intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

DI TRUYỀN PHÂN TỬ SỬ DỤNG TRONG GIÁM ĐỊNH,CHẨN ĐOÁN, PHÂN LOẠI, PHẢ HỆ, DỊCH TỄ HỌC VÀ DI TRUYỀN QUẦN THỂ KÝ SINH TRÙNG

Chia sẻ: Nguyen Linh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

107
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tất cả mọi đặc tính sinh học của một cá thể đều được quyết định bởi hệ gen của chúng. Hệ gen ở động vật là một tập hợp của các chuỗi nucleotide phân bố trong các phân đoạn dài ngắn khác nhau gọi là nhiễm sắc thể (đối với hệ gen cá thể bậc cao), hoặc là một vòng acid deoxyribonucleic (ADN) khép kín (đối với hệ gen cá thể bậc thấp).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: DI TRUYỀN PHÂN TỬ SỬ DỤNG TRONG GIÁM ĐỊNH,CHẨN ĐOÁN, PHÂN LOẠI, PHẢ HỆ, DỊCH TỄ HỌC VÀ DI TRUYỀN QUẦN THỂ KÝ SINH TRÙNG

  1. DI TRUYỀN PHÂN TỬ SỬ DỤNG TRONG GIÁM ĐỊNH, CHẨN ĐOÁN, PHÂN LOẠI, PHẢ HỆ, DỊCH TỄ HỌC VÀ DI TRUYỀN QUẦN THỂ KÝ SINH TRÙNG MỞ ĐẦU Tất cả mọi đặc tính sinh học của một cá thể đều được quyết định bởi hệ gen của chúng. Hệ gen ở động vật là một tập hợp của các chuỗi nucleotide phân bố trong các phân đo ạn dài ngắn khác nhau gọi là nhiễm sắc thể (đối với hệ gen cá thể bậc cao), hoặc là một vòng acid deoxyribonucleic (ADN) khép kín (đối với hệ gen cá thể bậc thấp). Tính chính xác khi so sánh cấu trúc trật tự nucl eotide của gen và hệ gen các cá thể khác nhau cho phép có đ ược sự phân biệt chính xác các đặc tính di truyền học của cá thể và quần thể, bất luận, sản phẩm gen của chúng có thể bị ảnh hưởng tương tác của môi trường và đồng loại. Ngày nay khảo sát và phân tích cấu trúc gen và hệ gen của cá thể để so sánh, hay còn gọi là khai thác chỉ thị di truyền phân tử ADN (DNA genetic markers) đ ược coi là phương pháp tối ưu trong nghiên cứu sinh vật nói chung và ký sinh trùng (KST) nói riêng, đặt ra một hướng mới: hướng giám định, chẩn đoán, phân loại, nghiên cứu phả hệ tiến hoá, dịch tễ học và di truyền quần thể bằng phương pháp sinh học phân tử(1),(2),(3),(4) .
  2. Phương pháp khai thác chỉ thị phân tử ADN cho kết quả có độ nhạy và tính chính xác cao, đặc biệt trong chẩn đoán phát hiện biến chủng, thậm chí trong các cá thể đồng chủng, ngay cả khi vùng ADN nghiên cứu không cho sản phẩm gen (non-coding region), hoặc ADN ở vùng giao gen, hay cả khi một số gen ở trạng thái câm lặng (silent genes). Phương pháp ADN còn bao quát cả phương pháp protein, đơn giản, vì khi cấu trúc gen trong chuỗi nucleotide đã được xác định, thì cấu trúc protein cũng dễ dàng phân tích để đánh giá và so sánh chức năng. Sự phát triển của kỹ thuật máy tính điện tử (computer) đã tạo dựng công cụ tin-sinh học (bioinformatics) đa dạng và đa năng, cho phép ứng dụng phương pháp phân tích ADN một cách hiệu quả và rộng rãi. Tuy phương pháp chỉ thị phân tử đòi hỏi trang thiết bị đắt tiền, tốn kém và cần các nhân viên kỹ thuật có trình độ cao, nhưng kết quả phân tích hết sức đặc hiệu và chính xác(5,12). CHỈ THI DI TRUYỀN PHÂN TỬ CỦA HỆ GEN Hệ gen ty thể và chỉ thị chọn lọc Ty thể (mitochondrion) là một bộ phận của tế bào, chứa một hệ gen riêng gồm các gen tham gia quá trình ôxy hoá-khử, giải phóng năng lượng cho tế bào hoạt động. Hệ gen ty thể khoảng 13-25 nghìn nucleotide, chứa 12 gen (đối với sán, trematode và cestode; và giun, nematode) hoặc 13 gen (đối với động vật bậc cao) mã hoá cho sản phẩm protein(4),(6),(7),(10),(11). Ngoài ra còn có 2 gen ARN ribosome, 22 gen của ARN vận chuyển, một vùng không mã hoá (non-coding region) và một
  3. số tiểu phần khác (Hình 1). Trong một tế bào sinh vật có khoảng 200-300 ty thể hoạt động. Hiện nay đã có hàng trăm loài có hệ gen ty thể đã được giải mã và phân tích đầy đủ, hàng nghìn loài đã có hệ gen ty thể được giải mã một phần, cung cấp nguyên liệu chuỗi nucleotide và axit amin cho so sánh giám định các loài cần nghiên cứu. Do có kích thước nhỏ, lại chứa gen tối cần thiết cho hoạt động sống của tế bào, nên ty thể được coi là đối tượng lý tưởng để khảo sát sự biến đổi trong hệ gen phục vụ nghiên cứu về giám định, phân loại và lập phả hệ quần thể. Các gen trong ty thể lại có hệ số biến đổi nhanh hơn hệ gen nhân tế bào 10-15 lần, nên rất thuận lợi cho nghiên cứu về tiến hoá. Các gen của ty thể trong cùng chủng, cùng loài, thậm chí trong các loài có quan hệ gần về sinh học có sự bảo tồn rất cao, do vậy, bất cứ sự thay đổi nhỏ n ào cũng là dấu hiệu giá trị trong giám định và phân loại. Nghiên cứu hệ gen ty thể còn có tầm quan trọng trong chẩn đoán, điều trị và phòng chống bệnh, vì có nhiều bệnh ở người và động vật liên quan đến sự biến đổi ở ty thể. Đối với KST, hiểu biết đầy đủ về hệ gen ty thể, c òn có giá trị định hướng trong phòng chống, đặc biệt tìm kiếm hoá chất, hoá dược, hoặc thực nghiệm các loại vacxin thế hệ mới. Đã có nhiều hệ gen ty thể của các loại KST như giun đũa (Ascaris suum), giun chỉ (Onchocerca volvulus), sán máng (Schistosoma mansoni, S. japonicum, S. mekongi, S. haematobium), sán dây (Taenia solium, T. asiatica, T. crasiceps...), sán lá gan lớn (Fasciola hepatica, F. gigantica), sán lá gan nhỏ (Clonorchis sinensis, Opisthorchis viverrini), sán lá ruột
  4. (Fasciolopsis buski)... đã được giải mã và phân tích cung cấp nguồn dữ liệu cần thiết cho nghiên cứu giám định, phân loại, phả hệ, quần thể ký sinh trùng(9),(10),(11). Vậy những chỉ thị nào của hệ gen ty thể là đối tượng được chọn nghiên cứu? Thông thường, gen cox1, nad1, cob là những gen có giá trị được chọn trong giám định và định loại các loài có họ hàng gần gũi; các gen nad3, 16S (rrnL), 12S (rrnS), vùng không mã hoá (NR, non-coding region) được chọn trong phân loại và so sánh biến đổi gen của các loài họ hàng xa (Hình 1). Các gen ty thể là các cấu trúc di truyền đại diện dòng mẹ, do vậy, khi giám định các loài có khả năng lai hay trong vùng tạp lai ngoại loài (inter-specific hybridization), nhất thiết cần xem xét thêm chỉ thị hệ gen nhân (ví dụ ITS-2), vì gen nhân đại diện di truyền dòng bố. Từ đó, việc phân tích dòng lai sẽ xác định được di truyền theo bố hay theo mĐ. Hình 1. Hệ gen ty thể (A) có các chỉ thị phân tử thường sử dụng (vạch bên dưới các gen) và sơ đồ cấu trúc tổ hợp ADN ribosome (B) của hệ gen nhân cung cấp chỉ thị 18S và ITS-2 với các mồi thực hiện PCR. Hệ gen nhân tế bào và hướng nghiên cứu một phần hay toàn bộ hệ gen Trong một tế bào của cơ thể, song song tồn tại 2 hệ gen bao gồm hệ gen nhân tế bào (nuclear genome) và hệ gen ty thể (mitochondrial genome, đối với động vật) hoặc lạp thể (chloroplast, đối với thực vật). Hai hệ gen n ày đều có sản phẩm riêng, hoạt động có tính chất vừa độc lập, vừa tương tác, và dĩ nhiên hệ gen ty-lạp thể chịu ảnh hưởng điều hoà của hệ gen nhân tế bào.
  5. Hệ gen nhân tế bào bao gồm hàng chục triệu đến hàng trăm triệu nucleotide. Hệ gen nhân tế bào được phân bố trong các đơn vị sinh học gọi là nhiễm sắc thể (NST). Số lượng NST trong mỗi một loài có khác nhau. Các gen được phân bố tập trung trong các vùng riêng biệt gọi là các vùng mã hoá (coding region), phần lớn vùng còn lại không chứa cấu trúc gen, gọi là vùng không mã hoá (non-coding region). Rất khó thực hiện phản ứng PCR ở các vùng này do chúng chứa nhiều cấu trúc lặp hoặc ở những vùng có tỷ lệ nucleotit A +T hay G+C thường lấn át nhau, có nơi tỷ lệ A +T hay G+C đạt 90% hay ngược lại. Hơn nữa, do không chính xác về trật tự nucleotide nên rất khó tổng hợp các primer đặc hiệu cho phản ứng PCR. Sản phẩm PCR của các vùng ADN này thường chất lượng không cao. Hệ gen nhân tế bào có hệ số đột biến không cao hơn hệ gen ty thể. Tuy nhiên, bất kỳ sự thay đổi nào của các gen quan trọng cũng dẫn đến sự biến đổi hệ gen có tính chất đặc trưng của loài. Về phân loại mà nói, nếu chỉ chọn 1 hay vài gen để phân tích, sẽ không cho kết quả của tiến trình tiến hoá, vì trong 1 loài các gen cơ bản có chiều hướng bảo tồn rất cao. Do vậy phân tích gen bảo tồn trong hệ gen của nhân chỉ có giá trị trong giám định, mà ít có giá trị trong phân loại. Mặt khác, các vùng có cấu trúc lặp, hay những vùng có hệ số biến thái cao trong hệ gen nhân là đối tượng phân tích để phân loại. Các phương pháp SHPT đã trình bày (RFLP, RFLP-PCR, RAPD...) là phương tiện dễ dàng phát hiện những vùng đặc biệt như thế này. Khi biết được cấu trúc của 1 phân đoạn ADN biến thái
  6. ở cá thể này, bằng các phương pháp trên, kết hợp với các phương pháp lai phóng xạ, rất dễ dàng phát hiện vùng tương tự ở các cá thể khác. Sự biến đổi di truyền trong hệ gen nhân tế bào thường xảy ra ở dạng chuyển vị (transposition) đối với cơ thể đơn bào hoặc sinh vật “tự sản” (self- reproducing). Đối với cơ thể đa bào hoặc sinh vật sinh sản hữu tính, sự biến đổi hệ gen thường xảy ra ở dạng tái tổ hợp (recombination). Còn các dạng biến đổi nucleotide (đột biến điểm, nhân lên hay biến mất của 1 dãy nucleotide...) xảy ra ở cả hai loại cơ thể sinh vật nói trên. Chỉ thị phân tử ở hệ gen nhân tế bào Trong hệ gen nhân tế bào, có một tổ hợp gen quan trọng gọi là tổ hợp ADN ribosome (ADNr), bao gồm các khung gen do 18S-ITS1-5,8S-ITS2-28S hợp thành. Mỗi một hệ gen có nhiều khung gen nối tiếp nhau. Bất kỳ gen ribosome n ào (18S, 5,8S, 28S) hay vùng giao gen (ITS-1, ITS-2) đều được sử dụng trong phân tích phân loại. Hình 1 mô tả toàn bộ cấu trúc tổ hợp ADN ribosome (nuclear ribosomal operon). Các tổ hợp ADN ribosome sắp xếp nối tiếp nhau và cách nhau bằng một vùng giao tổ hợp IGS (inter-genic spacer). Có khoảng 100 tổ hợp ADNr ở loài sán máng (S. mansoni)(11) và sán phổi (P. ohirai). Trong hệ gen nhân của sán lá gan nhỏ (Opisthorchis viverrini)(15), ADNr chiếm đến 6,1% thành phần ADN của hệ
  7. gen. Vùng đầu 5’ của gen 18S có định vị một chuỗi ADN ngoại tổ hợp gọi l à vùng ngoại gen ETS (external transcribed spacer). Giữa gen 18S và 5, 8S là vùng giao gen ITS-1 (internal transcribed spacer 1) có độ dài khoảng 300-600 bp; và giữa gen 5, 8S và 28S là vùng giao gen ITS -2 (internal transcribed spacer 2) có độ dài tương đương khoảng 300-500 bp. Độ dài ITS-1 và ITS-2 ở một số loài đã được xác định, như ở sán lá gan F. hepatica có ITS-1 là 433 bp, ITS-2 là 362 bp; ở loài sán máng S. mansoni, ITS-1 là 456 bp và ITS-2 là 309 bp. ITS-1 và ITS-2 có thể chứa các cấu trúc lặp ngắn (mini-satellite) có giá trị rất lớn trong định loại (genotyping). Độ dài của gen 18S vào khoảng 1,9- 2,0 kb, của gen 5,8S khoảng 150 bp và của gen 28S là khoảng 3,5-4,1 kb. Khoảng cách giữa các tổ hợp ribosome (ADNr) rất dao động ở các loài, từ 2 kb đến 5-9 kb, có khi vượt quá 10 kb. ITS-1 và ITS-2 có mức độ biến đổi ngoại loài rất cao, khó có thể sử dụng để so sánh phân tích các loài khác giống, nhưng chúng lại là đối tượng lý tưởng trong nghiên cứu phả hệ nguồn gốc các chủng trong cùng loài hoặc cùng giống, đặc biệt về hiện tượng lai nội và ngoại loài. ITS-2 đại diện phả hệ dòng bố (paternality), nếu được phân tích cùng với một số chỉ thị hệ gen ty thể đại diện dòng mẹ (maternality) thì việc lai ngoại loài có điều kiện xác định chính xác nguồn gốc dòng lai.
  8. Dựa trên nhóm gen trong tổ hợp ADN ribosome này, một số loài KST được phân loại và phân tích phả hệ có tính chính xác cao như: Toxoplasma gondii, Plasmodium berghei, Giardia lamblia(13), Echinococcus granulosus, Ostertagia ostertagi, Trichinella spinalis, Schistosoma man soni và một số trong các loài Trypanosoma, Euglena. Đặc biệt gần đây, căn cứ dữ liệu thu đ ược về chỉ thị ty thể và ITS-2, hiện tượng lai tự nhiên ngoại loài trong tiến hoá của Schistosoma spp(11), Fasciola spp (giữa F. hepatica và F. gigantica) đã được phát hiện. Tại Việt Nam, Lê Thanh Hoà và cs (2007) đã xác định chính thức lai dòng bố F. hepatica và dòng mẹ F. gigantica trong quần thể Fasciola spp gây bệnh trên người và động vật(10). CÁC HƯỚNG THIẾT YẾU ỨNG DỤNG SINH HỌC PHÂN TỬ TRONG NGHIÊN CỨU KÝ SINH TRÙNG Hướng sử dụng trực tiếp một phân đoạn ADN trong hệ gen Đó là việc phân tích và sử dụng trật tự nucleotide của một hay một vài phân đoạn ADN trong hệ gen, bất luận chuỗi nucleotide đó có thể l à một phần nằm trong một cấu trúc gen (coding region) hay nằm ngoài cấu trúc gen (non-coding region) của hệ gen nhân hay ty thể. Như vậy trong hướng này, chỉ cần xem xét trật tự nucleotide của vùng ADN làm đối tượng, mà không cần thiết tìm hiểu chức năng cấu trúc của nó. Do vậy, cơ sở của hướng sử dụng trực tiếp phân đoạn ADN trong hệ gen là cần phải có toàn bộ trật tự nucleotide của nhiều cá thể trong 1
  9. chủng, nhiều chủng trong 1 loài và nhiều loài khác nhau trong quần thể có quan hệ đồng tiến hoá. Bằng các chương trình máy tính chuyên biệt (ngày nay trong khoa học tin học, đã xuất hiện thêm 1 ngành mới xử lý thông tin sinh học, đó là ngành tin -sinh học, gọi là Bioinformatics), các dữ liệu về thành phần nucleotide được so sánh và thu nhận kết quả về mức độ đồng nhất (homology) và mức độ tương ứng (similarity), đối chiếu với các dữ liệu lưu trữ trong Ngân hàng gen (GENBANK), hoặc các Trung tâm lưu trữ số liệu khác. Trên cơ sở này, đặc tính gần (proximity) và đặc tính xa (distance), cũng như hệ số song chiếu (pairwise identity) được tính toán và phân tích để có hệ số tiến hoá gần và xa của loài nhằm sử dụng để thiết lập phả hệ tiến hoá của quần thể. Vì phân đoạn ADN lấy làm nghiên cứu có tính xác suất, tuỳ hứng, nên có thể sau khi phân tích số liệu về một số đặc tính, kết quả có thể bị rối (noisy) không phù hợp sử dụng. Do vậy, để được chính xác và hiệu quả, cần có sự chọn lọc trước từng vùng cơ bản trong hệ gen để khảo sát và phân tích. Những vùng đó, thông thường là những vùng ADN có vai trò nhất định trong quan hệ sinh học nội và ngoại loài. Hướng sử dụng một phần hay toàn phần cấu trúc của một gen Hệ gen của một sinh vật, dù là bậc thấp hay bậc cao, vẫn là tập hợp chứa hàng nghìn đến hàng trăm nghìn cấu trúc gen khác nhau. Trong vô vàn các cấu
  10. trúc gen đó, chỉ có khoảng 30-40% gen ở trạng thái hoạt động, số còn lại ở trong trạng thái bị kìm hãm hoặc hoàn toàn câm lặng. Về nguyên tắc, các cá thể cùng 1 chủng thuộc 1 loài, bao giờ cũng có một số lượng ít hay nhiều, thậm chí có khi gần 100% số gen có cấu trúc giống nhau. Sự sai khác, nếu có, đó là sự biến đổi ở mức độ phân tử, và phải qua phân tích ở mức độ phân tử mới xác định được. Sự sai khác phân tử chính là các đột biến xuất hiện trong chuỗi gen của hệ gen, bao gồm đột biến điểm (point-mutation), sự xoá đi hay thêm vào của ADN có thể đó là các bộ mã nucleotide (insertion and deletion), sự biến mất hay nhân lên của các chuỗi nucleotide lặp (satellite), sự đảo gen (invertion), sự chuyển gen (translocation) v.v... Sự sai khác này ở mỗi cá thể khác nhau là khác nhau, biểu thị tính đa dạng sinh học ở mức độ phân tử và đó chính là đích khai thác của việc nghiên cứu, giám định và phân loại KST bằng phương pháp SHPT(8). Hiện nay, một gen hay một phần gen nào đó sau khi được chọn làm đối tượng nghiên cứu, sẽ được nhân lên bằng kỹ thuật PCR, rồi từ đó phân tích trật tự nucleotide và so sánh trật tự chuỗi gen. Các sản phẩm PCR chứa các phân đoạn ADN của gen được tinh sạch để trực tiếp phân tích hoặc được dòng hoá (cloning) vào các vectơ dẫn truyền (cloning vector) để tiếp tục nghiên cứu. Nếu đó là gen quan trọng của cá thể, để nghiên cứu chức năng hoặc thu sản phẩm, gen đó có thể được dòng hoá vào các vectơ biểu hiện protein (expression vector).
  11. Về mục đích giám định, phân loại và phả hệ mà nói, sự biến đổi thành phần nucleotide gói gọn trong một gen, chưa hẳn là đại diện cho sự biến đổi di truyền dẫn đến sự đa dạng sinh học (biodiversity) của loài hay của họ sinh vật. Bởi lẽ, các gen quan trọng thông thường được bảo tồn một cách nghiêm ngặt và hệ số đột biến qua các thế hệ là rất thấp. Sự đa dạng sinh học phải là sự đánh giá tổng thể sự biến đổi chung trong hệ gen, kể cả đặc tính đảo vị trí của 1 hay nhiều gen, hoặc xuất hiện hoặc biến mất của một vùng gen. Sự đa dạng sinh học còn là hệ quả của việc trao đổi các thành phần ADN (bất luận là gen hay không phải gen) trong hệ gen nói chung hay giữa hệ gen của nhân và ty thể hoặc ngược lại, trong 1 loài hay giữa loài này với loài khác. Sự đa dạng sinh học còn chịu ảnh hưởng của các cấu trúc ADN hoặc gen lưu lạc (mobile genetic elements) hay các cấu trúc lặp (repetitive sequences), đ ược gọi là các tiểu phần ADN “ích kỷ” (selfish DNA). Các tiểu phần n ày có sự chi phối lớn trong di truyền hệ gen, do vậy, chúng có vai trò không nhỏ trong quá trình tiến hoá của loài(14),(16). Khác với việc phân tích ADN hỗn hợp, việc phân tích một gen xác định có lợi thế và kiêm dụng hơn. Đó là sự thu nhận được số liệu về sự biến đổi hoặc bảo tồn của từng nucleotide, tỷ lệ đột biến, loại hình đột biến, và cả cấu trúc axit amin của gen đó. Dĩ nhiên khi biết chính xác về gen, chúng ta có hướng xác định trong nhiều công việc nghiên cứu, kể cả chẩn đoán và điều trị.
  12. KẾT LUẬN TỔNG QUÁT Cũng như nhiều loại sinh vật, việc giám định, phân loại và nghiên cứu dịch tễ học KST cho đến nay vẫn dựa vào các phương pháp truyền thống là chính, trước hết phương pháp hình thái học chiếm vị trí quan trọng. Các phương pháp SHPT đã bước đầu được ứng dụng trong chẩn đoán phân loại và lập phả hệ sinh vật và số liệu chính xác do các phương pháp SHPT đem lại đã cho phép ứng dụng những hướng mới và rất có thể sẽ làm thay đổi một phần hệ thống phân loại hiện có. Có thể tổng quát vấn đề ở chỗ, phương pháp truyền thống là sự khai thác bảo tồn và biến đổi kiểu hình (genetic conservation DNA variation), còn các phương pháp SHPT chủ yếu dựa trên phân tích ADN của hệ gen, đó là sự biến đổi kiểu gen (genotypic variation). Biến đổi kiểu hình là sự hoạt động của sản phẩm gen, do vậy chúng chịu sự tương tác trong loài với loài và với vật chủ và môi trường. Sự sai khác chức năng và hoạt động sống của các cá thể trong cùng một loài có thể dễ nhận biết hơn. Có nhiều chủng khác nhau về phân bố địa lý nhưng hệ gen của chúng có hệ số đồng nhất khá cao. Nếu chỉ dựa vào phân tích hệ gen mà đánh giá, có thể khó phân biệt sự khác nhau của loài. Rõ ràng tính đa dạng sinh học trước hết là sự biểu hiện sinh học của cá thể trong hoạt động sống với môi trường. Phải phân tích ở mức độ phân tử chúng ta mới có đủ các điều kiện để đánh giá những biến đổi di truyền có giá trị giám định và phân loại. Khái
  13. niệm “đồng hồ phân tử” (molecular clock) biểu thị thời gian và mức độ biến đổi cả về kiểu gen và kiểu hình của loài, tuỳ thuộc vào từng loài mà sự biến đổi đó có thể nhanh hay chậm. Từ đó, “đồng hồ phân tử” của từng loài là khác nhau và mức độ tiến hoá là khác nhau. Đối phó với môi trường cá thể có thể thay đổi nhanh về hình thái và các đặc tính sinh học. Ngay trong hệ gen của một cá thể, bên cạnh việc bảo tồn nghiêm ngặt nhiều gen cần thiết, đã có một số gen hay vùng gen dự trữ rất sẵn sàng cho sự biến đổi nhất định nào đó, để phù hợp với thay đổi môi trường để tồn tại. Sự thay đổi đó có thể rất nhỏ, nhưng có ảnh hưởng có thể rất lớn, ví dụ, chỉ cần một đột biến điểm (point-mutation) của một nucleotide, có thể làm thay đổi cấu trúc axit amin của sản phẩm và tạo nên sự thay đổi lớn về kiểu hình. Hệ gen của nhân hay ty thể cung cấp số liệu về cấu trúc ADN của cá thể, nên có thể sử dụng đối chiếu trực tiếp, kết quả hoàn toàn phản ánh đúng thực chất mà không chịu bất kỳ ảnh hưởng nào kể cả của môi trường và tương tác trong quần thể. Hiện nay ở Việt Nam, nghiên cứu giám định và phân loại KST vẫn dựa vào phương pháp hình thái học là chính mà chưa có điều kiện ứng dụng rộng rãi các phương pháp SHPT. Phương pháp SHPT mới được đưa vào ứng dụng một cách dè dặt, do chưa có điều kiện kinh phí, thiếu trang thiết bị và chuyên gia. Tuy nhiên, do yêu cầu nghiên cứu phân tử, ngành KST học ở Việt Nam nhất thiết nhanh chóng tìm hiểu và áp dụng các loại phương pháp mới để có những kết quả nghiên cứu hoàn thiện hơn.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2