Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
ĐIỀU KHIỂN BÁM VỊ TRÍ HỆ PHI TUYẾN CÓ THAM SỐ TRỄ<br />
THEO TRẠNG THÁI VÀ TÍN HIỆU ĐẦU VÀO VỚI BỘ<br />
ĐIỀU KHIỂN TUYẾN TÍNH TỪNG ĐOẠN<br />
<br />
Đỗ Thị Tú Anh*, Nguyễn Doãn Phước<br />
<br />
Tóm tắt: Bài toán điều khiển bám tiệm cận vị trí cho hệ phi tuyến có tham số trễ<br />
theo cả trạng thái và tín hiệu điều khiển luôn là một thách thức. Bài báo này giới<br />
thiệu một phương pháp giải quyết bài toán vừa nêu. Phương pháp đề xuất này được<br />
xây dựng trên nền nguyên lý tuyến tính hóa từng đoạn với bộ điều khiển phản hồi<br />
trạng thái LQR trượt dọc trên trục thời gian. Do các bộ điều khiển LQR chỉ đảm<br />
bảo được tính ổn định tại điểm cân bằng nên khi áp dụng vào bài toán điều khiển<br />
bám, bộ điều khiển tối ưu từng đoạn của bài báo cần thêm kỹ thuật bổ sung, đó là<br />
kỹ thuật chuyển bài toán điều khiển bám thành bài toán điều khiển ổn định tương<br />
đương. Chất lượng bám tiệm cận đó của bộ điều khiển cũng đã được bài báo xác<br />
nhận thông qua kết quả mô phỏng của một ví dụ số.<br />
Từ khóa: Tuyến tính hóa từng đoạn, Hệ phi tuyến có trễ, LQR.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Các đối tượng điều khiển trong thực tế đều là những hệ phi tuyến [1]. Để mô tả được<br />
một cách tương đối đầy đủ bản chất của những hiện tượng vật lý, hóa học trong tự nhiên<br />
người ta luôn phải sử dụng các phương trình phi tuyến [2]. Bởi vậy, trong xu hướng nâng<br />
cao chất lượng các hệ thống điều khiển tự động ngày nay, người ta không thể không lưu<br />
tâm nghiên cứu phát triển các phương pháp điều khiển phi tuyến.<br />
Biết là như vậy, song các phương pháp điều khiển hệ phi tuyến hiện có, đặc biệt là với<br />
những hệ phi tuyến có trễ, lại không nhiều. Điều này ta có thể thấy ngay ở tài liệu [3], một<br />
trong những quyển sách được đánh giá cao về tính bao quát trong điều khiển phi tuyến.<br />
Hơn thế nữa, những phương pháp điều khiển bám tín hiệu đặt trước cho hệ phi tuyến có trễ<br />
lại càng hiếm [4], trong khi bài toán điều khiển bám ổn định vị trí có ràng buộc cho những<br />
đối tượng phi tuyến có trễ lại rất phổ biến trong thực tế [2,5], chẳng hạn ở như các hệ cơ,<br />
hệ chuyển động có lực ma sát, hệ thủy lực... với hiện tượng dính (stiction), vọt nhẩy<br />
(jump), khe hở (dead zone)... sinh ra từ các thành phần hai vị trí có trễ, khuếch đại có trễ,<br />
hysteris... bên trong nó [4,5]. Và đó cũng là lý do chính thúc đẩy các tác giả của bài báo<br />
này nghiên cứu xây dựng một phương pháp điều khiển cho hệ phi tuyến có tham số trễ<br />
theo cả trạng thái và tín hiệu điều khiển, mô tả bởi mô hình trạng thái không liên tục dạng<br />
chung như sau:<br />
x k 1 A(x k 1 , u k 1 )x k B (x k 1 , u k 1 )u k<br />
(1)<br />
y k C (x k 2 , u k 2 )x k D (x k 2 , u k 2 )u k<br />
trong đó:<br />
x k (x 1[k ], , x n [k ])T là vector của n giá trị biến trạng thái trong hệ ở thời điểm<br />
t kT và T là chu kỳ trích mẫu,<br />
<br />
<br />
52 Đ.T.T.Anh, N.D.Phước, “Điều khiển bám… tuyến tính từng đoạn.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
u k (u1[k ], , um [k ])T là vector của m biến điều khiển (tín hiệu đầu vào),<br />
y (y1[k ], , ym [k ])T là vector của m tín hiệu đầu ra,<br />
k<br />
1, 1, 2 , 2 là các thời gian trễ theo biến trạng thái và chúng đều là những số tự nhiên,<br />
1, 1, 2 , 2 là các thời gian trễ theo biến điều khiển và chúng cũng đều là các số tự nhiên,<br />
A(x k , u k ), B (x k , u k ), C (x k , u k ), D (x k , u k ) lần lượt là các<br />
1 1 1 1 2 2 2 2<br />
<br />
ma trận hàm mô tả tính phụ thuộc trạng thái và tín hiệu điều khiển trong quá khứ của tham<br />
số mô hình.<br />
Nhiệm vụ điều khiển được đặt ra ở đây là phải xây dựng bộ điều khiển phản hồi trạng<br />
thái sao cho tín hiệu đầu ra y của hệ (1) bám tiệm cận theo được giá trị đặt w dạng hằng<br />
k<br />
số cho trước.<br />
2. THIẾT KẾ BỘ ĐIỀU KHIỂN<br />
Tư tưởng thiết kế bộ điều khiển của bài báo là sự mở rộng của phương pháp điều khiển<br />
đã được trình bày ở tài liệu [6] sang cho hệ phi tuyến có trễ mô tả bởi mô hình (1). Như<br />
vậy, các bước thiết kế bộ điều khiển sẽ bao gồm:<br />
Tuyến tính hóa từng đoạn mô hình (1) theo chu kỳ trích mẫu. Mỗi mô hình tuyến này<br />
sẽ chỉ được sử dụng trong khoảng thời gian kT t (k 1)T .<br />
Chuyển bài toán điều khiển bám cho hệ tuyến tính thành bài toán điều khiển ổn định<br />
tương ứng.<br />
Xây dựng bộ điều khiển LQR từng đoạn để xác định tín hiệu điều khiển u k thuộc<br />
khoảng thời gian kT t (k 1)T cho hệ (1).<br />
<br />
2.1. Tuyến tính hóa từng đoạn mô hình phi tuyến<br />
Xét hệ (1) tại thời điểm t kT hiện tại. Do ở thời điểm này các giá trị trạng thái<br />
x k , x k , x k , x k và tín hiệu điều khiển u k , u k , u k , u k thuộc quá<br />
1 1 2 2 1 1 2 2<br />
<br />
khứ là đã biết nên tất cả các ma trận:<br />
Ak A(x k 1 , u k 1 ), Bk B (x k 1 , u k 1 )<br />
(2)<br />
C k C (x k 2 , u k 2 ), Dk D (x k 2 , u k 2 )<br />
đều xác định được. Khi đó, nếu tất cả các ma trận phụ thuộc trạng thái và tín hiệu điều<br />
khiển A, B , C , D của mô hình song tuyến (1) được giả thiết là các hàm liên tục, tức là<br />
có thể xấp xỉ được:<br />
A Ak , B Bk , C C k , D Dk với kT t (k 1)T<br />
thì hệ phi tuyến đã cho ban đầu sẽ được thay thế gần đúng bởi mô hình tuyến tính tham số<br />
hằng (LTI):<br />
x k 1 Ak x k Bk u k<br />
Hk : (3)<br />
y k C k x k Dk u k<br />
Như vậy, ở các thời điểm k 1, 2, hệ phi tuyến (1) đã được tuyến tính hóa thành<br />
các mô hình H k , k 1, 2, cho ở (3) và mỗi mô hình tuyến tính này cũng chỉ có tác<br />
dụng thay thế cho (1) trong khoảng thời gian tương ứng là kT t (k 1)T .<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 53<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
2.2. Chuyển bài toán điều bám thành bài toán điều khiển ổn định<br />
Giả sử rằng với dãy tín hiệu điều khiển u k tìm được, hệ H k , k 1,2, đi vào chế<br />
độ xác lập với biến trạng thái x k tiến tới hằng số, ký hiệu bởi x s [k ] , và y w . Khi đó,<br />
k<br />
nếu ký hiệu u k us [k ] cũng là giá trị tín hiệu điều khiển của nó ở chế độ xác lập, ta sẽ<br />
được từ (3):<br />
x s [k ] Ak x s [k ] Bk us [k ] 0 Ak I n Bk x s [k ] x [k ]<br />
Mk s <br />
w C k x s [k ] Dk u s [k ] w Ck Dk u s [k ] us [k ]<br />
<br />
với M k là ký hiệu của:<br />
Ak I n Bk <br />
Mk (4)<br />
Ck Dk <br />
Vậy, nếu ma trận M k định nghĩa bởi (4) là không suy biến thì:<br />
x s [k ] 1 0 <br />
u [k ] M k w (5)<br />
s<br />
Từ đây ta thấy nếu đặt biến mới:<br />
ek x k x s [k ] và d k u k u s [k ] (6)<br />
hệ sai số sẽ là:<br />
H k/ : ek 1 Ak ek Bk d k (7)<br />
<br />
và khi hệ sai số H k/ này ổn định tiệm cận tại gốc, ta cũng sẽ có từ ek 0 điều mong<br />
muốn x k x s [k ] và u k u s [k ] , hay y w .<br />
k<br />
<br />
2.3. Thuật toán điều khiển<br />
Để điều khiển ổn định tiệm cận tại gốc hệ sai số H k" có mô hình (7) ta sử dụng tiêu<br />
chuẩn tối ưu toàn phương:<br />
<br />
T T<br />
Jk <br />
ek iQk ek i d k i Rk d k i min<br />
i 0<br />
(8)<br />
<br />
với Qk Rn n , Rk Rm m là hai ma trận đối xứng xác định dương tùy chọn. Khi đó,<br />
theo phương pháp quy hoạch động [6], bộ điều khiển LQR cho hệ (7) sẽ là:<br />
1 T 1 T<br />
<br />
d k Rk BkT Lk Bk Bk Lk Ak ek <br />
Rk BkT Lk Bk Bk Lk Ak x k x s [k ] (9)<br />
<br />
trong đó ma trận đối xứng xác định dương Lk LTk 0 là nghiệm của phương trình<br />
Riccati:<br />
1<br />
<br />
Lk Qk AkT Lk I Bk Rk BkT Lk Bk BkT Lk Ak (10)<br />
<br />
Tiếp theo, từ d k có được với công thức (9) ta cũng sẽ có được tín hiệu điều khiển u k<br />
cho hệ (1) ban đầu ở thời điểm k , tính ngược nhờ các công thức (6) như sau:<br />
<br />
<br />
<br />
54 Đ.T.T.Anh, N.D.Phước, “Điều khiển bám… tuyến tính từng đoạn.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
1 T<br />
<br />
u k d k u s [k ] Rk BkT Lk Bk Bk Lk Ak x k x s [k ] us [k ] (11)<br />
Vậy, khi tổng kết lại tất cả các bước thực hiện ở trên thì bộ điều khiển tuyến tính từng<br />
đoạn để điều khiển bám giá trị đặt w cho hệ phi tuyến với tham số trễ theo trạng thái và<br />
tín hiệu điều khiển mô tả bởi (1) sẽ làm việc theo các bước sau:<br />
1. Khai báo 8 mảng dữ liệu sau:<br />
x1 gồm 1 phần tử n chiều: x1 x 1 , x 2 , , x 1 với x i1 Rn<br />
<br />
1 1 1<br />
<br />
<br />
x 2 gồm 2 phần tử n chiều: x 2 x 1 2 , x 22 , , x 2 với x i Rn<br />
<br />
2 2<br />
<br />
<br />
x1 gồm 1 phần tử n chiều: x1 x 1 , x 2 , , x 1 với x i 1 Rn<br />
<br />
1 1 1<br />
<br />
<br />
x 2 gồm 2 phần tử n chiều: x 2 x 1 , x 2 , , x 2 với x i Rn<br />
<br />
2 2 2 2<br />
<br />
<br />
u1 gồm 1 phần tử m chiều: u1 u1 , u 2 , , u 1 với u i Rm<br />
<br />
1 1 1 1<br />
<br />
<br />
u 2 gồm 2 phần tử m chiều: u 2 u1 , u 2 , , u 2 với u i 2 Rm<br />
<br />
2 2 2 <br />
<br />
<br />
u 1 gồm 1 phần tử m chiều: u 1 u11 , u 21 , , u 1 với u i Rm<br />
<br />
1 1<br />
<br />
<br />
u 2 gồm 2 phần tử m chiều: u 1 u1 , u 2 , , u 2 với u i1 Rm<br />
<br />
2 2 2 <br />
<br />
2. Gán k 0 . Chọn tùy ý giá trị đầu cho u 1 và cho tất cả các phần tử của các mảng<br />
x1 , x 2 , x1 , x 2 , u1 , u 2 , u 1 , u 2 .<br />
3. Chọn hai ma trận đối xứng xác định dương Qk , Rk .<br />
4. Đo x k từ đối tượng điều khiển (1). Tính các ma trận Ak , Bk ,C k , Dk theo công thức<br />
(2) mà bây giờ cụ thể là:<br />
Ak A(x 1 , u1 ), Bk B (x 1 , u1 ), C k C (x 1 , u1 ), Dk D (x 1 , u1 )<br />
1 1 1 1 2 2 2 2<br />
<br />
5. Xây dựng ma trận M k theo (4).<br />
6. Nếu M k là suy biến thì gán u k u k 1 và chuyển tới bước 9. Ngược lại thì thực hiện<br />
bước tiếp theo.<br />
7. Xác định x s [k ], u s [k ] theo công thức (5).<br />
8. Tính u k theo các công thức (10) và (11), sau đó đưa vào điều khiển đối tượng.<br />
9. Sắp xếp lại các mảng x 1 , x 2 , x1 , x 2 , u1 , u 2 , u 1 , u 2 theo thứ tự từ phải sang trái<br />
như sau (FILO):<br />
<br />
x 1 , x 2 , , x 1 x k tức là x i : x i1 , 1 i 1 1 và x 1 : x k<br />
<br />
1 1 1 1 1 1<br />
<br />
<br />
x 1 , x 2 , , x 2 x k tức là x i : x i1, 1 i 2 1 và x 2 : x k<br />
<br />
2 2 2 2 2 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 55<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
x 1 , x 2 , , x 1 x k tức là x i 1 : x i 11 , 1 i 1 1 và x 1 : x k<br />
<br />
1 1 1 1<br />
<br />
<br />
x 1 , x 2 , , x 2 x k tức là x i 2 : x i 21 , 1 i 2 1 và x 2 : x k<br />
<br />
2 2 2 2<br />
<br />
<br />
u1 , u 2 , , u 1 u k tức là u i 1 : u i 1 1 , 1 i 1 1 và u 1 : u k<br />
<br />
1 1 1 1<br />
<br />
<br />
u1 , u 2 , , u 2 u k tức là u i : u i 1 , 1 i 1 1 và u 1 : u k<br />
<br />
2 2 2 2 2 1<br />
<br />
<br />
u1 , u 2 , , u 1 u k tức là u i : u i1 , 1 i 1 1 và u 1 : u k<br />
<br />
1 1 1 1 1 1<br />
<br />
<br />
u1 , u 2 , , u 2 u k tức là u i2 : u i21 , 1 i 2 1 và u 2 : u k<br />
<br />
2 2 2 2<br />
<br />
10. Gán k : k 1 và quay lại bước 3 nếu cần thay đổi Qk , Rk hoặc quay lại bước 4 nếu<br />
giữ nguyên Qk , Rk cho tất cả các bước tính, tức là cho mọi k .<br />
<br />
3. VÍ DỤ MINH HỌA<br />
Xét hệ (1) bậc hai có dạng chi tiết như sau:<br />
0 1 0.25x1[k 1] <br />
x k 1 x k uk<br />
x 2 [k 1] uk 1 0.5 (12)<br />
y 1 , x [k 1] x u u<br />
k 2 k k 1 k<br />
tức là có các thời gian trễ 1 2 1 1 2 1, 1 2 2 0 của các tham số mô<br />
hình. Cụ thể, hệ này có các tham số là:<br />
x [k 1] 1 0.25x1[k 1] <br />
A(x k 1 , u k 1 ) 1 , B (x k 1 , u k 1 ) <br />
x 2 [k 1] uk 1 0.5 (13)<br />
C (x k 2 , u k 2 ) 1 , x 2 [k 1] , D (x k 2 , u k 2 ) uk 1<br />
<br />
2<br />
Rk = 100*(0.5)k<br />
State variable 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1.5 Rk = R = 1<br />
<br />
<br />
1<br />
<br />
<br />
0.5<br />
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5<br />
<br />
<br />
0.5<br />
State variable 2<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
0<br />
<br />
Rk = 100*(0.5)k<br />
-0.5<br />
Rk = R = 1<br />
<br />
-1<br />
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5<br />
time<br />
<br />
<br />
Hình 1. Quỹ đạo trạng thái của hệ kín.<br />
<br />
<br />
56 Đ.T.T.Anh, N.D.Phước, “Điều khiển bám… tuyến tính từng đoạn.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
Sử dụng thuật toán điều khiển đã có ở mục 2.3 với:<br />
k<br />
Qk I 2 , Rk 100 0.5 và w 1<br />
cho mọi bước tính k , cũng như các giá trị đầu:<br />
T<br />
u 1 0, x 1 0 , 1<br />
thì với giá trị trạng thái khởi phát:<br />
T<br />
x 0 0.2 , 1.3<br />
hệ kín sẽ có chất lượng được thể hiện ở các hình gồm hình 1 biểu diễn quỹ đạo vector<br />
trạng thái, hình 2 về tín hiệu đầu ra và hình 3 về giá trị tín hiệu điều khiển.<br />
<br />
5<br />
Rk = 100*(0.5)k<br />
4.5<br />
Rk = R = 1<br />
<br />
4<br />
<br />
3.5<br />
Process output<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3<br />
<br />
2.5<br />
<br />
2<br />
<br />
1.5<br />
<br />
1<br />
<br />
0.5<br />
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5<br />
time<br />
<br />
<br />
Hình 2. Đáp ứng đầu ra của hệ kín.<br />
<br />
0.5<br />
Rk = 100*(0.5)k<br />
Rk = R = 1<br />
0<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
-0.5<br />
Control signal<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
-1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
-1.5<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
-2<br />
0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 5<br />
time<br />
<br />
<br />
Hình 3. Tín hiệu điều khiển đưa vào đối tượng.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 57<br />
Điều khiển – Cơ điện tử - Truyền thông<br />
<br />
Các kết quả mô phỏng này cho thấy bộ điều khiển đề xuất đã điều khiển được đối<br />
tượng song tuyến (12) có tham số trễ theo cả trạng thái và tín hiệu điều khiển như ở công<br />
thức (13), bám ổn định theo tín hiệu đặt w 1 cho trước, tức là hệ kín đã có đầu ra yk<br />
tiệm cận tới w 1 và trong suốt quá trình điều khiển hệ luôn có trạng thái bị chặn. Ngoài<br />
k<br />
ra trong tất cả các hình vẽ, đường nét liền biểu diễn cho trường hợp Rk 100 0.5 còn<br />
đường nét đứt biểu diễn trường hợp Rk 1 để cho thấy ưu điểm của việc thay đổi các ma<br />
trận trọng số của hàm mục tiêu (8). Ngay lúc đầu (khi k nhỏ), ta chọn Rk đủ lớn để có<br />
uk đủ nhỏ sao cho có thể thỏa mãn điều kiện ràng buộc (nếu có) của tín hiệu điều khiển.<br />
Sau đó, ta sẽ giảm dần Rk để thông qua đó làm tăng thêm sự tham gia của thành phần sai<br />
lệch bám ek trong hàm mục tiêu (8) nhằm làm giảm nhanh sai lệch bám của tín hiệu ra yk<br />
so với tín hiệu đặt w .<br />
<br />
4. KẾT LUẬN VÀ KHẢ NĂNG MỞ RỘNG CỦA PHƯƠNG PHÁP<br />
Bài báo đã giới thiệu một phương pháp điều khiển bám vị trí cho lớp hệ song tuyến có<br />
tham số trễ theo trạng thái và tín hiệu điều khiển. Các kết quả mô phỏng số đã xác nhận<br />
chất lượng bám vị trí đặt rất tốt của bộ điều khiển.<br />
Mặc dù bộ điều khiển đề xuất của bài báo chỉ giới hạn cho lớp các hệ song tuyến có cấu<br />
trúc mô hình cho bởi (1), song có thể thấy ta vẫn có thể mở rộng để áp dụng cho các hệ phi<br />
tuyến affine có tham số trễ với mô hình:<br />
x k 1 f (x k , x k 1 , u k 1 ) H (x k , x k 1 , u k 1 )u k<br />
<br />
y k C (x k 2 , u k 2 )x k D (x k 2 , u k 2 )u k<br />
nếu như ở đó có vector hàm f (x k , x k , u k ) và ma trận H (x k , x k , u k ) là liên<br />
1 1 1 1<br />
<br />
tục theo đối số của nó.<br />
Cuối cùng, từ kết quả mô phỏng, một vấn đề nẩy sinh cần được nghiên cứu tiếp là việc<br />
chọn hợp lý các ma trận Qk , Rk , cũng như một quy luật thay đổi các ma trận đó cho từng<br />
vòng lặp, nhằm nâng cao chất lượng bám của hệ thống trong khi vẫn đảm bảo các điều<br />
kiện ràng buộc kèm theo của bài toán điều khiển. Đây cũng sẽ là hướng nghiên cứu tiếp<br />
theo của nhóm tác giả.<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
[1]. Engell, S., “Entwurf nichtlinearer Regelung”, Oldenbourg, 1995.<br />
[2]. Gruyitch, L.T, “Nonlinear Systems Tracking”, CRC Press, 2016.<br />
[3] Khalil, H.K., “Nonlinear Systems”, The 3rd edition. Pearson Educaion Limited, 2014.<br />
[4]. Phước, N.D., “Phân tích và điều khiển hệ phi tuyến”, Xuất bản lần thứ 2. NXB Bách<br />
Khoa, 2015.<br />
[5]. Johansson, R. and Rantzer, A., “Nonlinear and hybrid systems in automotive<br />
control”, Springer, 2002.<br />
[6]. Tú Anh, Đ.T., “Điều khiển dự báo phản hồi đầu ra cho hệ phi tuyến”, Luận án TS,<br />
ĐHBK Hà Nội, 2014.<br />
<br />
<br />
58 Đ.T.T.Anh, N.D.Phước, “Điều khiển bám… tuyến tính từng đoạn.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
ABSTRACT<br />
<br />
TRACKING CONTROL OF TIME-DELAY NONLINEAR SYSTEMS WITH<br />
CONTROL AND STATE-DEPENDENT PARAMETERS USING<br />
PIECEWISE LINEAR CONTROLLER<br />
The asymptotically tracking control of time-delay nonlinear systems with control<br />
and state-dependent parameters is always a challenging problem. In the paper a<br />
method to solve the above problem is introduced. The proposed technique is based<br />
on the piecewise linearization principle in which the LQR state-feedback controller<br />
moves along the time axis. Because LQR controllers guarantee stability of the<br />
system only at the equilibrium point, the proposed controller requires an additional<br />
technique to reduce the tracking control problem to the equivalent stabilizing<br />
control problem. The asymptotically tracking performance of the controller is also<br />
verified through simulation results of a numerical example.<br />
Keywords: Piecewise linearization, Time-delay nonlinear systems, LQR.<br />
<br />
<br />
Nhận bài ngày 12 tháng 05 năm 2016<br />
Hoàn thiện ngày 23 tháng 06 năm 2016<br />
Chấp nhận đăng ngày 04 tháng 07 năm 2016<br />
<br />
Địa chỉ: Đại học Bách khoa Hà Nội,<br />
Số 1, Đại Cồ Việt, Hai Bà Trưng, Hà Nội.<br />
*<br />
Email: anh.dothitu@hust.edu.vn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số Đặc san ACMEC, 07 - 2016 59<br />