intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dẹp bỏ các nhân tố gây sợ hãi (Phần 2)

Chia sẻ: Mua Dong | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

133
lượt xem
16
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điều gì thực sự ghìm giữ không cho bạn khởi sự một doanh nghiệp của riêng mình? 31 chiêu thức sau sẽ giúp bạn đối mặt với sự sợ hãi của mình và cuối cùng quyết tâm trở thành ông chủ của chính mình. Hãy lắng nghe Suzanne Mulvehill nói: Chiêu thức 11 đến 20 11. Hãy giành thời gian để giao tiếp với thiên nhiên. Hãy làm vườn, hoặc đi tản bộ trên bờ biển hay trong rừng. Môi trường tự nhiên thường cho ta sự trong lành và yên tĩnh bên trong. Điều này đặc biệt cần thiết...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dẹp bỏ các nhân tố gây sợ hãi (Phần 2)

  1. Dẹp bỏ các nhân tố gây sợ hãi (Phần 2) Điều gì thực sự ghìm giữ không cho bạn khởi sự một doanh nghiệp của riêng mình? 31 chiêu thức sau sẽ giúp bạn đối mặt với sự sợ hãi của mình và cuối cùng quyết tâm trở thành ông chủ của chính mình. Hãy lắng nghe Suzanne Mulvehill nói: Chiêu thức 11 đến 20 11. Hãy giành thời gian để giao tiếp với thiên nhiên. Hãy làm vườn, hoặc đi tản bộ trên bờ biển hay trong rừng. Môi trường tự nhiên thường cho ta sự trong lành và
  2. yên tĩnh bên trong. Điều này đặc biệt cần thiết trong những thời điểm chuyển tiếp hay thay đổi. 12. Hãy chấp nhận cảm xúc của bạn. Bạn hãy mong chờ mọi cảm xúc khác nhau ùa tới khi bạn bắt đầu hay thậm chí khi nghĩ tới việc bắt đầu công việc kinh doanh của riêng mình. Những xúc cảm như dễ tổn thương, không chắc chắn, nghi ngờ, sợ hãi và không an toàn là hoàn toàn bình thường và có thể dự đoán được. Hãy tạo ra sự đối thoại bên trong bản thân, và hãy nói về xúc cảm của mình với những người bạn thân. Hãy nhắc bản thân rằng bạn hoàn toàn bình thường và không có gì đáng phải lo lắng. 13. Hãy kết thúc những công việc chưa làm xong. Hãy lập một danh sách những công việc làm bạn bận lòng và cần phải được hoàn thành, sửa chữa hoặc kết thúc. Hãy tạo khoảng trống thời gian cho công việc mới bằnh cách kết thúc dần từng công việc dở dang một. Danh sách của tôi từng bao gồm những việc sửa chiếc tủ lạnh bị rò rỉ, bỏ qua những thù hằn và làm cỏ trong vườn của gia đình. 14. Hãy tự giáo dục. Kiến thức là sức mạnh. Hãy dự các lớp học hay các buổi hội thảo để học các kỹ năng thiết thực để bắt đầu, tiếp thị và phát triển doanh nghiệp của bạn. Một khách hàng của tôi khi khởi nghiệp đã dự một hội thảo tập huấn viết báo; các kỹ năng mới mà anh học được giúp doanh nghiệp của anh được miêu tả rất sinh động và hiệu quả trên một quyển tạp chí được nhiều khách hàng tiềm năng đọc. 15. Hãy nhận và tin những lời khen ngợi. Khi những người đầu tiên nói với tôi rằng họ rất thích bài thuyết trình của tôi, tôi đã không tin họ. Qua thời gian, tôi bắt đầu thừa nhận và tin vào những lời khen ngợi đó, nhờ đó xây dựng lòng tin vào khả năng ăn nói của mình.
  3. 16. Hãy biết ơn tài năng thiên phú của bạn. Hãy thừa nhận và biết ơn những tài năng đặc biệt thiên phú của bạn. Bạn sẽ làm gì khi thậm chí bạn không phải trả một xu nào để có những khả năng đó? Tôi khám phá ra mình viết không tồi khi tôi viết bức thư đề cử giải thưởng cho một người bạn và cuối cùng cô ấy được trao tặng giải thưởng đó. Cuối cùng, tôi bắt đầu được trả tiền cho khả năng viết của mình. 17. Hãy từ bỏ những lý do biện minh cho mình. Nếu bạn nghe thấy bản thân đang muốn đưa ra những lý do biện minh, hãy ghi lại những lời xin lỗi đó và tỉnh táo nhìn nhận chúng. Một trong những lý do tôi tự xin mình tha thứ trước kia là tôi không phải loại người làm doanh nghiệp. Nhưng tôi đã thay đổi lời biện minh này thành lời khẳng định sau: Tôi có thể làm bất cứ điều gì mà trái tim và khối óc của tôi mong muốn. 18. Hãy xóa bỏ từ “Tôi không thể.” Hãy cảnh giác với thời điểm và lý do vì sao bạn nói “Tôi không thể,” và thay thế nó bằng câu hỏi “Làm thế nào tôi có thể?” Một khách hàng của tôi đã thay câu nói “Tôi không thể vay nợ được vì tình trạng tín dụng của tôi quá tệ” thành “Làm thế nào để tôi có thể vay nợ được?” Cô ấy đã làm việc để cải thiện tình trạng tín dụng, khởi sự doanh nghiệp bằng tiền tiết kiệm và cuối cùng vay được tiền từ ngân hàng. 19. Chấp nhận sự bối rối. Bối rối là một phần của quá trình khởi sự doanh nghiệp. Hãy viết về cảm giác đó trong nhật ký của bạn, kể về nó với bạn, và biết rằng cảm giác đó rồi sẽ trôi qua. Qua kinh nghiệm bản thân và của các khách hàng, tôi nhận thấy sự bối rối sẽ trôi qua nhanh hơn khi ta chấp nhận nó. 20. Biết rằng không có thời điểm “đúng” nào cả. Các doanh nhân đã từng khởi sự doanh nghiệp khi đang trong tình trạng nợ nần, khi có ít tiền, có nhiều tiền, với ít kinh nghiệm và trong mọi hoàn cảnh khác nữa. Một trong những người động nghiệp
  4. của tôi khởi sự doanh nghiệp với món nợ $30.000 và rất nhiều tính kiên trì. Năm ngoái, chị ấy đã được giải “Doanh nhân của năm” đấy. Suzanne Mulvehill là một diễn giả chuyên nghiệp, một nhà văn và nhà tư vấn. Với tư cách là chủ tịch hãng Profit Strategies, một công ty truyền cảm hứng cho hoạt động và tiếp thị, Suzanne giúp các doanh nhân đạt được những thành công cá nhân và nghề nghiệp lớn hơn. Dựa trên kinh nghiệm của mình và của khách hàng, bà đã viết Employee to Entrepreneur, một cuốn sách giúp doanh nhân tiến tới sự nghiệp kinh doanh một cách thành công hơn. Bà hiện sống cùng gia đình và hai con tại Delray Beach, Florida.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2