Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
MỘT PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU KHIỂN TRƯỢT MỚI<br />
KHÔNG CÓ PHA TIẾP CẬN<br />
Cao Tiến Huỳnh1, Lê Trần Thắng1, Trần Văn Nhân2*<br />
Tóm tắt: Điều khiển chế độ trượt có ưu điểm làm cho hệ thống không bị tác<br />
động với sự biến đổi của các tham số và có thể gỡ bỏ hoàn toàn các nhiễu loạn.<br />
Tuy nhiên, các đặc điểm này chỉ có giá trị trong pha trượt [2],[3]. Thiết kế bề mặt<br />
trượt có thể cải thiện hiệu năng của bộ điều khiển bằng cách giảm thiểu hoặc loại<br />
bỏ thời gian tiếp cận để đạt đến pha trượt. Trong bài báo này, một phương pháp<br />
thiết kế bề mặt trượt mới được đề xuất nhằm đạt được mục đích nêu trên.<br />
Từ khóa: Pha trượt; Điều khiển trượt; Thiết kế bề mặt trượt mới.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Quỹ đạo không gian trạng thái của hệ thống điều khiển chế độ trượt (Sliding mode<br />
control-SMC) có thể được chia thành hai phần thể hiện cho hai chế độ khác nhau của hoạt<br />
động hệ thống. Các quỹ đạo bắt đầu từ một điều kiện ban đầu ở xa bề mặt trượt và hướng<br />
về phía bề mặt trượt trong một khoảng thời gian xác định. Phần của quỹ đạo trước khi tiếp<br />
cận với bề mặt trượt được gọi là pha tiếp cận (reaching phase) và khoảng thời gian diễn ra<br />
của nó được gọi là thời gian tiếp cận (reaching time) [2], [3].<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1. Điều khiển chế độ trượt.<br />
Khi quỹ đạo hội tụ đến bề mặt trượt, pha trượt (sliding phase) bắt đầu và quỹ đạo hệ<br />
thống nhanh chóng tiến về gốc tọa độ dọc theo bề mặt trượt trong một khoảng thời gian<br />
xác định được gọi là thời gian trượt (sliding time). Nói chung, thiết kế của một bộ điều<br />
khiển chế độ trượt (SMC) liên quan đến việc thiết kế một bề mặt trượt thể hiện động lực<br />
ổn định mong muốn và một luật điều khiển đảm bảo pha tiếp cận và pha trượt [8]. Trong<br />
pha tiếp cận các quỹ đạo hệ thống rất nhạy cảm với các biến đổi của tham số và nhiễu loạn<br />
nhưng trong pha trượt hệ thống bất biến với điều đó. Bài báo này đề xuất một mặt trượt<br />
mới đảm bảo triệt tiêu ảnh hưởng của pha tiếp cận đến chất lượng hoạt động của hệ thống<br />
và đảm bảo tính ổn định bền vững ngay từ điểm khởi đầu của hệ thống trong không gian<br />
trạng thái.<br />
2. MÔ TẢ HỆ THỐNG ĐIỀU KHIỂN PHI TUYẾN BẬC HAI<br />
Xét một lớp hệ thống điều khiển phi tuyến bậc hai được mô tả như sau:<br />
x1 x2<br />
(1)<br />
x 2 f ( x, t ) f ( x, t ) b( x, t )u d (t )<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 65, 02 - 2020 63<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
Trong đó, x1 , x2 là các biến trạng thái của hệ thống và:<br />
x(t ) [x1 (t ) x2 (t )]T (2)<br />
Là véc tơ trạng thái, t là thời gian, u là tín hiệu điều khiển; b, f là các hàm số bị<br />
chặn đã biết; f là thành phần bất định của mô hình; d là các nhiễu loạn bên ngoài. Giả<br />
sử tồn tại một hằng số dương là giá trị biên nhỏ nhất của giá trị tuyệt đối b( x, t ) :<br />
inf{ b( x, t ) }= >0 (3)<br />
Do f và d chưa biết và bị chặn nên tồn tại hằng số dương sao cho:<br />
f ( x, t ) d (t ) (4)<br />
Các điều kiện ban đầu của hệ thống:<br />
x10 x1 (t0 ); x20 x2 (t0 ) (5)<br />
Quỹ đạo mong muốn của hệ thống (1) là một hàm số của thời gian:<br />
xd (t ) [x1d (t ) x2 d (t )]T (6)<br />
Trong đó, x2d (t ) x1d (t ) là một hàm số vi phân theo thời gian. Sai số bám sát theo<br />
quỹ đạo được định nghĩa bởi véc tơ sau:<br />
e(t ) [e1 (t ) e2 (t )]T x(t ) xd (t ) (7)<br />
Vậy:<br />
e1 (t ) x1d (t ) x1 (t ) (8)<br />
e2 (t ) x2d (t ) x2 (t ) (9)<br />
e1 (t0 ) e0 0;t0 0; (10)<br />
Tọa độ điểm khởi đầu của hệ thống trong không gian sai số là (e1 (t0 ), e2 (t0 )) . Tọa độ<br />
này luôn xác định và phụ thuộc vào cấu trúc vật lý của hệ thống.<br />
3. THIẾT KẾ MẶT TRƯỢT MỚI<br />
3.1. Phân tích các đặc điểm của mặt trượt truyền thống<br />
Mặt trượt truyền thống cho hệ thống điều khiển phi tuyến bậc hai (1) có dạng như sau [2]:<br />
s(e, t ) e2 (t ) ce1 (t ) 0 (11)<br />
Trong đó, c 0 là một hằng số.<br />
Để xác định giá trị sai số bám sát e1 (t ) và sai số theo tốc độ e2 (t ) , cần giải phương<br />
trình:<br />
e2 (t ) ce1 (t ) 0 (12)<br />
Do e2 (t ) e1 (t ) nên (12) được đưa về dạng phương trình vi phân bậc nhất của e1 (t ) :<br />
e1 (t ) ce1 (t ) 0 (13)<br />
Với điều kiện ban đầu (10) và t0 0 , sử dụng phương pháp giải phương trình vi phân<br />
thông thường dễ dàng xác định được các nghiệm phương trình (13) trong khoảng thời gian:<br />
<br />
<br />
64 C. T. Huỳnh, L. T. Thắng, T. V. Nhân, “Một phương pháp điều khiển trượt … pha tiếp cận.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
e1 (t ) e0 ect (14)<br />
e2 (t ) ce0 ect (15)<br />
Từ (14) và (15) rút ra các nhận xét về mặt trượt truyền thống như sau [2] (hình 2):<br />
- Sai số bám sát của hệ thống hội tụ nhanh về 0 theo hàm mũ và không tồn tại bất kỳ độ<br />
quá chỉnh nào.<br />
- Nếu hệ số c nhỏ thì thời gian tiếp cận của hệ thống nhỏ, nhưng động học của hệ<br />
thống chậm.<br />
- Ngược lại, nếu hệ số c lớn thì thời gian tiếp cận của hệ thống lớn, nhưng động học<br />
của hệ thống lại nhanh hơn, hệ thống nhanh hội tụ hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 2. Các đáp ứng sai số trong không gian trạng thái<br />
với các giá trị c khác nhau.<br />
Quá trình phân tích trong trong các phần trên đã chỉ rõ rằng việc lựa chọn mặt trượt sẽ<br />
quyết định đến hoạt động và hiệu năng của hệ thống (1). Mục tiêu của mặt trượt được đề<br />
xuất trong bài báo này là vừa đảm bảo được đặc tính động học nhanh của hệ thống, vừa loại<br />
bỏ được pha tiếp cận, đảm bảo tính ổn định bền vững của hệ thống ngay từ điểm khởi đầu.<br />
3.2. Đề xuất mặt trượt biến đổi mới<br />
Ý tưởng để loại bỏ pha tiếp cận đó là điểm đại diện ban đầu phải nằm trên mặt trượt<br />
ngay tại thời điểm ban đầu t0 0 .Vì thế, từ mặt trượt truyền thống (11), một mặt trượt<br />
mới được đề xuất như sau (hình 3):<br />
3.2.1. Trường hợp e2 (t ) 0<br />
<br />
s1 e2 (t ) c1e1 (t ) A 0, khi 0 t t1<br />
<br />
s (e, t ) s2 e2 (t ) c2 e1 (t ) B 0, khi t1 t t2 (16)<br />
<br />
s3 e2 (t ) c3e1 (t ) 0, khi t t2<br />
Trong đó: A, B là các hằng số; mặt trượt s1 là một đường thẳng đi qua điểm ban đầu<br />
và song song với mặt trượt truyền thống s3 nên c1 c3 . Mặt trượt s2 và s1 sử dụng trục<br />
e1 (t ) làm đường phân giác nên hệ số góc của s1 là:<br />
c2 c1 c3 (17)<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 65, 02 - 2020 65<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 3. Biễu diễn mặt trượt mới trong không gian sai số.<br />
Hơn nữa, để thực sự loại bỏ pha tiếp cận và đảm bảo tính bất biến với nhiễu loạn ngay<br />
từ khi bắt đầu sự chuyển động của nó thì các hằng số c1 , A phải được chọn như là điểm<br />
đại diện của hệ thống tại thời điểm ban đầu t t0 , nghĩa là mặt trượt s1 phải đi qua điểm<br />
ban đầu (e2 (t0 ), e1 (t0 ))<br />
Vì thế điều kiện sau phải được thỏa mãn:<br />
s1 e2 (t0 ) c1e1 (t0 ) A 0 (18)<br />
Với điều kiện ban đầu (10) và t0 0 , sử dụng phương pháp giải phương trình vi phân<br />
thông thường dễ dàng xác định được các nghiệm phương trình (18) trong khoảng thời gian<br />
t t0 , t1 :<br />
A<br />
e1 (t ) e0 ec1t <br />
A<br />
(19)<br />
c1 c1<br />
A<br />
e2 (t ) c1 e0 ec1t (20)<br />
c1 <br />
Từ (18) và t0 0 xác định được:<br />
A e2 (t0 ) c1e0 (21)<br />
Để tính toán thời điểm chuyển sang sử dụng mặt trượt s2 cần giải phương trình:<br />
e1 (t1 ) c1e1 (t1 ) A e1 (t1 ) (22)<br />
Trong đó, t1 là thời điểm mặt trượt s1 với trục e1(t). Từ đây tính được:<br />
A c1t1 A<br />
e1 (t1 ) e0 e (23)<br />
c1 1 c1 1<br />
Vậy:<br />
<br />
<br />
66 C. T. Huỳnh, L. T. Thắng, T. V. Nhân, “Một phương pháp điều khiển trượt … pha tiếp cận.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
A c1t1 A<br />
e1 (t1 ) e0 e <br />
c1 1 c1 1<br />
(24)<br />
1 e1 (t1 )(1 c1 ) A <br />
t1 ln<br />
c1 e0 (c1 1) A <br />
Thời điểm t2 mặt trượt s2 chuyển sang s3 được xác định bởi phương trình:<br />
s2 s3<br />
e2 (t2 ) c2 e1 (t2 ) B e2 (t2 ) c3 e1 (t2 )<br />
(c2 c3 )e1 (t2 ) B (25)<br />
B B<br />
e1 (t2 ) ; e1 (t2 ) ec3t2<br />
c2 c3 2c2<br />
1 B <br />
t2 ln <br />
c3 2c2 <br />
3.2.2. Trường hợp e2 (t ) 0<br />
Trong trường hợp này chỉ sử dụng hai mặt trượt:<br />
s2 e2 (t ) c2 e1 (t ) B 0, khi t0 t t1<br />
s(e, t ) (26)<br />
s3 e2 (t ) c3 e1 (t ) 0, khi t t1<br />
Trong đó, c2 và c3 thỏa mãn (17) và:<br />
B e2 (t0 ) c2 e0 (27)<br />
Thời điểm t1 trong (26) được xác định theo kết quả ở (24), vậy:<br />
B c1t1 B<br />
e1 (t1 ) e0 e <br />
c2 1 c2 1<br />
(28)<br />
1 e1 (t1 )(1 c2 ) B <br />
t1 ln<br />
c1 e0 (c2 1) B <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 1.4. Biểu diễn mặt trượt mới trong không gian sai số.<br />
<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 65, 02 - 2020 67<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
4. XÂY DỰNG LUẬT ĐIỀU KHIỂN VỚI MẶT TRƯỢT ĐỀ XUẤT<br />
Xây dựng luật điều khiển với mặt trượt s1<br />
1 2<br />
Chọn hàm Lyapunov dạng: V s . Đạo hàm của V là: V s1 s1 .<br />
2 1<br />
Đặt e1 e1 (t ) , ta có:<br />
<br />
V s1 (e1 c1e1 ) s1 [( <br />
x1d <br />
x1 ) c1e1 ] (29)<br />
<br />
Do <br />
x1 x 2 , kết hợp (1) và (29) được:<br />
V s1 [<br />
x1d c1e1 f f bu d ] (30)<br />
Từ (30) đề xuất một luật điều khiển như sau:<br />
1<br />
u [ ks1 sgn( s1 ) <br />
x1d c1e1 f ] (31)<br />
b<br />
Trong đó: 0; k 0.<br />
Vậy:<br />
V s1[ks1 sgn( s1 ) f d ]<br />
V ks12 s1 s1 (f d ) (32)<br />
V ks 2 s s f d<br />
1 1 1<br />
<br />
Kết hợp (4) ta được:<br />
V ks12 s1 s1<br />
(33)<br />
V ks12 s1 ( )<br />
Vậy chỉ cần chọn sẽ đảm bảo cho V 0 . Mặt khác, từ (33) dễ thấy: V 0 với<br />
mọi giá trị s 0 . Theo lý thuyết hàm Lyapunov hệ thống (1) ổn định tiệm cận (đpcm).<br />
1<br />
<br />
Do các mặt trượt trong (16) và (26) có dạng giống nhau nên bộ điều khiển dạng (31)<br />
cũng đảm bảo cho hệ thống (1) ổn định tiệm cận trong các trường hợp sử dụng mặt trượt<br />
khác nhau trong hai trường hợp đã phân tích trong các mục (3.2.1) và (3.2.2).<br />
5. KẾT QUẢ MÔ PHỎNG<br />
Mô phỏng HTĐBSMT sử dụng động cơ một chiều không chổi than (Torque BLDC<br />
motor) có mô hình toán học đầy đủ được mô tả như sau [9]:<br />
K e [TeTm<br />
x (t ) Tm <br />
x (t ) x (t )] f ( x ) d (t ) u (t ) (34)<br />
Trong đó, Te là hằng số điện từ, Tm là hằng số điện cơ, Ke là hệ số tỷ lệ.<br />
Vậy: a3=KeTeTm; a2=KeTm; a1=Ke;<br />
Thực hiện mô phỏng với động cơ điện S Series Brushless Torque Motor- Aerotech S-<br />
180-44-A có công suất 313W, các tham số được quy đổi theo [5],[6]. Tham số momen<br />
quán tính của hệ thống được tính trên cơ sở tải cân bằng và có khối lượng 30 kg. Các tham<br />
số của đối tượng:<br />
<br />
<br />
<br />
68 C. T. Huỳnh, L. T. Thắng, T. V. Nhân, “Một phương pháp điều khiển trượt … pha tiếp cận.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
1 2 3<br />
K t 2, 2 Nm / A; J 7, 40 10 kgm ; L 3, 4 10 H<br />
1 3<br />
R 12,8 ; K e 2, 5650897; Tm 17 10 ( s ); Te L R 0, 27 10 ( s )<br />
3<br />
K eTm 4,3606525; K eTeTm 1,177376 10<br />
Các hệ số ai :<br />
3<br />
a1 2,5650897; a2 4,3606525; a3 1,177376 10<br />
<br />
Vậy 1n<br />
a 2,5650897; a 2n<br />
4,3606525<br />
.<br />
Do a3 quá nhỏ nên có thể bỏ qua số hạng chứa a3 trong (34) mà hầu như không ảnh<br />
hưởng nhiều đến chất lượng động học của hệ thống [7].<br />
Lúc này phương trình dùng mô phỏng có dạng:<br />
K e [Tm <br />
x (t ) x (t )] f ( x ) d (t ) u (t ) (35)<br />
Đưa (35) về dạng (1) và áp dụng các kết quả đã nghiên cứu để mô phỏng.<br />
<br />
Đặt : d t 5 [ sin(t ) sin 2t ] 10 , vậy trong (33) chọn 10 , do<br />
k 0 tùy ý nên có thể chọn k 15 . Tín hiệu đặt: xd t sin( t ).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 5. Sơ đồ mô phỏng.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 6. Quỹ đạo pha của hệ thống luôn ở pha trượt khi chọn thời điểm<br />
chuyển mặt trượt đúng (đối với mặt trượt đề xuất (16)).<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 65, 02 - 2020 69<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 7. Quỹ đạo pha của hệ thống đối với mặt trượt truyền thống (11).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 8. Sai số bám vị trí khi sử dụng mặt trượt đề xuất (16).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 9. Sai số bám vị trí khi sử dụng mặt trượt truyền thống (11).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 10. Tín hiệu điều khiển khi sử dụng mặt trượt đề xuất (16).<br />
<br />
<br />
70 C. T. Huỳnh, L. T. Thắng, T. V. Nhân, “Một phương pháp điều khiển trượt … pha tiếp cận.”<br />
Nghiên cứu khoa học công nghệ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 11. Tín hiệu điều khiển khi sử dụng mặt trượt truyền thống (11).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình 12. Quỹ đạo pha của hệ thống khi chọn thời điểm chuyển mặt trượt sai.<br />
* Nhận xét:<br />
- Quỹ đạo pha của hệ thống sẽ luôn ở trong pha trượt khi sử dụng dạng mặt trượt đề<br />
xuất kết hợp với bộ điều khiển đảm bảo tiêu chuẩn ổn định Lyapunov và lựa chọn thời<br />
điểm chuyển đổi các mặt trượt đúng (hình 6).<br />
- So sánh kết quả mô phỏng (bảng 1):<br />
Bảng 1. So sánh kết quả mô phỏng khi sử dụng mặt trượt (11) và (16).<br />
TT Trường hợp Mặt trượt truyền thống Mặt trượt đề xuất (16)<br />
Tham số (11)<br />
1 Thời gian quá độ 0.164 0.4415<br />
(s)<br />
2 Sai số xác lập (%) 2.58 x 10-3 2.67 x 10-3<br />
3 Pha tiếp cận Có Không<br />
4 Tín hiệu điều khiển Tương tự khi dùng (16) Tương tự khi dùng (11)<br />
Kết quả mô phỏng cho thấy trong hai trường hợp thời gian quá độ (khi sai số < 2%) và<br />
sai số xác lập chênh lệch không đáng kể, tín hiệu điều khiển tương tự nhau. Tuy nhiên,<br />
mặt trượt đề xuất cùng với bộ điều khiển (31) đảm bảo cho hệ thống luôn ở pha trượt.<br />
- Khi tính toán và lựa chọn sai thời điểm chuyển đổi các mặt trượt; quỹ đạo pha hệ<br />
thống sẽ không đảm bảm luôn ở trong pha trượt (hình 12).<br />
6. KẾT LUẬN<br />
Bài báo đã trình bày một phương pháp điều khiển trượt mới trên cơ sở đề xuất một<br />
dạng mặt trượt tổ hợp đảm bảo loại bỏ được pha tiếp cận và hệ thống luôn ổn định bền<br />
<br />
<br />
Tạp chí Nghiên cứu KH&CN quân sự, Số 65, 02 - 2020 71<br />
Kỹ thuật điều khiển & Điện tử<br />
<br />
vững ngay từ điểm khởi đầu của hệ thống. Các kết quả chứng minh bằng lý thuyết và mô<br />
phỏng của bài báo làm tăng thêm tính ưu việt cho điều khiển trượt.<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
[1]. Editors: Xinghuo Yu · Mehmet Önder Efe, “Recent Advances in Sliding Modes: From<br />
Control to Intelligent Mechatronics”, Springer International Publishing Switzerland,<br />
2015.<br />
[2]. Vadim Utkin, Jurgen Guldner, Jingxin Shi, “Advanced Sliding Mode Control for<br />
Electromechanical Systems”, (Second Edition), Taylor & Francis Inc, America, 2009.<br />
[3]. Vadim Utkin, “ Sliding Modes in Control and Optimization”, Springer, Berlin, 1992.<br />
[4]. Andrei A. Agrachev, A. Stephen Morse, Eduardo D. Sontag, Héctor J. Sussmann,<br />
Vadim I. Utkin, “Nonlinear and Optimal Control Theory: Lectures given at the<br />
C.I.M.E. Summer School held in Cetraro”, Italy, June 19–29, 2004.<br />
[5]. PITTMAN Motors, Servo motor application note.<br />
[6]. Aerotech.Inc,http://www.aerotech.com/product-catalog/motors/rotary-motors/bm-<br />
series.aspx?p=%2fproduct-catalog%2fmotors.aspx<br />
[7]. Смольников П.П., Синтез квазиоптимальных систем автоматического<br />
управления. Энергия, Ленинград 1987.<br />
[8]. Asif Chalanga, MachhindranathPatil, BijnanBandyopadhyay, Hemendra Arya,<br />
“Output regulation using new sliding surface with an implementation on inverted<br />
pendulum system”, European Journal of Control 45, tr 85–91, 2019.<br />
[9]. Nguyễn Trung Kiên, “Xây dựng phương pháp tổng hợp hệ thống điều khiển các đài<br />
quan sát tự động định vị từ xa các đối tượng di động”, Luận án tiến sỹ kỹ thuật, Viện<br />
Khoa học và Công nghệ quân sự, 2015.<br />
ABSTRACT<br />
A NEW SLIDING CONTROL METHOD<br />
WITHOUT THE REACHING PHASE<br />
Sliding mode control provides insensitivity to parameter variations and complete<br />
rejection of disturbances. However, this property is only valid in the sliding phase.<br />
Sliding surface design can be used to improve controller performance by<br />
minimizing or eliminating the time to reach the sliding phase. In this paper, a new<br />
sliding surface design method is proposed to achieve the above purpose.<br />
Keywords: Sliding phase; Sliding mode control; New sliding surface design.<br />
<br />
Nhận bài ngày 15 tháng 11 năm 2019<br />
Hoàn thiện ngày 15 tháng 01 năm 2020<br />
Chấp nhận đăng ngày 17 tháng 02 năm 2020<br />
<br />
Địa chỉ: 1 Viện Tự động hóa Kỹ thuật quân sự;<br />
2<br />
Học viện Hải quân.<br />
*<br />
Email: tranvannhannt@gmail.com.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
72 C. T. Huỳnh, L. T. Thắng, T. V. Nhân, “Một phương pháp điều khiển trượt … pha tiếp cận.”<br />