Điều cốt lõi trong kinh doanh: Phần 2
lượt xem 13
download
Phần 2 của Tài liệu Điều cốt lõi trong kinh doanh cung cấp đến bạn đọc các nội dung như: Nguồn nhân lực - yếu tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển của doanh nghiệp và quan điểm của chủ tịch Hồ Chí Minh về sử dụng nhân lực; vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh dĩ bất biến ứng vạn biến trong quan hệ đối tác của doanh nghiệp; một số ý kiến về “Điều cốt lõi trong kinh doanh”; tri thức và sáng tạo của người doanh nhân là một trong những điều cốt lõi của doanh nghiệp ngày nay;… Mời các bạn cùng tham khảo.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điều cốt lõi trong kinh doanh: Phần 2
- Chƣơng 14: NGUỒN NHÂN LỰC – YẾU TỐ QUAN TRỌNG THÚC ĐẨY SỰ PHÁT TRIỂN CỦA DOANH NGHIỆP VÀ QUAN ĐIỂM CỦA CHỦ TỊCH HỒ CHÍ MINH VỀ SỬ DỤNG NHÂN LỰC TS. Phan Hồng Tâm Khoa QTKD - Trường ĐH Nguyễn Tất Thành Bất cứ doanh nghiệp, công ty, nhà sản xuất nào, ở bất kỳ đâu, cũng phải cần có một lực lƣợng lao động để có thể đáp ứng đƣợc nhu cầu cơ bản là duy trì đƣợc bộ máy sản xuất và nâng tầm phát triển năng lực của công ty, doanh nghiệp mình. Hơn nữa, nguồn nhân lực còn chính là một trong những yếu tố cốt yếu quyết định sự sống còn và phát triển của doanh nghiệp. Thế nhƣng, theo Viện Khoa học Lao động và Xã hội hơn một nửa chủ sử dụng lao động cho rằng kỹ năng của ngƣời lao động chƣa đáp ứng đƣợc yêu cầu công việc. Trong đó, 86% trong số các doanh nghiệp có từ 250 lao động trở lên gặp khó khăn khi muốn tìm lao động có kỹ năng. Với tình hình nhƣ vậy, theo “Báo cáo mới nhất của Tổ chức Lao động Quốc tế (ILO) đƣa ra cảnh báo về năng suất lao động của Việt Nam. Theo một nghiên cứu của ILO, năng suất lao động của ngƣời lao động Việt Nam thuộc nhóm thấp nhất ở châu Á - Thái Bình Dƣơng, thấp hơn Singapore gần 15 lần, thấp hơn Nhật 11 lần và Hàn Quốc 10 lần. Thậm chí, so với các nƣớc láng giềng ASEAN có mức thu nhập trung bình, vẫn có một khoảng cách lớn. Chẳng hạn, kỹ năng đáp ứng công việc của lao động Việt Nam chỉ bằng 1/5 Malaysia và 2/5 Thái Lan.” Xu hƣớng đáng chú ý là tốc độ tăng của NSLĐ giảm đi tại Việt Nam. Trong giai đoạn 2002-2007, năng suất lao động tăng trung bình 5,2% mỗi năm - mức cao nhất trong khu vực. Tuy nhiên, kể từ cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu năm 2008, tốc độ tăng năng suất trung bình hàng năm của Việt Nam chậm lại, chỉ còn 3,3%. Có rất nhiều nguyên nhân đƣa đến tình hình trên, trong đó phải kể đến nguyên nhân phƣơng pháp sử dụng, quản lý lao động của doanh nghiệp. Rất nhiều doanh nghiệp chƣa quan tâm đúng mức đến việc quản lý, phát triển đội ngũ lao động của doanh nghiệp mình, chƣa thấy trách nhiệm trong việc đào tạo nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Mặt khác, theo CareerBuilder (trang mạng tuyển dụng và việc làm lớn trên thế giới) khảo sát thì 39% ngƣời sử dụng lao động lo ngại rằng họ sẽ mất đi những nhân tài hàng đầu trong năm 2013. Đọc và nghiên cứu những lời dạy, những tác phẩm của Chủ tịch Hồ Chí Minh, chúng ta thấy những bài học rất sâu sắc của Ngƣời trong quản lý và sử dụng lao động. Ngƣời viết: “Chúng ta phải nhớ rằng: ngƣời tài ai cũng có chỗ hay chỗ dở, ta phải dùng chỗ hay của ngƣời và giúp ngƣời chữa chỗ dở”. Trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc” ở mục: Lãnh đạo thế nào? Ngƣời viết: “Bất kỳ công việc gì, cũng phải dùng hai cách lãnh đạo sau đây: một là liên hợp chính sách chung với sự chỉ đạo riêng. Hai là liên hợp ngƣời lãnh đạo với quần chúng”. Lời dạy này 77
- của Ngƣời có thể hiểu, quần chúng trong công ty, doanh nghiệp chính là ngƣời lao động và ngƣời lãnh đạo phải “ không một giây, một phút giảm bớt mối liên hệ với quần chúng”. Có liên hệ chặt chẽ với lao động, ngƣời lãnh đạo công ty, doanh nghiệp mới hiểu đƣợc những mong muốn của họ. Rosemary Haefner, Phó chủ tịch nguồn nhân lực CareerBuilder cho biết: Nếu ngƣời tuyển dụng không nhận ra những gì quan trọng đối với ngƣời lao động thì họ sẽ cảm thấy bất mãn với công việc, năng suất thấp hơn. Muốn nhân tài ở lại làm việc điều quan trọng là môi trƣờng làm việc cần phải vui vẻ, trong quá trình làm việc họ phải tích lũy đƣợc kinh nghiệm, có cơ hội cải thiện đƣợc cuộc sống. Hơn 70% các nhân viên cho rằng tăng lƣơng là cách làm tốt nhất để giữ chân nhân viên, trong đó 58% đề cập đến các lợi ích tốt hơn. 51% cho rằng họ cần phải có một lịch trình làm việc linh hoạt mới thuyết phục đƣợc họ ở lại và 50% cho biết công ty cần công nhận những cố gắng của họ bằng các giải thƣởng (thƣởng tiền mặt, thƣởng du lịch). Điều này sẽ làm cho họ cảm thấy hƣng phấn hơn trong công việc. Những ngƣời khác thì nói rằng nếu ngƣời sử dụng lao động có thể tạo điều kiện cho họ học tập thì họ có thể ở lại. Trong một câu hỏi riêng biệt về lợi ích thì 26% cho rằng họ cần một số đặc quyền ở nơi làm việc để cải thiện trí nhớ và nhiều lợi ích khác nhƣ phục vụ ăn trƣa, phòng ngủ trƣa, giải trí, và giữ trẻ tại chỗ. Một điều khác không quá quan trọng với nhân viên đó là chức vụ. Trong một câu hỏi khảo sát 55% số ngƣời đƣợc hỏi chức vụ không phải là yếu tố quan trọng trong quyết định đi hay ở. Khi đƣợc hỏi điều gì hơn chức danh thì các nhân viên đều trả lời: tiền, lịch trình làm việc linh hoạt, công việc có khả năng tạo sự khác biệt, công việc đầy thách thức… Haefner nói rằng: “Nhân viên muốn cảm thấy họ có giá trị, đồng thời muốn thừa hƣởng xứng đáng với những gì họ đạt đƣợc, họ muốn đóng góp một cái gì đó có ý nghĩa và có một sự cân bằng tốt trong công việc và cuộc sống”. (Theo trang mạng Career ) . Nhƣ vậy chúng ta càng thấy rõ hơn, hiểu rõ hơn lời dạy của Hồ Chủ Tịch đối với việc sử dụng lao động trong doanh nghiệp: “Ngƣời lãnh đạo không nên kiêu ngạo, mà nên thấu hiểu”. Muốn thấu hiểu mong muốn ngƣời lao động, ngƣời lãnh đạo doanh nghiệp phải liên hệ, tôn trọng ngƣời lao động. Một số doanh nghiệp lúng túng trong việc xử lý những ngƣời lao động trây lƣời. Không phải lúc nào cũng có thể cho nghỉ việc đƣợc. Về vấn đề này cũng đƣợc Hồ Chủ Tịch đề cập trong tác phẩm “Sửa đổi lề lối làm việc”: “ Bất cứ nơi nào có quần chúng, thì nhất định có ba hạng ngƣời: Hạng hăng hái, hạng vừa vừa và hạng kém. Mà trong ba hạng đó, hạng vừa vừa, hạng ở giữa, nhiều hơn hết, hạng hăng hái và hạng kém đều ít hơn. Vì vậy ngƣời lãnh đạo phải dùng hạng hăng hái làm trung kiên cho sự lãnh đạo, do trung kiên đó mà nâng cao hạng vừa vừa và kéo hạng kém lên.” 78
- Ngƣời dạy, muốn có ngƣời lao động tốt phải “nuôi dạy” nhƣ ngƣời làm vƣờn vun trồng những cây cối quý báu. Nhƣ vậy doanh nghiệp muốn có những ngƣời lao động giỏi, trung thành với doanh nghiệp, đem lại nhiều lợi ích cho doanh nghiệp thì phải chú trọng công tác đào tạo bồi dƣỡng cho lao động. Những bài học về sử dụng nguồn nhân lực của Hồ Chủ Tịch đã đƣợc kiểm nghiệm và khẳng định, chắc chắn sẽ giúp cho doanh nghiệp thực hiện việc quản lý, sử dụng nguồn nhân lực có hiệu quả hơn. ___________________ Tài liệu tham khảo: 1.Thƣ gửi các Đảng viên trẻ, ngày 01-03-1947.Hồ Chí Minh toàn tập 2.”Sửa đổi lề lối làm việc”, tháng 10 năm 1947, Hồ Chí Minh toàn tập, tập 2, trang 258. 79
- Chƣơng 15: VẬN DỤNG TƢ TƢỞNG HỒ CHÍ MINH “DĨ BẤT BIẾN ỨNG VẠN BIẾN” TRONG QUAN HỆ ĐỐI TÁC CỦA DOANH NGHIỆP ThS. Chu Bảo Hiệp Khoa Quản trị kinh doanh Trường Đại học Nguyễn Tất Thành Trƣớc khi lên máy bay đi Pháp vào ngày 31-5-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói với cụ Huỳnh Thúc Kháng: “Tôi vì nhiệm vụ quốc dân giao phó phải đi xa ít lâu, ở nhà trăm sự khó khăn nhờ cậy ở Cụ cùng anh em giải quyết cho. Mong Cụ “dĩ bất biến ứng vạn biến”. Vậy, thế nào là “dĩ bất biến ứng vạn biến”? Tiếp cận trên cơ sở văn hóa, “dĩ bất biến ứng vạn biến” (lấy cái không thể thay đổi để ứng phó với muôn sự thay đổi) là một sự thích ứng, sự đối phó của một quốc gia trƣớc các thách thức, biến đổi của các điều kiện về địa lý – khí hậu, và xã hội – lịch sử. Còn theo phép biện chứng, “dĩ bất biến ứng vạn biến” đƣợc coi là một nguyên tắc, phƣơng châm đánh giá và hành động mang tính chiến lƣợc, sách lƣợc của Chủ tịch Hồ Chí Minh trong giải quyết các vấn đề trọng yếu của quốc gia, nhất là vấn đề ngoại giao. Trong cả sự nghiệp cách mạng, đặc biệt trong mặt trận ngoại giao, Hồ Chí Minh luôn xác định: cái bất biến là sự độc lập, thống nhất của tổ quốc, là sự hạnh phúc của nhân dân. Một cách rộng hơn theo tƣ tƣởng của Bác, cái bất biến đó là mục tiêu, lý tƣởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội; là giải phóng dân tộc, giải phóng giai cấp, giải phóng xã hội, giải phóng con ngƣời. Đối với Đảng ta, cái bất biến là phải lấy Chủ nghĩa Mác-Lênin, tƣ tƣởng Hồ Chí Minh làm nền tảng. Còn cái vạn biến là vận dụng lập trƣờng, quan điểm, phƣơng pháp của Chủ nghĩa Mác-Lênin cùng tƣ tƣởng của Bác một cách sáng tạo, linh hoạt để giải quyết các vấn đề thực tiễn trong công cuộc cách mạng, xây dựng xã hội chủ nghĩa của Đảng ta. Nói cách khác, cái bất biến là chiến lƣợc, mục tiêu, lý tƣởng; còn bƣớc đi, cách làm, cách nhìn, cách xử lý, nhịp độ là vạn biến. Khi đã nắm đƣợc cái bất biến, chúng ta phải luôn hiểu biết rõ cái vạn biến. Vạn biến không xa rời, từ bỏ, làm tổn hại cái bất biến; vạn biến nhƣ thế nào, mức độ đến đâu là do tình hình cụ thể, điều kiện hoàn cảnh của mỗi nơi, mỗi thời điểm quyết định. “Dĩ bất biến ứng vạn biến” là phƣơng pháp giải quyết mối quan hệ giữa mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn, không thể chỉ lo mục tiêu ngắn hạn mà quên mục tiêu dài hạn, và cũng không thể chỉ biết mỗi mục tiêu lâu dài mà không lo giành thắng lợi cho từng mục tiêu trƣớc mắt. Trong hoạt động đối ngoại, đây là một phƣơng pháp thỏa thuận có nguyên tắc “bƣớc một bƣớc ngắn hơn để có sức mà bƣớc một bƣớc dài hơn” hay “lùi một bƣớc để tiến hai bƣớc” theo chỉ dẫn của V.I Lênin. 80
- “Dĩ bất biến ứng vạn biến” còn là quan điểm, là phƣơng pháp cách mạng, là sự tổng hợp sáng tạo các quy luật, nguyên tắc của phép duy vật biện chứng và duy vật lịch sử mà Hồ Chí Minh đã vận dụng một cách khoa học, nghệ thuật. Nhờ vậy, Bác đã dẫn dắt công cuộc cách mạng dân tộc vƣợt qua vô vàn khó khăn, thử thách, có lúc tiến lúc thoái, có lúc thẳng lúc vòng… nhƣng cuối cùng đạt đến mục tiêu giành độc lập, thống nhất đất nƣớc, nhân dân đƣợc ấm no, hạnh phúc. Công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc đã phải đối phó muôn vàn sự biến đổi cùng nhiều thử thách, cực kỳ khó khăn tƣởng chừng “ngàn cân treo sơi tóc”. Bằng trí tuệ, bản lĩnh, sáng suốt, tỉnh táo và nhạy bén, Đảng ta đã thay đổi cách thức hành động cho thích hợp với những điều kiện, hoàn cảnh cụ thể ở mỗi thời điểm, kiên định mục tiêu chiến lƣợc. Trong đấu tranh ngoại giao, Đảng đã quán triệt tƣ tƣởng Hồ Chí Minh: “Mục đích của ta là bất di bất dịch, nguyên tắc của ta thì phải vững chắc, sách lƣợc thì phải linh hoạt, “Dĩ bất biến ứng vạn biến” trong mọi thời kỳ cách mạng. Đảng ta, tuy có những nội dung, diễn đạt khác nhau trong mỗi kỳ Đại hội, Hội nghị trung ƣơng, nhƣng vẫn luôn xác định nhiệm vụ chiến lƣợc, trọng tâm không đổi là giữ vững chủ quyền quốc gia, kiên trì “thực hiện nhất quán đƣờng lối đối ngoại độc lập, tự chủ, hòa bình, hợp tác và phát triển; đa phƣơng hóa, đa dạng hóa quan hệ, chủ động và tích cực hội nhập quốc tế; là bạn là đối tác tin cậy và thành viên có trách nhiệm trong cộng đồng quốc tế; vì lợi ích quốc gia, dân tộc, vì một nƣớc Việt Nam xã hội chủ nghĩa giàu mạnh”. Hiện nay, môi trƣờng hoạt động đối ngoại và các mối quan hệ đối ngoại luôn biến động phức tạp, thay đổi từng ngày, muôn màu muôn vẻ, tác động đến nhiều mặt trong xã hội, đặc biệt trong hoạt động sản xuất - kinh doanh, quan hệ đối tác của các doanh nghiệp. Dƣới hào quang tƣ tƣởng, nghệ thuật “dĩ bất biến ứng vạn biến” của Hồ Chí Minh, các chủ doanh nghiệp cần phải kiên định mục tiêu chiến lƣợc của mình đồng thời phải mềm dẻo, linh hoạt về chiến thuật, nhanh nhạy nắm bắt thời cơ và có đối sách thích hợp với diễn biến của kinh tế - xã hội để đạt đƣợc tối đa hóa lợi nhuận. Các doanh nghiệp cần học tập, làm theo Bác về sự vận dụng sáng tạo triết lý phƣơng Đông: “tri kỷ, tri bỉ, tri thời, tri túc, tri biến” (biết mình, biết ngƣời, biết thời thế, biết biết chừng mực, biết biến đổi) trong quan hệ với các đối tác kinh doanh. Các chủ doanh nghiệp nên khiêm tốn, tự trọng, không bảo thủ, nguyên tắc hóa, máy móc và phải tôn trọng các đặc tính, phong tục, tập quán của các đối tác; tuân thủ các quy định pháp luật, góp phần tạo bản sắc dân tộc Việt Nam, nâng cao giá trị của quốc gia và vị thế của doanh nghiệp trƣớc các đối tác nƣớc ngoài, làm cho các đối tác phải nể trọng. Bên cạnh việc xác định lợi nhuận là mục tiêu tối ƣu, các doanh nghiệp còn phải xác định lợi ích quốc gia là tối cao, là thƣớc đo đánh giá hiệu quả hoạt động trong quan hệ đối tác của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp luôn đa dạng, biến đổi thích hợp các phƣơng thức, mô hình hợp tác nhƣng phải tôn trọng lợi ích của đối tác theo nguyên tắc bất biến: “hai bên cùng có lợi” hay “các bên cùng có lợi”. 81
- Lúc sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh rất chú trọng đến các vấn đề khơi dậy các yếu tố liên quan động lực vật chất của con ngƣời. Trong công cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, Bác đã huy động thành công toàn lực của cả dân tộc thông qua sức mạnh lý tƣởng, sức mạnh lợi ích của toàn dân và của mỗi cá nhân. Lợi ích là động lực kích thích sự phát triển tinh thần, trí tuệ, sáng tạo của cá nhân, của xã hội, trong đó có cả doanh nghiệp. Các doanh nghiệp tuy chú trọng đến lợi ích chính đáng nhƣng không đƣợc tuyệt đối hóa, mà phải đặt lợi ích trong mối quan hệ hài hòa với lợi ích tập thể, lợi ích của ngƣời lao động. Bác đã từng nói: “Lợi ích cá nhân là nằm trong lợi ích tập thể. Lợi ích chung của tập thể đƣợc đảm bảo thì lợi ích riêng của mỗi cá nhân mới có điều kiện để đƣợc thỏa mãn”. Vì vậy, các chủ doanh nghiệp cần phải coi trọng ngƣời lao động nhƣ là một đối tác và phải hài hòa lợi ích đôi bên cùng có lợi giữa doanh nghiệp và ngƣời lao động. Việc vận dụng sâu sắc tƣ tƣởng Hồ Chí Minh trong quan hệ với đối tác, với ngƣời lao động không chỉ giúp các chủ doanh nghiệp đảm bảo lợi ích của cá nhân mình, của đối tác và ngƣời lao động mà còn đƣa doanh nghiệp phát triển bền vững, trƣờng tồn. Tài liệu tham khảo: - Giáo trình Tƣ tƣởng Hồ Chí Minh, 2012 – Hội đồng lý luận trung ƣơng.NXB chính trị quốc gia. - Các tạp chí Khoa học chính trị, 2013&2014- Học viện chính trị-hành chính II. NXB chính trị - hành chính. - Văn kiện của các Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ VI, X, XI của Đảng cộng sản Việt Nam. NXB chính trị quốc gia. 82
- Chƣơng 16: MỘT SỐ Ý KIẾN VỀ “ĐIỀU CỐT LÕI TRONG KINH DOANH” ThS. Hà văn Khương Giảng viên trường Đại học Nguyễn Tất Thành Giám đốc Công ty CP Quốc tế về Tư vấn- Đào tạo và Phát triển Trƣớc khi trình bày những nội dung cơ bản về những điều cốt lõi trong kinh doanh, xin đƣợc nhắc tới 4 điều sau: 1. Kinh doanh là gì? Vì sao trong thời đại ngày nay phải kinh doanh văn minh? Kinh doanh là làm cho “tiền đẻ ra tiền”. Điều đó có nghĩa là thực hiện các biện pháp quản lý hữu hiệu để đạt đƣợc lợi nhuận tối đa cho nhà doanh nghiệp. 2. Kinh doanh văn minh là gì? Vì sao phải kinh doanh văn minh? Trái với kinh doanh lừa gạt, kinh doanh văn minh là kinh doanh có lƣơng tâm, trung thực, hƣởng lợi nhuận một cách chân chính. Kinh doanh văn minh đòi hỏi sử dụng có hiệu quả những thành tựu về khoa học kỹ thuật hiện đại trong tất cả các khâu: Sản xuất, bán hàng và mọi quan hệ kinh tế khác trong điều kiện toàn cầu hóa và hội nhập kinh tế quốc tế . 3. Nhà doanh nghiệp là gì? Nhà doanh nghiệp là “Trụ cột của phú cƣờng + nền tảng của văn minh + chỗ dựa của an bình”. 4. Thƣơng hiệu doanh nghiệp có mối liên hệ hữu cơ với 8 yếu tố cốt lõi trong kinh doanh đƣợc chia thành 2 nhóm mỗi nhóm 4 yếu tố. I. 4 yếu tố cốt lõi về chinh phục khách hàng, 4 yếu tố cốt lõi về sức mạnh của doanh nghiệp. 1. Yếu tố cốt lõi thứ nhất: Sản phẩm tuyệt hảo - Chất lƣợng lƣợng sản phẩm là gì? Là sự kết đọng 4 điều tốt, tiện, đẹp, bền. - Chất lƣợng lƣợng sản phẩm có 4 đẳng cấp: Tốt Cao Hoàn hảo hay tuyệt hảo Sản phẩm thông minh 2. Yếu tố cốt lõi thứ hai: Giá cả hợp lý - Lƣu ý mối quan hệ giữa chất lƣợng và giá cả: Theo chiều thuận chứ không phải theo tỷ lệ thuận. 3. Yếu tố cốt lõi thứ ba: bán hàng văn minh - Giới thiệu hàng dễ thấy, dễ hiểu, dễ nhận - Giao hàng 4 đúng: Đúng số lƣợng, đúng chất lƣợng, đúng thời gian, đúng địa điểm. - Thanh toán đúng: Minh bạch, trung thực và chính xác, gọn gàng, đầy đủ. - Hậu mại chu đáo. 83
- 4. Yếu tố cốt lõi thứ tƣ: Ứng xử văn hóa - Trân trọng khách hàng - Lắng nghe và hiểu rõ nhu cầu của khách hàng - Đáp ứng nhu cầu của khách hàng một cách ân cần và chu đáo. II. 4 yếu tố cốt lõi tạo sức mạnh cho doanh nghiệp: 1. Yếu tố cốt lõi thứ nhất: Năng lực tài chính mạnh: - Cần và đủ - Bảo tồn và phát triển - Minh bạch và công khai (có mức độ) 2. Yếu tố cốt lõi thứ hai: Năng lực về khoa học và công nghệ - Tiên tiến, hiện đại và tƣơng thích: Hàm lƣợng trí tuệ và công nghệ cao không ngừng tăng lên. Vận dụng và áp dụng tƣơng thích có hiệu quả: Tƣơng thích với thời đại, với năng lực tài chính của doanh nghiệp, với trình độ quản lý và vận hành của đội ngũ cán bộ quản lý và công nhân viên của doanh nghiệp. Hiệu quả tối ƣu 3. Yếu tố cốt lõi thứ ba: Nguồn nhân lực có chất lƣợng cao - Đội ngũ cán bộ lao động và quản lý có chất lƣợng cao, thực thi xuất sắc chức năng và nhiệm vụ của mình. - Đội ngũ công nhân kỹ thuật chất lƣợng cao: Thành thạo vận hành công nghệ (dây chuyền tối ƣu, thao tác không thừa). - Đội ngũ những nhà khoa học trong doanh nghiệp chọn lọc những nội dung khoa học và công nghệ tƣơng thích với hoàn cảnh của doanh nghiệp, vận dụng với hiệu quả tối ƣu. - Đội ngũ nhân viên phục vụ: Trách nhiệm cao, kỹ năng thành thạo, kết quả tốt. 4. Yếu tố cốt lõi thứ tƣ: Quản lý giỏi – Năng động, sáng tạo, hiệu quả: - Bộ máy tổ chức quản lý tinh nhuệ, có hiệu lực và hiệu quả - Hệ thống quản lý năng động, sáng tạo, biết đổi mới, thích ứng với mọi hoàn cảnh để chiếm lĩnh và mở rộng thị trƣờng. - Không ngừng bồi dƣỡng nâng cao trình độ cho toàn đội ngũ lãnh đạo, quản lý và công nhân viên để đội ngũ này kịp thời đáp ứng với những đòi hỏi của sản xuất kinh doanh trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế. - Quan tâm thỏa đáng tới lợi ích của mọi thành viên trong doanh nghiệp: Nhiệm vụ tới đâu, quyền hạn tới đó Hiệu quả tới đâu, quyền lợi tới đó Đồng lòng nhất trí: “Mỗi ngƣời tự nguyện hoàn thành nhiệm vụ + chúng ta cùng làm để hoàn thành nhiệm vụ đạt hiệu quả tối ƣu”. 84
- Kết luận: 1. Cả 8 yếu tố cốt lõi này tạo ra sức mạnh của thƣơng hiệu và ngƣợc lại sức mạnh của thƣơng hiệu sẽ tạo ra sự phát triển bền vững của 8 yếu tố cốt lõi này. 2. 8 yếu tố cốt lõi này tạo ra 4 giá trị cốt lõi của doanh nghiệp Niềm tin yêu và quý mến của khách hàng đối với doanh nghiệp. Đội ngũ nhân lực tinh nhuệ hoàn thành nhiệm vụ đạt hiệu quả cao. Tiềm năng khoa học công nghệ và tiềm năng tài chính tạo cho doanh nghiệp phát triển bền vững. Đối tác thân thiện, trung thực tạo đƣợc hiệu quả và lợi ích bình đẳng cho cả đôi bên. 85
- Chƣơng 17: TRI THỨC VÀ SÁNG TẠO CỦA NGƢỜI DOANH NHÂN LÀ MỘT TRONG NHỮNG ĐIỀU CỐT LÕI CỦA DOANH NGHIỆP NGÀY NAY PGS.TS.Nguyễn Xuân Mãn Viện Cơ học và Tin học ứng dụng Mở đầu. Nhân loại đã bƣớc vào những năm đầu của Thế kỷ 21, với niềm khát vọng sống trong hòa bình, thịnh vƣợng, hợp tác và phát triển bền vững. Đồng thời đang chứng kiến sự phát triển nhƣ vũ bão của khoa học và công nghệ hiện đại, đƣợc đặc trƣng bởi các ngành công nghệ cao nhƣ: công nghệ thông tin, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ hàng không vũ trụ,… Khoa học và công nghệ đã tác động sâu rộng đến mọi lĩnh vực đời sống kinh tế-xã hội, chính trị, an ninh và quốc phòng,… Khoa học và công nghệ làm thay đổi hành vi, cách ứng xử của con ngƣời với con ngƣời, con ngƣời với xã hội và con ngƣời thế giới tự nhiên. Khoa học và công nghệ làm thay đổi diện mạo của thế giới ngày nay. Sự phát triển vĩ đại đó cũng tiềm ẩn những nguy cơ lớn, những vấn đề nan giải có tính toàn cầu nhƣ việc: khai thác cạn kiệt các nguồn tài nguyên thiên nhiên, môi trƣờng sống (môi trƣờng tự nhiên và môi trƣờng xã hội) suy thoái nghiêm trọng; an ninh lƣơng thực bị đe doạ, dân số bùng nổ, chênh lệch giàu nghèo ngày một lớn, phân tầng xã hội rõ nét, đói nghèo vẫn tồn tại, bệnh nan y chƣa có phƣơng cách cứu chữa hữu hiệu,… Những thành tựu kỳ diệu của khoa học và công nghệ đã đƣa loài ngƣời từ nền văn minh nông nghiệp (còn gọi là văn minh gốc tự nhiên) vƣợt qua nền văn minh công nghiệp (còn gọi là văn minh gốc kỹ thuật) và ngày nay đang tiến vào nền văn minh trí tuệ (còn gọi văn minh gốc con ngƣời hay văn minh tri thức sáng tạo). Ứng với các nền văn minh trên đây có các thời đại kinh tế tƣơng ứng (xem bảng1). Bảng 1. Khái quát đặc điểm các nền kinh tế Lao sản xuất , thông tin , chăn , gia công nuôi sản xuất 86
- Sử dụ . Nông dân Công nhân 3% GDP R&D 30% >80% khoa học công nghệ kinh tế
- Sáng tạo chính là cái gốc, cái cơ bản của tài sản trí tuệ. Nếu “Tôi sáng tạo tức là tôi phát triển”. Tài nguyên thiên nhiên có thể cạn kiệt, nhƣng nếu có sáng tạo thì chúng ta vẫn vĩnh hằng và sáng tạo không có giới hạn. Chính vì lẽ đó mà câu: “Tài nguyên hữu hạn, sáng tạo vô biên” – Thể hiện triết lý của sáng tạo khoa học & công nghệ, sáng tạo thế giới mới, và đƣợc coi là phƣơng châm của nghiên cứu khoa học - phát triển công nghệ. Để có thể sáng tạo con ngƣời cần phải học tập. Phƣơng châm học tập là “Học suốt đời”, “Học đi đôi với hành”, “Học, học nữa, học mãi!”, “Học thầy không tầy học bạn”, “Học - Hỏi - Hiểu - Hành”. Cần tạo ra một xã hội học tập, tạo ra cơ hội học tập cho mọi ngƣời theo nhiều cách thức học tập khác nhau. 1.Vai trò quyết định của tri thức cho phát triển doanh nghiệp Ngày nay, sự cạnh tranh thắng, thua của một quốc gia, một ngành, một lĩnh vực, một địa phƣơng hay một doanh nghiệp không phải là ở vốn thông thƣờng dựa vào tài nguyên sẵn có và sức cơ bắp mà ở năng lực sáng tạo tri thức, đổi mới tri thức và nghệ thuật sử dụng có hiệu quả “Tri thức cho phát triển bền vững” để đƣa lại cho dân tộc mình hạnh phúc hơn, nâng cao các tiêu chuẩn sống, cải thiện lành mạnh nền giáo dục, nâng cao sức khoẻ và sự bình đẳng về các cơ hội cho mọi ngƣời phát triển. Khi nói đến tầm quan trọng của tri thức, Bacon (ngƣời Anh, Thế kỷ 17) đã từng thừa nhận:“Tri thức là sức mạnh”. Năm 1980, Nhà tƣơng lai học nổi tiếng Alvin Toffler (ngƣời Mỹ) trong tác phẩm “Làn sóng thứ ba” đã nêu rõ “Cùng với sự phát triển của cuộc cách mạng thông tin, quyền lực của tri thức sẽ trở thành lực lượng chúa tể của thế giới ”. Nhiều ngƣời trong chúng ta cũng có thể đồng tình với nhận định của nhà kinh tế ngƣời Anh Alfred Marshall: “...Tri thức là động cơ sản xuất mạnh nhất của chúng ta, nó tạo điều kiện cho chúng ta chinh phục thiên nhiên và… thoả mãn những ham muốn của chúng ta”. Năm 1994, trong Báo cáo về “Khoa học của thế giới” của Liên hợp quốc ghi rõ: “Khoa học mãi mãi là nguồn của cải. Khoảng cách giữa các nước giàu và các nước nghèo ngày nay là khoảng cách nắm được nhiều hay ít tri thức. Nếu không chuyển giao khoa học và công nghệ sẽ không phát triển lâu dài”. Năm 1998, Ngân hàng Thế giới công bố Báo cáo thƣờng niên:“Tri thức cho phát triển” đã đưa ra 3 nội dung chính nhƣ sau: Thứ nhất, tầm quan trọng của tri thức và khả năng thu hẹp khoảng cách về tri thức trong quá trình phát triển. Thứ hai, các biện pháp xử lý các vấn đề về thông tin, đặc biệt là thông tin về tài chính và môi trƣờng. Thứ ba, khuyến khích các giải pháp mà các thể chế quốc tế và các chính phủ có thể áp dụng để giải quyết những vấn đề liên quan đến tri thức và thông tin”. Năm 2000, Hội nghị Quốc tế về “Tri thức Toàn cầu” đã trở thành sự kiện bƣớc ngoặt đối với các nƣớc đang phát triển trong việc thu hút họ vào quá trình sử dụng tri thức cho phát triển bền vững. Từ kinh nghiệm thực tế của các nƣớc phát triển và đang phát triển 88
- về sử dụng tri thức cho phát triển, Ngân hàng Thế giới đã tổng kết và nêu ra 4 yếu tố tiền đề mà mỗi quốc gia đang phát triển cần tạo lập: Một môi trƣờng thể chế và kích thích kinh tế hƣớng đầu tƣ vào tri thức và khai thác một cách hiệu quả tri thức cho phát triển kinh tế. Một kết cấu hạ tầng viễn thông phát triển tốt nhƣ là xƣơng sống cơ bản của một nền kinh tế dựa trên tri thức và là cơ sở cho sự tăng cƣờng trao đổi thông tin. Một nền giáo dục tốt tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao là điều kiện tiền đề cho một nền kinh tế phát triển dựa trên tri thức. Một hệ thống đổi mới quốc gia năng động mà trong doanh nghiệp, viện nghiên cứu, trƣờng đại học và các tác nhân liên quan khác sẽ tƣơng tác một cách hiệu quả để tạo ra và sử dụng tri thức, đổi mới công nghệ và sản phẩm, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh và cải thiện vị trí quốc gia trên trƣờng quốc tế. 2. dựa vào : , . dựa vào – . 25 – 30%. , . . 89
- , ĩ công nghệ thông tin , . . , . nhau, . , . Thông tin đ n , cơ quan n . . Trong th . , . . 90
- . . đai . . : . , Qu . 91
- , – . ki . Những thành tựu sử dụng vốn trí tuệ vào phát triển sản phẩm của doanh nghiệp Ngày nay các phát minh khoa học nhanh chóng đƣợc đƣa vào phát triển thành công nghệ chế tạo ra sản phẩm có chất lƣợng cao, giá trị kinh tế cao nhƣng lại dựa trên chi phí vật tƣ, thiết bị, nguyên nhiên liệu thấp (xem bảng 2). Bảng 2. Thời gian để từ phát minh khoa học đến tạo ra công nghệ chế tạo sản phẩm dựa vào phát minh khoa học Đƣa ra công nghệ chế tạo Năm Tên p minh Tên sản Thời gian thai phát Năm chế tạo phẩm nghén, năm minh 1782 1838 56 1831 1872 41 1862 1883 21 trong 1895 1921 26 1906 1935 29 tuabin 1910 1940 30 sinh 1925 1935 10 1938 1945 7 1948 1954 6 92
- 1952 1959 7 1966 1970 4 1974 1978 4 1987 1991 4 năng Từ bảng 2 cho thấy: Thời gian từ khi có ý tƣởng khoa học đến khi biến thành công nghệ chế tạo ra sản phẩm rút ngắn rất nhiều. Chính vì vậy, doanh nhân phải nắm lấy cơ hội, nắm lấy tri thức sáng tạo mà đẩy nhanh phát triển sản xuất, tạo nên sự cạnh tranh lợi thế. 3. Doanh nhân cần nắm lấy tri thức để sáng tạo và phát triển doanh nghiệp Việt Nam đang trong dòng chảy của hội nhập kinh tế quốc tế, việc sử dụng tri thức cho “phát triển bền vững” là nhu cầu tất yếu khách quan cũng nhƣ các nƣớc khác trên thế giới. Doanh nhân Việt Nam cần có những quyết sách đúng đắn và lựa chọn các bƣớc đi hợp lý để phát huy sức mạnh sáng tạo của các cá thể, đồng thời phải tận dụng kinh nghiệm đầu tƣ vốn tri thức của những doanh nghiệp nƣớc ngoài đi trƣớc để tránh tụt hậu trong phát triển doanh nghiệp của mình. Với tinh thần đó, tại Hội thảo:“Kinh tế tri thức-Cơ hội và thách thức đối với Việt Nam’’ do Ban Khoa giáo Trung ƣơng Đảng tổ chức năm 2000 tại Hà Nội, GS. Đặng Hữu đã nêu một vài suy nghĩ để cùng trao đổi: Trƣớc hết, cần nâng cao nhận thức ở mọi cấp lãnh đạo, mọi tổ chức trong xã hội và mọi tầng lớp nhân dân về tầm quan trọng, sức mạnh, lợi ích của tri thức cho phát triển bền vững. Tạo môi trƣờng pháp lý thông thoáng để khuyến khích mọi đối tƣợng trong xã hội sáng tạo tri thức, đặc biệt cần có chính sách trọng dụng sức sáng tạo tri thức của đội ngũ nhân tài. Có giải pháp hợp lý để thu hút tri thức nƣớc ngoài, trƣớc hết là cộng đồng ngƣời Việt Nam sống ở nƣớc ngoài, các bạn bè quốc tế có những tình cảm quý trọng, yêu mến con ngƣời và đất nƣớc Việt Nam. Nhà nƣớc cần có Chiến lƣợc và Chƣơng trình hành động phát triển và sử dụng tri thức vào quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nƣớc. Phát triển một nền giáo dục lành mạnh, một môi trƣờng xã hội học tập suốt đời để tạo ra nguồn nhân lực chất lƣợng cao có năng lực hấp thụ và sáng tạo ra tri thức phục vụ phát triển đất nƣớc. Nhà nƣớc quan tâm đầu tƣ xây dựng hạ tầng kỹ thuật hiện đại để đáp ứng mọi thay đổi nhanh của công nghệ thông tin-viễn thông hiện đại và nhu cầu kết nối, chia sẻ, trao đổi thông tin và tri thức trong nƣớc, quốc tế của các tổ chức và cá nhân trong xã hội. 93
- Cuộc cách mạng tri thức đang diễn ra mạnh mẽ và sôi động trên các châu lục. Với trí tuệ của các doanh nhân, các nhà khoa học, các nhà quản lý của ngƣời Việt Nam, với những chủ trƣơng, chính sách đúng đắn của Đảng và Nhà nƣớc, chúng ta hy vọng vào sự lựa chọn khôn ngoan của giới doanh nhân Việt Nam, có các bƣớc đi thích hợp, có một Chiến lƣợc phát triển doanh nghiệp đúng đắn dựa trên vốn tri thức và sáng tạo để bứt phá vƣơn lên nhằm sánh vai với các doanh nghiệp nƣớc ngoài trong cộng đồng thế giới. trên cơ sở nắm tri thức , là cốt lõi của kinh doanh , nhân lực . Đặc điểm của nhân tài là lao động sáng tạo dựa trên hệ thống tri thức. Do đó chính sáng tạo dựa trên tri thức là cốt lõi của doanh nghiệp. dựa trên tế dựa trên . Vai . . Doanh nhân, doanh nghiệp . : dựa vào . : - ). - 5 năm); 94
- - . - Nắ ). - ). - ). . 1. 3 (65) 2000. 2. 16-7-2000. 3. – 2000. 4. – 2000. 5. - ) 6. 1/2000. 7. – – – – 2000. 95
- Chƣơng 18: VÀI SUY NGHĨ VỀ HỆ THỐNG GIÁ TRỊ CỐT LÕI CỦA DOANH NGHIỆP VÀ CEO VIỆT NAM THỜI KỲ HỘI NHẬP VÀ CẠNH TRANH ThS Nguyễn Hoàng Dũng Nguyên Phó Trưởng Khoa Tài chính – Kế toán Trường ĐH CNTP TPHCM Cái gì còn lại, khi tất cả những cái khác sẽ bị quên đi, cái đó là văn hóa (E. Heriot) Cùng với sóng gió thị trƣờng và bão táp thời gian, khi tất cả những cái khác không còn nữa, cái mất đi cuối cùng, là giá trị cốt lõi. Mở đầu Trong những ngày Nghị trƣờng của Quốc hội đang nóng lên vì nhiều tranh luận xoay quanh nhiều vấn đề thời sự, trong đó còn có những quan điểm chƣa đƣợc thống nhất về dự án Luật Doanh nghiệp (sửa đổi), đơn cử nhƣ vấn đề nên ghi vào giấy phép đăng ký kinh doanh nhƣ thế nào, đang có 3 phƣơng án để lựa chọn (ghi hết, không ghi gì, chỉ ghi ngành nghề có điều kiện) – một cốt lõi nền tảng cho hoạt động doanh nghiệp của cả nƣớc, thì Hội thảo này đƣợc tổ chức. Tôi cho rằng, trong bối cảnh đó, nội dung và thời điểm, và thậm chí cả địa điểm tổ chức Hội thảo này là khá phù hợp. Hội thảo “Điều cốt lõi trong kinh doanh” do đồng tổ chức của Trƣờng Đại học Nguyễn Tất Thành và Công ty Cổ Phần Tri Thức Doanh Nghiệp Quốc Tế sẽ góp phần thảo luận để thống nhất một vấn đề cực kỳ quan trọng cho định hƣớng tồn vong của một doanh nghiệp. Quốc hội đang bàn thảo về những sửa đổi quan trọng của Luật Doanh nghiệp trong thời kỳ mới. Tòa án cũng đang xét xử một đại án nghiêm trọng liên quan đến những tranh cãi có hay không các bị can vi phạm pháp luật (trong đó có Luật Doanh nghiệp): Vụ án Nguyễn Đức Kiên và ACB, VietinBank. Hội thảo này cũng đang tìm đến một thống nhất về những giải pháp mang tính hệ thống phù hợp nhất cho đội ngũ doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh mới. Tất cả đều có một điểm chung: Bàn về những giá trị cốt lõi cho sự phát triển bền vững của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ hội nhập sâu rộng và cạnh tranh mạnh mẽ. Bài tham luận này là một kết quả nghiên cứu tổng hợp dài hạn của tác giả trong nhiều năm qua. Xin đƣợc chia sẻ cùng các nhà kinh tế và các nhà khoa học, cùng đội ngũ doanh nhân có cùng sự quan tâm. Một số thông tin cập nhật về thành lập và ngừng hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam: 96
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn