intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐI TÌM Ý NGHĨA HÌNH ẢNH CUỐN THƯ TRONG BỨC TRANH ĐÁNH GHEN

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

156
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bức tranh Đánh ghen là một trong những bức tranh thuộc thể loại tranh sinh hoạt của dòng tranh Đông Hồ. Bức tranh khắc họa một tình tiết xung đột của một gia đình có một ông mà hai bà trong xã hội phong kiến xưa. Thật đúng là: “chồng riêng riêng những kính yêu, chồng chung ai dễ ai chiều cho ai”. Bức tranh mang dáng dấp như một vở hài kịch hơn là bi kịch, dẫu rằng cũng có chút dao kéo. Phông nền cho màn diễn này là một chiếc bình phong hình cuốn thư. Tại...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐI TÌM Ý NGHĨA HÌNH ẢNH CUỐN THƯ TRONG BỨC TRANH ĐÁNH GHEN

  1. ĐI TÌM Ý NGHĨA HÌNH ẢNH CUỐN THƯ TRONG BỨC TRANH ĐÁNH GHEN Đánh ghen-Giấy điệp (tranh dân gian Đông Hồ)
  2. Bức tranh Đánh ghen là một trong những bức tranh thuộc thể loại tranh sinh hoạt của dòng tranh Đông Hồ. Bức tranh khắc họa một tình tiết xung đột của một gia đình có một ông mà hai bà trong xã hội phong kiến xưa. Thật đúng là: “chồng riêng riêng những kính yêu, chồng chung ai dễ ai chiều cho ai”. Bức tranh mang dáng dấp như một vở hài kịch hơn là bi kịch, dẫu rằng cũng có chút dao kéo. Phông nền cho màn diễn này là một chiếc bình phong hình cuốn thư. Tại sao bình phong lại có hình cuốn thư? Đồ án cuốn thư có nói lên gì thân phận, gia cảnh của các nhân vật trong tranh không? Trước hết chúng ta cùng khảo sát sự xuất hiện và những ý nghĩa của đồ án này. * Đồ án cuốn thư tượng trưng cho học thức, sự quyền quý sang trọng. ảnh hưởng của đồ án này còn ảnh hưởng tới đầu thế kỷ XX, trên lối vào sảnh chính của tòa nhà Đại học Đông Dương - Hà Nội (khoảng năm 1925), có đắp một cuốn thư nhỏ, trong đề hai chữ Chính Hạt“ ”. Dẫu vậy, khi khảo sát sự phát triển của loại đồ án này ở Việt Nam chúng ta ngờ rằng nó xuất hiện khá muộn. Trên 82 chiếc bia ở Văn Miếu không tìm thấy sự hiện diện của đồ án này. Trong một bức chạm ở chân tảng trong đền vua Đinh có một bức chạm bình phong cuốn thư giống hệt như bức tranh Đánh ghen của Đông Hồ. Nhưng bức chạm này được làm thời Thành Thái thứ 10 ( 1898). Trong quần thể di tích đền vua Đinh vua Lê, đồ án cuốn thư không thấy trước thời Nguyễn. Đồ án cuốn thư xuất hiện chủ yếu vào thời Nguyễn ở dạng bình phong và các bức hoành phi, trên trán nhà. ở Long An Điện, từng là Tân Thư Viện (Huế), trên chính điện, phía bên phải ngai vàng của vua Duy Tân, có một cuốn thư sơn son thếp vàng khá đẹp. Trên tam quan Văn Miếu ở Huế chúng ta lại thấy hình ảnh cuốn thư được đắp nổi một cách trang trọng, như đã nói ở trên, được coi là một biểu tượng
  3. văn hiến, nhưng trên văn bia thời Lê, Mạc ở Văn Miếu Hà Nội, chúng ta chưa thấy xuất hiện dạng đồ án này. Đồ án cuốn thư ở đền vua Đinh cũng xuất hiện nhiều dưới dạng bình phong. Trong cuốn thư có khắc chìm hoa văn chữ vạn là ngụ ý sự vĩnh hằng trường cửu. Hoa lá quấn quýt bên cuốn thư cho chúng ta một cảm nhận sang trọng, cao quý mà gần gũi. ở Trung Hoa đồ án cuốn thư không lưu hành rộng khắp như ở Việt Nam thời Nguyễn. Cuốn thư ở Trung Quốc thường thấy ở các ô thoáng trên các bức tường ngăn, đôi khi được thấy trong chạm khắc trên đầu giường. Đồ án cuốn thư xuất hiện trên tam quan cổng nhà chùa, cổng đình cho tới cổng làng, cổng nhà dân vào thời Nguyễn ở Việt Nam từ Bắc vào Nam cho thấy phần nào sự thắng thế của đồ án Nho giáo. * Bình phong hình cuốn thư (đúng ra phải gọi là các ảnh bích hay chiếu bích) là một hiện tượng văn hóa thịnh hành thời Nguyễn có nguồn gốc từ bức tường ngăn phía ngoài cửa của những ngôi nhà tứ hợp viên Trung Hoa truyền thống. Trong kiến trúc truyền thống của người Việt không có thói quen làm các ảnh bích. Từ không gian kiến trúc đình làng tới chùa chiền hay nhà dân đều là những kiến trúc mở, thông thoáng với những hàng rào bằng cây cỏ đơn sơ. Thâm nghiêm kín cổng cao tường vốn rất đặc trưng cho kiến trúc phương Bắc. Sự xuất hiện các tường bao trong các công trình kiến trúc dễ tạo ra sự hút gió rất hại cho sức khỏe những người sống trong những không gian trong đó. Bức tường ảnh bích là vật ngăn gió phía trước cổng ngoài. ở Trung Quốc (nơi khởi nguồn của kiến trúc này) các bức ảnh bích đa phần trông rất nặng nề. Xét về mặt thẩm mỹ, h ình các bức ảnh bích hình cuốn thư trên các bức chạm khắc chân tảng đền vua Đinh mềm mại hơn, trữ tình hơn; hoa lá cây cối khi thấp thoáng khi quấn quít. Đó là điều gần hiếm thấy ở Trung Hoa do các bức ảnh bích nằm trong khuôn viên các ngôi nhà Trung Hoa
  4. truyền thống. Người Trung Hoa thường tránh trồng cây thân mộc trong sân nhà vì sợ các ngôi nhà theo lối xưa có tường bao quanh, mà cây bị bao bọc bởi các bức tường xung quanh tương ứng với chữ khốn (nghĩa khốn đốn). Các ảnh bích lại thường là một bức tường xây đặc không làm các ô thoáng để có thể nhìn ra ngoài. Nhìn từ góc độ văn hóa, đồ án ảnh bích cuốn thư rõ ràng đề cao vai trò của tri thức. Một lần nữa ta lại thấy sự hưng thịnh của Nho giáo đã ảnh hưởng tới thẩm mỹ kiến trúc thế kỷ 19. Nho giáo đặc biệt đề cao chữ Hòa. Khái niệm Hòa xuất hiện đầu tiên trong Kinh Dịch. Trung tâm của ba tòa bảo điện to lớn ở Tử Cấm Thành Trung Hoa là điện Thái Hòa là thể hiện triết lý của Nho giáo. Câu thành ngữ Trung Quốc Gia hòa vạn sự hưng ( tạm dịch là Gia đình hòa thuận vạn sự hưng thịnh) hay Dĩ hòa vi quý thể hiện quan niệm Nho gia về phương thức giải quyết các mối quan hệ từ gia đình đến xã hội. Nhưng có một sự thực rằng, quan niệm trọng nam khinh nữ, đa thê, đề cao con trai trong cấu trúc gia đình phong kiến xưa luôn tạo ra những mâu thuẫn tiềm ẩn. Lời trong tranh bức tranh Đánh ghen “Thôi thôi bớt giận làm lành, chi điều sinh sự hổ mình hổ ta” cùng với tấm bình phong thể hiện cảnh ghen tuông xảy ra trong một gia đình khá giả, có học thức, coi trọng danh tiếng. Nhưng than ôi, danh tiếng và sắc dục xưa nay thật như nước với lửa, khó giữ được cảnh trong ấm ngoài êm. Trần Hậu Yên Thế
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
13=>1