Dẹp bỏ các nhân tố gây sợ hãi
lượt xem 22
download
Suzanne Mulvehill là một diễn giả chuyên nghiệp, một nhà văn và nhà tư vấn. Với tư cách là chủ tịch hãng Profit Strategies, một công ty truyền cảm hứng cho hoạt động và tiếp thị, Suzanne giúp các doanh nhân đạt được những thành công cá nhân và nghề nghiệp lớn hơn. Dựa trên kinh nghiệm của mình và của khách hàng, bà đã viết Employee to Entrepreneur, một cuốn sách giúp doanh nhân tiến tới sự nghiệp kinh doanh một cách thành công hơn. Bà hiện sống cùng gia đình và hai con tại Delray Beach, Florida......
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Dẹp bỏ các nhân tố gây sợ hãi
- Dẹp bỏ các nhân tố gây sợ hãi (Phần 1) Suzanne Mulvehill là một diễn giả chuyên nghiệp, một nhà văn và nhà tư vấn. Với tư cách là chủ tịch hãng Profit Strategies, một công ty truyền cảm hứng cho hoạt động và tiếp thị, Suzanne giúp các doanh nhân đạt được những thành công cá nhân và nghề nghiệp lớn hơn. Dựa trên kinh nghiệm của mình và của khách hàng, bà đã viết Employee to Entrepreneur, một cuốn sách giúp doanh nhân tiến tới sự nghiệp kinh doanh một cách thành công hơn. Bà hiện sống cùng gia đình và hai con tại Delray Beach, Florida Điều gì thực sự gìm giữ không cho bạn khởi sự doanh nghiệp của riêng mình? 31 chiêu thức sau sẽ giúp bạn đối mặt với sự sợ hãi của mình và cuối cùng quyết tâm trở thành ông chủ của chính mình. Hãy lắng nghe Suzanne Mulvehill nói: “Hầu hết các bài báo tư vấn khởi nghiệp đều tập trung vào các cơ chế để khởi sự một doanh nghiệp. Nhưng con đường tinh thần để khởi sự một doanh nghiệp không chỉ là viết một kế hoạch kinh doanh và được tài trợ. Tôi đã học được điều đó bằng một giá không rẻ. Với một kế hoạch kinh doanh và khoản tiền tiết kiệm mà rất khó khăn mới có được trong tay, tôi đã không đủ gan để rời bỏ công việc của mình. Sau khi bỏ việc và quay trở lại công việc lần thứ hai, tôi đã xây dựng các kỹ thuật để giúp bản thân dũng cảm hơn và phá vỡ những điều mình sợ hãi. Các kỹ thuật này thực sự có hiệu quả - và khi tôi bỏ việc lần thứ ba, cuối cùng tôi đã có thể nói lời vĩnh biệt với công việc đó và khởi sự hãng Profit Strategies tại Lake Worth, Florida, năm 1998. Cái được khởi sự ban đầu là một công ty tư vấn tiếp thị cuối cùng đã phát triển thành một doanh nghiệp nhằm tích cực ủng hộ những người khởi sự doanh nghiệp. Sau khi nhận hợp đồng với một Trung tâm Phát triển Doanh nghiệp Nhỏ, tôi đã dạy hơn 500 doanh nhân những kỹ thuật mà tôi sử dụng để giúp chính bản thân mình. Năm 2003, tôi viết cuốn Nhân viên với Doanh nhân: Các hướng dẫn của nhân viên dẫn tới thành công của doanh nghiệp, đã đưa ra thuật ngữ “Khả năng chịu đựng xúc cảm,” và xây dựng các chương trình huấn luyện Khả năng chịu đựng xúc xảm. Giờ đây, tôi giới thiệu các kỹ thuật Khả năng chịu đựng tình cảm tại các cuộc hội thảo ở Hoa Kỳ và nước ngoài, tổ chức các show diễn Giờ Doanh nhân thứ Hai hàng tuần vào buổi trưa (giờ Phương Đông) trên www.wbzt.com, dẫn chương trình một cuộc thảo luận nhóm về việc tạo mạng lưới doanh nghiệp trên trang Ryze.com, và dẫn đầu hàng loạt các buổi seminar tương tác trực tuyến với tựa đề “Có gan làm giàu.” 31 chiến lược sau đây đã được tôi chia sẻ trong cuốn sách và các buổi hội thảo của mình. Chúng có hiệu quả với tôi và cũng có hiệu quả với các bạn.” 1. Hãy nghe theo mơ ước của mình. Vào thời điểm này bạn không cần phải biết rằng bạn sẽ làm gì hay làm như thế nào. Đơn giản là hãy lắng nghe tiếng nói bên trong thúc giục bạn phiêu lưu trong thế giới của các doanh nhân. Hãy viết “Tôi chấp nhận mong ước của mình!” vào một tờ giấy to và treo nó trong phòng, chỉ để nhắc bản thân rằng bạn đang tiến lên. Tôi đã mất hai năm trước khi viết mấy từ này, nhưng một khi đã viết ra, tôi bắt đầu thấy khả năng trở thành chủ doanh nghiệp của chính mình. 2. Hãy bắt đầu viết nhật ký. Hàng ngày hãy ghi lại các ý tưởng, mục tiêu, cảm xúc và những điều đang diễn ra trong cuộc sống của bạn. Việc viết nhật ký thường xuyên giúp bạn hiểu tốt hơn về chính mình, thấy được sự tiến bộ khi nhìn lại quá khứ. Nhật ký của tôi đặc biệt hữu ích khi tôi sợ hãi và tôi có thể đọc lại về những thời điểm khi tôi cảm thấy tự tin. 3. Hãy ghi lại mục tiêu của bạn. Các nghiên cứu cho thấy rằng khi người ta ghi lại những mục tiêu của mình thì khả năng đạt được mục tiêu đó tăng lên gấp năm lần. Khi nào bạn muốn khởi
- sự một doanh nghiệp? Rời bỏ công việc hiện tại ư? Bạn muốn tiết kiệm được bao nhiêu tiền? Hãy đặt mục tiêu và làm việc để đạt được chúng. 4. Hãy hình dung về thành công của bạn. Hãy tạo ra một viễn cảnh mà bạn mong muốn với tư cách là một nhà doanh nghiệp, và ghi lại điều đó. Trong kinh nghiệp tư vấn kinh doanh của mình, các khách hàng tạo ra viễn cảnh này thường có khả năng được thực sự trải nghiệm chúng hơn. Hãy tự hỏi những câu như “Tôi muốn làm việc trong một không gian văn phòng như thế nào?” và “Tôi muốn phục vụ các khách hàng như thế nào?” 5. Hãy tạo ra và đọc lại các câu khẳng định. Những khẳng định về điều bạn muốn được viết trong thời hiện tại như thể chúng đang xảy ra rồi, ví dụ như: “Tôi là một doanh nhân thành công” là những khởi đầu tốt. Hãy tạo ra một danh sách gồm từ 10 đến 20 câu khẳng định như vậy ghi trên các tấm thẻ. Hãy treo chúng ở những nơi bạn dễ nhìn thấy và đọc chúng hàng ngày. Các câu khẳng định đó giúp tôi tự tin vào bản thân, để rồi thực sự khởi nghiệp và phát triển doanh nghiệp của mình. 6. Hãy đánh giá niềm tin của bạn. Hãy lấy một mảnh giấy và ghi vào đó những điều bạn tin về bản thân, tiền bạc, doanh nghiệp và tương lai của bạn vào bên trái. Hãy xem những niềm tin đó có phản ánh những điều bạn muốn hay không. Nếu không, hãy viết những niềm tin mới vào bên phải, thêm vào đó những câu khẳng định của bạn. Một trong những khách hàng của tôi khám phá ra rằng niềm tin của anh ta về tiền thực sự là niềm tin của bố mẹ anh, vì thế anh đã tạo ra những niềm tin mới gần gũi với các mục tiêu của anh hơn. 7. Hãy làm những gì bạn yêu thích. Điều này giúp bạn khám phá và làm rõ những điều mà bạn thực sự muốn với tư cách doanh nhân. Nếu bạn không biết bạn thích làm gì, thì hãy nghĩ lại xem thuở nhỏ bạn thích làm gì. Khi còn bé, tôi thích dạy toán cho trẻ. Khi khởi sự doanh nghiệp của mình, tôi bắt đầu tổ chức các buổi hội thảo trong khu vực; và giờ đây tôi đi thuyết trình trong các cuộc hội thảo ở cấp quốc gia và quốc tế. 8. Hãy làm những điều khác biệt mỗi ngày. Hãy đảo lộn thói quen của bạn và làm quen với sự thay đổi. Một trong những khách hàng của tôi thoạt đầu nghĩ rằng đây là một bài tập dễ, những sau ba ngày chị đến và kể rằng phải mất ba ngày chị mới có thể đứng lến ở phía bên kia của giường. Những thay đổi nhỏ giúp chị giải phóng nỗi sợ và chuẩn bị cho chị sẵn sàng khởi sự doanh nghiệp. 9. Hãy hành động “như thể”. Hãy bắt đầu hành động như thể bạn là chủ của chính bạn. Hãy cảm nhận mọi việc sẽ như thế nào khi bạn tự viết lịch trình hoạt động cho mình và tự tạo ra doanh thu. Một khi những khách hàng của tôi làm điều này, họ thừa nhận rằng nó giúp họ xây dựng lòng tin. 10. Hãy ra ngoài và tự dọa bản thân. Bạn có sợ làm một việc gì, nói một điều gì hay đi một nơi nào đó không? Hãy làm điều đó! Vẫn sợ hãi và vẫn làm điều bạn sợ giúp gây dựng lòng can đảm và niềm tin của bạn. Một trong những khách hàng của tôi đã sáng tác một câu cách ngôn “Hãy làm điều bạn sợ!” để giúp bản thân hành động và thách thức bản thân bằng cách làm chính điều mà anh rất sợ. Dẹp bỏ các nhân tố gây sợ hãi (Phần 2) Điều gì thực sự ghìm giữ không cho bạn khởi sự một doanh nghiệp của riêng mình? 31 chiêu thức sau sẽ giúp bạn đối mặt với sự sợ hãi của mình và cuối cùng quyết tâm trở thành ông chủ của chính mình.
- Hãy lắng nghe Suzanne Mulvehill nói: Chiêu thức 11 đến 20 11. Hãy giành thời gian để giao tiếp với thiên nhiên. Hãy làm vườn, hoặc đi tản bộ trên bờ biển hay trong rừng. Môi trường tự nhiên thường cho ta sự trong lành và yên tĩnh bên trong. Điều này đặc biệt cần thiết trong những thời điểm chuyển tiếp hay thay đổi. 12. Hãy chấp nhận cảm xúc của bạn. Bạn hãy mong chờ mọi cảm xúc khác nhau ùa tới khi bạn bắt đầu hay thậm chí khi nghĩ tới việc bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình. Những xúc cảm như dễ tổn thương, không chắc chắn, nghi ngờ, sợ hãi và không an toàn là hoàn toàn bình thường và có thể dự đoán được. Hãy tạo ra sự đối thoại bên trong bản thân, và hãy nói về xúc cảm của mình với những người bạn thân. Hãy nhắc bản thân rằng bạn hoàn toàn bình thường và không có gì đáng phải lo lắng. 13. Hãy kết thúc những công việc chưa làm xong. Hãy lập một danh sách những công việc làm bạn bận lòng và cần phải được hoàn thành, sửa chữa hoặc kết thúc. Hãy tạo khoảng trống thời gian cho công việc mới bằnh cách kết thúc dần từng công việc dở dang một. Danh sách của tôi từng bao gồm những việc sửa chiếc tủ lạnh bị rò rỉ, bỏ qua những thù hằn và làm cỏ trong vườn của gia đình. 14. Hãy tự giáo dục. Kiến thức là sức mạnh. Hãy dự các lớp học hay các buổi hội thảo để học các kỹ năng thiết thực để bắt đầu, tiếp thị và phát triển doanh nghiệp của bạn. Một khách hàng của tôi khi khởi nghiệp đã dự một hội thảo tập huấn viết báo; các kỹ năng mới mà anh học được giúp doanh nghiệp của anh được miêu tả rất sinh động và hiệu quả trên một quyển tạp chí được nhiều khách hàng tiềm năng đọc. 15. Hãy nhận và tin những lời khen ngợi. Khi những người đầu tiên nói với tôi rằng họ rất thích bài thuyết trình của tôi, tôi đã không tin họ. Qua thời gian, tôi bắt đầu thừa nhận và tin vào những lời khen ngợi đó, nhờ đó xây dựng lòng tin vào khả năng ăn nói của mình. 16. Hãy biết ơn tài năng thiên phú của bạn. Hãy thừa nhận và biết ơn những tài năng đặc biệt thiên phú của bạn. Bạn sẽ làm gì khi thậm chí bạn không phải trả một xu nào để có những khả năng đó? Tôi khám phá ra mình viết không tồi khi tôi viết bức thư đề cử giải thưởng cho một người bạn và cuối cùng cô ấy được trao tặng giải thưởng đó. Cuối cùng, tôi bắt đầu được trả tiền cho khả năng viết của mình. 17. Hãy từ bỏ những lý do biện minh cho mình. Nếu bạn nghe thấy bản thân đang muốn đưa ra những lý do biện minh, hãy ghi lại những lời xin lỗi đó và tỉnh táo nhìn nhận chúng. Một trong những lý do tôi tự xin mình tha thứ trước kia là tôi không phải loại người làm doanh nghiệp. Nhưng tôi đã thay đổi lời biện minh này thành lời khẳng định sau: Tôi có thể làm bất cứ điều gì mà trái tim và khối óc của tôi mong muốn. 18. Hãy xóa bỏ từ “Tôi không thể.” Hãy cảnh giác với thời điểm và lý do vì sao bạn nói “Tôi không thể,” và thay thế nó bằng câu hỏi “Làm thế nào tôi có thể?” Một khách hàng của tôi đã thay câu nói “Tôi không thể vay nợ được vì tình trạng tín dụng của tôi quá tệ” thành “Làm thế nào để tôi có thể vay nợ được?” Cô ấy đã làm việc để cải thiện tình trạng tín dụng, khởi sự doanh nghiệp bằng tiền tiết kiệm và cuối cùng vay được tiền từ ngân hàng. 19. Chấp nhận sự bối rối. Bối rối là một phần của quá trình khởi sự doanh nghiệp. Hãy viết về cảm giác đó trong nhật ký của bạn, kể về nó với bạn, và biết rằng cảm giác đó rồi sẽ trôi qua. Qua kinh nghiệm bản thân và của các khách hàng, tôi nhận thấy sự bối rối sẽ trôi qua nhanh hơn khi ta chấp nhận nó. 20. Biết rằng không có thời điểm “đúng” nào cả. Các doanh nhân đã từng khởi sự doanh nghiệp khi đang trong tình trạng nợ nần, khi có ít tiền, có nhiều tiền, với ít kinh nghiệm và trong
- mọi hoàn cảnh khác nữa. Một trong những người động nghiệp của tôi khởi sự doanh nghiệp với món nợ $30.000 và rất nhiều tính kiên trì. Năm ngoái, chị ấy đã được giải “Doanh nhân của năm” đấy. Suzanne Mulvehill là một diễn giả chuyên nghiệp, một nhà văn và nhà tư vấn. Với tư cách là chủ tịch hãng Profit Strategies, một công ty truyền cảm hứng cho hoạt động và tiếp thị, Suzanne giúp các doanh nhân đạt được những thành công cá nhân và nghề nghiệp lớn hơn. Dựa trên kinh nghiệm của mình và của khách hàng, bà đã viết Employee to Entrepreneur, một cuốn sách giúp doanh nhân tiến tới sự nghiệp kinh doanh một cách thành công hơn. Bà hiện sống cùng gia đình và hai con tại Delray Beach, Florida. Dẹp bỏ các nhân tố gây sợ hãi (Phần 3) Điều gì thực sự ghìm giữ không cho bạn khởi sự một doanh nghiệp của riêng mình? 31 chiêu thức sau sẽ giúp bạn đối mặt với sự sợ hãi của mình và cuối cùng quyết tâm trở thành ông chủ của chính mình. Hãy lắng nghe Suzanne Mulvehill nói: Chiêu thức 21 đến 31 21. Hãy bắt đầu từ những thứ nhỏ. Bạn không cần phải khởi sự doanh nghiệp với một tiếng vang lớn. Hãy thực tế và hỏi bản thân “Tôi thực sự cần gì để khởi sự một doanh nghiệp?”, rồi bắt đầu. Một khách hàng tới chỗ tôi đã nghĩ rằng anh cần có $25.000 vốn vay để khởi nghiệp. Anh rời chỗ tôi ra đi khi nhận ra rằng anh có thể khởi sự doanh nghiệp của mình chẳng với khoản vay vốn nào cả. 22. Hãy nói “không” khi bạn định từ chối và nói “có” khi bạn định nhận lời. Lần tới, khi bạn được yêu cầu làm một điều gì đó, hãy nói “có” hoặc “không” tùy theo điều bạn thực sự muốn làm. Nếu bạn chưa quyết định thì hãy nói “Tôi sẽ trả lời anh sau.” Một trong những khách hàng đã thực hành bài tập này, và điều đó mở rộng ý niệm của chị về giá trị bản thân, và kết quả là phí tư vấn của chị tăng lên. 23. Hãy tránh việc xét xử bản thân. Nếu bạn nghe thấy bản thân nói những điều như “Đó là một ý tưởng ngu ngốc,” thì hãy nhẹ nhàng nhắc nhở mình rằng bạn đang chọn cách chấp nhận bản thân khi bạn bắt đầu kinh doanh và phát triển doanh nghiệp. Các khách hàng của tôi thường nhận thấy rằng khi họ trở nên chấp nhận bản thân hơn thì họ hay nghĩ ra các ý tưởng mới sáng tạo để phát triển doanh nghiệp hơn. 24. Hãy tránh cảm giác choáng váng. Lần tới khi bạn cảm thấy choáng váng hay quá sức thì hãy ghi lại tình huống, suy nghĩ và cảm xúc của bạn. Hãy làm như vậy mỗi lần bạn cảm thấy choáng váng cho đến khi bạn phát triển được các mô hình tình huống, và rồi hãy quyết định bạn nên thực hiện hành động gì để tránh không bị choáng váng. Một trong những khách hàng của tôi nhân thấy việc trả hóa đơn làm anh choáng váng và anh liên tục trả hóa đơn chậm. Hành động mà anh quyết định thực hiện bao gồm việc gặp một nhân viên kế toán, trả hóa đơn theo lịch và mua một phần mềm kế toán. 25. Hãy mong chờ gặp phải sự kháng cự. Bạn có thể chờ đón cảm giác kháng cự từ bên trong mình cũng như từ những người xung quanh. Hãy làm việc trong tình huống này bằng cách thừa nhận nó là làm điều bạn cần phải làm. Tôi nhớ cảm giác hưng phấn khi chuẩn bị cho phiên họp lập kế hoạch, một điều mà trước kia tôi chưa bao giờ làm. Đêm trước phiên họp, sự hưng phấn chuyển thành sự kháng cự và sợ hãi. Tôi cảm nhận nó, vượt qua nó, và tới nay đã chuẩn bị và điều hành các phiên họp lập kế hoạch được ba năm rồi. 26. Hãy trả lời những câu hỏi “điều gì sẽ xảy ra nếu.” Điều gì sẽ xảy ra nếu giải pháp này không hiệu quả? Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi không kiếm ra tiền? Hãy dùng nhật ký của bạn để viết các câu hỏi kiểu này và trả lời chúng. Chẳng hạn như với câu “Điều gì sẽ xảy ra nếu tôi
- không kiếm ra tiền”, bạn có thể trả lời “Tôi có thể làm một công việc bán thời gian nào đó trong khi xây dựng doanh nghiệp của mình.” 27. Hãy tập tính kiên nhẫn. Lần tới, khi bạn vướng trong một vụ tắc nghẽn giao thông hay đứng đợi trong một chuỗi xếp hàng dài, hãy tập tính kiên nhẫn cho mình. Một khách hàng của tôi khám phá ra rằng bằng cách tập tính kiên nhẫn, anh đã trở nên kiên nhẫn hơn với bản thân và với quá trình xây dựng doanh nghiệp. 28. Vượt qua triệu chứng “không đủ tốt.” Tôi đã thấy nhiều khách hàng bỏ lỡ cơ hội khi họ từ chối hoặc không theo đuổi các dự án vì họ cho rằng họ không có kỹ năng bán hàng đúng cách, tài liệu giới thiệu hay hoặc sản phẩm tốt. Lần sau, khi bạn cảm thấy muốn từ chối một cơ hội, trước hết hãy nghĩ xem bạn cần làm gì để đón lấy cơ hội đó. Bạn cần nhận thức được rằng tại thời điểm này, bạn đã có đủ hiểu biết để nắm bắt các cơ hội mà người và trời mang tới. 29. Hãy yêu cầu được giúp đỡ. Khi bạn cảm thấy khó khăn nhất và khó có thể yêu cầu giúp đỡ nhất, hãy cố gắng ra ngoài tìm kiếm sự giúp đỡ. Đó chính là lúc bạn cần sự giúp đỡ nhất. Các khách hàng của tôi và tôi có thể làm chứng về sức mạnh và sự sáng suốt đến từ việc yêu cầu giúp đỡ khi chúng ta ít muốn làm điều đó nhất. 30. Hãy tin vào bản năng của bạn. Những người khác có thể nói rằng bạn thật điên rồ khi từ bỏ một công việc tốt như vậy để đi bắt đầu một doanh nghiệp. Nhưng không ai biết rõ bạn bằng bạn. Hãy tin vào những gì bạn biết, và dựa vào đó để hành động. Bạn càng hành động theo bản năng thì bản năng của bạn càng nhạy bén hơn. Việc tin vào bản năng đã giúp tôi trở thành một nhà kinh doanh như ngày hôm nay. 31. Hãy đối xử tốt với bản thân. Hãy cố gắng đáp ứng các nhu cầu về tâm thần, thể chất, tinh thần và xúc cảm của bạn bằng cách tìm kiếm sự cân bằng trong mọi công việc bạn làm. Các khách hàng của tôi nhận thấy họ có nhiều năng lượng sáng tạo hơn và có thể hoàn thành nhiệm vụ nhanh hơn khi họ tự chăm sóc bản thân mình tốt. Suzanne Mulvehill là một diễn giả chuyên nghiệp, một nhà văn và nhà tư vấn. Với tư cách là chủ tịch hãng Profit Strategies, một công ty truyền cảm hứng cho hoạt động và tiếp thị, Suzanne giúp các doanh nhân đạt được những thành công cá nhân và nghề nghiệp lớn hơn. Dựa trên kinh nghiệm của mình và của khách hàng, bà đã viết Employee to Entrepreneur, một cuốn sách giúp doanh nhân tiến tới sự nghiệp kinh doanh một cách thành công hơn. Bà hiện sống cùng gia đình và hai con tại Delray Beach, Florida Nguồn : bwportal
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn