Điều tra về gián ở Thành Phố Hồ Chí Minh và bước đầu nghiên cứu biện pháp phòng trừ bằng phương pháp sinh học
lượt xem 2
download
Nghiên cứu này được tiến hành nhằm khảo sát mức độ phổ biến của gián, xác định thành phần các loài gián ở một số quận huyện tại thành phố Hồ Chí Minh và một số loài thực vật có tiềm năng xua đuổi gián. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Điều tra về gián ở Thành Phố Hồ Chí Minh và bước đầu nghiên cứu biện pháp phòng trừ bằng phương pháp sinh học
- ĐIỀU TRA VỀ GIÁN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH VÀ BƯỚC ĐẦU NGHIÊN CỨU BIỆN PHÁP PHÒNG TRỪ BẰNG PHƯƠNG PHÁP SINH HỌC Trần Thị Thùy Dương, Phạm Trần Yến Nhi, Trần Tuấn Tông, Đoàn Xuân Trang Viện Công nghệ Việt Nhật, Trường Đại học Công nghệ TP. Hồ Chí Minh GVHD: TS. Nguyễn Thị Hai TÓM TẮT Gián là loài côn trùng gây hại ở đô thị thông qua việc làm ô nhiễm thực phẩm, gây mùi hôi, lây nhiễm nhiều loại bệnh nguy hiểm và nhiều phiền toái khác cho con người. Nghiên cứu này được tiến hành nhằm khảo sát mức độ phổ biến của gián, xác định thành phần các loài gián ở một số quận huyện tại thành phố Hồ Chí Minh và một số loài thực vật có tiềm năng xua đuổi gián. Kết quả thu được cho thấy gián có mặt mặt ở khắp mọi nơi, kể cả ở những quận trung tâm cho đến những quận, huyện ở ngoại thành Thành phố Hồ Chí Minh và có sự khác biệt ở các phân cấp nhà ở khác nhau. Thành phần gián chủ yếu là 2 loài gián Mỹ (Periplaneta americana) và gián Đức (Blattella germanica). Một số loài thực vật có tiềm năng xua đuổi gián đã được xác định là đinh hương, chanh thái, neem, nghệ và sầu đâu. Từ khóa: Xua đuổi, gián, PC, thuốc trừ dịch hại. ABSTRACT Cockroaches are urban pests through contamination of food, odors, vector of many dangerous diseases and other human troubles. This study was conducted to investigate the repellent of cockroaches, identify the composition of cockroach species in some districts in Ho Chi Minh City and some plant species that have the potential to repel cockroaches. The results showed that cockroaches are present everywhere, including the central districts to the suburban districts and Ho Chi Minh City and there are differences in different housing hierarchies. The composition of cockroaches is mainly 2 species of American cockroach (Periplaneta americana) and German cockroach (Blattella germanica). Some plants that have the potential to repel cockroaches have been identified as cloves, kaffir lemon, neem, turmeric and melancholy. 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Gián là một loài côn trùng gây hại ở nhiều nơi trên thế giới. Gián là vật mang vi sinh vật gây bệnh bao gồm khoảng 40 loài vi khuẩn, gần 12 loài giun sán gây bệnh, động vật nguyên sinh, nấm, vi khuần và virus gây bệnh cho người [1, 3, 5]. Các mầm bệnh sẽ bám lên gián khi chúng bò khắp nơi trong môi trường sống bẩn sau đó nhiễm vào nguồn thức ăn [2, 4]. Hiện nay ở Việt Nam, biện pháp phòng trừ gián chủ yếu vẫn sử dụng hóa chất để phun, xịt vì tính tiện dụng và có hiệu quả nhanh. Trong khi đó, các nhà khoa học trên thế giới đã nghiên cứu và phát triển các chế phẩm sinh học có 302
- nguồn gốc từ thực vật để phòng trừ gián. Có thể tìm thấy các báo cáo khoa học về việc thử nghiệm các hoạt chất có nguồn gốc từ thực vật để trừ gián ở nhiều quốc gia trên thế giới nhưng ở nước ta, việc phòng trừ gián bằng các phương pháp an toàn sinh học chưa nhận được nhiều sự quan tâm từ xã hội và các nhà khoa học. Bài báo này trình bày kết quả điều tra thành phần gián ở Việt Nam và hiệu quả xua đuổi gián của các loài thực vật. 2 VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Địa điểm nghiên cứu: Các quận, huyện tại Thành phố Hồ Chí Minh: Quận 1, Quận 3, Quận 4, Quận 5, Quận 6, Quận 8. Phân cấp nhà của các hộ gia đình tham gia khảo sát gồm nhà cấp 2, nhà cấp 3 và chung cư. 2.1 Thu thập mẫu Theo Lee và Heng (2000): Sử dụng bẫy dạng lọ nhựa có đường kính 10 cm và chiều cao 15 cm, bên trong đặt bánh mì và 1 chút bia làm mồi nhử. Bên ngoài bẫy dán 3 mảnh giấy có chiều rộng 2,5 cm và chiều dài bằng với chiều cao của hộp để cho gián dễ dàng chui vào hộp, phía trong miệng lọ được bôi vaseline để ngăn không cho gián thoát ra ngoài. Tùy thuộc từng đơn vị khảo sát, bố trí các bẫy tại các địa điểm thường gặp gián như trong tủ bếp, dưới chậu rửa, bên cạnh và dưới tủ lạnh, đường thoát nước, ngăn kéo tủ,... bẫy được thu lại vào sáng ngày hôm sau. 2.2 Xử lý và định loại mẫu Các mẫu gián được giữ sống và được nuôi trong các hộp nhựa. Mỗi hộp chứa 10 mẫu gián, cung cấp bột bánh quy, nước uống và nuôi trong nhiệt độ phòng. Công tác định loại gián bằng phương pháp hình thái với tài liệu định loại của WHO (1999). 2.3 Chuẩn bị bột thực vật Lá của cây neem, chanh thái, nghệ và nụ đinh hương được phơi trong bóng râm. Sau đó sẽ dùng máy xay sinh tố để xay các loại lá này thành bột và lưu trữ trong hộp nhựa kín. 2.4 Thiết lập thí nghiệm xác định loài thực vật có khả năng xua đuổi gián Chuẩn bị bộ dụng cụ gồm 3 hũ nhựa hình trụ (kích thước 9 cm, 9.5 cm, 14 cm), 2 ống nhựa trắng (Dài 10 cm và đường kính 3 cm). Đục 2 lỗ trên thân của 1 hũ nhựa, 2 lỗ dưới đáy của 2 hũ nhựa còn lại và đánh dấu lên nắp của 2 hũ nhựa này ký hiệu A và B, nối ống nhựa trắng vào để 3 hũ nhựa được nối với nhau. Dùng sơn xịt màu đen sơn lên 3 bề mặt hũ nhựa để tạo môi trường tối, dùng đinh để tạo một số lỗ thủng nhỏ trên mặt không phun sơn còn lại để tạo lỗ thở. Mẫu gián: Thu gián trưởng thành cho đẻ trứng và giữ cho trứng nở. Nuôi ấu trùng để hóa trưởng thành và sử dụng để làm thí nghiệm. Bỏ đói 10 gián trưởng thành trong 24 giờ và cho chúng vào hũ nhựa giữa khi tiến hành thí nghiệm. Bên trong hũ nhựa A chứa 2 gram bột lá trộn với 12 gram nước để tiến hành thí nghiệm và bên trong hũ nhựa B chứa 2 gram bột bánh quy trộn với 12 gram nước để làm hộp đối chứng. Quan sát và ghi nhận sự phân bố của gián sau các mốc thời gian là sau 1 giờ, sau 6 giờ và sau 303
- 24 giờ thí nghiệm bên trong các hũ nhựa. Mỗi thí nghiệm được lặp lại 3 lần và tính toán kết quả theo giá trị PC. 2.5 Phân tích thống kê Tính toán hiệu lực gián theo công thức của Sakuman và Fukami (1985): NT NC EPI NT NC NT PC 1 100% NT NC NT: Số lượng gián trong hũ nhựa A chứa bột thực vật thí nghiệm. NC: Số lượng gián trong hũ nhựa B chứa bột bánh quy đối chứng. EPI: Khả năng tác động. PC: Tỷ lệ xua đuổi gián (%). 3 KẾT QUẢ THẢO LUẬN 3.1 Mức độ phổ biến của gián tại Thành phố Hồ Chí Minh Khảo sát được thực hiện tại 100 hộ dân trên các quận, huyện khác nhau thuộc khu vực Thành phố Hồ Chí Minh. Mức độ phổ biến của gián được thống kê như sau: Bảng 1: Mức độ phổ biến của gián tại Thành phố Hồ Chí Minh theo địa điểm điều tra Số Nhận xét của người dân v Địa phiếu mức độ phổ biến của gián (%) Tỷ lệ hộ gia đ nh có sử dụng biện pháp điểm khảo phòng trừ gián (%) đi u tra Ít Nhi u Rất nhi u sát Quận 1 16 43,75 50,00 6,25 81,25 Quận 3 23 60,87 34,78 4,35 82,61 Quận 4 13 53,85 46,15 Không có 92,31 Quận 5 14 42,86 57,14 Không có 100 Quận 6 15 40,00 60,00 Không có 86,6 Quận 8 19 10,53 63,16 26,31 94,74 Kết quả tại Bảng 1 cho thấy gián có mặt ở khắp mọi nơi, kể cả ở những quận trung tâm cho đến những quận ở cách xa trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh. Do gián phổ biến nên hầu hết các hộ đều có sử dụng biện pháp để phòng trừ gián (81-100% số hộ điều tra có sử dụng biện pháp hóa học để trừ gián). Kết quả điều tra cho thấy, ở các phân cấp nhà khác nhau như chung cư, nhà cấp 3 và nhà cấp 2 đều có gián xuất hiện từ ít đến rất nhiều nhưng phổ biến chỉ có 2-4% được nhận xét là rất nhiều. Phần còn lại là ít (25-57%) và nhiều (40- 71%). 304
- Bảng 2: Mức độ phổ biến của gián tại Thành phố Hồ Chí Minh theo phân cấp nhà ở Số phiếu Nhận xét của người dân mức độ phổ biến của gián (%) Phân cấp nhà ở khảo sát Ít Nhi u Rất nhi u Nhà cấp 2 32 56,25 40,63 3,12 Nhà cấp 3 44 56,81 40,91 2,28 Chung cư 24 25,00 70,84 4,16 3.2 Thành phần các loại gián tại Thành phố Hồ Chí Minh Tại địa điểm nghiên cứu đã thu thập được tổng số 180 mẫu gián. Trong đó, đa số là loài gián Mỹ (Periplaneta americana), gồm 175 cá thể chiếm 97,2% tổng số cá thể gián đã thu thập và loài gián Đức (Blattella germanica) gồm 5 cá thể, chiếm 2,8% tổng số cá thể gián đã thu nhập. Kết quả này cũng trùng với nhận xét của Jakkrawam et al. (2014). Các tác giả cho rằng, gián Mỹ là loài có số lượng phong phú và phổ biến nhất ở Trung Quốc và Thái Lan và Beccaloni G. (2014). Bảng 3: Thành phần loại gián tại các địa điểm nghiên cứu Số lượng mẫu thu được tại địa điểm nghiên cứu Stt Loài Nhà cấp 2 Nhà cấp 3 Chung cư Tổng cộng Tỷ lệ (%) 1 Periplaneta americana 33 86 56 175 97,2 2 Blattella germanica 1 2 3 5 2,8 Tổng cộng 34 88 59 180 100 3.3 Đặc điểm các loài gián phổ biến ở Việt Nam 3.3.1 Gián Mỹ (Periplaneta americana) Gián Mỹ (Periplaneta Americana) là loài gián có số lượng nhiều nhất (Beccaloni G, 2014). Đây là một loài gián lớn với con trưởng thành có kích thước khoảng 35 - 40 mm. Đôi khi cũng có vài cá thể nhỏ hoặc lớn hơn. Con đực và con cái có cùng kích thước, nhưng con cái có bụng lớn hơn... Qua các giai đoạn phát triển, mà gián Mỹ chuyển đổi màu từ đỏ sang màu nâu chocolate. Những con trưởng thành có phần cận biên màu vàng, càng về phía trong màu càng đậm hơn. Tất cả các gián Mỹ con ở mọi kích cỡ đều có màu sắc đồng nhất. Đối với gián Mỹ trưởng thành, phần cánh đều phát triển ở cả hai giới. Ở con đực, phần cánh sẽ kéo dài còn con cái sẽ có chiều dài gần bằng phần bụng. Ổ trứng của gián Mỹ khá nhỏ, dài khoảng 8 mm và có màu nâu rất đậm. 3.3.2 Gián Đức (Blattella germanica) Gián Đức (Blattella germanica) là một trong những loài gián nhỏ nhất, có chiều dài từ 10 – 15 mm. Con đực có màu vàng nhạt trong khi con cái hơi đậm hơn. Các hạch thường có màu đen với một dải sáng ở giữa lưng. Cả con non và con trưởng thành đều có hai dải dọc, màu đen, song song trên lưng và cách nhau bởi một dải sáng màu hơn. Ở các con non, các dải này hợp nhất với nhau. Phần cánh của con trưởng thành bao phủ toàn bộ bụng của con cái, đối với con đực trưởng thành, cánh bao phủ bụng trừ phần đầu bụng. Giới tính của gián Đức được phân biệt nhờ vào màu sắc 305
- (con cái đậm hơn , phần bụng của gián Đức cái to hơn của con đực. Thêm vào đó con đực cũng có các lỗ thở trên các khoang bụng thứ bảy và tám. Các ổ trứng của gián Đức có chiều dài 7 – 9 mm với những vết lõm khác biệt. 3.4 Hiệu quả xua đuổi gián của một số loài thực vật 3.4.1 Khả năng xua đuổi gián Để đánh giá khả năng tác động của thuốc đến côn trùng, các tác giả dựa vào chỉ số tác động, Nếu chỉ số tác động 1 có ngh a là thuốc đó có khả năng hấp dẫn côn trùng (Rejitha et al., 2014). Kết quả khảo sát trong thí nghiệm này cho thấy,tất cả các loại thực vật khảo sát đều có khả năng xua đuổi gián, thể hiện ở chỉ số EPI đạt từ -0,4 đến -1. Trong đó, xua đuổi tốt nhất thuộc về đinh hương (từ -0,9 đến -1). Khả năng xua đuổi của đinh hương khá bền và giữ vững trong vòng 24 giờ (Hình 1). Trong khi đó, lá nghẹ ở 1 h có khả năng xua đuổi gián Mỹ rất tốt nhưng hiệu lực giảm nhanh theo thời gian. Chanh thái và neem có khả năng xua đuổi khá và ổn định theo thời gian với chỉ số tác động từ -0,5 đến -0,7 (đối với neem) và từ -0,6 đến -0,9 (đối với chanh thái). Bảng 4: Chỉ số tác động đến gián Mỹ của các loài thực vật (xử lý thống kê bằng phương pháp ONE–WAY ANOVA) Loài thực vật Sau 1h Sau 6h Sau 24 giờ Sầu đâu -0,4 -0,4 -0,3 Nghệ -1 -0,5 -0,4 Neem -0,5 -0,7 -0,6 Chanh thái -0,6 -0,9 -0,6 Đinh hương -1 -0,9 -0,9 Sầu đâu 69b 69c 69b Nghệ 100a 73bc 72ab Neem 72b 87ab 82ab Chanh thái 73ab 97a 82ab Đinh hương 100a 97a 93a Hình 1: Diễn biến mức độ xua đuổi gián Mỹ của các loài thực vật 306
- 3.4.2 Hiệu lực xua đuổi gián Mỹ của các loài thực vật Bảng 5: Hiệu lực xua đuổi (%) gián Mỹ của các loài thực vật (xử lý thống kê bằng phương pháp ONE–WAY ANOVA) Loài thực vật Sau 1 giờ Sau 6 giờ Sau 24 giờ Sầu đâu 69b 69c 69b Nghệ 100a 73bc 72ab Neem 72b 87ab 82ab Chanh thái 73ab 97a 82ab Đinh hương 100a 97a 93a Số liệu ở Bảng 5 cho thấy, đinh hương có khả năng xua đuổi gián rất cao với hiệu lực đạt từ 97 đến 100%. Thứ đến là chanh thái với hiệu lực biến động từ 73 đến 97% và sai khác không có ý ngh a so với đinh hương. Lá neem có tác động thấp ở giai đoạn đầu nhưng về sau, hiệu lực sai khác không rõ scó ý ngh a so với đinh hương. Hiệu lực xua đuổi của sâu đâu có xu hướng thấp nhất và sai khác rõ so với nụ đinh hương, hiệu lực xua đuổi gián Mỹ của lá sầu đâu chỉ đạt 69%. Từ những kết quả thu nhận được, chúng tôi kết luận rằng cả 5 loài thực vật được dùng để khảo sát đều có khả năng xua đuổi gián. Kết quả thí nghiệm của lá sầu đâu cho thấy khả năng xua đuổi gián là có tiềm năng nhưng tỷ lệ xua đuổi (chỉ số PC) lại không cao và không ổn định qua các mốc thời gian và qua các lần lặp lại thí nghiệm. Lá nghệ cho thấy khả năng xua đuổi gián sau 1 giờ ở mức cao nhất (100%) nhưng lại giảm dần theo thời gian. Đối với lá neem, tỷ lệ xua đuổi gián luôn được duy trì ở mức khá – tốt (từ 77% đến 87%) qua các mốc thời gian thí nghiệm. Tương tự với lá chanh thái, tỷ lệ xua đuổi gián của loài thực vật này luôn ở mức khá – tốt (từ 80% đến 97%) và duy trì ổn định qua các lần thí nghiệm lặp lại. Loài thực vật có khả năng xua đuổi gián tốt nhất và ổn định nhất qua các mốc thời gian và qua các lần thí nghiệm lặp lại là đinh hương với chỉ số PC luôn ở mức 93% đến 100%. Qua các thông số trên chúng tôi có thể xếp loại tiềm năng xua đuổi gián của các loài thực vật được thí nghiệm theo thứ tự giảm dần là đinh hương, chanh thái, neem, nghệ và sầu đâu. 4 KẾT LUẬN Khảo sát chi tiết mức độ xuất hiện của gián trong các hộ gia đình ở TP.Hồ Chí Minh và cho thấy rằng gián đã và đang tồn tại trong các hộ gia đình và là vấn đề cấp bách cần được giải quyết. Đồng thời sức khỏe của con người khi sử dụng các sản phẩm xua phòng trừ gián cũng được chú ý đến. Thử nghiệm và so sánh thành công sáu loại thực vật: Neem, sầu đâu, nghệ, chanh thái và đinh hương cho thấy tiềm năng xua đuổi gián từ tỷ lệ xua đuổi từ cao cho đến thấp lần lượt là đinh hương, chanh thái, neem, nghệ và sầu đâu. 307
- TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] Baumholtz, M. A., Parish. L. C., Witkowski, J. A., Nutting, W. B. (1997). The medical importance of cockroaches. Int. J. Dermatol. 36(2): 90–96. [2] Jacobs, S. (2013). German cockroaches. Pennsylvania State Extension, Pennsylvania State University [3] Le Guyader, A., Rivault, C. & Chaperon, J. (1989). Microbial organisms carried by brown- banded cockroaches in relation to their spatial distribution in a hospital. Epidemiol Infect. 102(3): 485–492. [4] Malik, K., A. Jamil and A. Arshad, (2013). Study of pathogenic microorganisms in the external body parts of American cockroach (Periplaneta americana) collected from different kitchens. IOSR J. Pharm. Biol. Sci. 7: 45-48. [5] Savoldellis, S., Suss, L. (2005). Laboratory evaluation of insecticides gel baits for control of Supella longipalpa (Dictyoptera: Blatellidae). The 5th International Conference of Urban Pests, 10-13 July 2005, Singapore, pp. 155–158. 308
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Tài liệu về ô nhiễm môi trường
40 p | 786 | 194
-
Các nguồn nước khoáng & nước nóng Việt Nam - CHƯƠNG 5 PHƯƠNG HƯỚNG ĐIỀU TRA NGHIÊN CỨU, KHAI THÁC, SỬ DỤNG, QUẢN LÝ VÀ BẢO VỆ TÀI NGUYÊN NƯỚC KHOÁNG - NƯỚC NÓNG
4 p | 133 | 22
-
Chuyển đổi axít thành bazơ không tuân theo các quy tắc hóa học
2 p | 88 | 5
-
Nghiên cứu khu vực kinh tế phi chính thức kinh nghiệm của Châu Mỹ La tinh
18 p | 69 | 3
-
Điều tra, nghiên cứu hiện trạng quản lý chất thải rắn y tế tại Thanh Hóa và đề xuất các giải pháp cải thiện
9 p | 89 | 3
-
Đa dạng khu hệ thú (mammalia) vùng đông bắc Việt Nam
11 p | 42 | 2
-
Thực trạng giải quyết, khắc phục sự cố môi trường liên tỉnh ở một số tỉnh, thành phố và đề xuất giải pháp
6 p | 31 | 2
-
Kết quả điều tra dơi ở các tỉnh Điện Biên, Lai Châu và Sơn La
6 p | 34 | 2
-
Hiện trạng quần thể voọc xám Đông Dương Trachypithcus crepusculus ở khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, tỉnh Thanh Hóa
9 p | 53 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn