intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Hồi sinh những “cánh tay chết”

Chia sẻ: Vien Sinh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:9

79
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bằng những kỹ thuật tạo hình tiên tiến kết hợp với phục hồi chức năng, các bác sĩ Khoa phẫu thuật tạo hình - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp bị phù bạch mạch, liệt chi trên do di chứng sau điều trị ung thư. Điều đáng nói là hiện nay, nhiều người bệnh phải chịu đựng di chứng này như một điều tất nhiên.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Hồi sinh những “cánh tay chết”

  1. Hồi sinh những “cánh tay chết” Bằng những kỹ thuật tạo hình tiên tiến kết hợp với phục hồi chức năng, các bác sĩ Khoa phẫu thuật tạo hình - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội đã điều trị thành công cho nhiều trường hợp bị phù bạch mạch, liệt chi trên do di chứng sau điều trị ung thư. Điều đáng nói là hiện nay, nhiều người bệnh phải chịu đựng di chứng này như một điều tất nhiên.
  2. Di chứng đáng sợ Sau một thời gian dài vừa phẫu thuật rồi đến xạ trị vì ung thư vú, chị Nguyễn Thị M., 39 tuổi (Hồng Bàng - Bàn tay phải phù bạch Hải Phòng) lại phải đối mặt với một mạch, bàn tay trái bình vấn đề mới: Ban đầu, cánh tay cùng thường. bên có ung thư vú của chị hơi căng tức rồi dần dần to phù hơn cánh tay đối diện, tiếp theo đó là đau nhức rồi mất dần cảm giác, teo cơ, cuối cùng là mất khả năng vận động. Là người công tác trong lĩnh vực ngoại giao nên chị M. có điều kiện đi thăm khám cả ở nước ngoài, nhưng đi đến đâu chị cũng nhận được câu trả lời đây là hậu quả tất yếu của xạ trị sau
  3. ung thư vú, người bệnh nên chung sống với di chứng này. Khi bàn tay có nhiều biểu hiện bị liệt, chị M. tìm đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội với hy vọng cuối cùng. Thật may mắn là chị đã đến đúng địa chỉ, bởi không chỉ có chị mà đến nay hàng chục bệnh nhân như chị đã được các bác sĩ nơi đây điều trị thành công. ThS.BSCKII. Nguyễn Roãn Tuất cho biết, hiện nay, nhờ những tiến bộ trong chẩn đoán sớm mà việc điều trị ung thư vú có kết quả tốt hơn. Tuy nhiên, một di chứng vẫn làm phụ nữ sau mổ ung thư vú có vét hạch rộng và điều trị tia xạ lo lắng, đó là cánh tay to dần lên, gây đau nhức, làm bệnh nhân mất ăn mất ngủ, gầy sút, bi quan với cuộc sống. Đây là hội chứng phù bạch mạch chi trên. Bệnh bắt đầu một cách thầm lặng sau khi can thiệp vào vùng
  4. nách. Phù khó nhận ra ở giai đoạn sớm, nhưng ở giai đoạn muộn, tay nề lớn ảnh hưởng đến chức năng, căng tức do xơ cứng da và tổ chức dưới da. Nhiều người bệnh đang phải sống chung với di chứng Theo ThS. Tuất, ở Mỹ có khoảng 15 - 20% bệnh nhân ung thư vú bị phù bạch mạch sau điều trị phẫu thuật và tia xạ. Ở Việt Nam chưa có thống kê chính xác về căn bệnh này, nhưng có khá nhiều bệnh nhân đến Bệnh viện Đại học Y Hà Nội khám vì những khó chịu của phù bạch mạch chi trên gây ra. Trên thực tế thì còn rất nhiều bệnh nhân đang phải sống chung với bệnh mà không biết phải đi chữa ở đâu và chữa như thế nào.
  5. Các bác sĩ cho biết, nguyên nhân phù bạch mạch trong ung thư vú là do tia xạ, do phẫu thuật nạo vét hạch rộng hoặc do cả hai. Cơ chế phù do tổ chức sẹo xơ chèn ép làm cản trở, tắc nghẽn bạch mạch. Khi sự chèn ép này tăng lên, đám rối thần kinh cánh tay cũng bị ép dẫn đến rối loạn cảm giác, đau nhức, thậm chí liệt, cuối cùng là teo cơ và mất chức năng chi trên. Phù bạch mạch xuất hiện ngay sau khi phẫu thuật hoặc xạ trị, dần dần sau đó bệnh mỗi ngày một nặng lên. Không được điều trị kịp thời và điều trị không đúng phương pháp, tay bị chèn ép lâu dần dẫn tới liệt, teo cơ, kết cục cuối cùng là mất chức năng cánh tay và tàn phế. Chữa càng sớm càng tốt
  6. ThS. Nguyễn Roãn Tuất nhấn mạnh, hiệu quả điều trị phù bạch mạch càng cao nếu được điều trị ngay ở mức độ nhẹ nhất và nên bắt đầu bằng những biện pháp dự phòng, nhất là những người khi phẫu thuật có vét hạch rộng và xạ trị. Có một nguyên tắc là tập luyện và vật lý trị liệu càng sớm càng tốt để phòng ngừa phù bạch mạch chi trên sau ung thư vú, có sự hướng dẫn và kiểm soát của thầy thuốc có chuyên môn. Khoa phẫu thuật tạo hình - Bệnh viện Đại học Y Hà Nội triển khai một kỹ thuật điều trị phù bạch mạch có hiệu quả. Đó là phẫu thuật mở thông bạch mạch và sử dụng vạt da cơ từ vùng lưng để tái tạo, thay thế vùng da, cơ bị xơ hóa gây nghẽn bạch mạch, đồng thời phối hợp với vật lý trị liệu đúng liệu trình sau mổ. Nhờ đó các
  7. bệnh nhân phù bạch mạch được cải thiện rõ rệt, phù giảm nhiều, hết đau nhức, phục hồi khả năng vận động. Theo các bác sĩ trong khoa, điều trị phù bạch mạch được thực hiện bất kỳ giai đoạn nào của bệnh, nhưng các giai đoạn sau hiệu quả thấp hơn do đã có thay đổi thành phần cấu trúc da và tổ chức liên kết. Chẩn đoán phù bạch mạch không khó khăn, nhưng để có kế hoạch điều trị tốt cần quan tâm đến nhiều yếu tố. Đo thể tích và theo dõi tiến triển là việc rất quan trọng. Một nguyên tắc bất di bất dịch là bệnh nhân sau mổ tạo hình cần được chăm sóc chu đáo và tập luyện đúng phương pháp liên tục và thậm chí suốt đời mới giữ được kết quả điều trị. Không có phương pháp nào tối
  8. ưu, sự phối hợp đúng phương pháp của thầy thuốc với sự cố gắng tập luyện của bệnh nhân sẽ dẫn đến thành công. Các biện pháp tập luyện sau phẫu thuật tạo hình - Giữ da mềm mại, chống trầy xước, đề phòng nhiễm khuẩn, không để da bị khô. - Kích thích bạch mạch thường xuyên để dịch bạch huyết ở vùng phù lan tỏa đến các mạch lân cận, làm tăng áp lực lên những vị trí có mạch bạch huyết nông dưới da. Chỉ cần xoa bóp nhẹ nhàng thường xuyên, liên tục kéo dài nhiều ngày, nhiều tháng và không nản chí. Mỗi lần xoa ít nhất 30 phút, 2 - 3 lần mỗi ngày.
  9. - Sau khi xoa bóp thì nên dùng băng chun hoặc tất ép tay chuyên dụng của y tế để băng luôn. - Bệnh nhân phải tập thể dục đều đặn, sự vận động tay uyển chuyển nhẹ nhàng kết hợp thở sâu làm giảm phù bạch mạch ở tay, giảm cảm giác căng nặng khó chịu, bớt đi những bứt rứt ở tay và bàn tay.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2