intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đền Đô thiêng liêng hào khí ngàn năm tuổi

Chia sẻ: Nguyen Thi Hong Ngoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

105
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đền Đô thiêng liêng hào khí ngàn năm tuổi Đền Đô nằm trên vùng đất địa linh nhân kiệt Đình Bảng, cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc. Đây là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý nên còn có tên khác là đền Lý Bát Đế. Sử sách ghi lại, năm 1010, sau khi lên ngôi hoàng đế, Lý Công Uẩn trở về thăm quê nhà Cổ Pháp. Dân làng đã xây dựng một ngôi nhà lớn làm nơi nghênh tiếp nhà vua. Khi vua Lý Công Uẩn băng hà (1028), Lý Thái Tông lên kế...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đền Đô thiêng liêng hào khí ngàn năm tuổi

  1. Đền Đô Thiêng liêng hào khí ngàn năm tuổi Đền Đô nằm trên vùng đất địa linh nhân kiệt Đình Bảng, cách thủ đô Hà Nội gần 20 km về phía Bắc. Đây là nơi thờ 8 vị vua nhà Lý nên còn có tên khác là đền Lý Bát Đế. Sử sách ghi lại, năm 1010, sau khi lên ngôi hoàng đế, Lý Công Uẩn trở về thăm quê nhà Cổ Pháp. Dân làng đã xây dựng một ngôi nhà lớn làm nơi nghênh tiếp nhà vua. Khi vua Lý Công Uẩn băng hà (1028), Lý Thái Tông lên kế vị đã cho sửa sang lại ngôi nhà xưa làm nơi thờ vua cha và cũng từ đó đền Đô trở thành nơi thờ tự các vị vua nhà Lý sau khi băng hà. Cổng vào Từ xa xưa, đền Đô luôn được các đời vua liên tục tôn tạo, mở rộng. Vào đời vua Lê Kính Tông, năm Giáp Thìn (1605), đền Đô đã được xây dựng lại ngay trên đất cũ và được khắc văn bia ghi lại công đức của các vị vua triều Lý.
  2. Lễ hội đền Đô Trong thời kỳ bị tạm chiếm, giặc Pháp đã phá hủy nhiều di sản văn hóa ở Cổ Pháp. Năm 1952, giặc Pháp dội bom, phá hủy hoàn toàn đền Đô. Đến năm 1989, đền Đô được khởi công xây dựng lại theo đúng hình dáng và kiến trúc mà các nhà nghiên cứu lịch sử đã phác thảo, dựa theo dấu tích còn lại và các tài liệu lưu trữ.
  3. Thủy đình Đền Đô rộng hơn 30.000 m2 với trên 20 hạng mục công trình, chia thành 2 khu vực: nội thành và ngoại thành. Cổng vào nội thành gọi là Ngũ Long môn vì trên 2 cánh cổng có chạm khắc hình 5 con rồng. Khu vực nội thành kiến trúc theo kiểu “nội công ngọai quốc”. Tường gạch bao quanh cao 3 mét, rộng 1 mét, 2 bên xây gạch, giữa đổ đất. Trung tâm của đền Đô là khu chính điện trang nghiêm với các nét chạm khắc tinh xảo. Tại đây có điện thờ vua Lý Thái Tổ quanh năm nghi ngút khói hương. Phía bên trái điện thờ là “Chiếu dời đô“ của vua Lý Thái Tổ. Điều ngẫu nhiên là toàn bài chiếu có đúng 214 chữ, ứng với 214 năm trị vì của 8 đời vua nhà Lý. Phía bên phải điện là bản khắc bài thơ hào hùng nổi tiếng của Lý Thường Kiệt : “Nam quốc sơn hà Nam đế cư…”. Phía sau chính điện là hậu cung, nơi đặt ngai thờ, bài vị và tượng của 8 vị vua nhà Lý. Bên trong còn có nhà chuyển bồng kiến trúc theo kiểu chồng diêm 8 mái, 8 đao cong mềm mại, nhà tiền tế, nhà để kiệu thờ, nhà để ngựa thờ. Đặc biệt, phía
  4. Đông đền có nhà bia, nơi đặt Cổ Pháp Điện Tạo Bi (bia đền Cổ Pháp). Tấm bia đá này cao 190 cm, rộng 103 cm, dầy 17 cm, được khắc dựng năm Giáp Thìn (1605), do tiến sĩ Phùng Khắc Khoan soạn, ghi lại sự kiện lịch sử nhà Lê xây dựng lại đền Đô và ghi công đức của các vị vua triều Lý. Ngũ Long môn Khu ngoại thành đền Đô gồm Thủy đình, Phương đình (nhà vuông), nhà chủ tế, nhà kho, nhà khách và đền vua Bà (thờ Lý Chiêu Hoàng, còn gọi là đền Rồng ). Hai bên tả hữu đền Đô là nhà văn chỉ (thờ các quan văn) và võ chỉ (thờ quan võ) tiêu biểu nhất trong suốt 216 năm của vương triều nhà Lý. Thủy đình dựng trên hồ bán nguyệt, rộng 5 gian, có kiến trúc chồng diêm 8 mái, 8 đao cong. Đây là nơi để các chức sắc ngày
  5. trước ngồi xem biểu diễn rối nước. Thủy đình đền Đô xưa đã được Ngân hàng Đông Dương thời Pháp thuộc chọn làm hình ảnh tiêu biểu in trên tờ giấy bạc 5 đồng. Đền chính Các cụ trong Ban quản lý di tích đền Đô kể, vào những ngày giỗ các vị vua Lý, trên nóc đền Đô thường xuất hiện 8 đám mây trắng xếp thành một dải nối tiếp nhau. Đám mây hiện hữu khoảng mươi, mười lăm phút mới tan ra. Những người dự lễ xôn xao bàn tán. Các cụ bảo, đó là linh hồn 8 vị vua Lý hiện về. Việc này diễn ra không phải chỉ một lần. Vào đúng ngày Lễ hội đền Đô năm 2003 (15 tháng 3 Âm lịch - ngày Lý Công Uẩn đăng quang), những người dự lễ hội tại đền Đô đã chứng kiến một hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ. Một dải mây hình rồng vàng từ phía Thăng Long - Hà Nội bay về trên nóc đền Đô một lúc rồi tan ra, đúng lúc dân làng Đình Bảng bắt đầu lễ rước "Linh bài Lý Thái Tổ và Chiếu dời đô ra Thăng Long" theo nghi lễ cổ truyền… Những câu chuyện và hình ảnh ấy được ghi chép, chụp và lưu lại trong những tài liệu về đền Đô. Các nhà khoa học cho rằng đó chỉ là sự trùng hợp kỳ lạ của thiên nhiên. Nhưng với những người dân Đình Bảng, điều đó lại mang ý nghĩa là các vị vua nhà Lý vẫn luôn hiện diện đâu đó trên mảnh đất quê nhà.
  6. Chiếu dời đô Với cảnh trí hữu tình, cây cối xum xuê râm mát, đền Đô xứng đáng với lời ca ngợi từ ngàn xưa: Đền Đô kiến trúc tuyệt vời/ Thăng Long đẹp đất, đẹp người ngàn năm
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2