intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

ĐIỀU TRỊ LOẠN NHỊP TIM (Kỳ 4)

Chia sẻ: Barbie Barbie | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

92
lượt xem
15
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

2. Cuồng nhĩ (Flutter nhĩ) - Điều trị cuồng nhĩ khác điều trị RN: chủ yếu đảo nhịp tim bằng sốc điện đồng bộ chỉ 25 - 50 joule (watt/sec) mà hiệu quả tới 90%. Trước đảo nhịp bằng sốc điện cũng phải dùng chống đông (như trong RN). - Đảo nhịp tim bằng thuốc (hiệu quả chỉ 25 - 30%). Dùng thuốc nhóm Ic ví dụ Propafenon và III như Amiodaron. * Riêng thuốc mới Ibutilid (nhóm III) thì hiệu quả tới 42%. Truyền nhanh TM trong 10 phút 1 mg (đúng hơn 0,01 mg/kg), có thể lặp...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: ĐIỀU TRỊ LOẠN NHỊP TIM (Kỳ 4)

  1. ĐIỀU TRỊ LOẠN NHỊP TIM (Kỳ 4) 2. Cuồng nhĩ (Flutter nhĩ) - Điều trị cuồng nhĩ khác điều trị RN: chủ yếu đảo nhịp tim bằng sốc điện đồng bộ chỉ 25 - 50 joule (watt/sec) mà hiệu quả tới > 90%. Trước đảo nhịp bằng sốc điện cũng phải dùng chống đông (như trong RN). - Đảo nhịp tim bằng thuốc (hiệu quả chỉ 25 - 30%). Dùng thuốc nhóm Ic ví dụ Propafenon và III như Amiodaron. * Riêng thuốc mới Ibutilid (nhóm III) thì hiệu quả tới 42%. Truyền nhanh TM trong 10 phút 1 mg (đúng hơn 0,01 mg/kg), có thể lặp lại một lần nữa sau 10 phút. * Do thuốc, có khi cuồng nhĩ thoái triển thành RN (!), nhưng chính RN này dễ trị hơn cuồng nhĩ.
  2. * Có dùng thuốc nhóm Ia ví dụ Disopyramid không? Không, vì tác dụng kháng cholinergic của thuốc này làm tăng dẫn truyền N-T thành 1:1 làm tăng vọt đáp ứng thất! Nếu có dùng thì phải kèm (lại vấn đề PHTL) với chẹn bêta (nhóm II), Verapamil (nhóm IV), Digixon đều là những thuốc làm chậm dẫn truyền N-T lại. 3. Nhịp nhanh nhĩ Thường do nhiễm độc Digoxin. Hướng xử trí: ngưng Digoxin, bù Kali, chẹn bêta, “mảnh kháng thể Fab” (còn đắt) mà mỗi 40 mg mảnh Fab giải được 0,6 mg Digoxin, cần phải đưa Digoxin máu xuống < 1,2 - 1,9 ng/ml. 4. Nhịp nhanh trên thất kịch phát (PSVT) Có NN tái nhập nút N-T và NN tái nhập N-T (trong đó có hội chứng WPW) a- Thủ thuật cường phế vị như day xoang cảnh, ấn nhãn cầu, thủ thuật Valsalva (ngậm miệng bịt mũi, phình hơi như khi rặn) có thể cơn NN chậm lại ngay, có thể không kết quả. b- Thuốc tác dụng nút N-T ví dụ Adenosin, thời gian bán hủy chỉ 4 - 8 sec, xếp hàng đầu khi chọn xử trí cấp cứu NN kịch phát trên thất (tái nhập), 3 mg tiêm
  3. TM trung tâm hoặc 6 mg TM tay, nếu vài phút chưa cắt cơn thì tiêm thêm 12 mg rồi 18 mg. Nay không truyền TM nữa vì không hiệu quả. c- Hoặc Verapamil. Nhưng chú ý Verapamil lại gia tốc đường dẫn truyền phụ theo chiều từ trên xuống thất, cho nên cần thận trọng khi có kèm RN. d- Lựa chọn thuốc khác như nhóm Ic Propafenon, Flecainid; hoặc nhóm III Sotalol, Amiodaron, hoặc Digoxin (tốt trong NN tái nhập N-T, nhưng không dùng trong NN tái nhập nút N-T). e- Nếu không kết quả (vẫn NN) thì điều trị bằng điện: * Tạo nhịp vượt tần số (ngoài lồng ngực hay qua thực quản) hoặc; * Đảo nhịp bằng sốc điện. f- Làm test điện sinh lý nếu rõ là do bó dẫn truyền phụ thì xét chỉ định triệt bỏ nó bằng năng lượng tần số radio qua catheter. C- NHỮNG LNTrT THƯỜNG THUỘC DIỆN NHỊP CHẬM 1. Nhịp chậm xoang Chỉ trị những nguyên nhân (nếu có) như giảm thân nhiệt, thiểu năng giáp trạng, tăng Kali máu, Digoxin quá liều, chẹn bêta (kể cả thuốc Timolol nhỏ mắt trị tăng nhãn áp).
  4. 2. Blốc nhĩ thất (BN-T) độ 1 - Thường không cần dùng thuốc, chỉ tránh những thuốc làm giảm dẫn truyền. - Điều trị nguyên nhân (nếu có): ví dụ bệnh bạch hầu, viêm cơ tim (ví dụ trong đợt thấp tim cấp), một số bệnh tim bẩm sinh; hoặc quá liều thuốc Digoxin, chẹn bêta. 3. BN-T độ 2 - BN-T độ 2, typ Mobitz I: chỉ đặt máy tạo nhịp nếu có hậu quả rối loạn dẫn truyền, ví dụ: ngất. - BN-T độ 2, typ Mobitz II (sẽ tiến tới blốc tim hoàn toàn): đặt máy tạo nhịp. 4. BN-T độ 3 - BN-T độ 3 bẩm sinh thường không triệu chứng, có tần số nhịp 40 - 60/phút. * Không cần điều trị nếu nhịp tim có nhanh lên theo gắng sức và QRS hẹp.
  5. * Chỉ định đặt máy tạo nhịp thường trực nếu các phức bộ QRS rộng; hoặc ĐTĐ kiểu Holter 24 giờ cho thấy có cơn nhịp nhanh kịch phát; hoặc bị bệnh tim bẩm sinh; hoặc có biến đổi thực thể tim. - BN-T độ 3 mắc phải có tần số nhịp chỉ 20 - 50/phút với QRS rộng * Đôi khi BN-T độ 3 được phát hiện ở những bệnh nhân ban đầu nghi là động kinh, cơn TMCB não thoáng qua (TIA), đều cùng có đau đầu, chóng mặt, thoáng quên, ngất. Cần chẩn đoán phân biệt kỹ (điện tim) để xét đặt máy tạo nhịp. * Thường bị trong nhồi máu cơ tim cấp: trụy tim mạch, sốc → Cấp cứu: . Atropin tiêm TM và truyền TM Isoprenalin (BD Isuprel). . Nếu không đáp ứng, tạo nhịp tim ngoài lồng ngực ngay, rồi tiếp sang tạo nhịp tạm thời xuyên TM ngay khi chuẩn bị xong. * Sau đó, khi đã ra ngoài tình huống cấp cứu, vẫn nhịp chậm: đặt máy tạo nhịp thường trực (vĩnh viễn) nếu: BN-T độ 3, BN-T độ 2 typ Mobitz II. D- NHÓM ĐẶC BIỆT: Hội chứng yếu nút xoang (YNX) Các thuốc Digoxin, chẹn bêta, đối kháng Calci “không DHP” cũng có thể xúc tiến hội chứng YNX! Nguy hiểm lớn khi phải gây mê hoặc khi phải cho thuốc chống loạn nhịp (nhất là nhiều YNX tiềm ẩn chưa được chẩn đoán).
  6. Cấy máy tạo nhịp thường trực, máy hệ 1 buồng nhĩ (AAI); Nếu kèm rối loạn dẫn truyền N-T: cấy máy hệ 2 buồng. Nếu chưa có điều kiện cấy máy tạo nhịp thường trực mà lại xảy ra nhu cầu xóa RN bằng sốc điện thì phải che chắn nguy cơ vô tâm thu bằng cách đặt tạm một máy tạo nhịp tạm thời. (Nguyễn Huy Dung. Tim mạch học - Bài giảng hệ Nội khoa. Nhà xuất bản Y học 2003)
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1