Đi trong vạn dặm
lượt xem 5
download
“Điều ý nghĩa nhất của mỗi cuộc đời là để lại hạnh phúc trên tháng ngày, sẽ mất”. Lam đứng lặng thinh nhìn tôi từ phía ngoài cửa sổ. Gió thổi tấm rèm cửa thoáng che khuất hình ảnh Lam - vừa lúc tôi nhìn thấy từ trong hốc mắt của người bên ngoài cửa sổ một dòng nước lăn xuống. Tôi vội vã nhào ra mở cửa. Phía bên ngoài chỉ là khoảng không mênh mông. Trời cao trước mặt, và đêm chỉ còn có thanh âm của sóng biển rì rào như khóc, như hát, như ru. Căn phòng...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đi trong vạn dặm
- Đi trong vạn dặm TRUYỆN NGẮN CỦA TIỂU QUYÊN “Điều ý nghĩa nhất của mỗi cuộc đời là để lại hạnh phúc trên tháng ngày, sẽ mất”. Lam đứng lặng thinh nhìn tôi từ phía ngoài cửa sổ. Gió thổi tấm rèm cửa thoáng che khuất hình ảnh Lam - vừa lúc tôi nhìn thấy từ trong hốc mắt của người bên ngoài cửa sổ một dòng nước lăn xuống. Tôi vội vã nhào ra mở cửa. Phía bên ngoài chỉ là khoảng không mênh mông. Trời cao trước mặt, và đêm chỉ còn có thanh âm của sóng biển rì rào như khóc, như hát, như ru. Căn phòng cũng chỉ có mỗi một mình tôi xao xác. Không có dấu hiệu nào chứng tỏ rằng Lam đã ở đây. Tôi đứng tê dại dưới vòm đêm. Tôi đã đi vạn dặm xa xôi, sao Lam còn tìm thấy? *** … Chưa bao giờ tôi bãi cát in dấu bước chân tôi những sáng, những chiều. Những mô cát quen thuộc, những con thuyền quen thuộc, những gương mặt quen thuộc và cả sự chờ đợi róng riết quen thuộc của những đứa trẻ quê nghèo. Thằng Miên cũng hay ra ngoài ấy. Miên là đứa bạn thân nhất của tôi suốt tuổi thơ. Nó may mắn hơn, nó có mẹ. Còn tôi thì cù bất cù bơ được mẹ nó mang về nuôi. Tôi còn không biết cha mẹ tôi ở phương trời nào, mẹ Miên nói bà mang tôi về từ gốc thùy dương và một chiều gió nổi.
- Tôi và Miên có một bí mật. Một cái hang cát hai đứa hì hục đào, khoét ở bên gốc thùy dương. Khoảng trống đủ rộng để hai đứa bò vào, ngóng biển. Chúng tôi mang ra hang đủ thứ đồ chơi cỏn con, tôi có cái ná thun, thằng Miên có hộp bi ve đủ màu. Tôi có đôi dép nhựa, Miên có cái mũ cối – “sản vật” của chú nó để lại cho nó chơi. Tôi có cái bánh đa, Miên cũng có ly nước mía. Cứ thế, hai đứa tôi có gì cũng chia nhau, chia cả cái dáng ngồi tùm hum trong hang cát và cái nhìn xa vắng ra biển trời mênh mông trước mặt. Thằng Miên hay ước lớn lên nó cũng được làm chủ con tàu, dong buồm ra ngoài khơi cùng với các chú, các bác. Nó sẽ có những chuyến đi vĩ đại, khám phá biển cả. Tôi cũng như nó, mong cho mình mau lớn lên, để còn được đi biển như người ta. Tôi với nó cứ hình dung chuyện giong buồm ra biển vĩ đại như anh chàng thủy thủ Sinbad vậy. Hai đứa tôi sẽ đối mặt với những cơn bão biển, cướp biển rồi có khi cả thủy quái nữa. Chúng tôi sẽ chiến đấu cho đến hơi tàn lực kiệt, rồi sẽ chiến thắng trở về như những người anh hùng. Tôi với thằng Miên cứ ngồi hình dung ra viễn cảnh huy hoàng, mà có đứa nào biết ngoài khơi mù tăm kia có gì đâu. Ngoài đó có gì mày? Miên hay hỏi tôi như vậy. Nước, sóng, gió chứ gì. Tôi đáp. Ý tau là coi ngoài nước, sóng, gió thì còn có gì bí hiểm nữa. Thì có …bão, có cướp, có quá vật chứ gì. Tôi đáp bừa. Ờ. Chắc vậy. Miên ngồi di di chân xuống cát, nó xúc cát bằng mũi chân rồi đá tít ra xa. Ngoài khơi xa có gì? Tôi có biết đâu. Có gì mà bao nhiêu người ra đi và mang về nguồn sống cho biết bao nhiêu người? Nhưng ngoài kia cũng có gì mà bao nhiêu người ra đi mãi mãi không trở về, để lại những triền cát tang thương mong ngóng như những bến đợi trăm năm vắt nỗi xót xa bời bời lên đôi mắt của những người đàn bà bên làng cát?
- Tôi không biết. Những lúc rảnh rỗi, tôi hay cùng thằng Miên chơi trò xây lâu đài cát. Xây rồi phá, rồi cười rồi lại xây. Chúng tôi cứ như những con dã tràng làm một công việc không mục đích chỉ để cho thời gian trôi đi. Người ta nói người đàn ông là trụ cột trong gia đình, vậy mà nhà tôi và Miên đều không có. Tôi hay hỏi thằng Miên như vầy: Nếu tau có ba, nếu mày có ba, thì sao Miên nhỉ? Miên đáp: Nếu mày có ba, nếu tau có ba thì giờ này mày không hỏi tau câu này. Tôi ờ. Câu trả lời nghe thiệt là giản đơn. Vậy mà tôi cứ hỏi hoài. Hỏi suốt tuổi thơ. Câu hỏi cứ thảng thốt rơi trên những chiều loang nắng. *** Tôi luôn chọn cho Lam những chiếc áo tôi thích nhất, ngày ngày đều giúp Lam thay áo mới. Khuôn mặt Lam lúc nào cũng như cười, đôi mắt sóng sánh ít khi nào biểu lộ niềm vui hay nỗi buồn. Sáng nào thức dậy, tôi cũng nhìn thấy đôi mắt ấy. Và khuya nào, tôi cũng ngủ trước đôi mắt ấy. Gương mặt Lam bình yên lạ, tôi vẫn thích nhìn. Lam đã lặng lẽ bên cạnh tôi, lắng nghe tôi nói, để tôi nắm chặt lấy đôi bàn tay những lúc thấy lòng bão nổi. Và cũng có khi Lam nằm bên cạnh tôi, để tôi úp mặt vào ngực Lam. Tôi chấp nhận sự im lặng của Lam cho tất cả cảm giác bình yên vĩnh cửu. Nếu có khóc, chỉ một mình tôi khóc thôi, nếu có thể nhọc nhằn đi qua nỗi đau, cũng chỉ để một mình tôi thôi. Sóng gió nào tôi cũng gánh gồng được hết. Trái tim có sức mạnh riêng của nó, rồi sẽ đến một lúc nào đó trong đời nó sẽ chẳng sao cả, với bất cứ điều gì sẽ đến. Tôi chỉ cần Lam vẫn bình yên, mỗi ngày ở bên tôi.
- Tôi hay chạm tay vào khuôn mặt Lam, nâng niu từng đường nét thân quen ấy. Nhìn cho thật kỹ, để còn có thể nhận ra Lam ở kiếp sau. Tôi hay đùa như thế. Lam cứ lặng lẽ nhìn ra khung cửa nắng. Ngoài ấy là cuộc sống, Lam à. Thế giới ngoài kia thuộc về Du, Lam biết không? Tôi hay nói với Lam như thế. Mỗi ngày, tôi thay áo mới cho Lam, để Lam còn được hòa mình vào những thanh sắc mới của đời. Chưa bao giờ tôi bỏ Lam đi xa quá lâu. Hạnh phúc của mỗi người có phải là một kho báu không? Và có thật sự hiện hữu để chờ đợi người tìm đến? Như thế nào mới là đủ đầy cho một cuộc đời hạnh phúc mà tôi cứ mãi đi tìm trong âm ba của đời sống, vẫn chưa thấy được. Chỉ thấy hết lần này đến lần khác phải chấp nhận tất cả những điều không thuộc về hạnh phúc. Sao những người đến Thiên Du tìm tôi ai cũng có được nụ cười an nhiên, họ hạnh phúc trọn vẹn không? Sao cái cười của tôi cứ như rơi giữa lừng chừng – cái cười biết là giả dối với người lạ nhưng lại luôn có nước mắt trước Lam. Tôi không biết mình đã tìm được gì cho ước vọng của mình, chỉ thấy những năm tháng cố gắng gầy dựng, âm thầm chiu chắt để một ngày có được Thiên Du. Vậy mà rồi khi tôi đường hoàng đứng ở Thiên Du nhìn ra phố đông, thì cũng là lúc tôi nhận ra mình không còn ai thân thương bên cạnh. Trọn vẹn nào cho hạnh phúc trên dặm đường dài, tôi chưa nhìn thấy. Mà những người tôi yêu thương lần lượt chọn cách rời khỏi tôi. Chỉ duy nhất Lam không rời khỏi tôi – từ khi về cùng tôi ở Thiên Du – duy nhất Lam là người bên cạnh tôi cho tất cả vui buồn. Vậy Lam có phải là hạnh phúc không, Lam? Lam chưa bao giờ trả lời cho tôi câu hỏi đó. ***
- ... Tôi câm lặng suốt chặng đường về nhà cùng Miên. Chiếc xe chạy trong thâm u đặc quánh của đêm. Miên nằm bên cạnh tôi. Miên đã ngủ rất ngon. Và sẽ rất lâu. Mãi mãi. Những nghĩ suy cứ đổ dồn dốc ngược trong óc, như thể quá sức chịu đựng của tôi. Khoảnh khắc ấy tôi mới nhận ra mình cô độc biết dường nào, và cũng nhỏ bé, muốn được che chở biết bao. Tôi muốn có ai đó ôm tôi vào lòng dỗ dành và nói với tôi rằng tôi không phải là người khiến Miên mãi mãi ra đi. Miên ơi… Tôi ngồi nhìn Miên suốt đường về. Đôi mắt Miên thật thanh thản, chỉ có cơ thể là không lành lặn. Những vết nghiến của kính vỡ trên khuôn mặt Miên. Hai bàn tay cũng tụ đầy máu – đôi tay đã cố sức gồng lên đẩy bật chiếc xe ra khỏi người, nhưng Miên không làm được điều đó. Miên rời khỏi tôi khi đang trên đường vào phố chia vui tôi. Chuyến xe định mệnh không kịp cho Miên biết đó là chuyến đi cuối cùng… Miên ơi… Tôi như con còng gió ngày nào bên triền cát không còn đủ sức để khóc cho Miên. Chỉ thấy mình như chìm đi trong cõi mê. Lỗi tại tôi. Là tôi đã đưa Miên về phố, cố thuyết phục Miên rời bỏ làng cát nghèo quanh năm nắng gió để lên phố cùng tôi trông coi cửa hàng áo cưới, hứa với mẹ Miên là hai đứa sẽ lập nghiệp. Hai đứa sẽ kiếm được nhiều tiền, rồi sẽ cùng nhau thành đạt trở về. Chuyến xe đêm không kịp đưa Miên đến với ngày mừng khai trương cửa hàng áo cưới Thiên Du. Nếu không phải là tôi cố thuyết phục Miên về phố thì Miên sẽ mãi bình yên là đứa con của biển, mùa rong ruổi đánh cá với ngư dân làng chài, mùa bình yên chăm sóc mẹ, mùa nắng mưa cũng có thể tôi về. Hai đứa lại ríu ran bên cồn cát… Có phải không? Miên nằm trong hốc cát bên gốc thùy dương – chính cái nơi mà ngày xưa hai đứa đã hì hục đào hang để chui vào chơi những trò chơi tuổi nhỏ. Tôi có biết đâu bây giờ cái hốc cát kỷ niệm trở thành huyệt mộ, mãi mãi vùi lắp cuộc đời đứa bạn thân nhất của tôi.
- Mẹ Miên gầy như chiếc lá. Lúc tỉnh mẹ nó kể đủ chuyện Miên lúc ở nhà. Lúc điên loạn mẹ nó gào khóc gọi tên nó rồi túm tóc tôi quơ quào loạn xạ, chửi bới tôi là giết chết con bà. Tôi đứng im chịu đòn, cái đau thể xác không bằng nỗi giày vó giằn xé tâm cang tôi. Chừng nào mộ thằng Miên vẫn còn đây, tôi vẫn còn đây thì nỗi giày vò sẽ vẫn còn ở tận đáy tim. Nhìn cái dáng lầm lũi của mẹ Miên, trái tim tôi càng xót đắng. Tôi mang Miên đi cũng là lấy đi tất cả yêu thương và hy vọng của bà – tội lỗi không khác gì người đàn ông của hơn 15 năm trước rời khỏi cuộc đời bà ngay lúc sinh linh trong bụng bà vừa cất tiếng khóc chào đời. Người làng bảo, ngày ấy mẹ Miên cũng là một thiếu nữ mang nét đẹp dịu dàng khó hòa lẫn vào những người con gái trong làng. Mẹ Miên không đến với chàng trai nào của biển mà phải lòng một gã trai phố đầu tóc chải chuốt, quần áo bảnh bao. Trai phố hứa hẹn đủ điều về một cuộc sống giàu sang, huy hoàng. Khi làm cho người con gái tóc dài của làng cát mang thai, trai phố vẫn tiếp tục hứa hẹn sau khi nàng sinh con xong sẽ đưa về ra mắt gia đình, rồi làm lễ cưới. Mẹ Miên biết mình lỡ làng, chỉ còn có thể nghe theo lời dụ dỗ ngon ngọt của trai phố, dù những lần về thăm của trai phố thưa dần. Cho đến khi thằng Miên chào đời thì cũng là lúc mẹ Miên nghe tin gã người yêu cưới vợ trên phố. Uất ức ngay khi còn ở cữ, mẹ Miên nằm liệt giường khóc đến lú lẫn. Người làng bảo không lên máu sản hậu chết là còn may. Nhưng Miên sinh ra không ai thừa nhận. Nó không biết, nó vẫn cứ nằm bên mẹ nó ngủ ngoan hiền. Mẹ dành hết tình yêu cho Miên, sau này san sẻ cho tôi. Ba người nghiêng tình thương vào nhau, sống qua những ngày bão nổi. Ba Miên một lần lấy mất yêu thương và hy vọng để mẹ nó như mất nửa cuộc đời. Rồi đến lượt tôi tự giằng lấy hy vọng và yêu thương sau cùng của bà. Tội lỗi nào đáng bị trừng phạt hơn? Mắt mẹ Miên nhìn qua cánh cửa cứ dài dại, cái cười cũng lãng đãng. Hốc mắt bà trũng sâu như thể những vệt tháng ngày đã ăn mòn trên đó. Mẹ Miên như hóa vào tháng năm
- bằng hình ảnh người đàn bà bên gốc thùy dương, cong mình trong câu hát à ơi gió đưa cây cải về trời… *** Tôi vẫn phải về phố với Thiên Du – còn cuộc đời tôi ở đó. Nhưng niềm vui đã thay bằng sự lặng câm. Váng vất. Tôi bắt đầu trò chuyện mỗi đêm với Lam. Những quãng ký ức rời rạc, tôi cần được nói. Tôi muốn Lam phải lắng nghe. Tôi không thể làm đẹp cho hạnh phúc của người khác khi tôi không tìm thấy được ngọn nguồn hạnh phúc ở trong tâm. Hành trình này có phải là sai không Lam? Tôi nương theo người quen đi thành phố, dù không biết chuyến xe xa xôi đưa mình đến vùng đất nào, nhưng tôi cứ đi. Chạy trốn khỏi mảnh đất dữ đã hằn những sợ hãi và đớn đau vào ký ức. Chạy trốn trong xa xôi, cho đến bây giờ, tôi đã không còn là đứa trẻ của làng cát. Một mình tôi đi, thời gian trôi qua thênh thang, đủ dài để gầy dựng được hành trình cho riêng mình một hành trình với tháng ngày. Tôi thích khoảnh khắc được chăm chút cho những gương mặt cô dâu trong ngày hạnh phúc của họ. Vào lúc ấy, tôi thấy hạnh phúc cũng thật đẹp. Tôi vẫn hay đùa với Lam rằng, có ngày nào đó tôi cũng hạnh phúc như vậy không? Rồi tự cười với chính mình. Có lẽ là không. Tôi không chọn hạnh phúc đó. Làm sao biết được con đường đó dẫn về đâu. Hạnh phúc cũng là một ảo ảnh, nếu người nhầm lẫn sẽ chỉ nhìn thấy đau khổ hay mất mát, dối lừa ở phía cuối con đường. Như mẹ tôi, mẹ Miên, như người phụ nữ tảo tần bên triền núi, như ông lại đò dọc dòng sông, rồi cũng như Miên-hạnh phúc về theo thế giới bên kia, mù tăm … Không có ai, và nơi nào có thể giữ hạnh phúc mãi mãi. Lam cũng vậy. Lam không là mãi mãi. Nhưng tôi chọn Lam về cùng, vì ít ra Lam sẽ không bao giờ rời khỏi tôi, như mẹ, như Miên. Lam không bao giờ có thể.
- *** Mái chùa yên bình hiện ra trong khẽ khẽ thông reo như hiện thân của sự tĩnh lặng vô ưu tuyệt đối. Tôi đứng trước cổng chùa, lòng như hạt gió lăn xuống triền đồi. Nhẹ tênh. Réo rắt là tiếng thông reo. Tôi một mình giữa núi đồi nhưng không còn cảm giác trơ trọi. Tôi hít thở cho căng tràn bầu không khí của an nhiên. Tôi bước vào bên trong chùa, đi ngang qua khỏang sân rộng tôi nhìn thấy nhiều dáng áo cà sa khác. Mỗi người một việc, ai nhìn thấy tôi cũng chỉ khẽ cười, rồi lại chú tâm vào công việc. Không ai hỏi thêm điều gì, điều đó khiến tôi thấy an lòng. Tôi cúi mặt đi, đi thẳng vào chánh điện. Quỳ rất lâu trước Đức Phật, tôi ngắm hình dung Người cao vời và thanh thoát trong bao dung. Nước mắt tôi rơi xuống. Không dưng mà tất cả những gói tròn của thời gian cứ muốn trào ra. Chú tiểu – người giúp tôi thắp hương nhìn tôi ngạc nhiên, song cũng không nói gì. Tôi nhờ chú tiểu đưa mình đến thỉnh an sư thầy. Chú tiểu đi trước, nhìn thẳng. Không hỏi thêm người khách lạ có những biểu hiện bất an. Cõi thong dong không dành cho những săm soi, tò mò. Chú tiểu im lặng làm phần việc của mình, không hỏi thêm tôi điều gì. Tôi ngồi ở bàn trà đợi sư thầy, không định hình trước mình sẽ nói điều gì, cần nói điều gì. Hay đơn giản tôi chỉ cần một cái vỗ vai trấn an, cần một sức mạnh từ thinh không để lòng vơi trần tục. Chùa thanh vắng, ngọn cỏ gió đùa, lá khô xào xạc. Sư thầy điềm tĩnh bước đến bàn trà, thong dong tự tại ngồi đối diện trước mặt. Tôi vội vã đứng dậy, lùi một bước, cúi đầu thành kính. Sư thầy cười hồn hậu: Con ngồi xuống đi, đừng ngại. Sư thầy chậm rãi rót trà. Tôi cảm thấy mình nhỏ bé trước phong thái bình an ấy. Tôi xin được nán lại chùa làm công quả vài hôm. Thầy gật đầu:
- Cổng chùa luôn mở ra, đón nhận tất cả chúng sinh. Nhưng con à, con còn rất trẻ, và nợ trần chưa hết đâu. Không có cái gì đuổi theo mình suốt cuộc đời, trừ khi con muốn giữ nó bên mình. Hãy cứ ở lại đây, cho đến khi nào con muốn rời khỏi. Sư thầy nhấp ngụm trà, thong thả nói: Cũng đến giờ thiền rồi, con có muốn lên thiền với các Phật tử không? Tập thở và cười với hiện tại. Cái gì qua thì đã qua, tai nạn, bệnh tật hay bất hạnh, có là gì thì cũng thuộc về quá khứ. Bây giờ nó không còn xuất hiện làm hại đến ta nữa. Da, thưa thầy… Tôi lắp bắp. Sư thầy nói cứ như nhìn thấu tâm can người đối diện. Những lời nói như bát thuốc sắc cho tâm hồn. Thưa thầy, làm sao biết trong cuộc sống này, kiếp nào là duyên, kiếp nào là nghiệp? Nếu buông bỏ mọi thứ thì có đủ tìm đến tĩnh tâm, hay đó chỉ là một sự trốn chạy? Im lặng một đỗi, thầy chậm rãi nói: Nếu chạy trốn mà có thể tìm thấy yên ổn trong tâm được, thì nhà chùa có lẽ không đủ chỗ cho tất cả chúng sinh. Con à, đường đời rất dài. Con chọn đi về phía ung dung, thì sẽ ung dung. Nhưng đó phải là sự lựa chọn không tiếc nuối. Một người bất hạnh, chỉ có hai con đường, một là chạy trốn trong day dứt, hai là đối mặt và đi xuyên qua nó để nhận được món quà là sức mạnh. Tôi nhìn thầy, thảng thốt. Tôi cúi đầu trước thầy, ngoan ngoãn như một đứa trẻ trước đấng sinh thành. Lắng nghe từng lời thầy nói. Những rệu rã trong lòng cũng chừng như tan đi quá nửa. Bài tập thiền không hề giản đơn với một kẻ tâm trí đang xáo trộn như tôi. “Buông bỏ”, “Thở sâu”… Những lời nói của sư thầy cứ thoảng bên tai, tôi có chú tâm đến mấy cũng không thể nào tập trung vào chánh niệm, quán triệt hơi thở và điều khiển sự tĩnh tâm trong lòng mình. Đầu óc tôi muốn nổ tung giữa cuộc đấu tranh “buông bỏ” và “lẩn quẩn, trở đi trở lại” của những gì đã qua. Trong những giây phút của tĩnh lặng, tâm trí tôi lại ngược đường về với
- những gì âm ba, sóng gió nhất của cuộc đời – vốn đã được nén chặt trong những hành trình xa xôi, đi trốn chạy trong thanh bình của đất trời mà bão giông vẫn còn quăng quật trong tâm thức. Rồi mọi thứ sẽ lặng sóng, phải không Lam? Rồi sẽ bình yên, được không Lam? *** Lam không thể rời khỏi tôi. Người từ bỏ Lam – từ bỏ hạnh phúc nương tựa suốt đường dài chính là tôi. Tôi trốn chạy khỏi Lam. Run rẩy rời khỏi Thiên Du vào buổi đêm. Và cứ thế đi mãi trên đường. Lam. Khô khốc một ánh mắt chết. Một đôi môi hoang lạnh. Tôi chạm vào đó trong mơ hồ róng riết của nỗi đau. Tôi không còn sức lực để có thể nói với Lam điều gì sau ngày đưa Miên đi xa. Tuổi thơ đi qua hằn đầy mất mát, tổn thương vẫn chưa đủ hay sao mà cuộc sống khắc nghiệt còn nỡ mang người bạn thân suốt dặm trường của tôi đi mất. Tôi cần một cái ôm. Tôi cần được chia sẻ và yêu thương biết bao nhiêu. Mọi sức lực như đã bị rút cạn trong khoảng tối cô độc. Tôi đã ôm Lam rất lâu. Rồi như vô thức, tôi lần tìm lên khuôn mặt Lam. Chạm vào đôi môi vẫn luôn nở nụ cười bình an. Một sự va chạm vô thanh. Và vô vọng cảm xúc. Khẽ qua nhau một ánh nhìn, tôi chỉ kịp nhận ra ánh mắt Lam mở to, trân trối nhìn tôi. Nhưng vô hồn. Cũng không khác ánh mắt của một người đã chết. Trái tim tôi như thắt lại, tôi xô ngã Lam. Vùng chạy ra khỏi Thiên Du. Rốt cuộc, tôi vẫn phải chấp nhận sự thật, rằng Lam cũng chỉ là một ảo ảnh mà tôi đã gieo giữ trên suốt dặm đường dài, để dỗ mình bớt cô độc. Cuộc đời của Lam được mặc định, vì tôi. ***
- Miên đứng ngoài cảnh cửa gỗ, nhìn tôi. Cái nhìn xao xác buồn. Ngọn đèn dầu để ở góc nhà le lói một vòm sáng không đủ soi rõ mặt người. Tôi chỉ nhận ra Miên qua cái dáng khom khom không lẫn vào đâu được. Miên đến xem Du đang làm gì với cuộc đời mình. Về đi Du, cuộc đời đang đợi. Miên, Miên ơi… Tôi vội vã tốc chăn chạy ào ra ngoài, chân vấp vào ngạch cửa tươm máu. Đêm tịch mịch. Các sư đã ngon giấc cả. Tôi ngồi bên bậc cửa, mặc kệ vết thương ở bàn chân, chỉ thấy đau ở phía trái tim. Tôi đang làm gì với cuộc đời mình? Tôi đang buông bỏ tất cả. Tôi sợ ngày rời khỏi núi, sợ phải đối mặt với ký ức, sợ cảm giác không có điểm tựa ở phố đông, sợ bước chân mình không đi nổi đường dài. Tôi sợ nhiều thứ và không dám quay trở lại. Tôi nương nhờ cảm giác bình an ở mái chùa xa. Ở đó mỗi khuya tôi thức sớm ngồi thiền, mỗi sáng vào bếp cùng chuẩn bị bữa ăn sáng, rồi lên lớp học đạo, quét sân, nhổ cỏ… Mọi khoảnh khắc dđều được dạy chú tâm vào khoảnh khắc hiện tại. Mọi khoảnh khắc đều có những người xung quanh bên cạnh và nhìn thấy tôi. Buông bỏ có được không? Sư thầy nhiều lần ngồi bên cạnh tôi rất lâu, kể cho tôi nghe nhiều câu chuyện bi thương của chúng sinh từng muốn nương nhờ cửa Phật. Cõi trần ai duyên nghiệp gì mà bao nhiêu người phải đi trong lao lung của nghịch cảnh. Ai bất hạnh hơn, ai hạnh phúc hơn? Con còn nợ trần, chưa dứt được đâu. Sống cũng là một cuộc đấu tranh, con ạ. Hãy tìm thấy sức mạnh ở bên trong mình, lấy đó làm điểm tựa cho tất cả. Tôi cúi đầu, không thể phủ nhận, phố còn có Thiên Du đợi tôi về. ***
- Tôi về vào một ngày gió. Tôi vác ba lô xuôi đèo. Vẫn là tôi giữa đất trời, nhưng ngày về đã khác. Đời cho mỗi người một trái tim để kiên cường. Và giá trị của tất cả là sự im lặng trong sâu thẳm bên trong. “Điều ý nghĩa nhất của mỗi cuộc đời là để lại hạnh phúc trên tháng ngày, sẽ mất” Bức thư pháp chính tay sư thầy viết tặng, tôi mang theo về phố. Con làm được, thưa thầy. Nhắm mắt lại, tôi hiểu rằng chỉ khi nào đối diện, người ta mới có thể đi xuyên qua sự sợ hãi và nỗi đau. Tôi đã đi một chặng đương rất xa, mang vác ký ức ở phía sau lưng và chạy hụt hơi, quá khứ vẫn mãi đè nặng. Cố lên Du ơi. Mình làm được mà, phải không? Tôi cắn chặt môi, mặc phía trái tim đau, tôi vẫn hát giữa núi đồi. Cuối cùng tôi cũng chọn đường về Thiên Du. Tôi đứng trước nơi mình đã mất biết bao nhiêu năm trời để gầy dựng. Lạ lẫm như thể đến một nơi không phải của mình. Tôi nhìn lại tôi quá tấm gương lớn, cũng là một hình hài của mấy ngàn ngày… Điện thoại báo tin nhắn 37 cuộc gọi nhỡ. Những số điện thoại lạ, có lẽ là của khách hàng gọi đến Thiên Du. Tôi đã bỏ lại tất cả mọi liên lạc để đi tìm miền yên tĩnh. Lam nằm chỏng chơ trên nền đất. Ánh mắt nhìn thẳng lên trần nhà chứ không phải nhìn thẳng vào tôi mỉm cười như những lần trước. Tôi nhìn, muốn khóc. Tôi bước đến đỡ Lam đứng dậy. Từ trong hốc mắt Lam, một vệt bụi mờ lăn xuống, dài như nước mắt. Tôi chạm vào khuôn mặt Lam, không còn thanh sắc. Tôi không còn cảm nhận được sự ấm áp nào trên khuôn mặt thân quen ấy. Lam vẫn đang mặc chiếc áo đẹp nhất của Thiên Du, nhưng đã không còn thuộc về Thiên Du để đợi tôi về từng ngày nữa rồi. Tôi ngồi bệt xuống bên cạnh Lam. Tôi không gọi tên Lam nữa. Lam không tồn tại như cái tên tôi đã đặt cho Lam. *** Thiên Du mở cửa trở lại, ngày đầy hoa và ánh nắng. Tôi mang Lam đi, đưa về một ma- nơ-canh khác và không đặt tên. Ma-nơ-canh không thể có tên vì đó không phải là một
- cuộc đời. Tôi mặc áo cho những ma-nơ-canh và đặt trong tủ kính. Những ánh mắt hướng ra đường, không có ánh mắt nào ở phía góc phòng quen thuộc đợi tôi về. Nơi Lam thường đứng, tôi đặt một bình hoa to màu hồng phấn. Tôi nhìn biển hiệu cửa hàng áo cưới mang tên tôi - Thiên Du, mỉm cười và rơi nước mắt. Mọi thứ sẽ bắt đầu từ BÂY GIỜ, Du ạ. Hạnh phúc là khoảnh khắc giải thoát của tâm cang mình. Hạnh phúc – không phải là bám víu vào ngày hôm qua, cũng không phải chờ đợi những ngày sẽ tới mà là tất cả những gì thuộc về tháng ngày của chính tôi, để khắc lên đó một hành trình. Sẽ không có hạnh phúc nào mãi mãi, và cũng giống như vậy, không có nỗi đau nào được phép ở lại mãi mãi. Hạnh phúc sẽ không bao giờ đến trong kiếm tìm và nỗi đau không mất đi trong sự trốn chạy. Ngày tháng xếp chồng lên thành những toa tàu, nối dài một hành trình. Phía trước là muôn trùng. Tôi sẽ để cuộc sống tự nhiên trôi đi như thời gian, và chấp nhận từng khoảnh khắc đi qua trong cuộc đời mình. Đó đã là chiếc chìa khóa giản đơn nhất để mở cánh cửa dẫn lối về hạnh phúc. Tôi đã mất rất lâu để tìm thấy được chiếc chìa khóa ấy cho cuộc đời mình. Còn cần trong vạn dặm. Để về đến sân ga cho riêng tôi. Điện thoại đổ chuông. Số lạ. Tôi biết mình có mỉm cười trong thanh thản: A lô, Thiên Du nghe…
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Bí ẩn trong khách sạn Thủy Tiên P8
15 p | 178 | 20
-
Vai trò của doanh nghiệp du lịch đối với phát triển với di sản văn hóa trong chính sách phát triển du lịch bền vững tại thành phố Hồ Chí Minh
11 p | 109 | 16
-
di tích và danh thắng tỉnh bình dương: phần 1
81 p | 140 | 14
-
Cuối tuần với đầm Vân Long
7 p | 89 | 12
-
Truyện ma Lưỡi Gươm Đẫm Máu
7 p | 87 | 10
-
Kính Vạn Hoa 01: Nhà Ảo Thuật
58 p | 105 | 9
-
Trang Nhật Ký Đẫm Máu - chương 1,2
14 p | 104 | 9
-
Mùa cưới năm nay, đi đâu chụp ảnh đẹp nhất?
8 p | 87 | 8
-
Cụm di tích chiến thắng Bạch Đằng ở Yên Giang – Quảng Ninh part 1
10 p | 162 | 7
-
Đầm Nha Phu – Từ biển biếc đến rừng xanh
3 p | 57 | 6
-
Nguyên sơ Vân Long
4 p | 91 | 6
-
Yếu tố kỳ ảo trong kể xong rồi đi của Nguyễn Bình Phương
9 p | 99 | 6
-
Lưỡi Gươm Đẫm Máu
3 p | 68 | 5
-
một phát một mạng: phần 2 - nxb văn hóa sài gòn
215 p | 40 | 4
-
Một Lần Đi Xa
9 p | 60 | 4
-
Hiệu quả bù dịch sau vận động bằng đường uống
7 p | 5 | 3
-
Di sản nông thôn: Nhìn nhận giá trị di sản làng An Truyền – Đầm Chuồn, vùng đầm phá Tam Giang - Cầu Hai, Thừa Thiên Huế
16 p | 3 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn