intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐIỆN CHÂM (Kỳ 1)

Chia sẻ: Thuoc Thuoc | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

158
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Điện châm là phương pháp dùng một dòng điện nhất định tác động lên các huyệt châm cứu để phòng và chữa bệnh. Dòng điện được tác động lên huyệt qua kim châm, hoặc qua các điện cực nhỏ đặt lên da vùng huyệt. B. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐIỆN CHÂM Đây là phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu (của YHCT) với phương pháp chữa bệnh bằng dòng điện (của YHHĐ). Do đó phương pháp điện châm có đặc điểm: - Sử dụng tác dụng chữa bệnh của huyệt vị, kinh lạc. -...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐIỆN CHÂM (Kỳ 1)

  1. ĐIỆN CHÂM (Kỳ 1) I. ĐẠI CƯƠNG A. ĐỊNH NGHĨA Điện châm là phương pháp dùng một dòng điện nhất định tác động lên các huyệt châm cứu để phòng và chữa bệnh. Dòng điện được tác động lên huyệt qua kim châm, hoặc qua các điện cực nhỏ đặt lên da vùng huyệt. B. ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐIỆN CHÂM Đây là phương pháp kết hợp chặt chẽ giữa phương pháp chữa bệnh bằng châm cứu (của YHCT) với phương pháp chữa bệnh bằng dòng điện (của YHHĐ). Do đó phương pháp điện châm có đặc điểm: - Sử dụng tác dụng chữa bệnh của huyệt vị, kinh lạc.
  2. - Sử dụng tác dụng điều trị của dòng điện. Muốn phát huy đầy đủ hiệu quả của phương pháp điều trị điện trên huyệt nhất thiết phải vận dụng nghiêm chỉnh học thuyết kinh lạc nói riêng và những lý luận đông y nói chung. Đồng thời phải có hiểu biết đầy đủ và vận dụng chặt chẽ những tác dụng sinh lý, bệnh lý của các loại dòng điện. Trong điều trị bằng phương pháp điện châm, chỉ mới dùng phổ cập dòng điện một chiều và dòng xung điện. II. CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA PHƯƠNG PHÁP ĐIỆN CHÂM THEO YHHĐ A. NHỮNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ ĐIỆN TRÊN HUYỆT Hiện nay có 4 nhóm phương pháp điều trị điện: 1. Điện trường tĩnh điện và ion khí. 2. Dòng điện một chiều đều. 3. Các dòng điện xung tần số thấp, điện thế thấp. 4. Các dòng điện cao tần. B. DÒNG ĐIỆN MỘT CHIỀU ĐỀU
  3. 1. Tác dụng sinh lý của dòng điện một chiều đều: - Gây bỏng nơi đặt điện cực (hiện tượng điện phân dịch thể tổ chức). - Gây giãn mạch, tuần hoàn tại chỗ nơi đặt điện cực (nếu loại bỏ tác dụng gây bỏng bằng cách đệm nhiều lớp vải dưới các điện cực). - Gây tình trạng mẫn cảm tăng, trương lực cơ tăng tại cực âm. - Gây tình trạng giảm cảm giác, giảm trương lực cơ, giảm đau, giảm co thắt tại cực dương. - Tăng tuần hoàn máu, tăng dinh dưỡng chuyển hóa của các cơ quan tổ chức nằm giữa các điện cực. - Các cơ quan ở xa chỗ đặt điện cực nhưng có liên hệ về mặt tiết đoạn thần kinh cũng đồng thời bị ảnh hưởng. - Toàn thân: tác dụng an thần, tạo cảm giác khoan khoái dễ chịu (khi người bệnh đang có tình trạng hưng phấn) và ngược lại, nó sẽ tạo một tác dụng tăng trương lực thần kinh cơ (khi người bệnh đang suy nhược). 2. Chỉ định của dòng điện một chiều đều: 1. Tăng cường điều hòa hoạt động thần kinh thực vật và các quá trình hoạt động thần kinh cao cấp trong suy nhược thần kinh, mất ngủ ...
  4. 2. Tăng cường tuần hoàn dinh dưỡng ở một bộ phận hoặc một tạng phủ ở sâu (trực tiếp hoặc qua trung gian tiết đoạn thần kinh). 3. Đưa thuốc vào cơ thể bằng hiện tượng điện phân thuốc. 4. Dùng tác dụng gây bỏng tại điện cực âm để đốt các chân lông mi xiêu vẹo, nốt ruồi.... 3. Những đặc điểm khi ứng dụng dòng điện một chiều đều trong điện châm. - Dòng điện được đưa trực tiếp tới ngay các tổ chức tế bào của cơ thể, đặc biệt nơi ấy được gọi là huyệt, nơi “mẫn cảm đặc biệt” (điện trở da thấp). - Do hiện tượng bỏng xảy ra dọc phần thân kim đâm vào tổ chức vẫn tồn tại một thời gian sau đó (hàng tuần) nên có tác dụng kích thích tiếp tục tại huyệt sau đó. Châm một lần có tác dụng 5 - 7 ngày. - Giảm đau, giảm co thắt tại cực dương, tác dụng hưng phấn, tăng trương lực cơ tại cực âm. - Tổng hợp tất cả các đặc điểm trên, điện châm và dòng diện một chiều đều thường dùng trong các bệnh mạn tính. Chú ý: Do việc điện phân làm mòn kim cho nên cần chú ý kiểm tra kim thường xuyên, tránh tình trạng gãy kim.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2