intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Những kỹ thuật tiên tiến chữa bệnh ở tai (Kỳ 1)

Chia sẻ: Fresh Fresh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

111
lượt xem
14
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cùng với xu hướng phát triển của ngành y tế nói chung và Bệnh viện tai mũi họng TP.HCM nói riêng, khoa thính học chúng tôi từ 10 năm nay đã lần lượt đưa vào áp dụng một số kỹ thuật tiên tiến góp phần chẩn đoán nhanh, chính xác và điều trị rối loạn thính giác và các bệnh về tai như: đo điện kích gợi thính giác thân não (ABR - Auditory Brainstem Response), cấy điện ốc tai (CI - Cochlear Implant) và mới đây nhất là phương pháp đo điện truyền âm tai (OAE - Oto -...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Những kỹ thuật tiên tiến chữa bệnh ở tai (Kỳ 1)

  1. Những kỹ thuật tiên tiến chữa bệnh ở tai (Kỳ 1) Cùng với xu hướng phát triển của ngành y tế nói chung và Bệnh viện tai mũi họng TP.HCM nói riêng, khoa thính học chúng tôi từ 10 năm nay đã lần lượt đưa vào áp dụng một số kỹ thuật tiên tiến góp phần chẩn đoán
  2. nhanh, chính xác và điều trị rối loạn thính giác và các bệnh về tai như: đo điện kích gợi thính giác thân não (ABR - Auditory Brainstem Response), cấy điện ốc tai (CI - Cochlear Implant) và mới đây nhất là phương pháp đo điện truyền âm tai (OAE - Oto - acoustic Emission). Hai năm trở lại đây, để chẩn đoán tổn thương tiền đình và các rối loạn thăng bằng, chúng tôi đã ứng dụng phư¬ơng pháp đo điện động nhãn đồ bằng video. Đo điện kích gợi thính giác thân não (ABR) Đo đáp ứng điện thân não khi kích thích thính giác là một nghiệm pháp trong nhóm thử nghiệm khách quan, đóng vai trò quan trọng trong việc đánh giá chức năng sau ốc tai. Nghiệm pháp này đo các điện thế xuất hiện sớm, khoảng 8 - 10 ms đầu trong điện thế thính giác ghi nhận được từ da đầu do hoạt động của các cấu trúc của cầu não. Ở người trưởng thành, bình thường điện thế kích gợi thính giác thân não được ghi nhận có 7 sóng xuất hiện trong 10 ms đầu sau kích thích. Bảy sóng này được ký hiệu bằng số la mã từ I đến VII, các sóng I, II, III, IV và V thường xuất hiện ở người trưởng thành có sức nghe bình thường. Sóng VI xuất hiện 84% và sóng VII chỉ xuất hiện có 43% ở tai kích thích (OMKA, 1994).
  3. Người bình thường cũng có nhiều dạng sóng khác nhau, sóng IV và V thường là thành phần nổi bật nhất. Chẩn đoán xác định thường dựa vào sự thay đổi của một hay nhiều yếu tố. Trên thế giới, nghiệm pháp này bắt đầu được sử dụng nhiều từ thập niên 1970. Ở Việt Nam nghiệm pháp này được thực hiện lần đầu tiên vào năm 1997. Từ khi thực hiện, chúng tôi đã giải quyết được một số vấn đề khó có thể làm trước đây như: chẩn đoán sớm thiếu hụt thính giác ở trẻ em nhỏ tuổi, trẻ chậm phát triển tâm thần và chẩn đoán vị trí tổn thương cho các bệnh nhân điếc tiếp nhận… Hiện tại chúng tôi mới chỉ sử dụng máy đo ABR dùng cho tầm soát bệnh (screening ABR). Trong tương lai gần, chúng tôi sẽ đưa vào sử dụng máy ABR dùng cho chẩn đoán (diagnostic ABR) có khả năng cho biết mức độ điếc ở từng tần số, cũng như chẩn đoán phân biệt một số bệnh sau ốc tai. Đo âm ốc tai (OAE) Điếc bẩm sinh ảnh hưởng nặng nề đến quá trình phát triển ngôn ngữ tiếng nói cũng như ảnh hưởng đến phát triển tâm lý và trí thông minh của trẻ. Những nghiên cứu mới đây cho thấy các tác hại này có thể giảm tối đa nếu trẻ điếc được phát hiện và can thiệp sớm trước 6 tháng tuổi. Một trong các kỹ thuật tiên tiến đ- ược áp dụng để khám tầm soát sức nghe của trẻ là nghiệm pháp OAE.
  4. Khi có kích thích âm, các tế bào tai ngoài chuyển động tạo ra âm truyền của tai. Âm này được đo ở ống tai ngoài. Âm truyền của tai này chỉ đo được khi tai giữa hoạt động bình thường, cơ quan corti trong điều kiện bình thường hoặc gần bình thường. Trẻ sơ sinh, 12 giờ sau sinh đã có thể thử, tuy nhiên có 30 - 35% trẻ sẽ cho kết quả âm tính nếu thử trong ngày đầu tiên. Cần phải giải thích kỹ cho cha mẹ biết không phải kết quả âm tính nào cũng có nghĩa là con họ bị điếc. Trẻ đo trong trạng thái ngủ tự nhiên, một giờ sau ăn là tốt nhất. Không nên đo khi trẻ đang bú hoặc ngậm núm vú, vì tiếng động khi bú và khi nuốt sẽ cho kết quả âm tính. Năm 2005 chúng tôi đã khám cho hơn 1.000 trẻ sơ sinh tại Bệnh viện Hùng Vương và phát hiện 1 trường hợp điếc bẩm sinh nặng, 1 trường hợp khiếm thính một tai. Hiện tại chúng tôi đang phối hợp với Bệnh viện phụ sản quốc tế khám tầm soát điếc cho trẻ sơ sinh trước khi xuất viện. Cấy điện ốc tai (CI) Ốc tai điện tử là một thành tựu lớn trong y học, giúp cho những người điếc nặng và sâu nghe được. Kỹ thuật này trên thế giới đã thực hiện cách đây hơn 20 năm, đến nay đã có hàng chục ngàn người điếc trên thế giới được cấy ốc tai và kết quả rất tốt.
  5. Ở Việt Nam, do giá tiền ốc tai điện tử quá đắt nên ca cấy ốc tai đơn kênh đầu tiên mới chỉ được thực hiện cách đây hai năm. Trước đó cũng có một số trường hợp gia đình vì quá bức xúc đã đưa con đi nước ngoài để mổ cấy ốc tai, nhưng những trường hợp này không những phải tốn chi phí rất cao (tiền máy, tiền mổ, nằm bệnh viện, khoảng 30.000 USD) mà còn gặp nhiều khó khăn trong vấn đề luyện nghe nói, và tốn kém tiếp tục cho những chi phí đi ra nước ngoài định kỳ để kiểm tra và hiệu chỉnh máy. Kỹ thuật này được thực hiện ở Việt Nam đỡ tốn kém tiền bạc cũng như thời giờ của bệnh nhân và gia đình rất nhiều.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2