Điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khuyết tật nghe nói cấp tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
lượt xem 5
download
Bài viết Điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khuyết tật nghe nói cấp tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 phân tích những khó khăn trong học tập môn Tiếng Việt của học sinh (HS) khuyết tật nghe nói và vấn đề điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho phù hợp với khả năng, nhu cầu của các em, giúp các em phát huy hết khả năng bản thân và đạt được các yêu cầu cơ bản của môn học.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khuyết tật nghe nói cấp tiểu học theo chương trình giáo dục phổ thông 2018
- HNUE JOURNAL OF SCIENCE DOI: 10.18173/2354-1075.2022-0128 Educational Sciences, 2022, Volume 67, Issue 5A, pp. 144-155 This paper is available online at http://stdb.hnue.edu.vn ĐIỀU CHỈNH KẾ HOẠCH DẠY HỌC MÔN TIẾNG VIỆT CHO HỌC SINH KHUYẾT TẬT NGHE NÓI CẤP TIỂU HỌC THEO CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC PHỔ THÔNG 2018 Nguyễn Minh Phượng* và Nguyễn Hà My Khoa Giáo dục Đặc biệt, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội Tóm tắt. Đối với học sinh khuyết tật nghe nói, mất thính lực ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh trong tất cả các lĩnh vực như nhận thức, hành vi, ngôn ngữ... đặc biệt là lĩnh vực ngôn ngữ, giao tiếp. Do đó, học sinh khuyết tật nghe nói gặp khó khăn trong hầu hết các lĩnh vực học tập, đặc biệt đối với học tập môn Tiếng Việt. Bài viết này phân tích những khó khăn trong học tập môn Tiếng Việt của học sinh (HS) khuyết tật nghe nói và vấn đề điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt theo chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho phù hợp với khả năng, nhu cầu của các em, giúp các em phát huy hết khả năng bản thân và đạt được các yêu cầu cơ bản của môn học. Từ khóa: học sinh khuyết tật nghe nói, điều chỉnh, kế hoạch dạy học, môn Tiếng Việt, chương trình giáo dục phổ thông 2018. 1. Mở đầu Tuyên bố Salamanca về Giáo dục cho tất cả mọi người đã khẳng định: mọi trẻ em, không phân biệt khuyết tật hay không khuyết tật, đều có quyền được hưởng nền giáo dục tốt nhất. Thực hiện tuyên bố này, Việt Nam cũng như nhiều quốc gia trên thế giới không ngừng xây dựng và thực hiện các chính sách mở rộng cơ hội tiếp cận giáo dục và nâng cao chất lượng giáo dục cho mọi trẻ em, đảm bảo mọi trẻ em được phát triển tốt nhất khả năng của mình. Theo thông tư 03/2018 của Bộ Giáo dục và đào tạo cũng chỉ rõ một trong các nhiệm vụ, quyền hạn của cơ sở giáo dục thực hiện giáo dục hòa nhập là: “Xây dựng môi trường giáo dục hòa nhập, thân thiện, đảm bảo người khuyết tật được tôn trọng, hỗ trợ, hợp tác và được tham gia bình đẳng trong mọi hoạt động giáo dục” [1]. Đối với HS khuyết tật nghe nói, mất thính lực ảnh hưởng đến sự phát triển của học sinh trong tất cả các lĩnh vực như nhận thức, hành vi, ngôn ngữ... đặc biệt là lĩnh vực ngôn ngữ, giao tiếp. Các nghiên cứu về ngôn ngữ của học sinh khuyết tật nghe nói cho thấy, khả năng nghe - nói của học sinh khuyết tật nghe nói phát triển chậm, thậm chí cả những học sinh khuyết tật nghe nói có mức độ khuyết tật nghe nói nhẹ cũng có những chậm trễ ở một số mặt của sự phát triển ngôn ngữ, điều này đã được chứng minh trong các nghiên cứu của Yoshinaga-Itano & Seedy (1998) [2], Ling, D. (1976) [3]. HS khuyết tật nghe nói có vốn từ hiểu và diễn đạt rất hạn chế, chủ yếu là những từ gắn với sự vật, hiện tượng, hành động cụ thể, thường mắc các lỗi về phát âm, thường tiếp thu các quy tắc ngữ pháp chậm hơn, điều này xảy ra ở cả HS khuyết tật nghe nói mức độ sâu cũng như HS khuyết tật nghe nói mức độ nhẹ hơn (Marc Marschark, Harry G Lang and John A Albertini (2002) [4]. Ngày nhận bài: 21/10/2022. Ngày sửa bài: 2/11/2022. Ngày nhận đăng: 29/11/2022. Tác giả liên hệ: Nguyễn Minh Phượng. Địa chỉ e-mail: phuongnm@hnue.edu.vn 144
- Điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khuyết tật nghe nói… HS khuyết tật nghe nói sử dụng các chức năng ngữ nghĩa và ngữ dụng như các HS nghe bình thường nhỏ tuổi hơn. Sự phát triển ngữ dụng của HS khuyết tật nghe nói rất giống với HS nghe bình thường, trong khi sự phát triển ngữ nghĩa bị chậm lại phía sau khá xa, một số chức năng ngữ nghĩa dạng cao không được sử dụng ở HS khuyết tật nghe nói. Nguyên nhân của những khiếm khuyết ngôn ngữ ở HS khuyết tật nghe nói do yếu tố chủ yếu là bản thân khiếm khuyết về nghe, cơ hội tham gia vào các cuộc hội thoại bằng lời bị hạn chế nên HS khuyết tật nghe nói không có cùng cơ hội để học các quy tắc ngôn ngữ (Kuder S.J (2002) [5]. Tại Việt Nam, một số nhà khoa học, nhà giáo dục đã quan tâm nghiên cứu vấn đề ngôn ngữ và phát triển ngôn ngữ, giao tiếp cho học sinh khuyết tật nghe nói. Song, các nghiên cứu về vấn đề này còn rất hạn chế, có thể kể đến một số công trình tiêu biểu như sau: Tác giả Lê Văn Tạc (2000), nghiên cứu về khả năng giao tiếp của trẻ khuyết tật nghe nói đã khẳng định: 1) Khả năng giao tiếp của trẻ khuyết tật nghe nói trong môi trường GDHN phụ thuộc vào tính tích cực của bản thân trẻ, mức độ nắm bắt và sử dụng phương tiện giao tiếp tổng hợp của giáo viên và trẻ nghe bình thường, sự đổi mới phương pháp dạy học tạo điều kiện để trẻ có nhiều cơ hội giao tiếp hơn; 2) Trong giao tiếp của trẻ khuyết tật nghe nói, có mối tương quan chặt chẽ giữa ngôn ngữ biểu đạt và ngôn ngữ cảm thụ. Tạo nhiều cơ hội để trẻ chủ động giao tiếp là một tác động thuận chiều đối với sự gia tăng tiến bộ của cả hai yếu tố: ngôn ngữ biểu đạt và ngôn ngữ cảm thụ [6]. Tác giả Lê Văn Tạc và các cộng sự (2005) nghiên cứu về khả năng đọc hiểu bài tập đọc của học sinh khuyết tật nghe nói lớp 4 – 5 học hòa nhập (những học sinh được chọn khảo sát là những học sinh điếc nặng hoặc điếc sâu). Kết quả nghiên cứu cho thấy, 75% học sinh khuyết tật nghe nói lớp 5 và 61% học sinh khuyết tật nghe nói lớp 4 có khả năng đọc yếu, kém hoặc rất kém. Chỉ có 25% học sinh khuyết tật nghe nói lớp 5 và 38% số học sinh này ở lớp 4 đạt được mức độ trung bình. Không một trường hợp học sinh khuyết tật nghe nói nào đạt mức điểm khá. Học sinh khuyết tật nghe nói đặc biệt yếu về khả năng làm rõ nghĩa, trong khi khả năng nhận diện gần đạt được mức trung bình. Để lí giải cho thực trạng trên, tác giả cho rằng: Khả năng đọc hiểu của học sinh khuyết tật nghe nói hạn chế do khó khăn đặc thù của bản thân các em, hầu như không nghe và nói được nên khó có khả năng đọc thành tiếng cũng như tiếp nhận sự giải thích nội dung bài đọc bằng lời từ giáo viên và bạn bè. Thêm nữa, học sinh khuyết tật nghe nói chỉ được yêu cầu giải mã bậc 1 bằng chữ cái ngón tay, giáo viên ít sử dụng đồ dùng trực quan và ngôn ngữ cử chỉ điệu bộ để giải thích cho các em [7]. Như vậy có thể thấy, học sinh khuyết tật nghe nói gặp khó khăn trong hầu hết các lĩnh vực học tập, đặc biệt đối với học tập môn Tiếng Việt do đây là môn học hướng vào phát triển cho học sinh năng lực ngôn ngữ ở tất cả các lĩnh vực nghe, nói, đọc viết. Để học sinh khuyết tật nghe nói có thể tham gia học tập môn Tiếng Việt cấp tiểu học theo chương trình GDPT mới 2018, giáo viên cần đưa ra những điều chỉnh phù hợp về mục tiêu, yêu cầu cần đạt, nội dung, chương trình, phương pháp, phương tiện dạy học nhằm giúp các em phát huy hết khả năng và phát triển một cách toàn diện. Tuy nhiên, hầu hết giáo viên ở các trường tiểu học chuyên biệt và hòa nhập có học sinh khuyết tật nghe nói gặp nhiều khó khăn trong việc xác định mục tiêu bài học, lúng túng trong việc điều chỉnh nội dung, phương pháp dạy học cho phù hợp với khả năng, nhu cầu của học sinh khuyết tật nghe nói. Chính vì vậy, công tác giáo dục học sinh khuyết tật nghe nói chưa đạt được hiệu quả như mong muốn. Bài viết này nhằm phân tích các đặc điểm, khó khăn đặc trưng khi học tập môn Tiếng Việt của học sinh khuyết tật nghe nói, đưa ra một số gợi ý cho GV về vấn đề điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt đáp ứng khả năng, nhu cầu của học sinh khuyết tật nghe nói và minh họa một kế hoạch dạy học đã điều chỉnh để các GV tham khảo trong quá trình thiết kế và điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cho HS khiếm thính. 145
- Nguyễn Minh Phượng* và Nguyễn Hà My 2. Nội dung nghiên cứu 2.1. Vài nét về chương trình môn Tiếng Việt cấp tiểu học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018 Tiếng Việt là môn học thuộc lĩnh vực Giáo dục ngôn ngữ và văn học, được tổ chức dạy học ở cả 3 cấp học từ tiểu học đến THPT, ở cấp tiểu học được gọi là Tiếng Việt, ở cấp THCS và THPT được gọi là Ngữ Văn. Đây là môn học vừa có tính công cụ, vừa có tính thẩm mỹ - nhân văn, môn Tiếng Việt có vai trò to lớn trong việc giúp HS phát triển những phẩm chất cao đẹp; có những cảm xúc lành mạnh, biết tôn trọng cái đẹp; có đời sống tinh thần phong phú; có tâm hồn nhân hậu và lối sống nhân ái, vị tha. Thông qua môn học này, các em được hình thành, phát triển các năng lực chung và năng lực môn học như năng lực ngôn ngữ, năng lực thẩm mỹ để sống và làm việc hiệu quả, để học tập tốt các môn học khác, cũng như để học suốt đời. Mục tiêu chương trình môn Tiếng Việt cấp tiểu học theo Chương trình GDPT 2018 [8]: * Mục tiêu về phẩm chất: Giúp học sinh hình thành và phát triển những phẩm chất chủ yếu với các biểu hiện cụ thể: yêu thiên nhiên, gia đình, quê hương; có ý thức đối với cội nguồn; yêu thích cái đẹp, cái thiện và có cảm xúc lành mạnh; có hứng thú học tập, ham thích lao động; thật thà, ngay thẳng trong học tập và đời sống; có ý thức thực hiện trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, xã hội và môi trường xung quanh. * Mục tiêu về năng lực: Giúp học sinh bước đầu hình thành các năng lực chung, phát triển năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói và nghe với mức độ căn bản: đọc đúng, trôi chảy văn bản; hiểu được nội dung, thông tin chính của văn bản; liên hệ, so sánh ngoài văn bản; viết đúng chính tả, ngữ pháp; viết được một số câu, đoạn, bài văn ngắn (chủ yếu là bài văn kể và tả); phát biểu rõ ràng; nghe hiểu ý kiến người nói. Phát triển năng lực văn học với yêu cầu phân biệt được thơ và truyện, biết cách đọc thơ và truyện; nhận biết được vẻ đẹp của ngôn từ nghệ thuật; có trí tưởng tượng, hiểu và biết xúc động trước cái đẹp, cái thiện của con người và thế giới xung quanh được thể hiện trong các văn bản văn học. Dựa trên mục tiêu của môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học, các yêu cầu cần đạt và nội dung chính của môn học cũng được xây dựng dựa trên những phẩm chất và năng lực chung, năng lực đặc thù học sinh cần hình thành và phát triển được ở từng lớp. Nội dung giáo dục môn Tiếng Việt ở cấp tiểu học bao gồm các hoạt động đọc, viết, nói và nghe; kiến thức (tiếng Việt và văn học); ngữ liệu: Giai đoạn 1 - Các lớp 1, 2, 3: Đối với HS lớp 1, 2, 3, nội dung của môn Tiếng Việt tập trung hình thành những cơ sở ban đầu cho việc học đọc, học viết; định hướng cho việc học nghe, học nói dựa trên vốn Tiếng Việt mà HS đã có. Các bài học ở giai đoạn này chủ yếu là bài học thực hành, được thấm vào học sinh một cách tự nhiên qua các bài học thực tế. Ở giai đoạn này, trẻ sẽ nhận diện được và sử dụng được các đơn vị của Tiếng Việt, các quy tắc sử dụng Tiếng Việt trong lúc đọc, viết, nghe và nói. Vậy nên, việc học Tiếng Việt ở cấp tiểu học sẽ tạo nền tảng cho HS trong việc phát triển tư duy ngôn ngữ, biểu hiện qua việc các em đọc thông thạo và hiểu đúng ý nghĩa một văn bản ngắn; viết rõ ràng, đúng chính tả; nghe chủ động; nói chủ động, rành mạch. Giai đoạn 2 - Các lớp 4, 5: HS ở giai đoạn này được cung cấp những khái niệm cơ bản về một số đơn vị ngôn ngữ và quy tắc sử dụng Tiếng Việt làm nền móng cho việc phát triển kĩ năng. Nội dung chương trình giai đoạn này nhằm phát triển các kĩ năng đọc, viết, nghe và nói lên một mức độ cao hơn, hoàn thiện hơn. Bên cạnh đó, các yêu cầu cần đạt về kiến thức tiếng Việt và văn học cũng phát triển hơn nhiều so với giai đoạn trước. Có thể nói, Tiếng Việt là môn học không thể thiếu trong hệ thống giáo dục của đất nước, đặc biệt đối với lứa tuổi học sinh ở bậc tiểu học – lứa tuổi đang trong giai đoạn hình thành về nhân cách và tư duy. Vì vậy, Tiếng Việt không những là “công cụ của tư duy” mà còn bước 146
- Điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khuyết tật nghe nói… đệm để hình thành nhân cách của một đứa trẻ. 2.2. Khó khăn trong học tập môn Tiếng Việt của học sinh khuyết tật nghe nói cấp tiểu học Khuyết tật nghe nói là tình trạng giảm hoặc mất chức năng nghe, nói hoặc cả nghe và nói, phát âm thành tiếng và câu rõ ràng dẫn đến hạn chế trong giao tiếp, trao đổi thông tin bằng lời nói [9]. Trên cơ sở mục tiêu, yêu cầu cần đạt của chương trình môn Tiếng Việt hướng vào phát triển cho học sinh năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe, việc xác định các khó khăn trong học tập môn Tiếng Việt của học sinh khuyết tật nghe nói tập trung vào các nội dung sau: HS khuyết tật nghe nói sử dụng các chức năng ngữ nghĩa và ngữ dụng như các HS nghe bình thường nhỏ tuổi hơn. Sự phát triển ngữ dụng của HS khuyết tật nghe nói rất giống với HS nghe bình thường, trong khi sự phát triển ngữ nghĩa bị chậm trễ đáng kể, một số chức năng ngữ nghĩa dạng cao không được sử dụng ở HS khuyết tật nghe nói. Nguyên nhân của những khiếm khuyết ngôn ngữ ở HS khuyết tật nghe nói do yếu tố chủ yếu là bản thân khiếm khuyết về nghe, cơ hội tham gia vào các cuộc hội thoại bằng lời bị hạn chế nên HS khuyết tật nghe nói không có cùng cơ hội để học các quy tắc ngôn ngữ (Kuder S.J, 2002) [5]. Học sinh khuyết tật nghe nói thường cho thấy có sự thiếu hụt lớn nhất liên quan đến việc đọc hiểu là về vốn từ. Học sinh khuyết tật nghe nói không chỉ có vốn từ ít hơn mà các loại từ học sinh khuyết tật nghe nói biết cũng thường có sự khác biệt với các học sinh nghe rõ cùng lớp. Học sinh khuyết tật nghe nói thường hiểu và sử dụng những danh từ cụ thể và các động từ chỉ hành động quen thuộc hơn là những từ trừu tượng hoặc khái quát, những từ mà các em ít có kinh nghiệm. Học sinh khuyết tật nghe nói cũng gặp phải những khó khăn đáng kể với từ đa nghĩa và phụ thuộc nhiều vào ngữ cảnh của văn bản để chọn nghĩa thích hợp. Có thể sự phụ thuộc vào ngữ cảnh gây khó khăn cho việc hiểu trọn vẹn văn bản. Không tính đến các nguyên nhân khác, sự nghèo nàn trong vốn từ ở cả học sinh khuyết tật nghe nói và học sinh nghe bình thường có thể cản trở tiến trình đọc ở cấp độ cao hơn do sự chậm chạp hoặc gián đoạn trong việc xác định nghĩa của từ và phụ thuộc hoàn toàn vào nguồn nhận thức. Hậu quả của những hạn chế như vậy có thể phá vỡ quá trình phân tích ngữ pháp, khi bộ nhớ phải làm việc quá tải và trở nên không hiệu quả. Do đó, ta không ngạc nhiên khi nhận ra rằng học sinh khuyết tật nghe nói cũng có khó khăn về mặt ngữ pháp khi học đọc. Các nghiên cứu chỉ ra rằng, có nhiều dạng cấu trúc ngữ pháp gây rắc rối cho học sinh khuyết tật nghe nói, với những khác biệt lớn nhất nằm trong cấu trúc ngữ pháp chẳng hạn như câu hỏi, đại từ, cụm từ và mệnh đề [10]. Một số nghiên cứu về khả năng viết của học sinh khuyết tật nghe nói cho thấy, học sinh khuyết tật nghe nói thường sử dụng câu ngắn và cấu trúc ít đa dạng hơn so với học sinh nghe bình thường, thậm chí không đặt câu hoàn chỉnh. Mặc dù các em có khả năng tương tự như các bạn nghe bình thường trong việc sử dụng dấu câu và chính tả, học sinh khuyết tật nghe nói có hướng sử dụng những từ và cụm từ lặp lại nhiều lần trong bài viết. Chúng cũng sử dụng nhiều mạo từ và danh từ hơn, ít trạng từ và từ nối. Từ ngữ thường bị bỏ sót, câu thường có cấu trúc đơn giản và ít có sự liên kết giữa các câu hơn so với các bạn nghe bình thường cùng độ tuổi [11]. Nhìn chung, đối với học sinh khuyết tật nghe nói, ngôn ngữ viết ở một vài mặt có ưu thế hơn ngôn ngữ nói. Để tiếp nhận nó không cần đến thính giác mà cần đến sự tham gia của cơ quan thị giác và vận động. Ngoài ra, trong việc tiếp thu ngôn ngữ viết, học sinh khuyết tật nghe nói không tốn nhiều năng lượng tâm lí như khi hình thành ngôn ngữ nói. Tuy nhiên, ngôn ngữ viết đòi hỏi phải lựa chọn những từ diễn đạt chính xác, các câu và ý phải tuân theo một trình tự lôgic rất chặt chẽ, hợp lí. Học sinh khuyết tật nghe nói có thể hoàn toàn không có khả năng tự chiếm lĩnh được từ (ở học sinh điếc hoàn toàn) hoặc có vốn từ rất hạn chế hay không biết cách dùng từ. 147
- Nguyễn Minh Phượng* và Nguyễn Hà My Chứng viết khó thường thấy ở học sinh khuyết tật nghe nói có thể là sự bóp méo thành phần chữ cái của từ, bỏ qua những chữ cái riêng lẻ, sự thay thế hoặc đổi chỗ các từ, thành phần của câu. Bên cạnh đó, học sinh khuyết tật nghe nói khi tiếp thu ngôn ngữ viết không có hình tượng cấu âm chuẩn mực gây cho học sinh nhiều khó khăn trong việc tiếp nhận cấu trúc ngữ pháp của câu. Điều khó khăn nhất với học sinh khuyết tật nghe nói là việc tiếp nhận cấu trúc ngữ pháp của câu, tiếp nhận những quy tắc của các cụm từ, mối liên hệ ngữ pháp của các từ. Những công trình nghiên cứu của G.I Sipho, T.V Radanova... đã cho thấy, ở học sinh khuyết tật nghe nói có hiện tượng “phi ngữ pháp”. Học sinh khuyết tật nghe nói có thể dùng từ không đúng với ý nghĩa cơ bản của nó, làm sai lệch cấu âm của từ, bỏ mất thành phần câu. Trong những bài viết của học sinh khuyết tật nghe nói thường thấy có những thiếu sót về tính lôgic và trật tự trình bày các sự kiện. Những khó khăn về các lĩnh vực nghe, nói, đọc, viết của học sinh khuyết tật nghe nói đòi hỏi giáo viên cần có những điều chỉnh cần thiết trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và tổ chức dạy học môn Tiếng Việt để giúp học sinh khuyết tật nghe nói có thể tham gia vào quá trình học tập và học một cách phù hợp, hiệu quả. 2.3. Điều chỉnh trong dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khuyết tật nghe nói Nội dung giáo dục trong chương trình Tiếng Việt 2018 cấp tiểu học gồm nội dung khái quát và nội dung cụ thể. Nội dung khái quát nêu các yêu cầu cần đạt về kĩ năng giao tiếp (đọc, viết, nói và nghe); hệ thống kiến thức (kiến thức tiếng Việt, kiến thức văn học), ngữ liệu. Nội dung giáo dục cụ thể gồm hệ thống các yêu cầu cần đạt và nội dung dạy học được quy định chi tiết với từng lớp và tăng dần độ khó từ lớp 1 đến lớp 5. Trong dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khuyết tật nghe nói, giáo viên cần điều chỉnh tất cả các thành tố của quá trình dạy học cho phù hợp với khả năng, nhu cầu của các em. Cụ thể: - Điều chỉnh yêu cầu cần đạt: Yêu cầu cần đạt trong dạy học môn Tiếng Việt cần điều chỉnh phù hợp với khả năng, nhu cầu của từng học sinh khuyết tật nghe nói, không đặt ra các yêu cầu quá mơ hồ, xa vời với khả năng thực tế của các em và đồng thời vẫn nằm trong mục tiêu, yêu cầu cần đạt chung của chương trình là hướng vào phát triển cho học sinh năng lực ngôn ngữ ở tất cả các kĩ năng đọc, viết, nói, nghe. Trong đó: + Đối với yêu cầu về phát triển kĩ năng nghe, nói: giáo viên cần cân nhắc điều chỉnh cho phù hợp với khả năng, nhu cầu của từng học sinh khuyết tật nghe nói: (a) Nếu học sinh khuyết tật nghe nói vẫn còn khả năng nghe, nói đáp ứng được việc học tập như các học sinh nghe thì vẫn giữ lại các yêu cầu cần đạt về kĩ năng nghe, nói; (b) Nếu học sinh khuyết tật nghe nói còn một phần khả năng nghe, nói, cần điều chỉnh theo hướng hạ thấp yêu cầu cần đạt về kĩ năng nghe, nói; (c) Nếu học sinh khuyết tật nghe nói không còn khả năng nghe, nói cần thay thế bằng yêu cầu về phát triển kĩ năng truyền tải và tiếp nhận thông tin thông qua các phương tiện giao tiếp khác như ngôn ngữ kí hiệu. + Đối với yêu cầu về phát triển kĩ năng đọc: Tùy theo khả năng của từng học sinh khuyết tật nghe nói để có những điều chỉnh phù hợp, chủ yếu tập trung vào yêu cầu đọc hiểu: giúp học sinh nắm bắt thông tin, hiểu nội dung bài tập đọc và diễn đạt ý hiểu của mình bằng nhiều cách khác nhau (như ngôn ngữ nói, ngôn ngữ kí hiệu, cử chỉ điệu bộ...). Đối với mục tiêu đọc thành tiếng, nên giảm bớt yêu cầu học sinh đọc to, đọc diễn cảm chỉ yêu cầu học sinh đọc một số từ, câu ngắn, câu quan trọng nếu học sinh khuyết tật nghe nói còn khả năng nghe, nói. Nếu học sinh khuyết tật nghe nói chỉ dùng ngôn ngữ kí hiệu thì thay bằng mục tiêu đọc bằng ngôn ngữ kí hiệu. + Đối với yêu cầu về phát triển kĩ năng viết: Điều chỉnh theo hướng tập trung vào các yêu cầu viết các câu đơn giản về nghĩa và cấu tạo mà vẫn đúng yêu cầu. Nên chuyển các yêu cầu chính tả nghe đọc thành chính tả nhìn viết (nhìn chữ - viết). - Điều chỉnh nội dung dạy học: Tùy theo mức độ nhận thức, khả năng của từng học sinh và mục tiêu đã xác định, giáo viên cần chọn lọc, giới hạn các kiến thức, số lượng thông tin/tài liệu 148
- Điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khuyết tật nghe nói… khi cung cấp cho các em, nên tập trung vào những thông tin quan trọng nhất hoặc những điểm quan trọng. Đơn giản hoá ngôn ngữ và từ vựng của văn bản/ngữ liệu bằng cách biên tập lại bài đọc (như rút ngắn, bỏ bớt các câu/đoạn có cấu trúc phức tạp, khó hiểu) hoặc chọn những văn bản có số lượng từ vừa phải, sử dụng nhiều từ cụ thể, từ tượng hình và các câu có cấu trúc không quá phức tạp, có thể sử dụng thêm các hình ảnh trực quan/kí hiệu đi kèm để hỗ trợ cho học sinh khuyết tật nghe nói nắm bắt được nội dung văn bản/ngữ liệu. - Điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức dạy học: Căn cứ vào điểm mạnh và khó khăn của từng học sinh và các nội dung dạy học cụ thể, giáo viên cần lựa chọn các phương pháp, hình thức tổ chức dạy học Tiếng Việt sao cho phù hợp. Nên tăng cường sử dụng các phương pháp dạy học trực quan, phương pháp hợp tác nhóm, luyện tập thực hành và trò chơi để giúp học sinh khuyết tật nghe nói hiểu nghĩa của từ, hiểu khái niệm, tăng cường sử dụng các phương tiện giao tiếp không lời (ngôn ngữ kí hiệu, cử chỉ điệu bộ…) để giúp học sinh khuyết tật nghe nói lĩnh hội kiến thức, kĩ năng trong môn Tiếng Việt. Bên cạnh đó, cũng cần chú ý đến việc sắp xếp môi trường, bao gồm cả môi trường vật chất và môi trường tâm lí để tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh khuyết tật nghe nói trong quá trình học tập. - Điều chỉnh cách đánh giá: Việc đánh giá kết quả học tập môn Tiếng Việt của học sinh khuyết tật nghe nói cần bám sát vào mục tiêu, nội dung dạy học Tiếng Việt đã đặt ra cho học sinh. Ví dụ: Đối với học sinh khuyết tật nghe nói chỉ sử dụng ngôn ngữ kí hiệu, giáo viên nên tập trung đánh giá kĩ năng biểu đạt và tiếp nhận thông tin bằng ngôn ngữ kí hiệu thay cho kĩ năng nghe, nói; Đánh giá kĩ năng đọc bằng kí hiệu thay vì đọc thành tiếng; Đánh giá kĩ năng nhìn viết thay cho kĩ năng nghe viết... Bên cạnh đó, giáo viên cũng cần chú ý thay đổi hình thức bài tập đánh giá hoặc cách thức đánh giá (ví dụ: sử dụng bài kiểm tra viết có thêm tranh ảnh hỗ trợ để học sinh khuyết tật nghe nói hiểu yêu cầu, kiểm tra vấn đáp bằng ngôn ngữ kí hiệu, đánh giá bằng sản phẩm/dự án học tập của học sinh khuyết tật nghe nói...), có thể gia hạn thêm về mặt thời gian cho học sinh khuyết tật nghe nói để thực hiện bài tập. Để thực hiện việc những vấn đề điều chỉnh như trên trong dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khuyết tật nghe nói, giáo viên cần: (1) Đối chiếu mục tiêu, yêu cầu cần đạt và nội dung chương trình môn Ngữ văn với khả năng, nhu cầu hiện tại của học sinh khiếm thính và điều kiện, nguồn lực thực tế của giáo viên, nhà trường; (2) Xác định các vấn đề cần điều chỉnh trong chương trình môn Tiếng Việt nói chung và trong từng bài học cụ thể; (3) Lựa chọn các cách thức điều chỉnh phù hợp trong 4 cách điều chỉnh: Điều chỉnh đồng loạt; Điều chỉnh đa trình độ; Điều chỉnh trùng lặp giáo án; Điều chỉnh thay thế. 2.4. Minh họa kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khuyết tật nghe nói cấp tiểu học Bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục [12] [13] Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 tuần 27 Bài: Món quà sinh nhật tuyệt vời A. Đặc điểm của lớp học và HS khuyết tật nghe nói: Lớp 1B là 1 lớp hòa nhập có 40 học sinh trong đó có 01 học sinh khuyết tật nghe nói tên P.M.K. P.M.K được phát hiện khuyết tật nghe nói khá muộn (lúc 30 tháng), em bị khiếm thính mức III (khiếm thính nặng) ở cả hai tai. Lúc 44 tháng, em mới được đeo máy trợ thính do được một Quỹ từ thiện tặng. Về khả năng nghe: em có thể nghe nhận diện được 4 âm Ling, còn hai âm /s/ và /x/ em chưa nhận diện được, nghe hiểu được 17/30 từ chỉ sự vật, hành động quen thuộc, gần gũi; khả năng nghe hiểu các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng và các từ biểu cảm của em còn khá hạn chế (đạt 50% số lượng từ kiểm tra); em mới chỉ nghe hiểu và thực hiện được 1 – 2 yêu cầu 149
- Nguyễn Minh Phượng* và Nguyễn Hà My đơn giản khi có sự hướng dẫn, khả năng nghe hiểu câu của em rất hạn chế, em cũng chưa nghe hiểu được nội dung câu chuyện, bài thơ. Về khả năng nói: em phát âm còn ngọng nhiều, nói nhát gừng, giọng không đều về cường độ và cao độ khiến người nghe chỉ có thể hiểu được khi có tình huống; bước đầu sử dụng lời nói với các từ chỉ sự vật, hành động quen thuộc và các từ chỉ đặc điểm, tính chất, công dụng khi có sự trợ giúp nhưng còn nghèo nàn về vốn từ, chưa phù hợp với ngữ cảnh; bước đầu biết sử dụng lời nói để thể hiện nhu cầu cơ bản của bản thân khi có sự trợ giúp nhưng chưa rõ ràng, chưa biết kể lại những sự việc đơn giản và kể lại câu chuyện đơn giản đã nghe. Về khả năng giao tiếp bằng ngôn ngữ kí hiệu: em có khả năng giao tiếp tốt bằng ngôn ngữ kí hiệu. B. Yêu cầu cần đạt: * Đối với các học sinh không khuyết tật: Sau bài học này, học sinh lớp 1B: - Đọc đúng và rõ ràng bài Món quà sinh nhật tuyệt vời. - Hiểu được tình yêu thương, sự quan tâm của con cháu là món quà tuyệt vời nhất với bà. - Nêu được các chi tiết về món quà tặng bà trong câu chuyện. - Nhận xét được đặc điểm của nhân vật trong câu chuyện. - Mở rộng vốn từ xưng hô. - Nói được 2 - 3 câu về ông(bà). - Thực hiện được những lới nói, việc làm thể hiện tình cảm yêu thương, quan tâm chăm sóc đối với ông bà. * Đối với học sinh khuyết tật nghe nói Sau bài học này, học sinh P.M.K: - Phát âm khá rõ các từ: khoe, khẽ nói, sinh nhật, tuyệt vời - Hiểu được nghĩa của các từ: sinh nhật, món quà, khoe, khẽ nói, băn khoăn, âu yếm, tuyệt vời. - Đọc được bài Món quà sinh nhật tuyệt vời bằng ngôn ngữ kí hiệu. - Hiểu được tình yêu thương, sự quan tâm của con cháu là món quà tuyệt vời nhất với bà. - Nêu được các chi tiết về món quà tặng bà trong câu chuyện bằng ngôn ngữ kí hiệu. - Thực hiện được những câu kí hiệu, việc làm thể hiện tình cảm yêu thương, quan tâm chăm sóc đối với ông bà. C. Đồ dùng dạy - học: - SGK Tiếng Việt lớp 1 tập 2 (Bộ Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục) - Video hoặc file nhạc bài Cháu yêu bà (nhạc sĩ Xuân Giao) D. Hoạt động dạy - học: STT Các hoạt động dạy - học chủ yếu Điều chỉnh đối với học sinh khuyết tật nghe – nói P.M.K Tiết 1: Đọc thành tiếng KHỞI ĐỘNG 1 Nghe và hát theo bài hát Cháu yêu bà - GV kiểm tra MTT cho trẻ bằng - GV tổ chức cho cả lớp nghe và hát theo bài hát 6 âm Ling trước khi bắt đầu tiết Cháu yêu bà (Xuân Giao) và trả lời câu hỏi của GV học sau khi hát xong bài hát: Bạn nhỏ trong bài hát có - Nghe và vận động theo nhạc 150
- Điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khuyết tật nghe nói… tình cảm với bà như thế nào? (yêu bà) bài Cháu yêu bà - Làm kí hiệu tên bài hát “Cháu yêu bà” cho cả lớp quan sát và cùng làm theo. - GV nhận xét và kết nối với chủ đề của bài tập đọc Món quà sinh nhật tuyệt vời. - Đọc tên bài học bằng lời nói - Ghi bảng: Món quà sinh nhật tuyệt vời. kết hợp kí hiệu. HOẠT ĐỘNG CHÍNH 2 Đọc thành tiếng: - HS đọc nhẩm bài đọc. - GV đọc mẫu bài đọc 2 lần. + Lần 1: HS nghe GV đọc mẫu toàn bài và đọc + Đọc thầm bài đọc trong SGK thầm theo: Giọng bé Hiền băn khoăn, giọng bà âu và gạch chân các từ khó chưa yếm. hiểu, cần giải nghĩa. + Lần 2: GV đọc lại bài bằng lời nói kết hợp ngôn + Quan sát GV đọc bài bằng ngữ kí hiệu ngôn ngữ kí hiệu. - HS đọc các từ ngữ khó đọc (nếu có). GV ghi các - Đọc các từ khó: khoe, khẽ nói, từ khó lên bảng: khoe, khẽ nói, sinh nhật, tuyệt vời. sinh nhật, tuyệt vời. GV chú ý GV đọc mẫu và gọi 3-5 HS đọc lại sửa lỗi phát âm cho HS (bằng cách phát âm mẫu, cho HS sử dụng các giác quan nghe – nhìn – sờ để có thể phát âm được các từ này). - HS đọc các từ mới: băn khoăn, xích lại. - GV gọi HS giải thích từ mới và GV nêu lại ý - Nghe và quan sát GV giải nghĩa của các từ mới đó nghĩa các từ - Giải nghĩa thêm các từ: sinh nhật, món quà, khoe, - Vừa đọc, vừa làm kí hiệu các khẽ nói, âu yếm, tuyệt vời từ: sinh nhật, món quà, khoe, (Khi giải nghĩa các từ này, GV vừa nói vừa kết hợp khẽ nói, băn khoăn, âu yếm, trực quan bằng ví dụ, cử chỉ điệu bộ, hành động) tuyệt vời. - HS đọc tiếp nối (cả lớp) từng câu văn trong mỗi đoạn. - Làm kí hiệu từng câu trong bài - HS luyện đọc câu dài: đọc. + Anh trai Hiền khoe/ sẽ chụp ảnh tặng bà.// Mẹ nấu món sườn hầm/mà bà thích nhất.// + Bà ơi,/ai cũng có quà tặng bà,/ chỉ có cháu không có.// Cháu không có tiền mua khăn,/ cũng không biết nấu ăn và chụp ảnh.// - HS đọc tiếp nối từng đoạn trước lớp, mỗi HS đọc 1 đoạn. GV theo dõi HS đọc. - Đọc từng đoạn bằng ngôn ngữ - HS đọc tiếp nối từng đoạn theo nhóm 3, mỗi HS kí hiệu đọc một đoạn tiếp nối nhau đến hết bài. - HS thi đọc giữa các nhóm trước lớp. - HS đọc cả bài. - Đọc cả bài bằng ngôn ngữ kí - GV tổng kết hoạt động. hiệu. 151
- Nguyễn Minh Phượng* và Nguyễn Hà My Tiết 2: Đọc hiểu, nói và nghe, kiến thức 3 Trả lời câu hỏi: Câu hỏi 1: Mỗi người trong gia đình tặng bà món quà gì? - GV gọi 1 HS đọc câu hỏi và yêu cầu HS trả lời P.M.K được phân vào nhóm 3 câu hỏi theo nhóm 4. GV có thể đặt những câu hỏi (có một HS trong nhóm chơi gợi ý cho HS: thân và có thể trợ giúp P.M.K) + Gia đình Hiền có những ai? GV nhắc lại câu hỏi bằng + Bố, mẹ, anh trai Hiền và Hiền đã tặng bà món NNKH với P.M.K. quà gì? - GV gọi đại diện 4-5 HS trả lời trước lớp, GV có P.M.K trả lời câu hỏi 01 bằng thể cho mỗi HS trả lời 1 ý của câu hỏi (bố tặng bà ngôn ngữ kí hiệu một chiếc khăn, mẹ tặng bà món sườn hầm, anh trai GV nhắc lại câu trả lời của tặng bà những tấm ảnh, Hiền tặng bà một cái ôm P.M.K bằng lời nói và khen ngợi hoặc Hiền tặng bà một cái ôm và lời chúc mừng P.M.K. sinh nhật. - GV nhận xét câu trả lời, gọi 1 HS trả lời câu hỏi hoàn chỉnh. Câu hỏi 2: Bé Hiền là cô bé như thế nào? P.M.K tham gia thảo luận theo - GV cho HS thảo luận theo cặp, đọc đáp án a và b cặp (có sự gợi ý, hỗ trợ của GV) để chọn câu trả lời đúng. - GV cho HS ghi đáp án lên bảng và giơ đáp án khi có hiệu lệnh. Ghi đáp án lên bảng và giơ đáp án khi có hiệu lệnh GV giải thích đáp án bằng lời - GV chốt đáp án b và yêu cầu 1-2 HS đọc đáp án nói kết hợp kí hiệu cho P.M.K trước lớp. Câu hỏi 3: Em chọn từ nào để điền vào chỗ trống? - GV yêu cầu HS thảo luận theo cặp, đọc các câu GV hỗ trợ P.M.K thảo luận theo cần điền vào chỗ trống và làm bài tập. GV lưu ý HS cặp, đọc các câu cần điền vào cần dùng đúng từ xưng hô trong khi nói. chỗ trống và làm bài tập. - GV gọi 3-4 HS trình bày kết quả làm việc nhóm trước lớp. - GV chốt đáp án. 4 Nói và nghe Nói hai câu về ông (bà) của em - GV gọi 1 HS đọc yêu cầu của hoạt động. GV hỗ trợ P.M.K thảo luận - GV yêu cầu HS làm việc nhóm đôi. Mỗi HS sẽ nhóm đôi, nói với bạn trong nhóm ít nhất 2 câu về ông (bà) Gợi ý để P.M.K trả lời 03 câu của mình. GV có thể cho HS gợi ý là những câu hỏi hỏi bằng ngôn ngữ kí hiệu: dưới đây để các em chọn trả lời 2 câu (GV có thể + Ông (bà) em bao nhiều tuổi? ghi câu hỏi lên bảng hoặc phiếu nhiệm vụ): + Khuôn mặt, mái tóc, hình + Ông (bà) của em bao nhiêu tuổi? dáng ông (bà) trông như thế + Khuôn mặt, mái tóc, hình dáng ông (bà) trông nào? như thế nào? + Em làm gì để thể hiện tình + Tính cách của ông (bà) như thế nào? cảm với ông (bà)? 152
- Điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khuyết tật nghe nói… + Ông (bà) yêu quý em như thế nào? + Em nói gì và làm gì để thể hiện tình cảm với ông (bà)? - 4 – 5 HS nói về ông (bà) mình trước lớp. - P.M.K nói về ông (bà) bằng - GV nhận xét, góp ý. NNKH trước lớp, GV nhắc lại câu trả lời và khen ngợi P.M.K CỦNG CỐ, MỞ RỘNG, ĐÁNH GIÁ 5 - GV đặt câu hỏi củng cố: Vì sao cái ôm của bé GV nêu ý nghĩa của bài học Hiền là món quà tuyệt vời nhất với bà? bằng lời nói + NNKH cho - GV gọi 2-3 HS trả lời. P.M.K. - GV nhận xét tiết học và tổng kết P.M.K nhắc lại ý nghĩa của bài đọc bằng NNKH. Tiết 3: Viết (chính tả) 6 Nhìn – viết - GV yêu cầu HS sử dụng SGK trang 84, đọc đoạn: P.M.K đọc đoạn này bằng - Bà ơi, ai cũng có quà tặng bà, chỉ có cháu không NNKH có. Cháu không có tiền mua khăn, cũng không biết nấu ăn và chụp ảnh. P.M.K đánh chữ cái ngón tay - GV lưu ý HS những chữ viết dễ sai chính tả: mua các từ: mua khăn, chụp ảnh khăn, chụp ảnh. - GV hướng dẫn HS cách trình bày vào vở. Nghe và quan sát GV hướng dẫn bằng lời nói kết hợp NNKH - GV yêu cầu HS nhìn – viết vào vở Chính tả (HS Nhìn – viết vào vở Chính tả làm việc cá nhân). - Sau khi HS viết xong, GV yêu cầu HS đọc chậm Đọc thầm để soát bài để soát bài. P.M.K đổi vở cho bạn bên cạnh - GV yêu cầu HS đổi vở cho nhau để soát lỗi, HS để soát lỗi, GV chú ý hỗ trợ (nếu sử dụng bút chì đề gạch chân lỗi của bạn (nếu có). cần) - GV kiểm tra và nhận xét bài của một số HS, hướng dẫn HS sửa lỗi, viết lại từ sai (nếu có). Sửa lại lỗi sai (nếu có) Chọn c hay k? - GV yêu cầu HS quan sát tranh và đọc nhẩm câu trong SGK trang 86. GV gọi 2 HS mô tả tranh trước lớp P.M.K mô tả tranh trước lớp bằng kí hiệu, cử chỉ điệu bộ - GV yêu cầu HS tự chọn c hoặc k vào tiếng phù hợp để hoàn thành câu bằng cách điền vào phiếu Điền vào phiếu bài tập bài tập hoặc viết lên bảng/viết vào vở. - Sau khi HS điền c hoặc k xong, GV yêu cầu 2 HS Đổi phiếu bài tập với bạn để soát đổi bài/phiếu/vở cho nhau để sửa (nếu có). và sửa lỗi (nếu có). GV hỗ trợ - GV kết luận. khi cần thiết Chọn ươm hay ươp? - GV tiếp tục yêu cầu HS quan sát tranh và mô tả P.M.K mô tả tranh cho bạn bên tranh cho bạn ngồi cạnh. GV gọi 2 HS mô tả tranh cạnh bằng kí hiệu, cử chỉ điệu trước lớp. bộ Điền vào phiếu bài tập 153
- Nguyễn Minh Phượng* và Nguyễn Hà My - GV yêu cầu HS lựa chọn vần ươm hoặc ươp để điền vào ô trống trên phiếu bài tập hoặc bảng Đổi phiếu với bạn để kiểm tra phụ/bảng con. chéo nhau - GV cho HS kiểm tra chéo nhau. - GV gọi 2 HS đọc cụm từ trước lớp, các HS khác nhận xét. - GV tổng kết hoạt động. 3. Kết luận Học sinh khuyết tật nghe nói gặp rất nhiều khó khăn trong học tập môn Tiếng Việt. Những khó khăn này tập trung ở cả 4 lĩnh vực kĩ năng: đọc, viết, nói và nghe. Để giúp học sinh khuyết tật nghe nói có thể tham gia học tập hiệu quả môn Tiếng Việt, giáo viên cần dựa vào đặc điểm khả năng, nhu cầu của mỗi học sinh khuyết tật nghe nói để đưa ra những điều chỉnh phù hợp. Việc điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khuyết tật nghe nói cần tập trung vào tất cả các thành tố của quá trình dạy học, bao gồm: điều chỉnh yêu cầu cần đạt, điều chỉnh nội dung dạy học, điều chỉnh phương pháp, hình thức tổ chức dạy học và điều chỉnh cách đánh giá. Tùy theo mỗi bài học và khả năng, nhu cầu của học sinh khuyết tật nghe nói để xác định nội dung, phương pháp điều chỉnh phù hợp. Giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn các cách thức điều chỉnh trong 4 cách điều chỉnh: Điều chỉnh đồng loạt; Điều chỉnh đa trình độ; Điều chỉnh trùng lặp giáo án; Điều chỉnh thay thế. *Ghi chú: Bài báo là sản phẩm của đề tài nghiên cứu khoa học cấp trường, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội năm 2022: Xây dựng tài liệu hướng dẫn giáo viên điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khuyết tật nghe nói cấp tiểu học theo chương trình GDPT mới 2018. Mã số: SPHN22-06. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018. Thông tư quy định về giáo dục hòa nhập đối với người khuyết tật, Số: 03/2018/TT-BGDĐT. [2] Yoshinaga-Itano C, Sedey A, Coulter D, Mehl A, 1998. Language of early- and later- identified children with hearing loss. Pediatrics; 102:1161–1171. [3] Ling, D., 1976). Speech and the Hearing-Impaired Child: Theory and Practice. Washington, D.C.: A.G. Bell Association for the Deaf. [4] Marc Marschark, Harry G Lang and John A Albertini, 2002. Educating deaf students: from research to practice, Oxford University Press, New York, 2002. 277pp, ISBN 019 512139 2. [5] Kuder, S.J, 2003. Teaching students with language and communication disabilities. Boston: Allyn and Bacon. [6] Lê Văn Tạc, 2000. Phương pháp nâng cao khả năng giao tiếp cho trẻ điếc tuổi mẫu giáo và tiểu học trong môi trường Giáo dục hòa nhập, Báo cáo đề tài mã số: B 98 - 49 - 62. [7] Lê Văn Tạc và cộng sự, 2005. Biện pháp nâng cao khả năng đọc hiểu bài tập đọc của học sinh khiếm thính lớp 4-5 học hoà nhập, Báo cáo đề tài cấp Bộ mã số B2003-49-53. [8] Bộ Giáo dục và Đào tạo, 2018. Chương trình giáo dục phổ thông môn Ngữ văn, Ban hành kèm theo thông tư số 32/2018/TT-BGDĐT, ngày 26 tháng 12 năm 2018 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo. [9] Nghị định số 28/2012/NĐ-CP, Quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật người khuyết tật. 154
- Điều chỉnh kế hoạch dạy học môn Tiếng Việt cho học sinh khuyết tật nghe nói… [10] Kyle, F.E., 2019. Reading development in deaf children: The fundamental role of language skills. In Evidence-Based Practices in Deaf Education; Knoors, H., Marschark, M., Eds.; Oxford University Press: New York, NY, USA; pp. 217–235, ISBN-13: 978-0190880545. [11] Nelson, N.W.; Crumpton, T., 2015. Reading, writing, and spoken language assessment profiles for students who are deaf and hard of hearing compared with students with language learning disabilities. Top. Lang. Disord. 2, 157–179. [12] Đỗ Việt Hùng (Tổng chủ biên), Lê Phương Nga (Chủ biên), Thạch Thị Lan Anh, Lương Thị Hiền, 2020. Sách giáo khoa Tiếng Việt lớp 1 tập 2. Nxb Giáo dục Việt Nam, bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục. [13] Đỗ Việt Hùng (Tổng chủ biên), Lê Phương Nga (Chủ biên), Thạch Thị Lan Anh, Lương Thị Hiền, 2020. Sách giáo viên Tiếng Việt lớp 1 tập 2. Nxb Giáo dục Việt Nam, bộ sách Vì sự bình đẳng và dân chủ trong giáo dục. ABSTRACT Adjustment of teaching plans in Vietnamese subject for students with hearing and speech disabilities in General Education Program 2018 Nguyen Minh Phuong* and Nguyen Ha My Faculty of Special Education, Hanoi National University of Education For students with hearing and speech disabilities, hearing loss affects the student’s development in all areas such as cognition, behavior, language, etc., especially in the field of language and communication. Therefore, students with hearing and speech disabilities face difficulties in most areas of learning, especially in learning Vietnamese subject. This article analyzed the difficulties in learning Vietnamese subject of students with hearing and speech disabilities. The authors also proposed some adjustment to the Vietnamese teaching plans according to the General Education Program 2018 in order to appropriate the abilities and needs of the students with hearing and speech disabilities, help them develop their full potential, and achieve the basic requirements of the subject. Keywords: students with hearing and speech disabilities, adjustment, teaching plan, Vietnamese subject, General Education Program 2018. 155
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Mẫu kế hoạch đào tạo học kỳ 2 năm 2010 - 2011
8 p | 275 | 86
-
hướng dẫn giảng dạy theo phương pháp dạy học tích cực môn toán lớp 5 (tập 2): phần 2
153 p | 218 | 43
-
Module bồi dưỡng thường xuyên Tiểu học - Module 42: Thực hành Giáo dục kĩ năng sống trong một số hoạt động ngoại khóa ở tiểu học - Trần Thị Tố Oanh
45 p | 717 | 41
-
Module bồi dưỡng thường xuyên TH - Module 42: Thực hành Giáo dục kĩ năng sống trong một số hoạt động ngoại khóa ở tiểu học
45 p | 403 | 34
-
Chung quanh vấn đề dân số và kế hoạch hóa gia đình: Một số vấn đề về chính sách dân số trong điều kiện kinh tế thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa - Trần Tiến Đức
0 p | 140 | 9
-
Bài giảng dạy học vi mô góp phần nâng cao kĩ năng soạn giảng cho sinh viên
15 p | 117 | 7
-
Bài giảng Khung kế hoạch giáo dục môn Hóa học lớp 10
18 p | 68 | 6
-
Tài liệu bồi dưỡng giáo viên sử dụng SGK Giáo dục thể chất 10 Cánh diều
22 p | 8 | 4
-
Định hướng sử dụng bộ công cụ kiểm tra, đánh giá quá trình và kết thúc học phần môn Khám phá bản thân và Lập kế hoạch nghề nghiệp
12 p | 22 | 4
-
Mô hình tổ chức dạy kiểu bài lí thuyết trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới nhằm phát triển năng lực người học
6 p | 38 | 4
-
Động cơ học tập của học sinh cuối cấp trung học phổ thông huyện Yên Khánh, tỉnh Ninh Bình
8 p | 10 | 4
-
Một số biện pháp trong đào tạo giáo viên ở trường cao đẳng sư phạm nhằm nâng cao sự tự tin của sinh viên đối với việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động rèn nghề
10 p | 78 | 4
-
Vấn đề kế hoạch hóa gia đình ở một xí nghiệp công nghiệp trong điều kiện hoạch toán kinh tế - Nguyễn Anh Sảo
3 p | 83 | 4
-
Tài liệu bồi dưỡng tăng cường năng lực dạy học trực tuyến (Dành cho giáo viên trung học)
62 p | 12 | 3
-
Một số vấn đề của dạy học phân hoá
3 p | 17 | 3
-
Thực nghiệm dạy học đọc hiểu cho học sinh khuyết tật trí tuệ học hòa nhập cấp tiểu học
22 p | 24 | 2
-
Đẩy mạnh đào tạo và nghiên cứu ứng dụng xã hội học chuyên ngành góp phần phát triển khoa học xã hội (Trường hợp vùng Nam Bộ - Việt Nam)
7 p | 46 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn