Lại Khắc Lãi và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
118(04): 15 - 21<br />
<br />
ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG LAI NĂNG LƯỢNG GIÓ VÀ MẶT TRỜI<br />
TRONG LƯỚI ĐIỆN THÔNG MINH<br />
Lại Khắc Lãi1,*, Vũ Nguyên Hải2, Trần Gia Khánh3<br />
1<br />
<br />
Đại học Thái Nguyên; 2Trường Cao đẳng Kinh tế Kỹ thuật – ĐH Thái Nguyên<br />
3<br />
Trường Đại học Sư phạm Kỹ thuật Nam Định<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Lưới điện thông minh là một hệ thống cho phép sử dụng lồng ghép các nguồn năng lượng tái tạo<br />
và nguồn nhiên liệu hóa thạch trong một lưới điện thống nhất, quản lý linh hoạt hệ thống điện và<br />
tự động duy trì sự cân bằng giữa cung và cầu năng lượng điện. Bài báo trình bày việc xây dựng<br />
mô hình điều khiển hệ thống lai năng lượng gió và mặt trời (Wind/Solar Energy system - W/S)<br />
trong lưới điện thông minh. Đồng thời đưa ra một số kết quả mô phỏng được thực hiện trong phần<br />
mềm Matlab để kiểm tra tính khả thi của hệ thống.<br />
Từ khóa: Lưới điện thông minh, tuabin gió, năng lượng mặt trời, MPPT, quang điện.<br />
<br />
MỞ ĐẦU*<br />
Nguồn năng lượng truyền thống (năng lượng<br />
hóa thạch) trên toàn cầu ngày càng cạn kiệt,<br />
đòi hỏi con người cần tìm kiếm nguồn năng<br />
lượng mới thay thế. Các nguồn năng lượng tái<br />
tạo như năng lượng gió, năng lượng mặt trời,<br />
năng lượng địa nhiệt,... là một giải pháp bù đắp<br />
sự thiếu hụt của điện năng. Các nguồn năng<br />
lượng tái tạo có đặc điểm là trữ lượng lớn<br />
nhưng phân bố phân tán không tập trung, cần<br />
phải có sự can thiệp của các giải pháp kỹ thuật<br />
để thu gom chúng, hòa vào lưới điện thống<br />
nhất và quản lý giám sát điện năng một cách<br />
linh hoạt, đảm duy trì sự cân bằng giữa cung<br />
và cầu. Lưới điện thông minh là một hệ thống<br />
cho phép lồng ghép các nguồn năng lượng tái<br />
tạo và nguồn nhiên liệu hóa thạch trong một<br />
lưới điện thống nhất, quản lý linh hoạt hệ<br />
thống điện và tự động duy trì sự cân bằng giữa<br />
cung và cầu năng lượng điện. Lưới điện thông<br />
minh có các tính năng cơ bản sau [1]:<br />
Khả năng tự động khôi phục cung cấp điện khi<br />
có sự cố xảy ra mất điện đối với khách hàng;<br />
Chống được sự tấn công cố ý đối với hệ thống<br />
cả về mặt vật lý và mạng máy tính;<br />
Trợ giúp sự phát triển các nguồn điện phân<br />
tán (phát điện, dự trữ năng lượng, cắt giảm<br />
nhu cầu…);<br />
Trợ giúp sự phát triển các nguồn năng lượng<br />
tái tạo;<br />
*<br />
<br />
Tel: 0913507464; Email: laikhaclai@gmail.com<br />
<br />
Cung cấp khả năng nâng cao chất lượng điện<br />
năng và độ tin cậy cung cấp điện;<br />
Tối ưu hóa vận hành hệ thống điện để giảm<br />
chi phí sản xuất, truyền tải và phân phối, kể<br />
cả giảm chi phí đầu tư mới và nâng cấp hệ<br />
thống điện.<br />
Cấu trúc tổng quát của lưới điện thông minh<br />
bao gồm ba lớp: Lớp nguồn vật lý, lớp điều<br />
khiển và lớp ứng dụng. Theo Katherine<br />
Hamilton [1], lưới điện thông minh có tính<br />
động và liên tục có thông tin hai chiều như<br />
chỉ ra trên hình 1. Ví dụ, các tấm pin quang<br />
điện (PV) trên mái của tòa nhà thông minh sẽ<br />
tạo ra, lưu trữ và sử dụng năng lượng của<br />
mình. Khi đó hoạt động của tòa nhà trở thành<br />
một thành phần của lưới điện thông minh.<br />
Chuyển đổi năng<br />
lượng sơ cấp thành<br />
điện năng hoặc<br />
nhiệt năng<br />
<br />
Nhà máy điện phân<br />
tán (gió, mặt trời...)<br />
<br />
Xe điện có thể nạp<br />
năng lượng di động<br />
<br />
Tạo ra, lưu giữ<br />
và sử dụng<br />
năng lượng<br />
<br />
Hình 1. Cấu trúc chung của lưới thông minh<br />
<br />
15<br />
<br />
Lại Khắc Lãi và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Trong lưới điện thông minh, phần tử phát điện<br />
không chỉ là các nhà máy điện truyền thống, có<br />
công suất lớn mà còn có sự tham gia của phần<br />
tử phát điện nhỏ, như: các tấm pin mặt trời,<br />
tuabin gió mini nằm rải rác khắp nơi.<br />
Hệ thống lai điện gió và điện mặt trời (W/S)<br />
đã được nhiều nhà khoa học trên thế giới<br />
quan tâm nghiên cứu và đầu tư thực hiện,<br />
chẳng hạn như Yang [2], người đã giới thiệu<br />
một mô hình thiết kế tối ưu cho hệ thống năng<br />
lượng mặt trời gió lai, trong đó sử dụng các<br />
ngân hàng pin để tính toán các cấu hình tối<br />
ưu; trong [3], Dihrab trình bày một hệ thống<br />
năng lượng mặt trời gió lai như một nguồn<br />
năng lượng tái tạo của thế hệ điện cho lưới<br />
điện kết nối ứng dụng trong ba thành phố tại<br />
Iraq. Một số nghiên cứu mô hình trên PV/WT<br />
gốc sức mạnh đã được tiến hành. Trong số đó,<br />
Kim [4] đã phát triển một mô hình quang điện<br />
nối lưới sử dụng PSCAD/ EMTDC để phân<br />
tích thoáng điện từ. Tsai [5] thực hiện một mô<br />
hình PV cách theo định hướng sử dụng<br />
MATLAB/SIMULINK gói phần mềm. Gow<br />
[6] đã phát triển một mô hình PV eneral có<br />
thể được thực hiện trên nền tảng mô phỏng<br />
như PSPICE hoặc Saber. Khan [7] trình bày<br />
mô hình của một hệ thống năng lượng tế bào<br />
lai gió nhiên liệu nhỏ và phân tích vòng đời<br />
của một hệ thống tích hợp di động gió nhiên<br />
liệu. Onar [8] mô hình lai gió/FC/ siêu tụ điện<br />
(UC) hệ thống điện cho một người sử dụng<br />
lưới điện độc lập với bộ điều khiển dòng điện<br />
thích hợp.<br />
Ở Việt Nam, các nghiên cứu trong lĩnh vực hệ<br />
thống lai năng lượng gió và mặt trời còn rất<br />
khiêm tốn. Bài báo này tập trung vào việc xây<br />
Bức xạ mặt trời<br />
<br />
Điện mặt trời Tìm điểm công<br />
suất tối đa<br />
MPPT<br />
<br />
Nhiệt độ<br />
<br />
dựng mô hình điều khiển hệ thống lai năng<br />
lượng gió và mặt trời (Wind/Solar Energy<br />
system - W/S) trong lưới điện thông minh.<br />
Đồng thời đưa ra một số kết quả mô phỏng để<br />
kiểm tra tính khả thi của hệ thống.<br />
MÔ TẢ HỆ THỐNG LAI NĂNG LƯỢNG<br />
GIÓ VÀ MẶT TRỜI<br />
Sơ đồ khối của hệ thống lai năng lượng gió và<br />
mặt trời làm việc trong lưới điện thông minh<br />
được chỉ ra trên hình 2. Hệ thống điện mặt<br />
trời bao gồm modul quang điện (PV) phát ra<br />
điện năng một chiều với công suất điện phụ<br />
thuộc vào bức xạ mặt trời và nhiệt độ làm<br />
việc của pin, khối dò điểm công suất tối đa<br />
với giải thuật tìm điểm công suất cực đại của<br />
modul PV ứng với giá trị xác định của bức xạ<br />
mặt trời và nhiệt độ. Dòng điện một chiều<br />
tương ứng với điểm công suất cực đại được<br />
đưa qua bộ biến đổi DC-DC để điều chỉnh<br />
điện áp, sau đó hòa với điện gió tại thanh cái<br />
một chiều. Trong hệ thống điện gió, tuabin<br />
gió chuyển năng lượng gió thành cơ năng làm<br />
quay máy phát điện cảm ứng (thường là máy<br />
điện xoay chiều 3 pha nam châm điện hoặc<br />
nam châm vĩnh cửu), điện áp xoay chiều được<br />
đưa qua bộ chỉnh lưu có điều khiển để điều<br />
khiển hòa với điện áp một chiều của pin mặt<br />
trời. Trong hệ thống lai này, năng lượng từ<br />
các nguồn khác nhau được hòa vào nhau dưới<br />
dạng năng lượng một chiều, năng lượng này<br />
sau đó được sử dụng trực tiếp cho tải một<br />
chiều hoặc đưa qua bộ biến đổi DC-AC<br />
chuyển thành năng lượng xoay chiều để dùng<br />
trực tiếp cho tải xoay chiều hoặc kết nối với<br />
lưới điện.<br />
<br />
MPP<br />
<br />
Sửa áp một chiều<br />
<br />
Điều khiện<br />
không khí<br />
<br />
Tải một chiều<br />
<br />
DC/DC<br />
<br />
DC bus<br />
<br />
Modul PV<br />
Mô men quay<br />
<br />
Tốc độ gió<br />
<br />
118(04): 15 - 21<br />
<br />
Máy phát điện<br />
cảm ứng<br />
<br />
Điện áp ra<br />
xoay chiều<br />
<br />
AC/DC<br />
<br />
Sửa áp một chiều<br />
DC/AC<br />
Lưới<br />
<br />
Tuabin gió<br />
<br />
Hình 2. Sơ đồ khối hệ thống lai năng lượng gió và mặt trời<br />
<br />
16<br />
<br />
Tải xoaychiều<br />
<br />
Lại Khắc Lãi và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
MÔ HÌNH HÓA HỆ THỐNG LAI NĂNG<br />
LƯỢNG GIÓ VÀ MẶT TRỜI<br />
Phần này chỉ đề cập đến việc mô hình hóa và<br />
điều khiển hệ thống điện gió và điện mặt trời<br />
để hòa chúng vào thanh cái một chiều chung<br />
(DC link), các vấn đề khác như: nghịch lưu,<br />
kỹ thuật hòa lưới quốc gia, các vấn đề điều<br />
khiển công suất, lọc sóng hài,... sẽ được công<br />
bố trong các nghiên cứu tiếp sau. Các mô<br />
hình động học hệ thống lai điện gió/mặt trời<br />
bao gồm pin quang điện, chuyển đổi DC-DC<br />
với thuật toán dò điểm công suất tối đa<br />
(MPPT), tua bin gió, máy phát điện cảm ứng<br />
không đồng bộ, và bộ biến đổi AC/ DC có<br />
điều khiển.<br />
Mô hình toán của modul PV<br />
Mô hình toán học của tế bào quang điện đã<br />
được nghiên cứu trong nhiều thập kỷ qua [9].<br />
Mạch điện tương đương của mô hình tế bào<br />
quang điện bao gồm: Dòng quang điện, Điôt,<br />
điện trở song song (dòng điện dò), điện trở<br />
nối tiếp được chỉ ra trên hình 3. Ta có:<br />
<br />
I pv = I gc<br />
<br />
qU d<br />
kFT<br />
U<br />
− I 0 e c − 1 − d<br />
<br />
R p<br />
<br />
(1)<br />
<br />
Trong đó: Igc là dòng quang điện (A); I0 là<br />
dòng bão hòa (A) phụ thuộc vào nhiệt độ tế<br />
bào quang điện; q là điện tích của điện tử,<br />
q = 1,6.10-19C; k là hằng số Boltzman,<br />
k = 1,38.10-23J/K; F là hệ số phụ thuộc vào<br />
công nghệ chế tạo pin, ví dụ công nghệ Simono F = 1,2; công nghệ Si-Poly F = 1,3,…;<br />
Tc là nhiệt độ tuyệt đối của tế bào (0K); Vd là<br />
điện áp trên điôt (V); Rp là điện trở song song.<br />
Igc<br />
G<br />
<br />
Ipv<br />
Rs<br />
<br />
ID<br />
Rp<br />
UD<br />
<br />
Upv<br />
<br />
Hình 3. Mạch tương đương của modul PV<br />
<br />
118(04): 15 - 21<br />
<br />
Dòng quang điện Igc phụ thuộc trực tiếp vào<br />
bức xạ mặt trời và nhiệt độ pin, được tính:<br />
<br />
I gc = µ sc ( Tc − Tref ) + I sc G<br />
<br />
(2)<br />
<br />
Với: µ sc là hệ số phụ thuộc nhiệt độ của dòng<br />
ngắn mạch (A/0C); Tref là nhiệt độ tham chiếu<br />
của tế bào quang điện (0K); Tc là nhiệt độ làm<br />
việc của tế bào quang điện (0K); Isc là dòng<br />
điện ngắn mạch trong điều kiện chuẩn (nhiệt<br />
độ 250C và bức xạ mặt trời 1kW/m2); G là<br />
bức xạ mặt trời kW/m2.<br />
Dòng bão hòa I0 thay đổi theo nhiệt độ của tế<br />
bào quang điện theo biểu thức [8]:<br />
3<br />
<br />
I0 = I0α<br />
<br />
qVg 1<br />
1 <br />
−<br />
<br />
<br />
k F T r e f T c <br />
<br />
T c <br />
<br />
e<br />
T re f <br />
<br />
(3)<br />
<br />
I sc<br />
<br />
I0α =<br />
<br />
qVg<br />
<br />
e<br />
<br />
kF<br />
<br />
(4)<br />
<br />
Trong đó I0α là dòng điện bão hòa tại một bức<br />
xạ mặt trời và nhiệt độ tham chiếu; Vg là năng<br />
lượng lỗ trống của chất bán dẫn được sử dụng<br />
làm tế bào; V0c là điện áp hở mạch của tế bào.<br />
Từ các biểu thức (1), (2), (3), (4) ta xây dựng<br />
được mô hình mô phỏng modul PV trên<br />
Matlab. Trong mô hình này các đầu vào là<br />
bức xạ mặt trời và nhiệt độ của tế bào quang<br />
điện, các đầu ra là điện áp và dòng điện PV.<br />
Các thông số của mô hình thường được lấy từ<br />
bảng dữ liệu do nhà sản xuất cung cấp.<br />
Mô hình toán tuabin gió (WT) và máy phát<br />
cảm ứng<br />
Mô hình toán học của tuabin gió được xây<br />
dựng dựa trên quan hệ của tốc độ gió so với<br />
sản lượng điện. Công suất đầu ra của tuabin<br />
gió được cho bởi [15]:<br />
Pm = c p (λ , β )<br />
<br />
ρA<br />
vg<br />
2<br />
<br />
(5)<br />
<br />
Trong đó: Pm là công suất ra cơ học của<br />
tuabin, cp là hệ số hiệu suất của tuabin, λ là tỉ<br />
17<br />
<br />
Lại Khắc Lãi và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
số tốc độ đỉnh của cánh quạt, β là góc nghiêng<br />
cánh; ρ là mật độ không khí, vg là tốc độ gió.<br />
Hệ số hiệu suất cp cho bởi [9]:<br />
c<br />
<br />
c p ( λ , β ) = c 1 2 − c 3β − c 4 e<br />
λi<br />
<br />
<br />
− c5<br />
λi<br />
<br />
+ c6λ<br />
<br />
I(U)<br />
<br />
(7)<br />
<br />
(8)<br />
<br />
Trong đó: Pm-pu là công suất trên 1 đơn vị của<br />
công suất danh định đối với giá trị cụ thể của<br />
ρ và A, cp-pu là giá trị trên 1 đơn vị của hệ số<br />
hiệu suất cp, kp là khuếch đại công suất; vg-pu<br />
là giá trị trên 1 đơn vị của tốc độ gió cơ bản.<br />
Tốc độ gió cơ bản là giá trị tốc độ gió dự kiến<br />
trong năm (m/s).<br />
Mô hình máy phát điện cảm ứng tuabin gió<br />
(WTIG) được xây dựng bằng cách sử dụng<br />
thư viện Sim power của Matlab. Trục cánh<br />
quạt được điều khiển bởi WT nó tạo ra mô<br />
men xoắn cơ khí theo giá trị tốc độ gió và<br />
máy phát. điện áp ra của máy phát được đưa<br />
qua bộ chỉnh lưu cầu 3 pha có điều khiển.<br />
ĐIỀU KHIỂN HỆ THỐNG LAI NĂNG<br />
LƯỢNG GIÓ VÀ MẶT TRỜI<br />
Trong hệ thống lai năng lượng gió và mặt<br />
trời, các vấn đề cần điều khiển là: Dò điểm<br />
công suất tối đa, điều khiển dòng điện đối với<br />
điện mặt trời; điều khiển san bằng công suất<br />
đầu ra của điện gió và điều khiển nghịch lưu<br />
cung cấp điện xoay chiều cho tải.<br />
Điều khiển pin mặt trời (PV): Ta biết rằng,<br />
quan hệ giữa các thông số dòng điện, điện áp,<br />
công suất (Ipv, Upv và Ppv) của modul PV trong<br />
biểu thức (1) với các bức xạ mặt trời và nhiệt<br />
độ khác nhau là phi tuyến (hình 4).<br />
<br />
U<br />
UMPP UOC<br />
<br />
Hình 4. Quan hệ I(U) và P(U) của PV<br />
<br />
Hơn nữa bức xạ mặt trời thay đổi có tính chất<br />
ngẫu nhiên làm cho điểm công suất tối đa<br />
(MPP) của PV thay đổi liên tục. Để hệ thống<br />
PV vận hành hiệu quả (tại điểm công suất tối<br />
đa) cần phải có kỹ thuật dò tìm điểm công<br />
suất tối đa (MPPT). Có nhiều thuật toán được<br />
sử dụng cho MPPT như thuật toán điện áp<br />
không đổi, thuật toán nhiễu loạn và quan sát,<br />
thuật toán điện dung ký sinh, giải thuật mờ,…<br />
Trong bài báo này chúng tôi sử dụng thuật<br />
toán độ dẫn gia tăng (INC). Lưu đồ thuật toán<br />
này được biểu diễn trên hình 5.<br />
Start<br />
Nhập U(k),I(k)<br />
<br />
Đ<br />
U(k)-U(k-1)=0<br />
S<br />
Đ<br />
<br />
dI<br />
dU<br />
<br />
Đ<br />
<br />
= − UI<br />
<br />
I(k)-I(k-1)=0<br />
S<br />
<br />
S<br />
S<br />
<br />
18<br />
<br />
MPP<br />
<br />
P(U)<br />
<br />
Mặt khác, biểu thức (5) có thể đơn giản hóa<br />
đối với giá trị cụ thể của A và ρ như trong (8)<br />
<br />
P m − p u = k p c p − p u v 3g -p u<br />
<br />
P, I<br />
<br />
(6)<br />
<br />
Trong đó các hằng số c1 đến c6 phụ thuộc roto<br />
tuabin gió và thiết kế cánh, còn λi là một tham<br />
số được xác định theo biểu thức:<br />
<br />
1<br />
1<br />
0, 035<br />
=<br />
− 3<br />
λi<br />
λ + 0 , 0 8β<br />
β +1<br />
<br />
118(04): 15 - 21<br />
<br />
dI<br />
dU<br />
<br />
Uref =Uref - ∆U<br />
<br />
> − UI<br />
<br />
Đ<br />
<br />
Đ<br />
<br />
S<br />
I(k)-I(k-1)>0<br />
<br />
Uref =Uref + ∆U<br />
<br />
Uref =Uref - ∆U<br />
<br />
Uref =Uref + ∆U<br />
<br />
Return<br />
<br />
Hình 5. Lưu đồ thuật toán INC<br />
<br />
Sơ đồ các khối chức năng điều khiển hệ thống<br />
điện mặt trời được chỉ ra trên hình 6, bao gồm<br />
các khối: Khối dò điểm công suất cực đại,<br />
khối chuyển đổi DC/DC, khối điều khiển<br />
phản hồi. Các khối này được xây dựng trên<br />
phần mềm Matlab-Simulink.<br />
<br />
Lại Khắc Lãi và Đtg<br />
<br />
Tạp chí KHOA HỌC & CÔNG NGHỆ<br />
<br />
Idc<br />
Iout<br />
<br />
Uout<br />
<br />
Udc<br />
Uac<br />
<br />
Upv<br />
1<br />
<br />
Uin<br />
<br />
118(04): 15 - 21<br />
<br />
tạo để có 6 đầu vào với các góc pha thích hợp<br />
cho cầu chỉnh lưu kép. Góc mở α được điều<br />
khiển bởi bộ điều khiển số PI.<br />
<br />
Iac<br />
<br />
D<br />
Udc<br />
<br />
Upv<br />
<br />
Irms-ref<br />
Iref<br />
<br />
2<br />
<br />
MPPT<br />
<br />
Pout<br />
<br />
Udc-ref<br />
<br />
MPPT<br />
<br />
Udc-ref<br />
alpha_deg<br />
<br />
DC/DC conveter<br />
<br />
DK phan hoi<br />
<br />
DC/AC converter<br />
<br />
A<br />
<br />
Uabc_B1<br />
<br />
PY<br />
<br />
B<br />
<br />
400<br />
<br />
C<br />
<br />
50<br />
<br />
Udc<br />
<br />
Freq<br />
<br />
PD<br />
<br />
Block<br />
<br />
Tan so<br />
<br />
Synchronized<br />
12-Pulse Generator<br />
<br />
Hình 6. Sơ đồ khối chức năng điều khiển hệ PV<br />
<br />
Py<br />
Pd<br />
<br />
Khối MPPT có sơ đồ chi tiết như hình 7, khối<br />
này có 2 thông số đầu vào là điện áp và dòng<br />
điện của PV. Thuật toán độ dẫn gia tăng được<br />
sử dụng để dò tìm điểm công suất cực đại.<br />
Upv<br />
1<br />
2<br />
<br />
400<br />
<br />
PI<br />
<br />
Power<br />
<br />
Ipv<br />
<br />
Ipv<br />
<br />
D<br />
<br />
Imrs-ref<br />
<br />
powersysdomain<br />
<br />
B<br />
<br />
IM<br />
<br />
C<br />
<br />
a2<br />
b2<br />
<br />
Ay<br />
<br />
c2<br />
a3<br />
b3<br />
c3<br />
<br />
Cy<br />
<br />
L1<br />
<br />
pos<br />
<br />
+<br />
<br />
By<br />
<br />
v<br />
<br />
Ad<br />
neg<br />
<br />
Bd<br />
<br />
-<br />
<br />
Cd<br />
<br />
WT IG<br />
Chinh luu<br />
<br />
B1<br />
<br />
V<br />
<br />
Hình 8. Sơ đồ khối chức năng điều khiển<br />
tuabin gió<br />
<br />
MATLAB<br />
Function<br />
Sample<br />
<br />
A<br />
<br />
1<br />
Delay<br />
<br />
Out1<br />
<br />
INT algorithm<br />
<br />
Ipv<br />
<br />
Hình 7. Sơ đồ khối dò điểm công suất cực đại<br />
<br />
Khối chuyển đổi DC/DC có nhiệm vụ tăng<br />
điện áp lên mức yêu cầu (400V). Khối này có<br />
đầu vào là dòng điện tham chiếu (Iref) từ đầu<br />
ra của khối MPPT. Bộ điều khiển phản hồi có<br />
nhiệm vụ cân bằng công suất và duy trì liên<br />
tục điện áp khi hệ thống vận hành trong các<br />
điều kiện khác nhau.<br />
<br />
Nghịch lưu DC/AC<br />
Điện áp từ thanh cái một chiều được đưa tới<br />
nghịch lưu để biến đổi thành điện áp xoay<br />
chiều tần số 50Hz cung cấp cho tải xoay<br />
chiều và có thể nối lưới. Mô hình nghịch lưu<br />
xây dựng trên phần mềm Matlab-Simulink<br />
được chỉ ra trên hình 9.<br />
Ap ra AC<br />
<br />
Uac<br />
<br />
K<br />
Sine Wave<br />
<br />
AC line RMS voltage<br />
<br />
2<br />
Uac<br />
<br />
1<br />
Udc<br />
(u+1)/2<br />
<br />
RL<br />
Fcn<br />
Iref<br />
<br />
Bộ biến đổi AC/DC sử dụng sơ đồ chỉnh lưu<br />
cầu kép, có điều khiển, chúng có ưu thế là có<br />
thể điều khiển được điện áp đầu ra bằng cách<br />
điều chỉnh góc mở (α) của máy phát PWM<br />
đồng bộ 12 xung và thu nhỏ thời gian chuyển<br />
mạch làm giảm độ méo của sóng hài bên phía<br />
nguồn. Trong sơ đồ, biến áp 3 pha được chế<br />
<br />
D<br />
3<br />
<br />
5<br />
<br />
2<br />
<br />
Iac<br />
<br />
Power<br />
<br />
Imrs-ref<br />
<br />
Điều khiển điện gió<br />
Sơ đồ khối hệ thống điều khiển tuabin gió<br />
được chỉ ra trên hình 8. Do sự thay đổi tốc độ<br />
gió nên công suất ra của tuabin gió máy phát<br />
điện cảm ứng thay đổi cả về biên độ và tần số.<br />
Do đó bộ chuyển đổi AC/DC được sử dụng<br />
để san bằng công suất đầu ra tuabin gió trước<br />
khi cung cấp cho thiết bị điện tử khác.<br />
<br />
Chu ky<br />
4<br />
Dong ra AC<br />
<br />
Dong vao DC<br />
1<br />
Isw<br />
<br />
Idc<br />
<br />
Hình 9. Mô hình mô phỏng bộ nghịch lưu<br />
<br />
KẾT QUẢ MÔ PHỎNG<br />
Các thông số sử dụng để mô phỏng hệ thống<br />
tích hợp năng lượng gió và mặt trời như sau:<br />
- Modul PV: Pm = 225W; Uvc = 36,88V;<br />
Isc = 8,27A; số modul PV = 60.<br />
- Tuabin gió và máy phát điện cảm ứng: tốc<br />
độ gió cơ bản 9m/s; c1 - c6 = [0.5176, 116,<br />
0.4, 5, 21, 0,0068]; P = 200HP; Ud = 460V;<br />
f = 50Hz; số đôi cực p = 2.<br />
19<br />
<br />