intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dinh dưỡng cho mẹ đẹp con khôn

Chia sẻ: Cuctrang_1 Cuctrang_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:19

106
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Để mẹ khỏe, con khỏe và thông minh bà bầu nào cũng tích cực ăn uống thật nhiều chất bổ dưỡng trong suốt thai kỳ. Nếu ăn hoài 1 món sẽ rất ngán, chia sẻ với các mẹ 1 số món ăn có thể chế biến từ các thực phẩm thông thường mà các mẹ dễ tìm thấy ở chợ hay siêu thị để đổi món. 1. CẬT LỢN ÁP CHẢO – tốt cho thận của mẹ, giảm được nguy cơ phù nề trong thai kì

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dinh dưỡng cho mẹ đẹp con khôn

  1. Dinh dưỡng cho mẹ đẹp con khôn Để mẹ khỏe, con khỏe và thông minh bà bầu nào cũng tích cực ăn uống thật nhiều chất bổ dưỡng trong suốt thai kỳ. Nếu ăn hoài 1 món sẽ rất ngán, chia sẻ với các mẹ 1 số món ăn có thể chế biến từ các thực phẩm thông thường mà các mẹ dễ tìm thấy ở chợ hay siêu thị để đổi món. 1. CẬT LỢN ÁP CHẢO – tốt cho thận của mẹ, giảm được nguy cơ phù nề trong thai kì Nguyên liệu: - Cật lợn 300g - Gừng 1 củ vừa - Đường, mắm, hạt nêm
  2. Ảnh minh họa Chế biến: - Cật lợn bóc màng, xẻ đôi (nhưng k đứt lìa), làm sạch phần màng trắng trong quả cật, khía xéo nhẹ trên bề mặt quả cật - Gừng thái chỉ - Nhồi gừng vào trong quả cật, ướp thêm mắm, đường, nêm - Đun nóng nồi, thả của cật vào cho cháy cạnh 2 mặt của cật, đổ nước ngập
  3. quả cật, đun nhỏ lửa đến khi gần cạn hết nước, chú ý vớt bọt, cho thêm ½ thìa đường đun cho cháy cạnh 1 lần nữa. Ăn nóng. 2. GẤC HẤP ĐƯỜNG – bổ sung vitamin A, giúp hình thành thị lực cho bé Nguyên liêu: - Gấc 3/4 bát ăn cơm - Lượng đường tùy khẩu vị của mẹ Chế biến: - Trộn gấc với đường, cho hấp cách thủy cho chín - Ăn nóng
  4. 3. CANH CUA RAU MÙNG TƠI – bổ sung canxi Nguyên liệu: - Cua đồng 300g - Rau mùng tơi 1 mớ - Bột canh tôm 1 gói Chế biến: - Cua làm sạch, giã nhỏ cùng 1 củ hành khô nhỏ và chút muối, lọc lấy nước
  5. - Rau rửa sạch thái nhỏ - Nước lọc cua nêm thêm bột canh tôm, hạt nêm, đun lửa vừa, vừa đun vừa lấy muôi khuấy nhẹ đến khi gần sôi thì mở vung, đợi nước sôi thì hạ lửa nhỏ, lấy muôi rưới nước cua nóng lên gạch cua cho gạch được cứng và đóng thành bánh rồi thả rau. - Rau chín mềm là có thể ăn được 4. MIẾN CUA BỂ - bổ sung canxi Nguyên liệu: - 1con cua bể 350g (nếu tính cả dây buộc cua thì phải mua con cua 700g) - 2 vắt miến dong - 2 tai mục nhĩ, 10 tai nấm hương - Hành khô, dầu ăn, gia vị, hạt nêm, mắm, đường - Rau thơm: hành hoa, mùi ta, rau răm - Nước dùng
  6. Chế biến: - Cua bể rửa sạch vỏ bên ngoài, luộc chín, gõ lấy thịt cua để riêng. Giữ lại nước luộc cua - Vỏ cua cho thêm nước sôi, lọc 2-3 lần để lấy hết được thịt cua còn sót trong vỏ cua - Mục nhĩ nấm hương ngâm nở, thái nhỏ - Miến ngâm nước cho mềm, chuẩn bị ăn thì chần qua nước sôi cho chín tới - Rau thơm rửa sạch thái nhỏ
  7. - Phi thơm hành khô, xào thịt cua cùng mục nhĩ nấm hương đã thái nhỏ, nêm nếm mắm và gia vị cho vừa - Nước dùng hòa cùng nước luộc cua, nước lọc cua đun sôi cùng chút gia vị - Xếp miến đã chần nước sôi vào bát, xúc thịt cua lên trên, rắc rau thơm rồi chan nước dùng - Ăn nóng 5. CÁ DIẾC HẦM: Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Vị ngon, dinh dưỡng phong phú, cá diếc chứa nhiều protein chất lượng tốt, rất có lợi cho sự phát triển của thai nhi, thai phụ nên ăn nhiều. Nguyên liệu: 200g cá diếc tươi; 50 nấm hương; 50g măng khô trắng; 40g mỡ heo chín; 20g hành; 25g gừng; một ít muối, một ít tiêu hột. Cách chế biến: Cá diếc bỏ vảy, nội tạng, sau đó rửa sạch. Nấm hương dùng nước ngâm cho nở ra, bỏ cuống, rửa sạch, cắt sợi. Măng khô cắt sợi.
  8. Cho mỡ vào nồi đun nóng, chiên sơ 2 mặt cá. Cho nước sạch vào trong nồi nấu sôi; cho cá, nấm hương, măng khô trắng, hành, gừng vào; dùng lửa lớn nấu sôi; sau đó hạ lửa nhỏ hầm cho đến khi canh trắng, nêm muối, bột ngọt vào. 6. CÁ CHIM CHUA NGỌT: Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Màu sắc đẹp, thịt cá ngon mềm. Cá chim chứa nhiều dinh dưỡng. Ngoài ra, món ăn còn có công hiệu bổ khí, bồi bổ tinh thần. Thai phụ ăn nhiều có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
  9. Nguyên liệu: 500g cá chim tươi, 50g đậu xanh, 50g cà rốt, 50g măng, 50g dầu thực vật, 40g rượu gia vị, 50g hành, bột năng hoặc bột bắp hòa nước, đường, giấm, xì dầu, mỗi thứ lượng thích hợp. Cách chế biến: Cá chim bỏ tạp chất, rửa sạch, 2 bên thân cắt thành hình hoa, phết xì dầu và rượu gia vị lên, ướp 30 phút. Cà rốt, măng tươi rửa sạch, cắt hình quân cờ cùng cho vào trong nước sôi với đậu xanh, vớt ra. Lấy hành nhặt, rửa sạch, để khô, cắt nhỏ. Cho dầu vào chảo, đợi dầu thật nóng, cho cá chim đã ướp vào, chiên đến vàng óng thì lấy ra, để ráo. Dầu còn lại trong nồi cho hành vào phi thơm, đổ nước sôi vào. Sau khi nấu sôi, cho đường, giấm, cà rốt, măng, đậu xanh vào trộn đều, khi sôi, lấy nước rưới lên cá. 7. ỚT ĐÀ LẠT CHUA NGỌT: Màu đỏ tươi, ngon, mềm. Món ăn có cả vị chua, ngọt, cay và mặn. Ớt chứa
  10. nhiều vitamin C, đồng thời có tác dụng chống ung thư, kích thích sự thèm ăn. Món này thích hợp cho thai phụ dùng trong thời kỳ đầu. Nguyên liệu: 500g ớt Đà Lạt, 30g dầu mè, 35g giấm gạo, 40g dầu thực vật, đường, muối, mỗi thứ lượng thích hợp. Cách chế biến: Ớt Đà Lạt rửa sạch, để khô, cắt miếng hình chữ nhật. Cho dầu vào chảo đun nóng, cho ớt Đà Lạt vào xào chín, cho muối và đường vào xào thêm vài phút, thêm giấm vào trộn đều. Cuối cùng cho dầu mè vào. 8. CÁ CHÉP CHUA NGỌT Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Màu sắc tươi sáng, vị chua ngọt, chứa nhiều protein, chất khoáng và vitamin. Phụ nữ mới mang thai ăn món này có thể thu được chất dinh dưỡng toàn diện. Nguyên liệu: 350g thịt cá chép tươi; 1 quả trứng gà; 50g tương cà chua; 30g dầu mè; 40g rượu gia vị; 20g tỏi băm; 20g hành cắt khúc; 25g gừng băm; 50g dầu thực vật; đường, muối, bột mì, giấm, bột năng hoặc bột bắp, mỗi loại 1 lượng thích hợp.
  11. Cách chế biến: Thịt cá chép tươi, nắn thành dạng viên ngói, thêm muối, rượu, gia vị vào trộn đều, ướp 5 phút. Đập trứng gà vào bát, thêm bột năng hoặc bột bắp và một lượng thích hợp bột mì vào trộn đều thành dạng hồ, đổ lên trên viên cá. Cho đường, giấm, tương cà chua, hành khúc, gừng, tỏi băm, bột năng hoặc bột bắp và một lượng nước thích hợp vào trong bát, hòa đều thành dung dịch chua ngọt. Cho dầu vào chảo, đun dầu nóng lên, cho viên cá vào chiên cho đến khi cá vàng óng, hạ nhỏ lửa chiên, chín, vớt ra. Cho tiếp hỗn hợp chua ngọt đã pha chế vào đun sôi. Cho viên cá đã chiên chín vào, thêm lượng thích hợp dầu nóng vào xào qua, rồi rưới dầu mè lên.
  12. 9. GỎI GÀ VÀ GIÁ ĐẬU Sau khi chế biến, món ăn trông rất hấp dẫn, màu sắc thanh nhã, thơm ngon. Nguyên liệu: 250g thịt gà chín bỏ xương,; 100g giá đậu xanh; 30g tương ớt; 15g tỏi giã nhuyễn; xì dầu, đường, muối, giấm, bột ngọt, mỗi thứ lượng thích hợp. Cách chế biến: Thịt gà cắt sợi. Giá đậu rửa sạch, ngắt bỏ 2 đầu, dùng nước sôi chần qua. Sau đó vớt ra, thêm một ít muối trộn đều, trải ra cho nguội, cho vào bát lớn, xếp thịt gà lên mặt. Xì dầu, tương ớt, tỏi giã nhuyễn, giấm, bột ngọt,
  13. đường… hòa thành nước gia vị. Sau đó, rưới lên thịt gà. 10. CƠM NẤU NƯỚC TRÁI CÂY THẬP CẨM: Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Màu sắc bóng đẹp, vị thơm ngọt. Món này dinh dưỡng toàn diện, chứa nhiều loại chất dinh dưỡng như protein, vitamin A, vitamin B1, vitamin B2, vitamin D, vitamin C, canxi, phốt pho, sắt…Thai phụ ở thời kỳ đầu thường ăn có thể đáp ứng nhu cầu về chất dinh dưỡng để bào thai phát triển. Nguyên liệu: 250g gạo, 250g sữa bò, một lượng đường thích hợp, 100g táo cắt thành hình quân cờ, 25g dứa cắt hình quân cờ, 25g mứt táo cắt hình quân cờ, 25g nho khô, 25g quả mơ xanh cắt hình quân cờ, 25g hạt đào nghiền vụn, 15g sốt cà chua, 15g bột ngô. Cách chế biến: Gạo vo sạch, thêm sữa bò và lượng nước thích hợp vào nấu thành cơm nhão, rồi cho lượng đường thích hợp vào trộn đều. Sốt cà chua, táo, mứt táo, dứa, nho khô, mơ xanh, hạt đào tất cả cho vào nồi, thêm đường, lượng nước thích hợp vào, nấu sôi, dùng bột năng hay bột bắp trộn đều, chế thành sa tế thập cẩm.
  14. Cơm cho vào trong bát, úp vào trong đĩa lớn, rưới sa tế thập cẩm lên. 11. CHÁO THẬP CẨM: Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Thơm ngọt, hấp dẫn. Loại cháo này dinh dưỡng phong phú. Táo tàu chứa nhiều chất dinh dưỡng như: vitamin C và protein chất lượng tốt… được gọi là vitamin thiên nhiên. Nho khô có công dụng bổ khí, bổ máu, mạnh gân cốt, an thai. Hạt đào là thực phẩm bổ não, có lợi cho trí óc, hạt kê chứa nhiều vitamin B2. Thai phụ ở thời kỳ đầu ăn loại cháo này có thể thu được chất dinh dưỡng hợp lý và toàn diện, có lợi cho sự phát triển các cơ quan của thai nhi. Nguyên liệu: 200g hạt kê, 100g gạo, 50g đậu xanh, 50g đậu phộng, 50g táo tàu, 50g hạt đào, 50g nho khô, một lượng đường đỏ thích hợp. Cách chế biến: Kê, gạo, đậu xanh, đậu phộng, táo tàu, hạt đào, nho khô vo, rửa sạch. Đậu xanh cho vào nồi, thêm một ít nước, nấu mềm; sau đó tiếp tục cho thêm nước sôi vào. Cho kê, gạo, đậu phộng, táo tàu, hạt đào, nho khô vào, thêm đường đỏ, trộn
  15. đều, nấu đến khi chín mềm là ăn được. 12. CHÁO CÀ RỐT: Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Màu trắng, đỏ trông đẹp mắt, cháo đặc sệt, ngon. Cà rốt chứa nhiều carotene và vitamin B1, vitamin B2, niacin, vitamin C, protein, chất béo, đường, chất xơ thô, sắt, canxi, phốt pho…, do vậy món ăn này được tán dương là "nhân sâm bình dân". Nguyên liệu: 100g gạo, 150g cà rốt, 50g thịt băm, 30g dầu thực vật, 40g rượu gia vị, 20g
  16. hành hoa, 20g gừng băm, muối, bột ngọt, mỗi thứ một lượng thích hợp. Cách chế biến: - Gạo vo sạch, ngâm 2 giờ, vớt ra để ráo, cà rốt rửa sạch, bỏ vỏ, cắt thành hình quân cờ nhỏ. - Đun nóng dầu, cho hành, gừng vào phi thơm, cho thịt băm và cà rốt vào xào 1 phút, cho rượu gia vị vào, trộn đều, lấy ra. - Nấu sôi nước, cho gạo, thịt và cà rốt đã xào vào nấu sôi, hạ nhỏ lửa đến khi hạt gạo nở như hoa, cà rốt mềm thì nêm muối, bột ngọt vào. 13. CHÁO THỊT NẤU RAU CHÂN VỊT: Rau chân vịt chứa nhiều vitamin, đặc biệt là hàm lượng vitamin A, B, C cao hơn rau thông thường, nên được gọi là "kho báu vitamin"; rau nấu thành cháo, thích hợp cho thai phụ. Nguyên liệu: 100g rau chân vịt, 50g thịt băm, 100g gạo, 40g mỡ, 50g rượu gạo, một ít muối. Cách chế biến:
  17. Gạo vo sạch, cho vào nồi, với lượng nước vừa đủ, nấu sôi, hạ lửa vừa nấu đến khi gạo gần chín, cho thịt heo băm, mỡ heo, rượu gạo, rau chân vịt, muối vào nấu đến khi cháo chín. 14. CANH GÀ HẠT SEN: Nếu thai phụ thường bị sinh non, khi mang thai có hiện tượng không muốn ăn, đau lưng hoặc bụng dưới trì xuống, nặng nề, có thể ăn loại canh này để bổ máu, an thai. Nguyên liệu: 1 con gà, 2 lát gừng, 12 g hạt sen khô, 12g xuyên tục đoạn, 18g dây tơ hồng, 18g a giao, một lượng muối thích hợp.
  18. Cách chế biến: - Gà rửa sạch, trần qua nước sôi vài phút, sau đó hầm cách thủy. - Hạt sen khô, xuyên tục đoạn, dây tơ hồng cho vào trong túi vải buộc chặt, bỏ vào nồi sành nấu 30 phút. - Đổ nước trong nồi vào bát chưng cách thủy, cho lát gừng và a giao vào, đậy nắp lại chưng cách thủy 3 giờ, nêm muối. 15. GÀ NẤU LẠC RANG: Đặc điểm và thành phần dinh dưỡng: Màu đỏ và trắng chen lẫn nhau, xốp, thơm ngon, mềm. Chứa nhiều protein chất lượng tốt, canxi, phốt pho, sắt và
  19. nhiều loại vitamin, thích hợp nhất cho phụ nữ trong thời kỳ mới mang thai. Nguyên liệu: 250g thịt ức gà, 100g nhân lạc rang, một ít muối, 20g hành cắt nhuyễn, 50g ớt Đà Lạt ngâm, 50g mỡ heo chín, 40g rượu gia vị, đường, giấm, xì dầu, bột năng hoặc bột bắp hòa nước nước dùng, mỗi thứ lượng thích hợp. Cách chế biến: Thịt gà thái miếng vừa ăn, thêm muối, bột năng hoặc bột bắp hòa nước vào trộn đều để riêng. Đường, giấm, xì dầu, rượu gia vị, bột năng hoặc bột bắp hòa nước, muối, canh thịt hòa thành chất hỗn hợp. Đun nóng dầu, cho gà vào xào, cho ớt Đà Lạt ngâm đã cắt nhỏ vào. Khi có mùi thơm, đổ chất nước hỗn hợp vào, rắc hành hoa, nhân lạc vào đảo đều vài phút
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2