TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, tập 73, số 4, năm 2012<br />
<br />
ĐỀ XUẤT QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN CÁC VÙNG CHUYÊN CANH HÀNG<br />
HÓA KHU VỰC GÒ ĐỒI QUẢNG BÌNH<br />
Hà Văn Hành1, Trương Đình Trọng1, Nguyễn Thanh Tính2<br />
1<br />
Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế<br />
2<br />
Công ty TNHH Nhà An, 14 Lê Hồng Phong, TP Huế<br />
<br />
Tóm tắt. Vùng gò đồi Quảng Bình với diện tích khoảng 190.721,44 ha, chiếm<br />
khoảng 35% diện tích của toàn tỉnh, là nơi có điều kiện tự nhiên tương đối thuận<br />
lợi cho phát triển một nền nông nghiệp toàn diện. Trong những năm gần đây, một<br />
số địa phương trong tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng<br />
hoá và bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan. Bên cạnh đó thì nhiều vùng<br />
chuyên canh sản xuất hàng hoá của tỉnh Quảng Bình đều hình thành một cách tự<br />
phát, manh mún và thiếu quy hoạch nên không khai thác hết tiềm năng thế mạnh<br />
của từng vùng.<br />
Căn cứ vào kết quả thành lập bản đồ đơn vị đất đai vùng gò đồi tỉnh Quảng Bình,<br />
kết quả đánh giá mức độ thích nghi cũng như hiệu quả kinh tế của các loại hình sử<br />
dụng đất, chúng tôi đã đề xuất 04 loại hình chuyên canh sản xuất hàng hóa cho<br />
vùng này.<br />
<br />
1. Mở đầu<br />
Trong nền kinh tế thị trường như hiện nay, sản xuất nông nghiệp muốn phát triển<br />
nhanh và bền vững thì không có sự lựa chọn nào tốt hơn là quy hoạch các vùng sản xuất<br />
hàng hoá tập trung. Thực tế cho thấy, để quy hoạch được vùng sản xuất hàng hoá cần<br />
phải quy tụ được hàng trăm hộ nông dân tham gia. Đây là việc làm khó thực hiện bởi<br />
không phải hộ nông dân nào cũng sẵn sàng tham gia khi mà họ chưa thấy rõ hiệu quả<br />
kinh tế. Dự án phát triển các vùng nguyên liệu mía đường Quảng Bình cách đây 15 năm<br />
(1997) không thành công là một ví dụ. Nhà máy đường này có công suất thiết kế là<br />
1.500 tấn mía cây/ngày, nhưng do thiếu nguyên liệu nên chỉ hoạt động dưới 50% công<br />
suất và phải đóng cửa vào năm 2004, thua lỗ lên đến 136,6 tỷ đồng.<br />
Hiện nay, tỉnh Quảng Bình đã và đang kêu gọi các dự án đầu tư xây dựng Nhà<br />
máy chế biến nông - lâm sản như: Nhà máy chế biến tinh bột sắn xuất khẩu; Nhà máy<br />
chế biến cao su; Nhà máy chế biến gỗ; Nhà máy chế biến dứa xuất khẩu... Đây là một<br />
định hướng đúng đắn của tỉnh nhằm nâng cao giá trị và sức cạnh tranh của các loại nông,<br />
lâm sản địa phương trên thị trường trong và ngoài nước. Trong những năm gần đây,<br />
một số địa phương trong tỉnh đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất<br />
57<br />
<br />
hàng hoá và bước đầu đã mang lại những kết quả khả quan. Bên cạnh đó thì nhiều<br />
vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá của tỉnh Quảng Bình đang hình thành một cách<br />
tự phát, manh mún và thiếu quy hoạch nên không khai thác hết tiềm năng thế mạnh<br />
của từng vùng. Vì vậy việc nghiên cứu, đề xuất quy hoạch các vùng chuyên canh sản<br />
xuất hàng hóa là rất cần thiết cho sự phát triển ngành nông - lâm nghiệp của tỉnh.<br />
2. Khái quát đặc điểm tự nhiên khu vực nghiên cứu<br />
2.1. Vị trí địa lý và phạm vi lãnh thổ nghiên cứu<br />
Quảng Bình nằm trong khu vực Bình Trị Thiên, nơi chuyển tiếp giữa hai miền khí<br />
hậu Bắc - Nam, lãnh thổ bao gồm phần đất liền và biển. Từ Nam lên Bắc kéo dài từ<br />
16055’31’’ đến 1805’27’’ vĩ Bắc và từ Tây sang Đông kéo dài từ 105035’41’’ đến 1060<br />
59’36’’ kinh Đông.<br />
Lãnh thổ Quảng Bình có sự phân hoá sâu sắc về địa hình, bao gồm đồng bằng, gò<br />
đồi và núi. Theo quan điểm của các nhà địa lý Việt Nam, ở lãnh thổ Bắc Trung Bộ vùng gò<br />
đồi được giới hạn trong phạm vi có độ cao tuyệt đối từ 10 - 300m. Tuy nhiên, 02 huyện<br />
Minh Hoá và Tuyên Hoá có diện tích vùng gò đồi nhỏ và phân hoá manh mún. Do đó,<br />
không gian nghiên cứu được giới hạn trong vùng gò đồi trên lãnh thổ của 4 huyện (Lệ<br />
Thuỷ, Quảng Ninh, Bố Trạch, Quảng Trạch) và thành phố Đồng Hới thuộc tỉnh Quảng Bình.<br />
2.2. Đặc điểm địa chất<br />
Theo các kết quả nghiên cứu địa chất cho thấy, trong phạm vi lãnh thổ tỉnh<br />
Quảng Bình nói chung và lãnh thổ vùng gò đồi tỉnh Quảng Bình nói riêng có các thành<br />
tạo địa chất đa dạng và phong phú với tuổi từ Paleozoi hạ đến Đệ tứ.<br />
2.3. Đặc điểm địa hình<br />
Gò đồi là khu vực chuyển đổi từ vùng núi xuống đồng bằng ven biển, trên cơ sở<br />
phân tích bản đồ địa hình, địa mạo tỉ lệ 1:50.000 cùng với sự tham khảo các nguồn tài<br />
liệu [4], [5], [6] thì vùng gò đồi được xác định bởi độ cao tuyệt đối từ 10 - 300m và có<br />
thể phân ra các kiểu: đồi cao, đồi trung bình và đồi thấp.<br />
2.4. Đặc điểm khí hậu<br />
Tỉnh Quảng Bình nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng sâu<br />
sắc của chế độ hoàn lưu khí quyển nhiệt đới. Do vị trí địa lý và đặc điểm của địa hình,<br />
khí hậu có những nét đặc thù, diễn biến các yếu tố khí tượng khá phức tạp. Nằm hoàn<br />
toàn về phía sườn Đông của dãy Trường Sơn Bắc, nhưng lại bị kẹp giữa 2 đèo là Hải<br />
Vân và đèo Ngang nên lãnh thổ nghiên cứu có chế độ khí hậu mang tính chất chuyển<br />
tiếp giữa khí hậu miền Bắc và khí hậu miền Nam.<br />
<br />
58<br />
<br />
Bảng 1. Một số đặc trưng khí hậu tỉnh Quảng Bình<br />
Tháng<br />
<br />
Các đặc<br />
trưng<br />
<br />
Năm<br />
I<br />
<br />
II<br />
<br />
III<br />
<br />
IV<br />
<br />
V<br />
<br />
VI<br />
<br />
VII VIII<br />
<br />
IX<br />
<br />
X<br />
<br />
XI<br />
<br />
XII<br />
<br />
Nhiệt độ (0C) 18,6 19,4 22,0 24,9 27,8 28,9 29,0 28,3 26,8 24,7 21,9 20,9<br />
<br />
24,4<br />
<br />
Lượng mưa<br />
(mm)<br />
<br />
71<br />
<br />
48<br />
<br />
44<br />
<br />
46<br />
<br />
102<br />
<br />
96<br />
<br />
90<br />
<br />
150<br />
<br />
502<br />
<br />
668<br />
<br />
356 149 2,322<br />
<br />
Độ ẩm (%)<br />
<br />
90<br />
<br />
90<br />
<br />
92<br />
<br />
89<br />
<br />
82<br />
<br />
76<br />
<br />
73<br />
<br />
78<br />
<br />
86<br />
<br />
87<br />
<br />
98<br />
<br />
85<br />
<br />
85<br />
<br />
Lượng bốc<br />
hơi (mm)<br />
<br />
62<br />
<br />
56<br />
<br />
56<br />
<br />
72<br />
<br />
136<br />
<br />
180<br />
<br />
197 192<br />
<br />
80<br />
<br />
24<br />
<br />
80<br />
<br />
70<br />
<br />
1,278<br />
<br />
(Nguồn: Trạm khí tượng - thủy văn tỉnh Quảng Bình).<br />
<br />
2.5. Chế độ thuỷ văn<br />
Hệ thống sông ngòi của Quảng Bình nói chung và vùng gò đồi nói riêng có đặc<br />
điểm là chiều dài ngắn, dốc, nên tốc độ dòng chảy lớn, nhất là vào mùa mưa lũ. Vùng<br />
gò đồi Quảng Bình bao gồm các hệ thống sông chính là sông Gianh, sông Son, sông<br />
Long Đại, sông Kiến Giang.<br />
2.6. Đặc điểm thổ nhưỡng<br />
Đất đai vùng gò đồi tỉnh Quảng Bình được thành tạo trên một địa hình phức tạp<br />
với nhiều loại đá mẹ khác nhau đã tạo ra lớp phủ thổ nhưỡng rất đa dạng bao gồm hơn<br />
30 loại đất thuộc các nhóm đất: đất xám, đất đỏ, đất phù sa, đất mới biến đổi chua, đất<br />
tầng mỏng chua, đất mặn.<br />
3. Thành lập bản đồ đơn vị đất đai tỉ lệ 1/50.000 ở lãnh thổ khu vực gò đồi tỉnh<br />
Quảng Bình<br />
3.1. Lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai<br />
Quá trình lựa chọn và phân cấp chỉ tiêu cho thành lập bản đồ đơn vị đất đai<br />
(ĐVĐĐ) có thể khái quát qua bảng sau:<br />
Bảng 2. Chỉ tiêu và phân cấp chỉ tiêu xây dựng bản đồ đơn vị đất đai<br />
<br />
Chỉ tiêu<br />
<br />
I. Loại đất<br />
<br />
Phân cấp<br />
<br />
Ký hiệu<br />
<br />
Đất xám bạc màu cơ giới nhẹ<br />
<br />
Xab-a<br />
<br />
Đất xám bạc màu có kết von nông<br />
<br />
Xab-fe1<br />
<br />
Đất xám bạc màu có tầng loang lổ sâu<br />
<br />
Xab-l2<br />
<br />
Đất xám bạc màu glây sâu<br />
<br />
Xab-g2<br />
<br />
59<br />
<br />
II. Tầng dày<br />
<br />
III. Độ dốc<br />
<br />
Đất xám cơ giới nhẹ kết von sâu<br />
<br />
Xa-fe2<br />
<br />
Đất xám cơ giới nhẹ điển hình<br />
<br />
Xa-h<br />
<br />
Đất xám feralit đá lẵn nhiều ở nông<br />
<br />
Xf-SK1<br />
<br />
Đất xám feralit đá lẫn nhiều ở sâu<br />
<br />
Xf-SK2<br />
<br />
Đất xám feralit đá nông<br />
<br />
Xf-đ1<br />
<br />
Đất xám feralit đá sâu<br />
<br />
Xf-đ2<br />
<br />
Đất xám feralit điển hình<br />
<br />
Xf-h<br />
<br />
Đất xám kết von nông<br />
<br />
Xfe-1<br />
<br />
Đất xám kết von sâu<br />
<br />
Xfe-2<br />
<br />
Đất xám kết von ít glây sâu<br />
<br />
Xfe4-g2<br />
<br />
Đất xám kết von ít sâu<br />
<br />
Xfe4-2<br />
<br />
Đất xám loang lổ sâu<br />
<br />
XL-2<br />
<br />
Đất nâu đỏ điển hình<br />
<br />
Fđ-h<br />
<br />
Đất phù sa chua điển hình<br />
<br />
Pc-h<br />
<br />
Đất phù sa chua cơ giới nhẹ<br />
<br />
Pc-a<br />
<br />
Đất phù sa chua glây nông<br />
<br />
Pc-g1<br />
<br />
Đất phù sa chua glây nông kết von sâu<br />
<br />
Pc-g1-fe2<br />
<br />
Đất phù sa chua glây sâu<br />
<br />
Pc-g2<br />
<br />
Đất phù sa trung tính ít chua điển hình<br />
<br />
P-h<br />
<br />
Đất phù sa trung tính ít chua glây sâu<br />
<br />
P-g2<br />
<br />
Đất mới biến đổi chua glây nông<br />
<br />
CMc-g1<br />
<br />
Đất tầng mỏng chua điển hình<br />
<br />
Ec-h<br />
<br />
Đất tầng mỏng chua kết von<br />
<br />
Ec-fe<br />
<br />
Đất mặn trung bình và ít glây sâu<br />
<br />
M-g2<br />
<br />
1. Tầng dày > 100 cm<br />
<br />
D1<br />
<br />
2. Tầng dày từ 50 - 100 cm<br />
<br />
D2<br />
<br />
3. Tầng dày < 50 cm<br />
<br />
D3<br />
<br />
1. Độ dốc < 30<br />
<br />
SL1<br />
<br />
2. Độ dốc từ 3 - 80<br />
<br />
SL2<br />
<br />
60<br />
<br />
IV. Hàm lượng mùn<br />
<br />
V. Điều kiện tưới<br />
<br />
3. Độ dốc từ 8 - 150<br />
<br />
SL3<br />
<br />
4. Độ dốc từ 15 - 200<br />
<br />
SL4<br />
<br />
5. Độ dốc từ 20 - 250<br />
<br />
SL5<br />
<br />
6. Độ dốc trên 250<br />
<br />
SL6<br />
<br />
1. Rất giàu (> 3 %)<br />
<br />
M1<br />
<br />
2. Giàu (từ 2 - 3 %)<br />
<br />
M2<br />
<br />
3. Trung bình (từ 1 - 2 %)<br />
<br />
M3<br />
<br />
4. Nghèo (< 1 %)<br />
<br />
M4<br />
<br />
1. Tưới chủ động<br />
<br />
I1<br />
<br />
2. Tưới tương đối chủ động<br />
<br />
I2<br />
<br />
3. Tưới hạn chế<br />
<br />
I3<br />
<br />
4. Không tưới được<br />
<br />
I4<br />
<br />
1. Thoát nước tốt<br />
<br />
F1<br />
<br />
2. Thoát nước tương đối tốt<br />
<br />
F2<br />
<br />
3. Khó thoát nước<br />
<br />
F3<br />
<br />
4. Rất khó thoát nước<br />
<br />
F4<br />
<br />
1. > 5,5<br />
<br />
H1<br />
<br />
2. 5,5 – 4,5<br />
<br />
H2<br />
<br />
3. < 4,5<br />
<br />
H3<br />
<br />
1. Cát (