Bảng 1: Đánh giá của doanh nghiệp đối với sinh viên trong thời gian thực tập (Huyen, D. T. T và nnk.,2023) Hạn mục Nội dung Kết quả Độ lệch chuẩn dánh giá (điểm số) 1.Năng lực Trình độ ngoại ngữ 4 0.88 chuyên Khả năng áp dụng kiến thức lý thuyết chuyên môn vào 4.20 0.84 môn (kiến công việc thức) Khả năng về đề xuất các cải tiến kỹ thuật và quy trình 4.18 0.84 2.Kỹ năng Khả năng làm việc với đồng nghiệp, khách hàng 4.45 0.60 (năng lực Khả năng làm việc theo nhóm 4.48 0.69 chung) Khả năng giải quyết vấn đề 4.27 0.76 Khả năng đổi mới 4.32 0.74 Khả năng thích ứng với sự thay đổi và hội nhập 4.37 0.89 Những đóng góp của sinh viên cho công ty 4.37 0.83 3.Thái độ Thái độ làm việc 4.62 0.79 Tự chủ trong công việc 4.45 0.76 Khả năng học hỏi 4.54 0.73 Qua dữ liệu ở bảng 1 cho thấy yếu tố về thái độ làm việc của sinh viên được doanh nghiệp quan tâm cao nhất (4.62 với thang điểm 5). Các kỹ năng của sinh viên áp dụng tại nơi thực tập được các nhà sử dụng lao động đánh giá cao bởi vì chúng thể hiện được việc vận dụng kiến thức lý thuyết đã được học ở trường vào môi trường công việc thực tế. Về phía doanh nghiệp: Giải pháp để giúp sinh viên vận dụng lý thuyết vào thực hành công việc, doanh nghiệp phải cung cấp hướng dẫn nơi làm việc và phân rõ nhiệm vụ để hỗ trợ thúc đẩy các chương trình thực tập của cơ sở giáo dục. Điều này có thể đạt được thông qua chương trình học tập tích hợp công việc kết nối cơ sở giáo dục với doanh nghiệp và giúp sinh viên học các kỹ năng công việc đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp. Theo tác giả Kapareliotis và cộng sự về mô hình học tập lý thuyết và thực tiễn tích hợp thành bốn loại: lộ trình tuần tự, lộ trình song song, lộ trình tích hợp và lộ trình trải nghiệm. Trong những năm gần đây, mô hình thực hành theo lộ trình song song và tích hợp được áp dụng nhiều. Giáo viên hưỡng dẫn sẽ kết nối các hoạt động học tập của sinh viên giúp sinh viên có thời gian thể hiện các kỹ năng tại nơi làm việc thông qua thực hành tại doanh nghiệp, nghiên cứu khoa học và lập kế hoạch dự án (Kapareliotis, I., và nnk., 2019). Mức độ sẵn sàng làm việc phần lớn phụ thuộc vào chất lượng trải nghiệm tại nơi làm việc hơn là thời gian thực tập và cơ cấu thực tập. Trong chín yếu tố để xác định mối hợp tác hiệu quả giữa sinh viên-trường đại học-doanh nghiệp thì sự tin tưởng, mục tiêu rõ ràng và sự hợp tác hai bên cùng phát triển hay còn gọi là có đi có lại được nhận xét là rất quan trọng trong quá trình thực tập của sinh viên (Nguyễn Thị Ngọc Hà và nnk., 2022). Những lợi ích cơ bản khi có sự hợp tác giữa Nhà trường và doanh nghiệp được biết đến: + Đối với nhà trường: Nâng cao chất lượng đào tạo nhờ vào sự tư vấn về sửa đổi, cập nhật về các nội dung chương trình đào tạo phù hợp với thực tế, đồng thời mở rộng được cơ hội việc làm cho người học trước thị trường lao động luôn đa đạng và biến động. Từ đó, giúp nâng cao uy tín của nhà trường. Đối với các cơ sở giáo dục thì lợi ích mang lại từ các khóa thực tập 383
  6. doanh nghiệp là tăng danh tiếng trường, thu hút sinh viên tiềm năng, tăng cường mối quan hệ hợp tác giữa thế giới học thuật và môi trường thực tế. + Đối với doanh nghiệp: Luôn sẵn sàng có đội ngũ nhân lực hỗ trợ khi có nhu cầu, sử dụng nguồn nhân lực tiềm năng từ kỳ thực tập để giảm thiểu tối đa chi phí cho tuyển dụng, đào tạo. Đồng thời thông qua mối quan hệ hợp tác, doanh nghiệp có cơ hội sớm tiếp nhận được các thông tin về khoa học công nghệ, có thể đặt hàng các đề tài nghiên cứu khoa học nhằm cải tiến, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ của doanh nghiệp (Đinh Ngọc Thạch, 2022). Theo nghiên cứu của M.L. Castello và cộng sự cho rằng hầu hết các giám sát viên được khảo sát đến từ 18 doanh nghiệp đại diện thì có khoảng 44% là đồng ý hoặc đồng ý hoàn toàn rằng quá trình thực tập của sinh viên sẽ làm giàu cho công ty của họ (Castelló, M. L., và nnk., 2023). Theo Ismail thì những lợi ích mà các đợt thực tập của sinh viên mang lại: khả năng thực hiện các dự án thứ cấp, có nguồn lao động với chi phí thấp trong một khoảng thười gian nhất định (Ismail, Z., 2018). Sự hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong nâng cao chất lượng đào tạo trong thời đại công nghệ 4.0, nền kinh tế số thể hiện qua hình 1. Hình 1: Mô hình sự phù hợp giữa đào tạo và cung ứng nhân lực (Nguyễn Thị Hằng và nnk.,2023). Các trường đại học cần có các khảo sát về nhu cầu nguồn nhân lực của thị trường lao động để xác định mục tiêu, số lượng đào tạo, chuẩn đầu ra của từng ngành cụ thể. Các khâu đào tạo, đánh giá cần có sự tham gia của doanh nghiệp để “sản phẩm” đào tạo ra có thể bắt nhịp với sự phát triển của xã hội nói chung và của doanh nghiệp nói riêng. Ba nhóm giải pháp của tác giả Nguyễn Thị Diễm Tuyết và cộng sự năm 2022 trong bài nghiên cứu về giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình học kỳ doanh nghiệp tại Khoa du lịch –Trường Đại học Văn Hiến có thể tham khảo đó là: Một là giải pháp về cách tổ chức học kỳ doanh nghiệp: Cần có quy chế, quy trình đào tạo học kỳ doanh nghiệp nêu rõ về kế hoạch tổ chức, các biểu mẫu đánh giá, các bộ phận hỗ trợ và đặc biệt là sinh viên cần được kiểm tra mức độ đáp ứng với các yêu cầu thực tập tại doanh nghiệp trước khi tham gia học kỳ doanh nghiệp và phải được thông báo rõ ràng cho các bên liên quan. Hai là các giải pháp về chuyên môn, tiêu chuẩn đánh giá: Phải xây dựng tiêu chí đánh giá rõ ràng có sự phối hợp và thống nhất của doanh nghiệp trong đánh giá quá trình thực tập của sinh viên. Bên cạnh đó, sinh viên trang bị những kỹ năng cần thiết: ngoại ngữ, tin học, nghiệp vụ văn phòng… trước khi tham gia vào kỳ thực tập. Phía nhà trường cần tạo được quan hệ hợp tác với doanh nghiệp, tham gia các sự kiện do doanh nghiệp tổ chức. Ba là sự phối hợp với các bên liên quan chặt chẽ hơn: Doanh nghiệp cần tham gia đóng góp ý kiến cho chương trình thực tập. Nhà trường cần phối hợp với doanh nghiệp trong việc ghi nhận các ý kiến đóng góp từ doanh nghiệp và tạo điều kiện về nhân lực, tài chính cho các bộ môn phù hợp để đảm bảo kỳ thực tập đạt hiệu quả, phối hợp doanh nghiệp trong việc hỗ trợ sinh viên tìm kiếm việc làm sau khi tốt nghiệp. 384
  7. Ngoài ra, sự hỗ trợ từ các bên liên quan khác như Chính phủ, cựu sinh viên, các hiệp hội nghề nghiệp, các chuyên gia cũng góp phần vào sự thành công của một đợt thực tập (Sidoo và nnk., 2018). Đối với chính phủ: cần tích cực tăng cường kết nối giữa giáo dục đại học và phát triển công nghiệp. Dựa trên các yếu tố quyết định đến chất lượng của kỳ thực tập, tác giả đưa ra một số khuyến nghị nhằm nâng cao chất lượng kỳ thực tập doanh nghiệp cho sinh viên ngành Công nghệ thực phẩm trường Đại học Thủ Dầu Một: Một là cần tăng cường công tác quản lý Nhà nước trong việc xây dựng mối liên hệ gắn kết bền vững giữa nhà trường và doanh nghiệp cụ thể: Nhà nước cần có chính sách, cơ chế giữa nguồn nhân lực được đào tạo từ nhà trường và doanh nghiệp. Tăng tự chủ về tuyển sinh cho trường Đại học, thu chi tài chính dưới sự giám sát của Nhà nước. Do vậy, cần có cơ chế chính sách quy định trách nhiệm của doanh nghiệp trong việc thông tin về lao động, hỗ trợ nhà trường đào tạo, nghiên cứu khoa học và chuyển giao công nghệ các khối ngành nói chung và ngành công nghệ thực phẩm nói riêng. Hai là trong mối quan hệ hợp tác gắn kết giữa nhà trường và doanh nghiệp: Cần xây dựng quy chế chung giữa Trường Đại học Thủ Dầu Một và doanh nghiệp trong đó quy định rõ trách nhiệm, quyền lợi và cam kết của các bên đặc biệt là cam kết của nhà trường về sản phẩm đào tạo, cam kết về sử dụng lao động sau tốt nghiệp của doanh nghiệp nếu đáp ứng các điều kiện tuyển dụng của doanh nghiệp. Trong xây dựng chương trình đào tạo, khi xây dựng chuẩn đầu ra, nhà trường cần lấy ý kiến từ doanh nghiệp và các bên quan tâm liên quan cho các khối ngành nói chung và ngành công nghệ thực phẩm nói riêng, cải tiến chương trình giảng dạy cho phù hợp với thực tiễn và yêu cầu của từng giai đoạn phát triển, mở rộng quy mô đào tạo đáp ứng kịp thời nhu cầu của thị trường lao động ngành công nghệ thực phẩm. Và chương trình công nghệ thực phẩm xây dựng được sự tương tác tích cực giữa người giáo viên hướng dẫn và người giám sát tại công ty. Đồng thời nhà trường và doanh nghiệp phải chia sẻ trách nhiệm trong việc giám sát và quản lý quá trình học tập tại nơi làm việc của sinh viên thông qua chu trình ở hình 2. Hình 2: Chu trình trong hoạt động đào tạo và sử dụng lao động giữa nhà trường và doanh nghiệp (Nguyễn Thị Hằng và nnk.,2023) 385
  8. Theo hình 2 thì để tăng tính gắn kết giữa trong hoạt động đào tạo và sử dụng lao động giữa nhà trường và doanh nghiệp thì các bước quan trọng mà nhà trường cần thực hiện là từ bước 1 đến bước 6, các bước từ 6 đến bước 9 sẽ do doanh nghiệp thực hiện. Ba là đối với công tác kiểm tra, đánh giá người học: Cần tăng cường công tác kiểm tra đánh giá thông qua việc đáng giá từ bên ngoài thông qua các tổ chức sử dụng lao động và đánh giá bên trong nhà trường, có thể xem xét đến việc điểm đánh giá của quá trình thực tập sẽ có sự tham gia của doanh nghiệp thay vì nhận về biểu mẫu nhận xét như hiện nay. Bốn là về phía doanh nghiệp: Cũng cần tạo điều kiện trong việc tiếp nhận giảng viên, cán bộ nhà trường đến học tập, trao đổi những vấn đề vướng mắc giữa chương trình đào tạo và yêu cầu thực tế của doanh nghiệp. Có thể xem xét đến việc các doanh nghiệp có thể tham gia Hội đồng chấm khóa luận tốt nghiệp, tham gia giảng dạy một số học phần hoặc chuyên đề phù hợp với năng lực và thế mạnh của mỗi công ty. Thực tế cho thấy các nhà quản lý doanh nghiệp hoàn toàn có thể trở thành cộng tác viên tin cậy và có chất lượng cho các cơ sở đào tạo. Giải pháp này có thể tiến hành đến đâu phụ thuộc vào phần lớn quan điểm của các cơ sở đào tạo. Doanh nghiệp có thể ký kết hợp đồng với một số sinh viên hiện đang học với những điều kiện cụ thể, tài trợ học phí cho sinh viên xuất sắc phù hợp cho những mục tiêu chiến lược của doanh nghiệp. Thực tập đã trở thành dự án quan trọng để các doanh nghiệp phát triển nguồn nhân lực. Bởi hầu hết các kỳ thực tập được bố trí ở năm ba, năm bốn của chương trình đào tạo ở trường đại học. Do đó, các doanh nghiệp có thể lồng ghép chương trình thực tập vào chiến lược phát triển nhân sự cho công ty nhằm kích hoạt nguồn nhân lực. Năm là đối với sinh viên ngành công nghệ thực phẩm: Cần xác định rõ tầm quan trọng của ngành học để có thái độ học tập và cách tiếp cận đúng đắn. Tích cực tham gia các diễn đàn, hội thảo, nghiên cứu khoa học liên quan đến chuyên ngành được tổ chức giữa nhà trường và doanh nghiệp, tham gia nghiên cứu khoa học, trau dồi kinh nghiệm và sự tự tin trong cuộc sống và công việc. 3. KẾT LUẬN Như vậy, để nâng cao chất lượng cho kỳ thực tập doanh nghiệp cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường, doanh nghiệp và sự hỗ trợ từ các bên liên quan như Chính phủ, cựu sinh viên, các chuyên gia cho cả quá trình trước, trong và sau khi thực tập. Quá trình lập kế hoạch, tổ chức, chỉ đạo và kiểm tra, đánh giá hoạt động thực tập tốt nghiệp, xây dựng điều kiện đảm bảo cho hoạt động thực tập của sinh viên đạt được các năng lực đáp ứng các yêu cầu của chuẩn đầu ra chương trình đào tạo đã xác định từ phía nhà trường cần có sự tham gia đóng góp ý kiến của doanh nghiệp và các bên liên quan. Bên cạnh đó, cần nhấn mạnh vai trò quan trọng của giáo viên hướng dẫn, người giám sát tại doanh nghiệp trong việc nâng cao chất lượng kỳ thực tập. Ngoài những yếu tố khách quan trên thì yếu tố chủ quan chính là các bạn sinh viên cũng cần tích cực chủ động, sáng tạo trong mọi công việc được giao, tích cực học tập chuẩn bị cho nghề nghiệp tương lai. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bennett, R., Eagle, L., Mousley, W. and Ali-Choudhury, R. (2008). Reassessing the value of work experience placements in the context of widening participation in higher education”, Journal of Vocational Education and Training, Vol. 60 No. 2, pp. 105-122. https://doi.org/10.1080/13636820802042339 2. Billett, S. (2015). Integrating Practice-Based Experiences into Higher Education. Springer, Netherlands. 386
  9. 3. Castelló, M. L., Barrera, C., & Seguí, L. (2023). Bridging the academia-industry gap in the food sector through collaborative courses and internships. Education for Chemical Engineers, 42, 33-43. https://doi.org/10.1016/j.ece.2022.11.003 4. Fallows, S. and Stevens, C. (2000). Building Employability Skills into the Higher Education Curriculum: A University-Wide Initiative. Education + Training, 42 (2/3): 75–83. https://doi.org/10.1108/00400910010331620 5. Galbraith, D., & Mondal, S. (2020). The Potential Power of Internships and the Impact on Career Preparation. Research in Higher Education Journal, vol 38. 6. Nguyễn Thị Ngọc Hà, Dakich, E. and Grieshaber, S. (2021). Factors influencing the participation of industry professionals in Work-Integrated Learning in Vietnamese universities: a qualitative approach, Higher Education, Skills and Work-Based Learning, Vols ahead-of-print Nos ahead-of- print. doi: 10.1108/HESWBL-03-2021-0042. 7. Nguyễn Thị Ngọc Hà, Dakich, E. (2022). Student internship experiences: areas for improvement and student choices of internship practices. Education+ Training, 64(4), 516-532. DOI 10.1108/ET- 09-2021-0337 8. Huyen, D. T. T., Thinh, B. D., & Cuc, N. T. (2023). The university internship program and its effects on students under students, and enterprises perspectives. Khoa học, Giáo dục và công nghệ, Volume 2, Issue 3, Page 33-40. https://doi.org/10.58902/tcnckhpt.v2i3.68 9. Ismail, Z.,(2018). Benefits of Internships for Interns and Host Organisations. Knowledge, Evidence, and Learning for Development. K4D Helpdesk Report. University of Birmingham, Birmingham UK. https://opendocs.ids.ac.uk/opendocs/handle/20. 500.12413/13848 10. Kapareliotis, I., Voutsina, K. and Patsiotis, A. (2019). Internship and employability prospects: assessing student’s work readiness. Higher Education, Skills and Work-Based Learning, Vol. 9 No. 4, pp. 538-549 11. Khương, Cẩm Thị Hồng (2016). Work-integrated learning process in tourism training programs in Vietnam: voices of education and industry. Asia-Pacific Journal of Cooperative Education, Vol. 17 No. 2, pp. 149-161 12. Looksharp (2016). State of millennial hiring report. http://www.looksharp.com. 13. Patrick, C.-J., Peach, D., Pocknee, C., Webb, F., Fletcher, M. and Pretto, G. (2008). The WIL [Work Integrated Learning] report: a national scoping study. Queensland University of Technology, Queensland, 1 January, available at http://eprints.qut.edu.au/44065/1/WIL-Report- grantsproject-jan09.pdf. 14. Swart, C. (2014). An assessment of work-integrated learning for public relations in an open distance learning context. Public Relations Review, Vol. 40 No. 2, pp. 387-396 15. Siddoo, V., Janchai, W. and Sawattawee, J. (2018). A systematic review of work integrated learning for the digital economy. International Journal of Work-Integrated Learning, Vol. 19 No. 4, pp. 385-398 16. Đinh Ngọc Thạch (2022). Quan hệ hợp tác giữa nhà trường và doanh nghiệp trong mô hình đào tạo định hướng ứng dụng. Tạp chí KH&CN Trường Đại học Hòa Bình, Số 03. Trang 115-121 17. Tuyet, N. T. D., An, N., Thanh, L. N. X., & Hào, N. X. (2022). Thực trạng và giải pháp nâng cao hiệu quả chương trình học kỳ doanh nghiệp tại Khoa Du lịch-Trường Đại học Văn Hiến. Van Hien University Journal of Science, 8(1), 117-126). DOI: 10.58810/vhujs.8.1.2022.7515 18. Tran, T.T. (2013). Limitation on the development of skills in higher education in Vietnam. Higher Education, Vol. 65 No. 5, pp. 631-644. doi 10.1007/s10734-012-9567-7 19. Zehr, S. M., & Korte, R. (2020). Student internship experiences: learning about the workplace. Education + Training, 62(3), 311–324. doi:10.1108/et-11-2018 20. Chi Mai, 2023. Ngành thực phẩm chế biến của Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển. Báo điện tử Đảng cộng sản Việt Nam. https://dangcongsan.vn/kinh-te/nganh-thuc-pham-che-bien-cua-viet-nam- co-nhieu-tiem-nang-phat-trien-639003.html 387
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0