4. Bản tin nhãn khoa<br />
<br />
ĐIỀU LỆ HỘI NHÃN KHOA VIỆT NAM<br />
NHIỆM KỲ 2005 - 2010<br />
Lời tòa soạn:<br />
Hội Nhãn khoa Việt Nam là tổ chức xã hội nghề nghiệp, là thành viên Tổng Hội Y<br />
học Việt Nam. Ngày 11-11-1960, Bộ Nội vụ có quyết định số 357 – NV cho phép Hội<br />
Răng – Miệng – Hàm - Mắt Việt Nam thành lập, hoạt động trong phạm vi điều lệ của<br />
Tổng Hội Y học Việt Nam. Năm 1963, Hội Răng – Miệng – Hàm - Mắt Việt Nam được<br />
tách ra làm hai: Hội Răng – Hàm – Mặt Việt Nam và Hội Nhãn Khoa Việt Nam.<br />
Từ đó đến nay, dưới sự lãnh đạo của Đảng và Nhà nước, sự quan tâm chỉ đạo trực<br />
tiếp của Bộ Nội vụ, Bộ Y tế, hoạt động dựa theo điều lệ Tổng hội Y học Việt Nam, nhiều<br />
năm qua Hội Nhãn khoa Việt Nam và toàn thể các hội viên cả nước không ngừng nỗ lực,<br />
nhận được sự phối hợp tích cực chặt chẽ của các cấp chính quyền, các cơ sở nhãn khoa<br />
trong toàn quốc, sự ủng hộ mạnh mẽ của các bạn bè đồng nghiệp quốc tế, các tổ chức<br />
phòng chống mù lòa quốc tế, đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự nghiệp phòng<br />
chống mù lòa ở Việt Nam và có vị thế, ảnh hưởng nhất định trong ngành nhãn khoa khu<br />
vực và thế giới. Hiện nay Hội Nhãn khoa Việt Nam là thành viên của Hội Nhãn khoa thế<br />
giới, Hội Nhãn khoa Châu Á - Thái Bình Dương và Tổ chức phòng chống mù loà khu<br />
vực Châu Á-Thái Bình Dương.<br />
Trong nhiều năm hoạt động Hội Nhãn khoa Việt Nam dựa trên Điều lệ Tổng Hội Y<br />
học Việt Nam gặp nhiều bất cập, chưa phát huy hết khả năng trong các hoạt động chuyên<br />
ngành nhãn khoa.<br />
Trong quá trình thực hiện các chương trình phòng chống mù lòa hiện nay đã xuất<br />
hiện nhiều yêu cầu đặt ra:<br />
- Hệ thống mạng lưới chuyên khoa mắt và cán bộ hoạt động ngày mắt phát triển<br />
rộng khắp. Số lượng các Hội, chi hội thành viên và hội viên của Hội Nhãn khoa Viêt<br />
Nam ngày càng đông và phát triển lớn mạnh. Nhiều người quan tâm đến công tác hội<br />
và muốn gia nhập và tham gia các hoạt động của hội.<br />
- Các hoạt động xã hội, từ thiện, tài trợ.. ngày càng nhiều và cần thiết có những<br />
quy chế chặt chẽ hơn nhằm phát huy, đẩy mạnh các hoạt động xã hội hóa trong công<br />
tác phòng chống mù lòa. Đặc biệt, các tổ chức phi chính phủ, các bạn bè đồng nghiệp<br />
các nước ngày càng quan tâm đến đến công tác phòng chống mù lòa ở Việt Nam.<br />
<br />
103<br />
<br />
- Sự ra đời của Ban chỉ đạo Quốc gia Phòng chống mù lòa Việt Nam (11/2007)<br />
và chiến lược về phòng chống mù lòa và chăm sóc mắt từ nay đến năm 2010, thực hiện<br />
mục tiêu chiến lược chương trình “Thị giác 2020” mà Chính phủ Việt Nam, Bộ Y tế đã<br />
cam kết với Tổ chức Y tế thế giới, và Hội Nhãn khoa Việt Nam trong vai trò tổ chức,<br />
tham gia triển khai các hoạt động phòng chống mù lòa trên phạm vi toàn quốc.<br />
- Các bệnh về mắt ngày càng phức tạp, số lượng người mù phát sinh hàng năm<br />
còn nhiều. Nhiều nơi, nhiều khu vực, người dân vẫn chưa được tiếp cận các dịch vụ<br />
nhãn khoa tiên tiến.<br />
- Khoa học kỹ thuật chuyên ngành nhãn khoa trên thế giới phát triển nhanh đòi<br />
hỏi ngành nhãn khoa Việt Nam luôn cập nhật kiến thức mới, tiếp cận và ứng dụng thành<br />
tựu nhãn khoa thế giới trong việc khám và điều trị bệnh mắt ở Việt Nam.<br />
Trước những yêu cầu trên, việc Hội Nhãn khoa Việt Nam cần thiết phải xây dựng<br />
điều lệ riêng là phù hợp với quy luật phát triển ngành mắt Việt Nam trước mắt cũng như<br />
về lâu dài.<br />
Sau một thời gian hòan chỉnh dự thảo điều lệ và chuẩn bị các thủ tục pháp lý cần<br />
thiết, đặc biệt sau cuộc họp liên bộ ngày 29/8/2008 có sự tham gia giữa 4 bên: Bộ Nội<br />
Vụ (chủ trì), Ban Tuyên Giáo Trung ương, Bộ Y Tế và lãnh đạo Trung ương Hội Nhãn<br />
khoa Việt Nam, ngày 1/12/2008 Điều lệ Hội Nhãn khoa Việt Nam chính thức được Bộ<br />
Nội vụ thông qua và được Bộ trưởng Bộ Nội vụ phê duyệt theo Quyết định số 1418/QĐBNV. Đây là lần đầu tiên Hội Nhãn khoa Việt Nam có Bản Điều lệ chính thức được cơ<br />
quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt, tạo điều kiện và hành lang pháp lý, thúc đẩy<br />
các hoạt động và sự phát triển của Hội và của ngành Mắt Việt Nam trong thời kỳ mới.<br />
Để các Hội, chi hội nhãn khoa và tòan thể hội viên nhãn khoa trên cả nước hiểu<br />
rõ điều lệ Hội Nhãn khoa Việt Nam, hoạt động đúng tôn chỉ mục đích và nhiệm vụ, chức<br />
năng, quyền hạn của mình, Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam xin đăng tải toàn văn Điều<br />
lệ Hội Nhãn khoa Việt Nam nhiệm kỳ 2005-2010 gồm 7 chương 26 điều trên 2 số (13 và<br />
14).<br />
Chương I<br />
TÊN GỌI, TÔN CHỈ, MỤC ĐÍCH<br />
Điều 1. Tên hội<br />
Tên hội là: Hội Nhãn khoa Việt Nam.<br />
Điều 2. Tôn chỉ, mục đích<br />
Hội Nhãn khoa Việt Nam (sau đây gọi tắt là Hội) là tổ chức xã hội - nghề nghiệp<br />
tự nguyện, tập hợp các tổ chức, cá nhân Việt Nam hoạt động trong lĩnh vực chuyên<br />
ngành nhãn khoa và các chuyên ngành có liên quan nhằm mục đích: phát triển ngành<br />
nhãn khoa thông qua việc đẩy mạnh nghiên cứu, trao đổi kinh nghiệm, cập nhật và nâng<br />
cao kiến thức, kỹ năng cho hội viên; tham gia đào tạo, phổ biến, ứng dụng và phát triển<br />
các kỹ thuật, dịch vụ chuyên ngành nhãn khoa phục vụ sự nghiệp phòng chống mù lòa ở<br />
Việt Nam, hội nhập với nhãn khoa khu vực và thế giới.<br />
<br />
104<br />
<br />
Điều 3. Nguyên tắc, phạm vi hoạt động và địa vị pháp lý<br />
1. Hội Nhãn khoa Việt Nam được tổ chức theo nguyên tắc tự nguyện, tự quản,<br />
dân chủ, bình đẳng; công khai, minh bạch; tự chủ về tài chính và chịu trách nhiệm trước<br />
pháp luật về những hoạt động của Hội.<br />
2. Hội Nhãn khoa Việt Nam hoạt động trên phạm vi cả nước theo Điều lệ của Hội<br />
Nhãn khoa Việt Nam và tuân thủ Hiến pháp, pháp luật nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa<br />
Việt Nam.<br />
3. Hội Nhãn khoa Việt Nam chịu sự quản lý nhà nước của Bộ Y tế về ngành, lĩnh<br />
vực mà Hội hoạt động. Hội là thành viên của Tổng hội Y học Việt Nam.<br />
4. Hội Nhãn khoa Việt Nam có tư cách pháp nhân, con dấu, biểu tượng và tài<br />
khoản riêng; cơ quan ngôn luận của Hội là Tạp chí Nhãn khoa Việt Nam. Trụ sở đặt tại<br />
85 phố Bà Triệu, Hà Nội.<br />
Chương II<br />
NHIỆM VỤ, QUYỀN HẠN CỦA HỘI<br />
Điều 4. Nhiệm vụ của Hội<br />
1. Hoạt động theo đúng Điều lệ đã được phê duyệt.<br />
2. Tập hợp, đoàn kết, giúp đỡ hội viên trong việc nghiên cứu khoa học, trao đổi<br />
kinh nghiệm, học tập, phổ biến kiến thức, phát huy khả năng sáng tạo và giữ gìn đạo đức<br />
nghề nghiệp, nâng cao kiến thức về nhãn khoa, góp phần chăm sóc, bảo vệ đôi mắt cho<br />
nhân dân.<br />
3. Tham gia ý kiến vào việc xây dựng chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà<br />
nước và Bộ Y tế về các vấn đề liên quan đến nhiệm vụ và quyền lợi của toàn thể hội<br />
viên, những chủ trương chính sách phát triển ngành nhãn khoa Việt Nam.<br />
4. Thực hiện chức năng tư vấn, phản biện, giám định khoa học công nghệ về<br />
nhãn khoa đối với các dự án, công trình, đề tài nghiên cứu của nhà nước và xã hội có<br />
liên quan đến lĩnh vực nhãn khoa khi được yêu cầu.<br />
5. Hợp tác quốc tế, trao đổi kinh nghiệm với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài<br />
nước theo qui định của pháp luật.<br />
6. Điều hoà phối hợp hoạt động của hội và các hội thành viên.<br />
7. Đại diện cho hội viên trong mối quan hệ đối nội, đối ngoại có liên quan đến<br />
chức năng, nhiệm vụ của Hội. Bảo vệ danh dự, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng<br />
của hội viên phù hợp với quy định của pháp luật và Điều lệ Hội.<br />
8. Tuyên truyền, phổ biến kiến thức nhãn khoa trong nhân dân.<br />
9. Phối hợp với ngành y tế trong việc tổ chức và quản lý các cơ sở khám và chữa mắt<br />
tư nhân.<br />
Điều 5. Quyền hạn của Hội<br />
1. Tuyên truyền mục đích của Hội.<br />
2. Đại diện cho hội thành viên, chi hội và hội viên trong các hoạt động có liên<br />
quan đến tôn chỉ, mục đích và nhiệm vụ của Hội.<br />
<br />
105<br />
<br />
3. Được thực hiện các dự án và cung cấp các dịch vụ truyền thông, vận động, tư<br />
vấn, chăm sóc hỗ trợ điều trị; phổ biến huấn luyện kiến thức và nghiên cứu khoa học về<br />
nhãn khoa cho hội theo quy định của pháp luật.<br />
4. Tổ chức hoặc phối hợp tổ chức các lớp đào tạo, nâng cao trình độ, bồi dưỡng<br />
kỹ năng kiến thức nhãn khoa cho cán bộ và hội viên theo quy định của pháp luật.<br />
5. Tổ chức và tham gia các hoạt động từ thiện, nhân đạo về phòng chống mù lòa<br />
trên phạm vi toàn quốc.<br />
6. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của các tổ chức, cá nhân trong và ngoài<br />
nước theo quy định của pháp luật. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí và các nguồn thu<br />
từ hoạt động kinh doanh, dịch vụ theo quy định của pháp luật.<br />
7. Xuất bản sách, tạp chí của Hội theo quy định của pháp luật.<br />
8. Được gia nhập làm hội viên của các hội nhãn khoa khu vực và quốc tế theo<br />
quy định của pháp luật.<br />
10. Được lập Văn phòng đại diện và các tổ chức có tư cách pháp nhân trực thuộc<br />
Hội theo quy định của pháp luật.<br />
11. Khen thưởng và đề nghị cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền khen thưởng<br />
cho các tổ chức, cá nhân hội viên đạt nhiều thành tích trong công tác chuyên môn và công<br />
tác phát triển Hội.<br />
12. Xử lý kỷ luật đối với các tổ chức, cá nhân hội viên vi phạm Điều lệ Hội.<br />
Chương III<br />
HỘI VIÊN<br />
Điều 6. Hội viên<br />
Hội viên Hội Nhãn khoa Việt Nam gồm có hội viên chính thức và hội viên danh<br />
dự:<br />
1. Hội viên chính thức của Hội: là công dân, tổ chức Việt Nam hoạt động trong<br />
lĩnh vực chuyên ngành nhãn khoa và các chuyên ngành có liên quan tán thành Điều lệ<br />
Hội Nhãn khoa Việt Nam, tự nguyện làm đơn xin gia nhập Hội, đóng hội phí sẽ được<br />
Ban Thường vụ Trung ương Hội xem xét, kết nạp làm hội viên.<br />
2. Hội viên danh dự của Hội: là công dân, tổ chức Việt Nam không có điều kiện<br />
trở thành hội viên chính thức của Hội Nhãn khoa Việt Nam, nhưng có đóng góp cho sự<br />
phát triển của Hội thì được Ban Thường vụ Trung ương Hội xem xét, công nhận là hội<br />
viên danh dự của Hội.<br />
Hội viên danh dự có quyền và nghĩa vụ như hội viên chính thức trừ quyền bầu cử,<br />
ứng cử vào Ban Chấp hành Trung ương Hội và không được biểu quyết các vấn đề của<br />
Hội.<br />
Điều 7. Thể thức vào Hội, ra Hội<br />
1. Hội viên tổ chức và cá nhân muốn gia nhập hoặc xin ra khỏi Hội Nhãn khoa<br />
Việt Nam phải làm đơn xin gia nhập hoặc đơn xin ra khỏi Hội và được Ban Thường vụ<br />
Trung ương Hội Nhãn khoa Việt Nam xem xét, quyết định.<br />
<br />
106<br />
<br />
2. Ban Thường vụ Hội quy định cụ thể trình tự, thể thức vào Hội, ra Hội.<br />
Điều 8. Quyền hạn của hội viên<br />
1. Được thảo luận và biểu quyết mọi công việc của Hội, ứng cử, đề cử và bầu cử<br />
vào Ban Chấp hành Hội.<br />
2. Được bồi dưỡng về chính trị, tư tưởng, qui chế, chuyên môn và được khuyến<br />
khích phát huy khả năng nghề nghiệp để phục vụ nhân dân.<br />
3. Được trình bày các đề tài nghiên cứu khoa học nhãn khoa trong các buổi sinh<br />
hoạt khoa học kỹ thuật của Hội để các bạn đồng nghiệp giúp đỡ, bổ sung cho đề tài của<br />
mình thêm hoàn thiện.<br />
4. Được Hội nhận xét và chọn lọc các công trình nghiên cứu khoa học để đề nghị<br />
cơ quan nhà nước khen thưởng hoặc công nhận và bảo vệ quyền tác giả.<br />
5. Được giới thiệu đăng tải các công trình của mình trên các tạp chí, ấn phẩm của<br />
Hội Nhãn khoa Việt Nam, các tạp chí, nội san Y học trong và ngoài nước.<br />
6. Được Hội bảo vệ quyền lợi hợp pháp, chính đáng trong hoạt động nghề nghiệp<br />
nếu xét thấy bị xâm phạm.<br />
7. Kiến nghị với Hội để đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền về những vấn<br />
đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ và hoạt động của Hội.<br />
8. Được cấp thẻ “Hội viên Hội Nhãn khoa Việt Nam”. Thẻ hội viên chỉ sử dụng<br />
khi tham gia các hoạt động và sinh hoạt của Hội.<br />
9. Được quyền xin ra khỏi Hội.<br />
10. Được Hội Nhãn khoa Việt Nam khen thưởng hoặc đề nghị cơ quan quản lý<br />
nhà nước có thẩm quyền khen thưởng.<br />
Điều 9. Nghĩa vụ của hội viên<br />
1. Nghiêm chỉnh chấp hành chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của nhà<br />
nước; tuân thủ Điều lệ Hội, các chỉ thị, nghị quyết, quyết định của Hội;<br />
2. Tuyên truyền phát triển hội viên, vận động quần chúng tích cực hưởng ứng<br />
mọi hoạt động của Hội.<br />
3. Chăm lo xây dựng khối đoàn kết trong Hội, đấu tranh chống tham nhũng, tư<br />
tưởng, hành động có hại đến thanh danh, uy tín và sự đoàn kết của Hội.<br />
4. Tích cực học tập chính trị văn hoá, rèn luyện đạo đức nghề nghiệp, trau dồi,<br />
nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ và ngoại ngữ.<br />
5. Tuyên truyền rộng rãi trong nhân dân về công tác phòng chống các bệnh về<br />
mắt, phát triển và ứng dụng khoa học kỹ thuật tiên tiến trong ngành nhãn khoa.<br />
6. Tham gia sinh hoạt của Hội và đóng hội phí đầy đủ theo quy định của Hội.<br />
(Còn tiếp)<br />
<br />
107<br />
<br />