intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Dinh dưỡng phù hợp – hiểu sao cho đúng?

Chia sẻ: Hoa Lan | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:5

66
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm tháng đầu đời phụ thuộc rất nhiều vào loại dinh dưỡng phù hợp và cách thức cho trẻ ăn. Trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu tốt các dưỡng chất ngay từ đầu chính là nền tảng để phát triển toàn diện về sau.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Dinh dưỡng phù hợp – hiểu sao cho đúng?

  1. Dinh dưỡng phù hợp – hiểu sao cho đúng? Sức khỏe hệ tiêu hóa của trẻ trong những năm tháng đầu đời phụ thuộc rất nhiều vào loại dinh dưỡng phù hợp và cách thức cho trẻ ăn. Trẻ có hệ tiêu hóa khỏe mạnh, hấp thu tốt các dưỡng chất ngay từ đầu chính là nền tảng để phát triển toàn diện về sau. Vì vậy, ngay từ ngày đầu chào đời, trẻ rất cần được chăm sóc dinh dưỡng phù hợp để tránh được các rối loạn tiêu hóa, giúp trẻ vui khỏe, lớn mau. Ảnh được cung cấp bởi Optimum
  2. Nên hiểu “chăm sóc dinh dưỡng phù hợp” thế nào cho đúng? Các mẹ hãy cùng tham khảo những chia sẻ và ý kiến chuyên môn của TS. BS. Cao Thị Thu Hương (Trưởng phòng Quản lý nghiên cứu khoa học – Viện Dinh dưỡng Quốc gia) dưới đây để tìm câu trả lời nhé! Hỏi: Chào bác sĩ, bé nhà tôi được hơn 1 tuổi rồi nhưng từ nhỏ đã hay bị đầy hơi, khó tiêu. Tôi không biết có phải do mình cho bé ăn nhiều quá không, nhưng nếu giảm bớt tôi sợ cháu không đủ chất? Xin bác sĩ cho tôi lời khuyên! (Chị Nguyễn Minh Ngọc – Khánh Hòa, suhao12…@gmail.com) Đáp: Cấu tạo hệ tiêu hóa của trẻ giai đoạn này chưa hoàn thiện: răng chưa mọc đủ, thực quản vẫn còn mỏng, dạ dày nằm cao, một số men tiêu hoá hoạt động chưa tốt… Vì vậy, vấn đề không hẳn do bạn cho con ăn ít hay nhiều mà có thể do bạn đang lựa chọn chế độ dinh dưỡng chưa phù hợp với khả năng tiêu hóa lúc này c ủa bé. Để biết dinh dưỡng đã phù hợp chưa, bạn cần chú ý các điểm sau: Dễ hấp thu: Với đặc điểm của hệ tiêu hóa nêu trên, ngoài việc thức ăn 1. phải nấu mềm nhuyễn thì cần chú ý rằng thành phần dưỡng chất phải dễ hấp thu với bé. Ví dụ như nên dùng chất béo từ thực vật như dầu olive, tinh bột trong gạo, đậu hà lan… vitamin và chất xơ từ các loại rau củ tốt cho tiêu hóa như bó xôi, bí đỏ… Đảm bảo cân bằng hệ vi sinh đường ruột: Dinh dưỡng được cung 2. cấp phải giúp bổ sung và hỗ trợ lợi khuẩn phát triển để “trấn áp” hại khuẩn. Bé có thể ăn thêm các thực phẩm lên men tự nhiên như sữa chua hay uống sữa có bổ sung hệ lợi khuẩn để tăng đề kháng cho hệ tiêu hóa.
  3. Đặc biệt, vì lúc này hệ tiêu hóa của trẻ còn rất mong manh và non yếu 3. nên bạn cần ưu tiên chọn sữa có công thức hỗ trợ cho sức khỏe tiêu hóa trước để giúp bé hấp thu tốt các dưỡng chất khác như DHA, ARA, Canxi… Hỏi: Bé nhà tôi được gần 1 tuổi, thời gian gần đây, khi chuyển sang uống thêm sữa ngoài thì bé hay bị táo bón, đầy hơi. Theo bác sĩ tôi phải làm sao? (Chị Trần Thanh Tâm – Q.1, Tp.HCM, 01226…) Đáp: Trong sữa có chứa 2 loại đạm là đạm casein và đạm whey. Đạm whey là loại đạm dễ hấp thu hơn đạm casein do có hạt đạm mềm và thời gian lưu lại trong dạ dày ngắn. Trong sữa mẹ tỷ lệ casein:whey là 40:60 trong khi ở sữa bò tỷ lệ đạm casein chiếm đến 80% nên dễ gây ra tình trạng khó tiêu đạm ở trẻ. Đây là nguyên nhân thường dẫn đến các rối loạn như bé của bạn. Vì vậy, đối với trẻ nhỏ dưới 1 tuổi như con bạn, bạn nên chọn loại sữa có tỷ lệ đạm whey cao, dễ hấp thu giúp nâng đỡ tiêu hóa, đặc biệt là đạm whey giàu Alpha Lactalbumin. Bởi vì, bên cạnh việc hấp thu nhanh, đạm whey giàu Alpha-lactalbumin còn cung cấp đầy đủ các acid amin thiết yếu cho trẻ, đặc biệt là tryptophan và cysteine cần thiết cho sự tăng trưởng.
  4. Ảnh được cung cấp bởi Optimum Hỏi: Bác sĩ ơi, em rất lo khi nghe bé nhà hàng xóm bị loạn khuẩn đường ruột. Sóc nhà em được 2 tuổi rồi, cháu có thể bị không và làm sao để phòng tránh cho bé Sóc nhà em? (Chị Lê Thu Ánh – Q.Hoàn Kiếm – Hà Nội – ltanh…@yahoo.com) Đáp: Với trẻ từ 1-3 tuổi, hệ khuẩn đường ruột của trẻ (bao gồm lợi khuẩn – Probiotic và hại khuẩn) rất dễ bị tác động bởi thức ăn nhiễm khuẩn hoặc khó tiêu ứ đọng lại trong ruột, tạo môi trường cho hại khuẩn phát triển dẫn đến rối loạn tiêu hóa.
  5. Để phòng tránh cho Sóc, bạn cần bổ sung thêm lợi khuẩn cho bé bằng các thức ăn lên men tự nhiên như sữa chua, phô-mai ít béo… Bên cạnh đó, củng cố cho sự phát triển của Probiotic bằng cách cung cấp thêm Prebiotic có nhiều ở đậu nành, lúa mì nguyên cám, chuối, tỏi,… làm thức ăn cho lợi khuẩn. Ngoài thực phẩm, bạn có thể chọn cho bé sữa có bổ sung Probiotic & Prebiotic để vừa tăng thêm đề kháng cho hệ tiêu hóa vừa cung cấp đủ dưỡng chất cần thiết khác.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
8=>2