intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

31
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nghiên cứu giới thiệu sơ lược diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại. Mục đích của nghiên cứu là cung cấp cái nhìn tổng quan về sự bất bình đẳng giới trong xã hội đương thời, qua lăng kính văn chương. Đồng thời đưa đến thông điệp cho bạn đọc về giá trị của người phụ nữ, khát vọng tự cởi trói và sự không ngần ngại chạm đến những vùng đất “cấm”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại

  1. DIỄN NGÔN CHẤN THƯƠNG TRONG TIỂU THUYẾT NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI NGUYỄN ÍCH CỎ MAY Trường Đại học Sư phạm - Đại Học Huế Tóm tắt: Nghiên cứu giới thiệu sơ lược diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại. Mục đích của nghiên cứu là cung cấp cái nhìn tổng quan về sự bất bình đẳng giới trong xã hội đương thời, qua lăng kính văn chương. Đồng thời đưa đến thông điệp cho bạn đọc về giá trị của người phụ nữ, khát vọng tự cởi trói và sự không ngần ngại chạm đến những vùng đất “cấm”. Từ khóa: diễn ngôn chấn thương, tiểu thuyết nữ, Việt Nam, đương đại. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại là giai đoạn văn học có nhiều thành tựu và giá trị cũng như nhiều thách thức mới mẻ. Hàng loạt cây bút như: Đoàn Lê, Võ Thị Hảo, Y Ban, Thùy Dương, Bích Ngân, Dạ Ngân, Võ Thị Xuân Hà, Nguyễn Ngọc Tư, Phong Điệp, Dương Thụy, Nguyễn Quỳnh Trang… đã cho thấy sự tài hoa của mình trong việc tạo lập văn bản. Qua quá trình tìm hiểu chúng tôi nhận thấy các nhà văn nữ Việt Nam đã tái hiện “nỗi đau chấn thương” dưới một cảm quan mới. Việc tìm hiểu diễn ngôn trong văn học, bản thân nó không mới, nhưng tìm hiểu về diễn ngôn về nỗi đau chấn thương ở một giai đoạn có nhiều nỗ lực đổi mới như văn học nữ đương đại thì có ý nghĩa rất to lớn. 2. DIỄN NGÔN CHẤN THƯƠNG QUA TIỂU THUYẾT NỮ VIỆT NAM ĐƯƠNG ĐẠI 2.1. Khái niệm diễn ngôn chấn thương trong văn học nữ Trước tiên diễn ngôn là khái niệm nhiều nghĩa do các nhà cấu trúc luận A.J.Greimas và J.Courtes đưa ra trong Từ điển giải thích lý luận ngôn ngữ của hai ông. “Diễn ngôn được lý giải như một quá trình ký hiệu học, được thực hiện ở những dạng thức thực tiễn diễn ngôn khác nhau. Khi nói đến diễn ngôn thì trước tiên người ta muốn nói đến những phương thức hoặc quy tắc đặc trưng của việc tổ chức hoạt động ngôn từ. Chẳng hạn J.C.Coquet gọi diễn ngôn là sự gắn kết các cấu trúc nghĩa vốn có những quy tắc tổ hợp và biến đổi riêng. Do vậy đôi khi người ta dùng diễn ngôn như một khái niệm gần với phong cách, ví dụ “diễn ngôn văn học”, “diễn ngôn khoa học” của phạm vi tri thức khác nhau: triết học, tư duy khoa học tự nhiên cho đến tận biệt ngữ - phong cách cá nhân nhà văn. Ở trần thuật học người ta phân biệt giữa các cấp độ diễn ngôn trên đó hoạt động những bậc trần thuật được ghi nhận bằng văn tự trong văn bản tác phẩm: tác giả hiển thị, độc giả hiển thị, nhân vật kể chuyện, v.v... và các cấp độ giao tiếp trừu tượng, hoạt động trên đó là tác giả ẩn tàng, độc giả ẩn tàng, người trần thuật trong trần thuật phi cá nhân” [tr. 156]. Bên cạnh đó, diễn ngôn là một cấu trúc siêu văn bản, nó không nằm gọn trong bất kỳ một văn bản cụ thể nào mà ẩn chứa ở nhiều văn bản khác nhau. Diễn ngôn là khi tác giả làm cho chúng ta thấy được những dự định, những chủ kiến của họ. Mỗi giai đoạn lịch sử văn hóa có một quy ước diễn ngôn nhất định. Chỉ trong những quy ước và chuẩn mực mọi người đặt ra diễn ngôn mới được hình thành và vận hành. Diễn ngôn là sự kiến tạo thế giới theo một quan niệm, tư tưởng nhất định. Diễn ngôn là cấu trúc biểu nghĩa. Nó có tầng bậc của nó. Nó được tạo thành từ các cặp đối lập cơ bản. 44
  2. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 Diễn ngôn còn là cách nói năng, phương thức biểu đạt về con người, thế giới, về các sự việc trong đời sống. Diễn ngôn biểu hiện thành hình thức ngôn ngữ. Do đó nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu ngôn ngữ. Diễn ngôn là hiện tượng tư tưởng. Diễn ngôn không phải là công cụ diễn đạt, mà là bản thể tư tưởng, bản thân tư tưởng, mọi tư tưởng đều biểu hiện thành diễn ngôn. Ngoài diễn ngôn mọi tư tưởng không tồn tại. Do đó, nghiên cứu diễn ngôn là nghiên cứu tư tưởng. Không phải tư tưởng trong dạng lý thuyết thuần túy mà tư tưởng ở dạng thực tiễn. Theo bản dịch của Hải Ngọc trong hai công trình của Amos Goldberg và Cathy Caruth “Chấn thương” vốn là một thuật ngữ y học có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp. Chấn thương chia làm hai dạng là chấn thương thể xác và chấn thương tinh thần. Chấn thương về mặt thể xác là thương tổn một bộ phận cơ thể do tác động khách quan bên ngoài. Chấn thương về mặt tinh thần là trạng thái đau đớn tuyệt vọng, vỡ mộng của con người tồn tại dai dẳng một cách khó hiểu khi gặp một cú sốc về tâm lý, để lại một vết thương lòng không thể hàn gắn nổi. Chấn thương trong văn học không phải là một tình trạng bệnh tật hay một sự đau đớn thể xác, mà là những vết thương tinh thần tái diễn, chúng xuất hiện như một chuỗi sự kiện đau khổ mà người ta không có khả năng kiểm soát được. Lý thuyết về chấn thương ra đời gắn liền với những chấn động kinh hoàng của thế giới. Tiêu biểu là thảm họa khủng bố và hủy diệt người Do Thái của phát xít Đức. Đây là một trong những tấm thảm kịch lớn nhất của nhân loại, là trận bom nguyên tử ném xuống thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Người nghiên cứu về chấn thương là S.Freud. Ông đã phác thảo nhiều luận điểm về chấn thương và kinh nghiệm chấn thương. Ông dùng văn học để mô tả kinh nghiệm chấn thương vì cho rằng văn học chú ý đến mối quan hệ phức tạp giữa sự biết và không biết. Những trang miêu tả chấn thương có sức hấp dẫn mạnh mẽ. Chấn thương không đơn thuần chỉ thể hiện mức độ dữ dội, khốc liệt của sự rung động mà còn tác động của chính bản chất khó hiểu của nó. Chấn thương kháng cự lại mọi cách hiểu đơn giản về nó. Câu chuyện về chấn thương là một câu chuyện về một thứ kinh nghiệm đến muộn, kinh nghiệm chấn thương. Đó là chứng nhân về sự tác động vô hạn của chấn thương lên cuộc đời. Chấn thương hoặc là đẩy con người đối mặt với cái chết, hoặc tồn tại trong trạng thái khổ sở ngấm ngầm, dai dẳng và liên tục tái diễn vết thương trong phần đời còn lại. Ngôn ngữ chấn thương là cả một sự chịu đựng câm lặng liên tục tái diễn. Cho nên việc viết về câu chuyện chấn thương không chỉ có ý nghĩ miêu tả lại cuộc đời người viết mà nó còn là câu chuyện thực sự cho phép cuộc đời khả dụng. Diễn ngôn chấn thương trong văn học là diễn ngôn về những con người mang nỗi đau, mất mát. Đó là một khuynh hướng diễn ngôn đặc trưng của tiểu thuyết đương đại. Có thể nói sự chuyển đổi tinh thần hi sinh tuyệt đối sang sự thức tỉnh ý thức nhân văn sâu sắc trong thời đại hiện nay chính là cội nguồn quan trọng để làm nảy sinh khuynh hướng diễn ngôn chấn thương. Đó là những tiếng nói đầy tủi hờn, uất nghẹn của những con người bé nhỏ. Họ chính là chủ thể của những diễn ngôn chấn thương. Diễn ngôn chấn thương trong văn học nữ giới với chủ thể là người phụ nữ cũng chính là chủ thể của diễn ngôn chấn thương. Cuộc đời của những nữ nhân vật luôn đa đoan, không trọn vẹn, không một cuộc tình êm ả, đối với gia đình thì tan tác, chia lìa, không một kết thúc nguyên vẹn, tròn trịa ngay ngắn. Dường như hầu hết tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại đều viết về người phụ nữ được xây dựng trên nỗi ám ảnh về cái tàn lụi, tan rã. Đàn bà trong thế giới của các tác giả nữ là những nhân vật không hoàn toàn tích cực. Họ dường như không làm chủ được cuộc đời mình mà như những con rối dưới bàn tay của những người đàn ông trong xã hội đầy phong ba. 45
  3. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Đàn bà không phải là đàn bà, thiên chức của họ đã bị hủy hoại, triệt tiêu bởi chính những tác động của xã hội. Có thể nói, qua những nhân vật nữ bị sang chấn về mặt tinh thần, mức tố cáo xã hội, phủ nhận xã hội đạt hiệu quả cao hơn. Vì thế họ càng đào sâu vào những chấn thương bằng con mắt của những con người bị chấn thương để thể hiện những mặt trái, những khuất lấp trong thế giới nội tâm nữ giới mà từ trước đến nay ít ai chạm tới được. Nó tô đậm những đau thương, mất mát của người phụ nữ lúc bấy giờ. Diễn ngôn chấn thương đã chạm đến những tầng sâu của bản năng giới. Hầu hết, trong các tác phẩm, nhân vật nữ vừa là chủ thể diễn ngôn, vừa là chủ thể hành động. Thông thường họ luôn hướng đến một thế giới thế tục của đàn bà. Tuy nhiên diễn ngôn chấn thương trong văn học được biểu hiện rõ nhất là do người đàn ông trực tiếp gây nên đối với người đàn bà. Hầu hết các nhân vật nữ đều bị chấn thương bởi những người đàn ông vô trách nhiệm. Đó có thể là người cha, người chồng, người tình và đôi khi là người đàn ông thoáng qua trong cuộc đời họ. Chính những người đàn ông đó đã biến cuộc đời người đàn bà trở nên đau khổ, bất hạnh. Diễn ngôn chấn thương trong văn học nữ giới là hình thức phê phán đàn ông một cách sâu cay nhất. 2.2. Diễn ngôn chấn thương trong tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại qua một số tác phẩm tiêu biểu Tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại đã “mở cánh cửa vào thế giới phụ nữ” ở những mức độ và biểu hiện khác nhau. Diễn ngôn chấn thương về phạm trù tình yêu và tình dục là một phương thức để nữ giới thể hiện sự nếm trải giới tính. Nó cũng làm nên nét khác biệt trong văn phong nữ giới. Tác giả nữ với hình tượng nữ giới đóng vị trí trung tâm chi phối toàn bộ tác phẩm, đã tự cởi bỏ những ràng buộc cũng như định kiến của xã hội để tạo nên nét khu biệt trong tác phẩm của mình. Thế giới đàn bà này nhà văn nam ít chạm đến vì không có sự nếm trải. Thông qua các tác phẩm của mình, nhà văn nữ đòi hỏi đối tượng tiếp nhận nói chung, nam giới nói riêng phải thông hiểu và thừa nhận sự hiện diện của chủ thể nữ tính. Các tác giả nữ đương thời như: Võ Thị Xuân Hà, Y Ban, Thùy Dương, Bích Ngân, Đoàn Lê, Dạ Ngân, Phạm Thị Hoài, Phong Điệp, Trần Thu Trang, Nguyễn Quỳnh Trang, Đỗ Bích Thúy mặc dù không gian sống khác nhau, thời gian sống không đồng nhất. Tuy nhiên bằng tài hoa của mình, các tác giả nữ đã tạo nên những trang viết đặc sắc về phạm trù nếm trải giới tính. “Thiên sứ” là tác phẩm đầu tay của Phạm Thị Hoài. Hoài - nhân vật chính của “Thiên sứ” - lớn lên trong căn nhà độc một phòng, 16 mét vuông, gạch nâu; phòng độc một cửa sổ. Là người khao khát yêu thương, Hoài nhìn ngắm cuộc đời bằng đôi mắt yêu thương. Thế giới hỗn tạp, lộn xộn, đau khổ mà Hoài chứng kiến, có hình ảnh người mẹ rít qua khẽ răng chì chiết ông bố không xoay ra giấy dầu lợp nhà. Cô cảm nhận được sự vất vả của bố mẹ trước miếng cơm manh áo cuộc đời. Trước ngưỡng cửa của việc nếm trải giới tính cô đã dừng lại cuộc đời mình. “Tiền định” của Đoàn Lê không có khám phá mới mẻ gì về phong cách. Tác giả đã cung cấp những sự kiện đầy ắp với những cảm xúc tinh tế, chú ý đến những rung động nhỏ của sự sống, những xáo trộn và ám ảnh của tuổi dậy thì. Trong tác phẩm này, Đoàn Lê mơ đến một xã hội mà ở đó người phụ nữ làm chủ. “Tiền định” là hồi ức của người phụ nữ tên Chín về cuộc đời đã qua của mình với đầy rẫy những thăng trầm. Chín trở thành đàn bà ở tuổi 17, không lãng mạn như trong tiểu thuyết, không ngọt ngào như cô hằng khao khát mà đó là cảm giác ân hận, đau khổ lẫn tiếc nuối. Nó trở thành vết hằn ám ảnh cô suốt một đời: “Cái thân thể mười bảy chưa hề có kinh nghiệm va chạm, co rúm lại vì bỗng nhiên xé đau. Cô không tưởng tượng được sự xâm phạm ấy mới ê chề làm sao, dơ dáy làm sao! Cô lặng lẽ khóc không thành tiếng, đau khổ, ân hận 46
  4. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 và chợt hiểu sự dại dột của mình không cứu vãn được nữa. Cô bỗng ghê tởm cái thân người xa lạ không một mảnh vải, trắng trợn cọ xát, quấn xiết lấy cô. Cô ghê tởm thứ nước nhầy nhụa lẫn với mùi máu đỏ chảy ra từ cơ thể mình… Cô thoáng thấy mùi tanh tưởi của nó và run bắn người vì xấu hổ” [tr.42]. Trong “Gió từ thời khuất mặt” sự nếm trải giới tính đã trở thành vết đau hằn sâu trong tâm khảm như Tiền định nhưng nó vẫn gợi cho người đọc phần nào nỗi đau của đàn bà. Cái thời tất cả được kêu gọi sống, chiến đấu, lao động theo đủ loại gương mẫu. Thời gian lịch sử lắng lọc qua trí nhớ của Ngân. Còn lại không phải là hào hùng mà là đắng cay tức tưởi thời chiến tranh, không phải là tự hào mà là chua xót hoang mang sau đó - đã lưu lại trong mắt cô bé - cô gái - đàn bà. Đến việc nếm trải giới tính cũng trong hoàn cảnh thật đặc biệt: “Tiếng lục đục hối hả dưới hố tăng xê giữa giờ báo động. “Nhanh lên anh, nhanh lên anh, báo yên rồi…”, “Em…”, Tiếng chàng trai rên trong cực lạc không khác gì tiếng người sắp chết” [tr.61]. Những bạn trẻ sinh vào những năm 90 của thế kỷ trước, phải đối mặt với nhiều tiềm ẩn bất thuận cho việc phát triển lành mạnh tâm sinh lý lứa tuổi đến từ gia đình, xã hội, đó là Ken, em trai Shu và em gái Shi những nhân vật trong cuốn tiểu thuyết “9X’09” của nhà văn Nguyễn Quỳnh Trang. Có thể nói, với “9X’09”, Nguyễn Quỳnh Trang đã phát triển sự đào sâu cõi tâm thức đưa người đọc đi trên con đường tìm kiếm thế giới mới. Trước những sóng gió cuộc đời, Ken đã chọn buông xuôi, chấp nhận và sống bám vào đòi hỏi vật chất. Vậy còn Shi - cô em gái đã lựa chọn như thế nào? Cô đã tự nếm trải giới tính, nhưng sau đó nó đã để lại cho cô những hậu quả khác. “Ra là cô đã biết làm cái ấy rồi đấy, phải không?” Len gật đầu. Rồi vênh mặt lên. “Thì sao nào? Bằng này tuổi mà chưa biết đến chuyện ấy có phải là ngu không?” “Thế nên mới dính cái vết kia, vì ngu! Còn gì nữa.” Len lí nhí. “Đừng nói cho ai biết nhé, anh Ken, không em chết mất.” “Thằng khốn kiếp đó là thằng nào?” “Tình một đêm.” “Cô đi khám bác sĩ nhanh, rồi còn lo thuốc thang điều trị. Nếu anh không nhầm, mày bị dính mụn cơm hoa liễu rồi.” “Làm gì có chuyện. Em bắt thằng ấy dùng bao từ đầu đến cuối mà.” “Từ đầu của cô là khi nào? Khốn nạn cho thân cô. Nó chỉ cần gại chim vào mông cô vài cái, cô cũng đủ dính hàng trăm con virus rồi. Rồi cô phải mang chúng theo cả đời” [tr.55]. Như vậy, diễn ngôn chấn thương về nếm trải giới tính đã làm nên nét khu biệt của văn chương đương đại. Mỗi nhân vật trong một tác phẩm lại có sự nếm trải giới tính khác nhau. Trong những hoàn cảnh không tưởng của cuộc sống đầy biến động, bản thân mỗi nhân vật trực tiếp nếm trải giới tính đồng thời cũng trải qua những chấn động tâm lý khác nhau. Bởi họ chưa sẵn sàng về tâm lý cũng như sự giáo dục giới tính. Tuy nhiên dù trải nghiệm như thế nào đi nữa, không ít thì nhiều đều mang lại những chấn thương cho các nữ nhân vật. Hôn nhân - gia đình như là sự sắp đặt giành cho phụ nữ. Ngày xưa, một người phụ nữ kiểu mẫu truyền thống, trước hết họ phải sống vì gia đình, con cái để xây dựng một mái ấm hạnh phúc. Chính những điều mà xã hội áp đặt này đã làm cho người phụ nữ chịu đựng những nỗi đau 47
  5. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 trong hôn nhân để rồi họ trăn trở và kiếm tìm hạnh phúc như một quyền sống, quyền tự khẳng định chính mình. Từ khi chưa có lý thuyết chấn thương, lịch sử văn học đã biết đến với những nỗi đau trong hôn nhân. Con người đặc biệt là nữ giới luôn phải sống trong những quy định của xã hội. Hạnh phúc hôn nhân là khát khao của mỗi một người phụ nữ. Đối với một người phụ nữ, nhất là người phụ nữ đa cảm thì một khi hạnh phúc của họ bị chà đạp, nó như một vết thương khó lành trong tâm hồn. Số phận người phụ nữ bị nhốt chặt khi tiến vào ngưỡng cửa hôn nhân. Cũng chính vì thế mà chấn thương trong hôn nhân không chỉ mang đến những hệ lụy về thân xác mà còn cả về tinh thần. Trong dòng văn chương đang ngày càng khẳng định vị trí, diễn ngôn chấn thương trong phạm trù hôn nhân dường như chưa bao giờ bị lãng quên. Với diễn ngôn chấn thương, hình tượng người phụ nữ là trung tâm kiến tạo văn bản. Có thể, đó là chấn thương do hệ lụy chiến tranh, có thể là chấn thương do xung đột văn hóa, nhưng bộc lộ mạnh mẽ nhất đó là do người đàn ông trực tiếp gây nên đối với chủ thể diễn ngôn là người đàn bà. Hầu hết các nhân vật nữ đều bị chấn thương bởi thế giới đàn ông tàn nhẫn, giả dối, thô lỗ. Chính họ biến cuộc đời những người đàn bà thành bất hạnh. Trước hết, đó là thế giới tồn tại những con người có nỗi đau trong quá khứ. Những nhân vật mang thai là kết quả của cuộc tình ngoài hôn nhân. Bản thân cuộc sống là một dòng chảy tự nhiên mà những nhu cầu, đam mê, khát vọng của người phụ nữ đều đáng được trân trọng. Trân trọng, bảo vệ cuộc sống tự nhiên với tất cả những gì hồn nhiên, tươi mát, sinh động là một thái độ sống, một quan điểm sống tích cực của những người phụ nữ. Ai cũng cần có một gia đình bởi gia đình là nơi trở về, là điểm tựa vững bền cho con người trong cuộc sống. Hình ảnh những người phụ nữ truyền thống thủy chung, nhân ái đã gieo vào lòng ta những niềm tin tốt đẹp nơi con người. Song đôi khi những vấp váp, bộn bề trong cuộc sống đã khiến cho sự không hiểu nhau giữa mọi người dẫn đến những bi kịch đáng tiếc Những tâm sự, nỗi niềm của người phụ nữ cô đơn như nhắc nhở chúng ta về cách cư xử giữa con người với con người. Con người cần phải xem xét lại vai trò, vị trí, trách nhiệm của mình trong gia đình, xã hội để có cách ứng xử cho hợp lý. Các nữ văn sĩ đã khiến cho người đọc không ít lần phải rơi nước mắt trước bất hạnh của người phụ nữ trong cuộc hành trình tìm kiếm sự đồng cảm của người thân. Điều ấy có nghĩa là người phụ nữ hiện đại dẫu có mạnh mẽ, tự tin, quyết liệt hơn vẫn là người phụ nữ truyền thống, dịu dàng, nhân ái, thủy chung, đáng thương và hết sức cô đơn. Nhưng rồi trong tổ ấm đó, họ không tìm được tiếng nói chung. Chính vì sự cô đơn đó họ tìm đến người đàn ông mà họ yêu thương với hi vọng được sưởi ấm. Và rồi họ mang giọt máu kết tinh của tình yêu. Nhưng rồi họ không đủ dũng cảm để nắm lấy tình yêu này. Trong những trường hợp này nhân vật nữ lựa chọn “chối bỏ một phần thân thể”. Tuy nhiên họ thường có những sang chấn tâm lý nặng nề. Với người phụ nữ tình yêu luôn là cõi thiêng liêng, được hòa trộn bằng máu, bằng nước mắt và bằng cả những kỷ niệm yêu thương. Tình yêu ấy luôn gọi họ tìm về, không phải để ru mình trong hôn nhân không hạnh phúc, để rồi dằn vặt, để rồi trăn trở. Tuy nhiên khi họ có được kết tinh của tình yêu, họ lại không đủ dũng cảm để nắm bắt hạnh phúc của mình. Người đàn bà lựa chọn “chối bỏ một phần thân thể”. Với Chín nỗi đau đã xâm chiếm cơ thể. Và người đàn bà ấy đã chối bỏ đứa con đang thành hình của mình. Bởi cô chưa kịp chuẩn bị cho mình tâm thế với cuộc sống hiện tại, lại luôn bị hút theo tiếng gọi của tình yêu, tình dục bởi những thằng đàn ông không trách nhiệm. Và người đàn bà đó không thể chịu nổi áp lực của dư luận xã hội, không thể chịu nổi điều tiếng của thiên hạ. Đoàn Lê đã thành công miêu tả nỗi đau của người đàn bà bằng những từ ngữ gợi hình: cơn rét 48
  6. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 đột ngột xâm chiếm cơ thể, sợ hãi, chết mất thôi, trả giá cho sự dại dột. Bên cạnh nỗi đau thân xác là nỗi đau về tinh thần, là sự tự dằn vặt bản thân. Đoàn Lê đã lên tiếng để bảo vệ quyền sống của thai nhi. Một mặt họ thể hiện nỗi đau, sự dằn vặt, ám ảnh của người mẹ. Mặt khác, các tiểu thuyết gia này tạo nên giá trị trong mối quan hệ gia đình và tình yêu. Họ đã gửi đến bạn đọc một thông điệp về giá trị sự sống của con người, từ khi còn là một bào thai trong lòng mẹ cho đến lúc bị chối bỏ. Tiếp theo, người chồng không đồng ý giữ thai cũng tác động đến quyết định chối bỏ thân thể. Bởi cuộc sống mưu sinh của họ còn quá nhiều vất vả (Từ trong Xuân Từ Chiều, Tiệp trong Gia đình bé mọn). Với nỗi đau của Từ “Từ đẩy chồng ra. Chồng hỏi, sao vậy, giận à? Từ ngấm nguẩy, Bống có em rồi. Chồng Từ giật mình, nới lỏng vòng ôm ra, thật à? Gần một tháng rồi để đẻ nhé. Lấy gì mà nuôi, nuôi bống còn không đủ nữa là. Thế thì sao? Thì em biết rồi còn gì” [tr.107]. Nhân vật Từ, trong Xuân Từ Chiều đã trải qua nỗi đau đớn chối bỏ thân thể. Hơn ai hết, Từ từng là sinh viên trường y, cô biết phá thai là một tội ác, việc đó không phải một lần mà nó lặp lại lần này đến lần khác. Từ dằn vặt, sợ hãi nhưng người chồng lại để cô cô đơn đi vào nhà hộ sinh: “Đến trước cửa nhà hộ sinh thì chồng bảo, em vào đi anh ở ngoài này chờ. Từ xịu mặt nhưng không muốn nài chồng” [tr.108]. Và nỗi đau đớn, ám ảnh của người đàn bà: “Bác sĩ bảo Từ, mềm người ra, thở đều đi, đặt hai tay lên ngực, mở mắt ra, nhanh thôi mà. Từ muốn gồng mình lên để đỡ đau. Bác sĩ ra lệnh, mềm người ra, thở đều đi. Cái đau như rứt ruột ra” [tr.108]. Không chỉ dừng ở đây, Từ lại một lần nữa chối bỏ đứa con của mình: “Nào, thuốc ngấm rồi đấy, Từ đâu lên bàn đi. Từ bắt đầu run lên. Từ nãy cố nói chuyện với chị Xuân cho quên đi. Từ lập cập trèo lên bàn. Mềm người ra, để hai tay lên ngực, há mồm thở đều đi, nhớ mở mắt ra, không được nhắm mắt đâu đấy. Một cái đau nhói, rồi ruột gan như đang bị kéo ra. Từ cố gắng thở. Từ sợ cái cảm giác đau này cứ kéo dài mãi thì chết mất” [tr.109]. Nỗi đau đó không chỉ về thể xác, mà hơn thế là những ám ảnh về tinh thần. Bên cạnh đó là những dằn vặt, lo lắng khi đợi thai ra: “Sáng hôm sau cũng chỉ có vài giọt máu dây trên quần lót. Đã học qua bốn năm trường y Từ biết đó là hiện tượng không bình thường” [tr.109], “Cái thứ Tuột trong người Từ ra chính là máu, chảy thẫm xuống đùi. Nhìn thấy máu đỏ tươi thẫm đùi Từ hơi hoảng sợ. Cô bình tĩnh lại ngay. Từ lấy cái xô màn chùi máu, rồi gấp cái xô màn đó đóng thành khố lớn” [tr.111]. Với Tiệp, nỗi đau đó được Dạ Ngân miêu tả đến tận cùng với những hình ảnh bàn sản, mùi máu: “Nàng bấu chặt hai bàn tay vào thành inox của bàn sản, tưởng như có từng nhát cuốc bổ xuống, âm âm nhói buốt, cào xé, hai bắp đùi run bắn như bị người ta xé đôi như xé một con ếch. Hai hàm răng va vào nhau lập cập, lạnh quá, lạnh như đã chui xuống tận âm ti nhưng những thứ cuốc thuổng ấy vẫn cứ đào khoét và chúng cứ ghì nằng xuống, xuống mãi, xuống đến cái nấc cuối cùng của con đường địa ngục” [tr.51]. Không chỉ tồn tại bởi nỗi đau thân xác Tiệp đau đớn hơn khi tất cả những người cùng cảnh đều có người thân đến còn nàng - một người đàn bà có chồng thì lại như một con mẹ hoang dơ dáy. Cuối cùng, nhân vật trong tiểu thuyết đương đại là những người làm mẹ chưa sẵn sàng để đón nhận đứa con của mình. Họ quyết định chối bỏ một phần thân thể vì không vượt qua được định kiến xã hội với lý do mang thai trước hôn nhân. Các nhân vật thường phải chịu áp lực quá lớn của gia đình người đàn ông, họ bị dồn nén trong nỗi cô đơn để đi đến quyết định kinh khủng này. Vì là những người mẹ, trong những giây phút cô đơn ấy, một cách bản năng họ biết rằng họ vừa kết liễu sự sống của một con người đang lớn lên từng ngày trong lòng mình. Quyết định chối bỏ một phần thân thể là một quyết định rất khó khăn. 49
  7. TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM – ĐẠI HỌC HUẾ CYS 2016 Trong không gian ảo, nhà văn đã dụng công và xây dựng được một thế giới sinh động, đa dạng, phức tạp. Đó là những con người bình thường trong cuộc sống thường nhật mà bất kỳ ai cũng có thể bắt gặp hoặc đôi khi thấy mình ở trong đó. Bao bọc trong cái vỏ của thế giới mạng là cuộc sống chốn thị thành của giới trẻ được bóc ra từng mảng đến trần trụi nhất. Con người hiện đại với những toan tính, lo lắng, giằng xé để tồn tại đã được tác giả khắc họa thành công. Trong đó có cả những con người có tên và không tên với nhiều thành phần giai cấp, nghề nghiệp trong xã hội. Đặc biệt Phong Điệp đã tạo ra được một thế giới phụ nữ trong tác phẩm. Đa phần trong số đó là những con người bất hạnh trong cuộc sống, tình yêu, hôn nhân. Họ sống cô đơn, bế tắc trước cuộc sống thực tại. Bên cạnh đó là những người phụ nữ lấy cái tôi đầy bản lĩnh của mình để chống chọi lại sự hỗn độn, bề bộn của cuộc sống. Sự bất hạnh của người phụ nữ trong tác phẩm chủ yếu xuất phát từ sự ngoại tình, phản bội, ham mê dục vọng của đàn ông. Trong cuộc sống, nhất là trong xã hội hiện đại khi mà những giá trị vật chất có chiều hướng lấn át giá trị tinh thần. Nó sẽ xảy đến với bất kỳ ai không làm chủ được bản thân mình hoặc tìm cách thỏa hiệp với cái xấu, cái ác. Tha hóa có muôn hình vạn trạng và được biểu hiện rất phức tạp. Đặc biệt, vấn đề này được Phong Điệp thể hiện qua tiểu thuyết Blogger. Trong Blogger, nhà văn đã nhìn thấy nỗi đau của người đàn bà qua việc chối bỏ thân thể. Hạ vẫn biết là người mẹ đau khổ nhất là không được sinh con, cô thấy tội lỗi quá, cô tự dằn vặt bản thân mình cùng với nỗi đau thân xác mà cô đang chịu đựng. Đó là tiếng thảng thốt của chính mình, là tiếng trách móc, oán thương của đứa con chưa kịp chào đời: “Cô nhận ra sự thèm khát của nó từ cái mắt duy nhất, ngằn ngặt nước” [tr.90]. Nó thèm khát có mẹ còn cô thèm khát được làm mẹ. Cuộc đời của một người đàn bà trẻ không kinh nghiệm, rơi vào cạm bẫy của đàn ông. Cô đã không để lại cho bản thân mình một con đường nào khác. Khi một cánh cửa này đóng lại sẽ có một cánh cửa khác mở ra nhưng đối với cô phía trước là một khoảng không đen ngòm. Với hoàn cảnh sống luôn phải chịu những thiệt thòi, những người đàn bà mang chung nỗi đau chối bỏ thân thể. Đó là nỗi đau mà không có bất kỳ một người đàn ông nào có thể trải qua được. Chính vì vậy, khi nghĩ về người đàn bà thì vết khắc sâu nhất trong tâm khảm mọi người là thân phận, là nỗi đau và là sự bất công. 3. KẾT LUẬN Tiểu thuyết nữ đương đại đã đi sâu vào thế giới bí ẩn của người phụ nữ để thể hiện những bất công, những sang chấn tinh thần của người đàn bà. Có thể nói tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại là một cuộc hành trình về những nỗi đau. Thông qua một vài tác phẩm tiêu biểu, người đàn bà đã đi từ cõi cô đơn để rồi lạc bước. Tất nhiên, họ đã phải trả cái giá rất đắt cho việc lạc lối của mình. Trong diễn ngôn chấn thương, chủ thể diễn ngôn dựa trên tiếng nói và kinh nghiệm cá nhân. Chủ thể diễn ngôn gắn liền với nỗi đau chấn thương đã nói lên được những mặt trái, những khuất lấp, những ẩn ức trong cuộc sống. Dưới góc nhìn diễn ngôn chấn thương, văn học đương đại đang có xu hướng phản ánh trực diện những vấn đề sâu kín của phụ nữ. Không còn tránh né, nhà văn đã khắc họa đầy đủ thông qua tuyến nhân vật nữ. Thế giới nội tâm của giới nữ được thể hiện chân thực, tinh tế, phong phú hơn bao giờ hết đồng thời tái hiện được những thiệt thòi của người đàn bà thông qua nối đau chấn thương dưới một cảm quan mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Tuấn Anh (2008), Mỹ học tính dục và cuộc phiêu lưu giải phóng thiên tính nữ trong văn học nghệ thuật, Tạp chí Sông Hương, số 23. [2] M. Bakhtin (2003), Lý luận và thi pháp tiểu thuyết, Nxb Hội nhà văn, Hà Nội. 50
  8. KỶ YẾU HỘI NGHỊ KHOA HỌC TRẺ 2016 11/2016 [3] Betty Friedan (2015), Bí ẩn nữ tính, Nguyễn Vân Hà dịch, Nxb Hồng Đức. [4] Dạ Ngân (2010), Tiểu thuyết Gia đình bé mọn, NxbThanh Niên. [5] I.P.Ilin và E.A.Tzurganova (2003), Các khái niệm và thuật ngữ của các trường phái nghiên cứu văn học ở Tây Âu và Hoa Kỳ thế kỷ 20, Đoàn Tuấn Ảnh, Trần Hồng Vân, Lại Nguyên Ân dịch, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội. [6] Đoàn Lê (2010), Tiểu thuyết Tiền Định, Nxb Hội Nhà văn. [7] Phong Điệp (2013), Tiểu thuyết Blogger, Nxb Văn học. [8] Trần Huyền sâm (2016), Nữ quyền luận ở Pháp và tiểu thuyết nữ Việt Nam đương đại, Nxb Phụ Nữ. Title: TRAUMA DISCOURSE IN CONTEMPORATORY NOVELS OF VIETNAMESE FEMALE AUTHORS Abstract: The paper briefly introduces trauma discourse in contemporatory novels of Vietnamese female authors. The purpose of this paper is providing informations of sexism in society then. As well as sending a message to all readers about the female’s values, frankly expressing the equality of ambition of arising by themselves and also demonstrating that they don’t hesitate to come close to the forbidden lands. Keywords: trauma discourse, female authors, Vietnam. NGUYỄN ÍCH CỎ MAY Học viên Cao học, chuyên ngành Lý luận văn học, khóa 23 (2014-2016), Trường Đại học Sư phạm - Đại học Huế. Số điện thoại: 0911257207, Email: comay105@gmail.com 51
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2