intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Điều chỉnh kỹ năng làm cha mẹ

Chia sẻ: Nguyen Uyen | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

109
lượt xem
8
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Làm sao để bình tĩnh và kiểm soát tình thế khi trẻ thử thách sự chịu đựng của bạn bằng mọi cách? Có lẽ bạn từng cho rằng không có gì tồi tệ hơn là sự cáu kỉnh của một em bé trong cơn buồn ngủ hoặc bị mè nheo giữa chốn đông người. Nhưng bây giờ bạn mới nhận ra rằng: đó vẫn còn là dễ chịu. Ít nhất thì em bé 15 tháng tuổi của bạn cũng không thể hét lên với bạn rằng “Mẹ là người mẹ tồi nhất” khi bị từ chối mua cho một...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Điều chỉnh kỹ năng làm cha mẹ

  1. Điều chỉnh kỹ năng làm cha mẹ
  2. Làm sao để bình tĩnh và kiểm soát tình thế khi trẻ thử thách sự chịu đựng của bạn bằng mọi cách? Có lẽ bạn từng cho rằng không có gì tồi tệ hơn là sự cáu kỉnh của một em bé trong cơn buồn ngủ hoặc bị mè nheo giữa chốn đông người. Nhưng bây giờ bạn mới nhận ra rằng: đó vẫn còn là dễ chịu. Ít nhất thì em bé 15 tháng tuổi của bạn cũng không thể hét lên với bạn rằng “Mẹ là người mẹ tồi nhất” khi bị từ chối mua cho một chiếc quần jean. Những năm tháng tiểu học mang lại niềm vui vô hạn cho trẻ, nhưng xen lẫn trong đó là sự thách thức ngày càng tăng. Tiến sĩ Alan Kazdin, Giám đốc của Trung tâm bồi dưỡng kỹ năng làm cha mẹ Yale và Phòng tư vấn tâm lý trẻ em nói: “Ở lứa tuổi này, trẻ có thể thách thức quyền lực của bạn bằng cách đẩy sự kiểm soát của bạn ra xa hiệu quả hơn trước kia”. Cãi lại, nói mỉa, lôi kéo anh chị em về phía mình, lý do tinh vi để tránh việc nhà – những hành vi này đặt ra không thiếu những thử thách đối với sự kiên nhẫn và kỹ năng làm cha mẹ của bạn. Vậy một người cha, người mẹ đang bị thử thách nên làm gì?
  3. Để tìm ra câu trả lời, chúng tôi đã yêu cầu một nhóm những người mẹ chia sẻ kịch bản về những tình huống bực mình nhất mà họ đã trải qua, rồi dùng phương pháp c ủa Kazdin (Method for parenting the defiant child – Tạm dịch Phương pháp dạy dỗ trẻ bướng bỉnh) và các chuyên gia về hành vi của trẻ để xem xét những biện pháp đã được chứng minh là đúng đắn. Nhìn chung, các chuyên gia nói, trẻ ở độ tuổi đến trường cần các biện pháp dạy dỗ đa dạng hơn khi còn bé, và cách tán dương hành vi tích cực hữu ích hơn là trừng phạt khi trẻ ương bướng. Nhưng hãy ghi nhớ rằng, “không phải chỉ có một cách duy nhất để dạy dỗ”, Betsy Brown Braun – chuyên gia về hành vi và sự phát triển của trẻ ở Los Angeles, tác giả cuốn “Just tell me what to say: Tips and Scripts for Perplexed Parents” (Tạm dịch “Hãy cho tôi biết nên nói gì: Lời khuyên cho các bậc phụ huynh đang gặp rắc rối”) – nói: “Những cách hiệu quả đối với trẻ này/tình huống này có thể không hiệu quả cho trẻ khác/tình huống khác. Bạn phải thử những biện pháp khác nhau, rồi trộn lẫn hoặc kết hợp chúng – nhưng cuối cùng bạn sẽ tìm thấy biện pháp phù hợp với mình”.
  4. 1. Hỏi: Con gái 7 tuổi của tôi trở nên rất châm biếm. Khi tôi bảo cháu xin lỗi chị, cháu kéo dài tiếng “Xin lỗi” một cách giả dối, có đến 10 lần tôi nghe cháu nói vậy. Hãy giúp tôi. Trả lời: Kim John Payne, thạc sĩ giáo dục, tác giả cuốn Simplicity Parenting (Tạm dịch: Làm cha mẹ dễ dàng) nói “Tôi tán thành các phụ huynh muốn con mình đối mặt với những hậu quả do chúng gây ra – đó là một ý định tốt và tích cực – nhưng yêu cầu một lời xin lỗi không hiệu quả ở lứa tuổi này”. Lời giải thích được nhiều người ủng hộ là: Khi chưa đủ 8 hoặc 9 tuổi, trẻ chưa thể thật sự cảm thấy ăn năn. Một cách đối phó hiệu quả hơn là nói rõ bạn không tán thành hành động của con (“Chúng ta cố gắng nói chuyện một cách lễ phép trong gia đình nhé”), trong lúc đó cần tuyên dương những việc mà con gái bạn đã làm tốt. Ví dụ: “Thường thì con chăm sóc chị tốt lắm cơ mà!”. Payne nói, “Khi sự không tán thành được nêu ra đúng lúc, đúng tình huống thì khả năng con bạn trở nên bướng bỉnh, suy sụp hoặc dỗi hờn ít xảy ra hơn.” Mỗi lần giải quyết, hãy nói cho cả hai con gái của bạn rằng bạn sẽ đề cập đến tình huống này sau khi mọi người đã bình tĩnh lại. Hãy tách các cháu ra, có thể bằng cách bảo mỗi cháu làm một việc nhỏ, rồi đến bên từng cháu để có thể nghe chuyện từ cả hai phía. “Hãy lắng nghe, nhưng đừng
  5. bình luận”, Payne khuyên, “Nếu bạn nói quá nhiều, thì dường như bạn đã thiên vị một bên nào đó”. Cuối cùng, hãy bảo con gái 7 tuổi của bạn rằng cháu cần “làm lành” với chị, và hỏi ý kiến cháu thế nào. (Ví dụ: cháu có thể hỏi chị xem cháu có thể cùng dắt chó đi dạo với chị được không). Cụm từ “làm lành” hoặc “trở lại như cũ” sẽ hiệu quả đối với trẻ em hơn câu “Em xin lỗi”, Payne nói, “Nó nằm trong các hành động cụ thể chứ không phải trong các cảm xúc trừu tượng” 2. Hỏi: Tôi thật mất mặt khi bị con gái 6 tuổi làm ầm ĩ giữa chốn đông người. Tôi nên lờ đi? Hay kỷ luật cháu tại chỗ và đứng trước nguy cơ còn bị mất mặt hơn? Trả lời: “Mọi người đều cảm thấy bối rối khi không biết phải làm gì và dường như muốn thú nhận “Tôi không làm chủ được nữa rồi”, nhưng đây là thời điểm bạn phải thể hiện vai trò làm mẹ và đừng quá lo lắng”, Brown Braun nói. Thay vì giảng giải và trừng phạt con gái bạn ngay tại đó, hãy yên lặng để con bạn biết rằng bạn chờ đợi gì ở cháu và những gì sẽ xảy ra nếu cháu không tuân theo. Ví dụ, nếu bạn đang ở ngoài một nhà hàng, hãy nói rằng
  6. “Sẽ không tốt cho con nếu cư xử với mẹ như vậy. Nếu con thôi mè nheo, con có thể ngồi vào bàn. Nếu con cứ tiếp tục, chúng ta sẽ phải rời đi” (Brown Braun nói, các bậc phụ huynh luôn lo lắng rằng hậu quả này đúng với những gì mà trẻ mong muốn, nhưng thật sự, “cụm từ “phải rời đi” là một công cụ đầy sức mạnh” – đặc biệt nếu nó có nghĩa là đi về và không ăn tối, không xem ti vi, không nói chuyện). Brown Braun nói thêm “Hãy cố gắng tránh những lời đe dọa như “Nếu con lặp lại lần nữa, con sẽ không được đi công viên cuối tuần tới”. Hậu quả cần phải tức thời và liên quan trực tiếp đến cách cư xử xấu. Dĩ nhiên phải rời đi mà không ăn uống gì cũng không dễ dàng với chính bạn, nhưng đó là cách tốt nhất để chặn đứng kiểu cư xử này ngay khi nó mới bắt đầu. Cuối cùng, hãy nhớ rằng phải dùng lời lẽ kiên quyết, tránh cầu xin kiểu như “Thôi nào, con yêu, đừng thế nữa”. Brown Braun nói “Con bạn cần phải biết rằng bạn đang nói chuyện nghiêm túc”. 3. Hỏi: Tôi nên làm gì khi con gái 8 tuổi không chịu vệ sinh phòng của cháu? Trả lời: Hãy dừng lại khoảng 2 giây rồi nhẹ nhàng chỉ dẫn cho cháu làm một công việc khác nhỏ hơn một chút, chẳng hạn như lau chùi đồ vẽ, và
  7. bảo rằng bạn sẽ giúp. Hãy nói: “Mẹ cần nhặt mấy bức vẽ này, rồi mẹ sẽ giữ chiếc hộp giùm con”. Các chuyên gia nói rằng, thường thì trẻ em từ chối nghe lời vì chúng đã bị “chuyển giao” cho một nhiệm vụ quá lớn. Hãy chắc rằng bạn đưa ra một chỉ thị chứ không phải là một thỉnh cầu. Payne nói “Chúng tôi nghĩ rằng câu “Chúng ta sẽ dọn dẹp chứ?” nghe rất nhã nhặn, nhưng thật sự thì hơi yếu một chút. Và đừng đàm phán. Nếu bạn đang dùng cụm từ “nếu… thì…” (ví dụ “nếu con chịu khó lau nhà, thì con sẽ được ăn kem”) thì hãy sửa lại, bởi vì xét về bản chất, câu nói của bạn đã cho cháu cơ hội lựa chọn có thể làm hoặc không. Khi đối xử với trẻ đặc biệt cứng đầu, hãy thử phương pháp cho điểm, Yale’s Kazdin – đồng tác giả cuốn The Kazdin Method for parenting the defiant child – gợi ý. Hãy cho con gái bạn 1 điểm khi cháu chịu dọn dẹp một
  8. phần căn phòng hoặc một đồ chơi. “Cháu có thể có được 5 điểm một ngày, và đạt một số điểm nào đó thì bạn tặng cháu một phần thưởng nhỏ”, Kazdin giải thích. Ông còn nói thêm rằng những phần thưởng tự nó không nhắc nhở trẻ thay đổi hành vi, nhưng nhắc cho cha mẹ nhớ nói lời khen ngợi và sự hài lòng với trẻ – và lời khen sẽ làm nên những thay đổi lớn lao. 4. Hỏi: Khi tôi yêu cầu con gái 10 tuổi sửa soạn bàn ăn, cháu bảo không thể vì có “quaaaaaá nhiều bài tập”. Nhưng cháu không bao giờ là quá bận đến nỗi không xem được các chương trình truyền hình yêu thích. Tôi phải làm gì đây? Trả lời: Larissa Niec – tiến sĩ triết học, Trưởng khoa Liệu pháp tương tác cha mẹ và con của trường Đại học Michigan – khuyên: Lúc nào cháu từ chối sửa soạn bàn ăn, bạn hãy cho cháu nhận lấy hậu quả một cách hợp lý và ôn hòa. Ví dụ, khi bữa tối đã xong, cháu sẽ không được xem TV mà thay vào đó là phải làm bài tập. Niec nói “Nếu lý do không hiệu quả, thì dĩ nhiên trẻ sẽ không sử dụng nó nữa”. Sau đó, để tránh tình huống này lặp lại trong tương lai, hãy báo trước cho con bạn biết từ nay về sau việc của cháu là sửa soạn bàn ăn. Bạn có thể
  9. nói “Bây giờ con đã lớn hơn rồi, bố mẹ cần con giúp đỡ gia đình bằng cách soạn bàn ăn mỗi tối”. Sau đó, hãy nhớ ngợi khen khi cháu vâng lời, Niec nói. “Thỉnh thoảng, chỉ cần bày tỏ sự chú ý đến những hành vi tích cực là đủ”. 5. Điều chỉnh kỹ năng làm cha mẹ Hãy bình tĩnh và kiên định. Đó là những dấu hiệu của làm cha mẹ tốt, nhưng nói thì dễ hơn làm. May sao, cải thiện những điểm yếu trong kỹ năng làm cha mẹ của bạn không đòi hỏi phải có một tính cách hoàn toàn mới. Chỉ với những lời khuyên dưới đây, bạn có thể trải qua những giờ ăn yên tĩnh hơn. Nếu bạn là người ưa lớn tiếng: Trong khi một mình thư giãn, hãy nhắc đi nhắc lại các cụm từ cơ bản, như là “Sau khi ăn, mọi người đều phải giúp dọn dẹp”, Crista Wetherington – Tiến sĩ triết học, nhà tâm lý học về trẻ em ở Trung tâm Y khoa trẻ em Dallas – khuyên. Điều này giúp bạn rút nhanh khi bạn đang bực tức, nên bạn có thể tránh được khoảnh khắc mà cảm xúc vỡ oà. Nếu bạn là người nhu nhược:
  10. “Hãy chọn một hoặc hai hành vi mà bạn thật sự không thể tha thứ rồi nói với cháu bạn mong muốn điều gì”, Wetherington nói. Ví dụ: “Tuần này, chúng ta bắt đầu thực hiện trong giờ ăn. Nếu con lớn tiếng, con sẽ bị đưa ra khỏi bàn ngay lập tức”. Hãy kiên quyết tập trung vào từng vấn đề riêng biệt, và con bạn sẽ hiểu rằng bạn đang biểu lộ sức mạnh của mình” Nếu bạn là người hay do dự: “Chọn vấn đề và nghiêm túc nói ra với trẻ – rằng bạn sẽ không thay đổi ý định”, chuyên gia Besty Brown Braun nói. Nếu bạn bắt đầu cảm thấy do dự, hãy tự nhủ rằng con trẻ sẽ cảm thấy an tâm hơn nếu cha mẹ tỏ ra kiên định. Nếu bạn quá khắt khe: Khi khiển trách con 1 lần, bạn hãy cố gắng để khen con 3 lần đối với những hành vi tốt khác. “Nếu liên tục la mắng trẻ, bạn sẽ khiến trẻ nghĩ rằng chúng không bao giờ có thể làm hài lòng bạn”, Wetherington nói. “Trẻ con cần hiểu rằng chúng có thể mắc lỗi và cũng có thể sửa chữa được”. Vì vậy khi nhận thấy mình bắt đầu la mắng quá nhiều, bạn hãy dừng lại và tự hỏi rằng: Có thật sự cần thiết không? Nếu bạn và bạn đời có những lời lẽ trái ngược nhau:
  11. Brown Braun nói “Người nào bắt đầu cuộc tranh cãi thì hãy kết thúc nó, và không ai chiến thắng cả”. Vợ chồng cần nhất trí những vấn đề lớn (ví dụ có cho phép trẻ xem TV các tối giữa tuần không), còn đối với những vấn đề nhỏ hơn thì vợ chồng có thể thoả thuận về sự bất đồng.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2