Định hướng triển khai nội dung trí tuệ nhân tạo vào hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học của sinh viên
lượt xem 11
download
Bài viết "Định hướng triển khai nội dung trí tuệ nhân tạo vào hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học của sinh viên" bàn về việc triển khai nội dung trí tuệ nhân tạo trong hoạt động giảng dạy để sinh viên tiếp cận và nghiên cứu là vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Mời các bạn cùng tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Định hướng triển khai nội dung trí tuệ nhân tạo vào hoạt động dạy học và nghiên cứu khoa học của sinh viên
- ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KHAI NỘI DUNG TRÍ TUỆ NHÂN TAO VÀO HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN Trương Xuân Hương Khoa Công nghệ Thông tin. Trường Đại học Tài chính - Marketing Email: tx.huong@ufm.edu.vn Tóm tắt: Năm 2022 được kỳ vọng là năm của kỷ nguyên số hóa, các doanh nghiệp đang gấp rút chuẩn bị nguồn lực, đặc biệt là nhân lực, để đáp ứng được nhu cầu công nghệ, kỹ thuật của thị trường và của khách hàng. Nhân sự Công nghệ thông tin, nhất là các lĩnh vực công nghệ mới như trí tuệ nhân tạo (Artifical Intelligence - AI), blockchain, big data … đã có những thành tích và ghi dấu ấn nhất định trên bản đồ công nghệ thế giới. Chính vì thế, nhiều tập đoàn lớn đã lựa chọn Việt Nam là điểm đến tìm kiếm nhân sự công nghệ. Trên đà phát triển đó, ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) luôn là xu hướng công nghệ tương lai mà các hãng công nghệ trên toàn thế giới đua nhau sáng tạo. Công nghệ AI trở thành một phần trong cuộc sống của con người, từ việc nhỏ tới việc lớn AI phát huy lợi ích của mình một cách triệt để. Ngày nay, các hệ thống trí tuệ nhân tạo được dùng thường xuyên trong kinh tế, y dược, các ngành kỹ thuật và quân sự, cũng như trong các phần mềm máy tính thông dụng trong gia đình và trò chơi điện tử,…Vì vậy, việc triển khai nội dung trí tuệ nhân tạo trong hoạt động giảng dạy để sinh viên tiếp cận và nghiên cứu là vấn đề đang được quan tâm hiện nay. Từ khóa: Công nghệ thông tin, trí tuệ nhân tạo, AI, ứng dụng công nghệ…. 1. ĐẶT VẤN ĐỀ Ngày nay, trí tuệ nhân tạo đang góp phần thay đổi sâu sắc nhiều khía cạnh của cuộc sống, dần trở thành một yếu tố quan trọng trong hoạt động muôn màu muôn vẻ của nhân loại. Riêng về mặt kinh tế, một nghiên cứu của PwC cho thấy trí tuệ nhân tạo trở thành cơ hội thương mại lớn nhất trong nền kinh tế toàn cầu đang thay đổi nhanh chóng. PwC ước tính lợi ích thu được từ trí tuệ nhân tạo của thế giới vào năm 2030 khoảng 15.700 tỷ USD (6.900 tỷ do đóng góp tăng năng suất và 9.100 tỷ do tác động bổ sung) và đóng góp 14% vào GDP danh nghĩa toàn cầu. Chính vì lý do đó, trí tuệ nhân tạo đã trở thành cuộc đua toàn cầu của hai siêu cường kinh tế là Mỹ và Trung Quốc, đồng thời, nhiều nước trên thế giới đã và đang tiến hành xây dựng chiến lược phát triển trí tuệ nhân tạo quốc gia của họ. 293
- Hình 1: Lợi ích thu được từ trí tuệ nhân tạo của các khu vực trên thế giới năm 2030 Trí tuệ nhân tạo hay còn gọi là công nghệ AI, gần đây trở nên nổi tiếng, nhận được sự quan tâm của nhiều người là nhờ Big Data. Mối quan tâm của các doanh nghiệp về tầm quan trọng của dữ liệu cùng với công nghệ phần cứng đã phát triển mạnh mẽ hơn, cho phép xử lý công nghệ AI với tốc độ nhanh hơn bao giờ hết. Qua một khảo sát toàn cầu với hơn 3.000 giám đốc điều hành, nhà quản lý và nhà phân tích trong các ngành cùng với phỏng vấn sâu hơn 30 chuyên gia và giám đốc điều hành công nghệ, với câu hỏi “Tác động của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo đối với việc sản xuất và quy trình của tổ chức ở thời điểm hiện tại và năm năm tới?” cho thấy các nhà quản lý – chuyên gia đánh giá tác động sử dụng trí tuệ nhân tạo vào doanh nghiệp ở thời hiện tại đạt mức “nhỏ” ở hầu hết các ngành công nghiệp và đạt mức “nhỏ-vừa” ở một vài ngành. Khảo sát cũng cho thấy xu hướng năm năm tiếp theo, tác động sử dụng trí tuệ nhân tạo vào doanh nghiệp sẽ đạt mức “lớn” ở mọi ngành công nghiệp, cao hơn hẳn so với hiện tại. 294
- Hình 2: Tác động của việc sử dụng trí tuệ nhân tạo đối với việc sản xuất và quy trình của tổ chức ở thời điểm hiện tại và năm năm tới Từ khảo sát cho thấy trong năm năm tới, trí tuệ nhân tạo sẽ tác động nhiều nhất tới các hoạt động tiếp xúc khách hàng (tự động hóa tiếp thị, hỗ trợ và dịch vụ công nghệ thông tin bổ sung) và quản lý chuỗi cung ứng; đóng góp tích cực vào quản lý nhu cầu, tối ưu hóa chuỗi cung ứng, hệ thống quản lý đơn hàng phân tán hiệu quả hơn và hệ thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp để hỗ trợ các mô hình kinh doanh mới. Trí tuệ nhân tạo được doanh nghiệp sử dụng vào việc cải tiến dịch vụ khách hàng, tự động hóa công việc, tối ưu hóa hậu cần, tăng sản lượng và hiệu quả sản xuất, ngăn chặn sự cố ngừng hoạt động, dự đoán hiệu năng, dự đoán hành vi, quản lý và phân tích dữ liệu, cải tiến tiếp thị và quảng cáo… Khảo sát này cũng cho thấy một khoảng cách lớn đáng kể giữa tham vọng và khả năng thực thi trí tuệ nhân tạo ở hầu hết các công ty. Trong khi có khoảng 85% giám đốc điều hành tin rằng trí tuệ nhân tạo cho phép công ty của họ có được hoặc duy trì lợi thế cạnh tranh nhưng chỉ có khoảng 20% công ty đã kết hợp trí tuệ nhân tạo vào một số dịch vụ hoặc quy trình. Thực tế này cho thấy chỉ có nhận thức lợi thế chung chung của trí tuệ 295
- nhân tạo là không đủ mà cần tiến hành một nỗ lực lớn nghiên cứu – triển khai để thấu hiểu được việc áp dụng trí tuệ nhân tạo vào thực tiễn kinh doanh cụ thể của công. Với xu thể chuyển đổi số ở các doanh nghiệp kèm theo đó là các hệ thống trí tuệ nhân tạo được dùng thường xuyên trong kinh tế, y dược, các ngành kỹ thuật và quân sự, cũng như trong các phần mềm máy tính thông dụng trong gia đình. Do đó, nguồn nhân lực để làm về trí tuệ nhân tạo là đối tượng được săn đón của tất cả các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới. Vì vậy việc đẩy mạnh triển khai các nội dung liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học của sinh viên đang rất được quan tâm tại các trường trung học, cao đẳng và đại học. Bài viết này nhằm cung cấp khái quát về khái niệm, lịch sử phát triển và các thành phần của trí tuệ nhân tạo, tình hình nghiên cứu trí tuệ nhân tạo ở Việt Nam, chiến lược trí tuệ nhân tạo quốc gia, gợi ý triển khai các nội dung liên quan đến trí tuệ nhân tạo trong giảng dạy và nghiên cứu khoa học của sinh viên. 2. TRÍ TUỆ NHÂN TẠO LÀ GÌ? Tại hội nghị The Dartmouth diễn ra vào năm 1956, khái niệm về công nghệ AI xuất hiện đầu tiên bởi John McCarthy, một nhà khoa học máy tính Mỹ. Hiện nay, công nghệ AI là thuật ngữ phổ biến rộng rãi ở nhiều ngành nghề khác nhau. Trí tuệ nhân tạo (Artificial intelligence – viết tắt là AI) là một ngành thuộc lĩnh vực khoa học máy tính (Computer science). Là trí tuệ do con người lập trình tạo nên với mục tiêu giúp máy tính có thể tự động hóa các hành vi thông minh như con người. Trí tuệ nhân tạo khác với việc lập trình logic trong các ngôn ngữ lập trình là ở việc ứng dụng các hệ thống học máy (machine learning) để mô phỏng trí tuệ của con người trong các xử lý mà con người làm tốt hơn máy tính. Hơn sáu thập kỷ phát triển của trí tuệ nhân tạo chứng kiến nhiều định nghĩa về trí tuệ nhân tạo. S. Russell và P. Norvig cung cấp bốn kiểu định nghĩa về trí tuệ nhân tạo theo hai chiều tư duy – hành vi 296
- Hình 3: Bốn kiểu định nghĩa về trí tuệ nhân tạo Công nghệ AI là công nghệ mô phỏng các quá trình suy nghĩ và học tập của con người cho máy móc, đặc biệt là các hệ thống máy tính. Các quá trình này bao gồm việc học tập (thu thập thông tin và các quy tắc sử dụng thông tin), lập luận (sử dụng các quy tắc để đạt được kết luận gần đúng hoặc xác định), và tự sửa lỗi. AI cũng là một thuật ngữ để chỉ những kĩ thuật cơ bản dùng cho mục đích đó. Các ứng dụng đặc biệt của AI bao gồm các hệ thống chuyên gia, nhận dạng tiếng nói và thị giác máy tính (nhận diện khuôn mặt, vật thể hoặc chữ viết). Trong mỗi giai đoạn có danh sách các nhà khoa học trí tuệ nhân tạo tiêu biểu Hình 4: Tóm tắt quá trình tiến hóa của Trí tuệ nhân tạo. 3. CÁC LĨNH VỰC CHÍNH CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO Các lĩnh vực chính của Trí tuệ nhân tạo bao gồm hệ chuyên gia (Expert systems), người máy (Robotics), hệ thống thị giác máy (Vision), hệ thống xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural language processing), máy học (learning machine) và mạng neuron. 297
- Hình 5: Các lĩnh vực chính của Trí tuệ nhân tạo Hệ chuyên gia (Expert systems) xử lý các tình huống tư vấn (xác định vấn đề tư vấn, thu thập thông tin dữ liệu, suy diễn giải quyết vấn đề, lựa chọn giải pháp phù hợp), tương tự như chuyên gia con người trong miền ứng dụng cụ thể. Người máy trí tuệ nhân tạo (Robotics) có thể tự thực hiện được các hành vi có trí tuệ giống con người, nhờ được trang bị các hệ thống phần mềm, thiết bị trí tuệ nhân tạo. để hạn chế ở mức cao nhất các rủi ro trong khai thác và sử dụng người máy trí tuệ nhân tạo, ba luật hoạt động của người máy cần được tuân thủ: - Người máy không có hành động gây hại cho con người và cần hành động phù hợp khi con người bị hại; - Người máy tuân lệnh con người, ngoại trừ lệnh gây hại cho con người (để không xung đột với luật hoạt động thứ nhất); - Người máy biết cách tự bảo vệ mình ngoại trừ trường hợp bị xung đột với luật hoạt động thứ nhất và luật hoạt động thứ hai. Cần phân biệt người máy trí tuệ nhân tạo với người máy công nghiệp làm các công việc buồn tẻ, độc hại và nguy hiểm. Hệ thống thị giác máy (Vision) có khả năng nhận dạng được từ hình ảnh: các đối tượng, sự kiện, quá trình trong môi trường thế giới thực xung quanh và xác lập vị trí của các đối tượng này. Hệ thống thị giác máy có các chức năng: 298
- - Nhận biết đối tượng; - Định vị đối tượng trong không gian; - Bám, điều hướng, theo dõi đối tượng chuyển động; - Đoán nhận hành vi của đối tượng. Hệ thống xử lý ngôn ngữ tự nhiên (Natural language processing, computational linguistics, human language technology, computer speech and language processing) làm cho máy tính có khả năng hiểu và phản ứng khi tiếp nhận câu nói và chỉ thị được biểu thị bằng ngôn ngữ tự nhiên như tiếng Việt, tiếng Anh… Xử lý ngôn ngữ tự nhiên là khu vực nghiên cứu trí tuệ nhân tạo đã có quá trình phát triển lâu dài bảy thập kỷ, thu hút cộng đồng nghiên cứu đông đảo trên thế giới và cả ở Việt Nam. Xử lý ngôn ngữ tự nhiên gồm xử lý văn bản, xử lý tiếng nói và xử lý tiếng nói – văn bản. Máy học (learning machine) Tri thức của con người nhận được từ ba nguồn: - Tiếp thu sinh học: tiếp thụ thông qua quá trình tiến hóa sinh tồn của loài người được di truyền qua các thế hệ; - Tiếp thu văn hóa: tiếp thu thông qua ngôn ngữ được cha mẹ, gia đình và giáo viên dùng để truyền tri thức cho thế hệ sau; - Tự học suốt đời: tích lũy của cá nhân các tri thức và kỹ năng. Tự học suốt đời giúp con người tự nâng cấp năng lực học để học càng nhanh hơn và hiệu quả hơn. Máy học trong trí tuệ nhân tạo hướng tới máy tính có năng lực “học” (thu nhận tri thức) tương tự như con người, nhờ có tri thức mà cải thiện cách thức hoạt động, đáp ứng khi nhận được thông tin phản hồi từ môi trường bên ngoài trong các tình huống. Máy học thống kê, đặc biệt là học sâu (deep learning), cùng với dữ liệu lớn (big data), hiện đang là một xu hướng chủ chốt, tạo ra sự phát triển kỳ diệu của trí tuệ nhân tạo trong hơn một thập kỷ vừa qua. Học chuyển đổi (transfer learning), học chuyển đổi sâu (deep transfer learning), học máy suốt đời (lifelong machine learning) là các kỹ thuật máy học hiện đại, cho phép giải quyết vấn đề trong tình huống thiếu thông tin quan trọng hoặc xử lý tình huống mới. Mạng neuron là khu vực trí tuệ nhân tạo cho phép hệ thống máy tính mô phỏng hoạt động giống như bộ não con người trong việc học mẫu dữ liệu và đoán nhận phân lớp đầu vào. Hệ thống mạng neuron thường sử dụng kiến trúc song song các bộ vi xử lý mảng dựa trên một cấu trúc mạng giống như bộ não con người. 299
- Ưu, nhược điểm của trí tuệ nhân tạo Ưu điểm Mạng lưới thần kinh nhân tạo và công nghệ trí tuệ nhân tạo với khả năng học tập sâu đang phát triển nhanh chóng, AI xử lý được lượng lớn dữ liệu nhanh hơn nhiều và đưa ra dự đoán chính xác hơn khả năng của con người. Khối lượng dữ liệu khổng lồ được tạo ra hàng ngày sẽ gây khó khăn cho các nhà nghiên cứu, AI sử dụng học máy để có thể lấy những dữ liệu đó và nhanh chóng biến nó thành thông tin có thể thực hiện được. Nhược điểm Việc sử dụng AI tốn kém chi phí rất nhiều khi phải xử lý một lượng lớn dữ liệu mà lập trình AI yêu cầu. Khả năng giải thích là một trở ngại trong việc sử dụng AI trong các lĩnh vực hoạt động theo các yêu cầu mà phải tuân thủ quy định nghiêm ngặt. Ví dụ: Các tổ chức tài chính, khi quyết định từ chối cấp tín dụng được đưa ra bởi AI, khó có thể đưa ra những giải thích rõ ràng, các lý do không cấp tín dụng cho khách hàng. 4. PHÂN LOẠI CÔNG NGHỆ TRÍ TUỆ NHÂN TẠO (CÔNG NGHỆ AI) Công nghệ AI càng ngày càng trở nên nổi tiếng và phổ biến. Đặc biệt là việc tổng hợp, lưu trữ lượng dữ liệu lớn (big data). Cùng với việc xử lý dữ liệu với tốc độ khủng được rất nhiều công ty, doanh nghiệp chú trọng đến. Theo mức độ phức tạp, AI được phân thành 4 loại như sau: Reactive Machine – Công nghệ AI phản ứng: Đây là loại công nghệ nhân tạo có khả năng phân tích những động thái khả thi nhất của chính nó và đối thủ. Từ việc phân tích đó, nó sẽ chọn ra được những hành động, giải pháp chiến lược hoàn hảo và tối ưu nhất. Tuy nhiên, loại công nghệ AI này lại không có ký ức và không thể sử dụng những dữ liệu cũ làm kinh nghiệm. Một ví dụ điển hình của công nghệ AI phản ứng là Deep Blue và AlphaGO (chơi cờ vây) của Google. Deep Blue là một chương trình chơi cờ vua tự động, được tạo ra bởi IBM, với khả năng xác định các nước cờ đồng thời dự đoán những bước đi tiếp theo của đối thủ. 300
- Thông qua đó, Deep Blue đưa ra những nước đi thích hợp nhất. Nó không có ký ức và không thể sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để tiếp tục huấn luyện trong tương lai. Công nghệ AI có bộ nhớ hạn chế Ưu việt hơn công nghệ AI phản ứng, loại công nghệ này sử dụng những kinh nghiệm trong quá khứ để xác định và đưa ra những quyết định trong tương lai. Loại công nghệ AI này được kết hợp chủ yếu với các cảm biến môi trường xung quanh. Từ đó dự đoán những tình huống có thể xảy ra. Phân tích và điều hướng tốt nhất những hành động kế tiếp của thiết bị. Lý thuyết về trí tuệ nhân tạo: Tân tiến hơn 2 loại công nghệ AI trên, loại AI này có thể học hỏi xung quanh, điều chỉnh và tự suy nghĩ. Từ đó đưa ra hành động áp dụng cụ thể cho bản thân. Tuy nhiên, đây cũng chưa phải là loại AI khả thi nhất. Công nghệ AI tự nhận thức: Đây là loại công nghệ AI giống con người nhất. Chúng có khả năng tự nhận thức, có ý thức và hành xử cụ thể. Hơn nữa, chúng còn có thể hiểu và đánh giá được cảm xúc của con người và biểu lộ được cảm xúc của chính mình. Loại công nghệ AI này được xem là bước tiến vượt bậc và là bước phát triển cao nhất của AI. Tuy nhiên đây cũng không phải là loại công nghệ AI khả thi tại thời điểm hiện tại. Một trong các ứng dụng rõ rệt và có hiệu quả nhất của AI là nhà thông minh. Bằng việc kết nối nhiều loại sản phẩm có khả năng học hỏi thói quen của chủ sở hữu nhờ vào trợ lí ảo như Google Assistant, lúc này AI sẽ tận dụng mọi thông tin mà nó ghi nhớ được từ chủ nhân để phục vụ các nhu cầu được đưa ra một cách nhanh chóng và thuận tiện nhất 5. NHỮNG ỨNG DỤNG CỦA TRÍ TUỆ NHÂN TẠO TRONG ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI Trong kỷ nguyên 4.0, trí thông minh nhân tạo AI thực sự bùng nổ. Tạo nên nhiều đột phá không chỉ trong ngành công nghệ mà còn ở các lĩnh vực khác nhau trong cuộc sống. Được xem là xu thế tất yếu trong đời sống kinh tế, giáo dục, y tế ở hiện tại và cả trong tương lai. Cụ thể như sau: 301
- AI sử dụng trong công cụ tìm kiếm Các dịch vụ tìm kiếm ứng dụng AI để “dự đoán” mục đích của người sử dụng khi thực hiện tìm kiếm với 1 cụm từ khóa lạ. Một hệ thống phổ biến đang được Google triển khai hiện nay là RankBrain. Thông qua machine learning, RankBrain có thể dịch từ và chuyển thể cụm từ chưa bao giờ nhìn thấy đó sang một từ quen thuộc có ý nghĩa tương tự. AI được sử dụng trong y học Công nghệ AI làm thay đổi hoàn toàn bộ mặt ngành y tế. Có thể nói, y tế là lĩnh vực thiết thực nhất mà chúng ta quan tâm. Những ứng dụng của AI trong y học mang lại cho con người những giá trị đáng kinh ngạc. AI được sử dụng như một trợ lí chăm sóc sức khỏe cá nhân, chúng được sử dụng cho nghiên cứu và phân tích. Chúng có thể được sử dụng để lên lịch hẹn khám tại các cơ sở y tế, và điều quan trọng nhất chính là việc bệnh nhân được hỗ trợ 24/7. Bệnh nhân có thể dùng các app trên điện thoại chụp hình và điền các thông tin gửi lên một hệ thống trí tuệ nhân tạo và gần như tức thì kết quả chuẩn bệnh cũng như cách điều trị có thể được trả về. Cỗ máy mang tên Robot tự động khâu chỉ thông minh (STAR) ở Đại học Johns Hopkins, Mỹ, thể hiện năng lực phẫu thuật khi khâu thành công ruột lợn với độ chuẩn xác cao hơn các bác sĩ. STAR bao gồm một cánh tay robot trang bị dụng cụ khâu vết thương cùng với hệ thống chụp ảnh 3D và cảm biến cận hồng ngoại theo dõi đường đánh dấu huỳnh quang dọc theo mép mô do các nhà nghiên cứu vạch ra. Ca phẫu thuật diễn ra dưới sự chỉ dẫn của "thuật toán khâu chỉ tự động" được phát triển riêng cho hệ thống. AI được sử dụng trong hệ thống ngân hàng tài chính Các ngân hàng, tổ chức tài chính đang xử dụng AI trong việc xử lí các hoạt động tài chính, tiền đầu tư và cổ phiếu, quản lí các tài sản khác nhau,… AI có thể vượt qua con người trong việc xử lí các giao dịch , giúp ngân hàng hỗ trợ khách hàng tốt hơn, cung cấp các giải pháp nhanh chóng. AI được sử dụng trong quản lý an ninh Lực lượng cảnh sát Anh đang sử dụng công nghệ bản đồ AI nhằm xác định những điểm nóng nơi các vụ phạm tội sẽ xảy ra. Chương trình AI cũng giúp cảnh sát xử lý vụ án bằng cách nhanh chóng phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu và hệ thống giám sát an ninh. AI được sử dụng trong giáo dục 302
- AI có thể tự động hóa việc chấm điểm, giúp các thầy cô có thêm nhiều thời gian hơn. Nó có thể đánh giá bài giảng và hoạt động học tập của sinh viên, từ đó giúp giáo viên cải thiện giờ giảng và nâng cao hiệu quả học tập của từng cá nhân sinh viên. AI giúp phân loại thủ tục giấy tờ, quá trình xử lý đơn từ đơn giản và nhanh hơn. Học sinh, sinh viên được tiếp cận với các thiết bị học tập, phần mềm tích hợp trí tuệ thông minh, rút ngắn thời gian học và tìm hiểu tài liệu. AI được sử dụng trong ngành công nghiệp nặng Hiện nay, những công ty lớn AI chủ yếu được sử dụng trong các dây chuyền sản xuất. AI được sử dụng như những robot có thể thay thế thực hiện các hoạt động của con người. AI cũng được áp dụng trong hệ thống quản lí qua việc lưu giữ hồ sơ của nhân viên. Chúng được sử dụng để trích xuất dữ liệu chính xác phục vụ cho việc ra quyết định. Sử dụng AI trong công nghiệp nặng giúp các nhiệm vụ được hoàn thành kịp thời với hiệu suất cao. AI được sử dụng trong ngành vận tải Một trong những phương tiện vận tải đáng quan tâm nhất chính là vận tải hàng không. Với ngành vận tải này hầu hết các hoạt động kiểm soát vận tải hàng không đều dựa trên công nghệ AI. Có nhiều phần mềm khác nhau được thiết kế dựa trên nền tảng AI để mang lại những chuyến bay tốt hơn cho hành khách và giảm thiểu những lo lắng về sự cố, nguy hiểm. Trí tuệ nhân tạo được ứng dụng trên những phương tiện vận tải tự lái, điển hình là ô tô. Sự ứng dụng này góp phần mang lại lợi ích kinh tế cao hơn nhờ khả năng cắt giảm chi phí cũng như hạn chế những tai nạn nguy hiểm đến tính mạng. Tuy nhiên việc ứng dụng này vẫn chưa được phổ biến vì vẫn trong giai đoạn thử nghiệm, nhưng với sự hỗ trợ của thuật toán Deep Learning (học sâu) với hàng hoạt các chức năng như nhận dạng và xử lý hình ảnh; nhận dạng và điều khiển bằng giọng nói, xử lý ngôn ngữ tự nhiên; phát hiện vật cản, giải quyết bài toán điều khiển thời gian thực (real time) và xây dựng được một cơ cở dữ liệu khổng lồ về hệ thống giao thông và các tình huống giao thông… thì ứng dụng này trong tương lai sẽ sớm được đưa vào sử dụng. AI được sử dụng trong những trò chơi Những trò chơi trên máy tính hay TV ngày càng có sự phát triển mạnh mẽ. Việc sử dụng công nghệ AI làm cho các trò chơi trở nên thông minh hơn với những yêu cầu công 303
- nghệ. Chương trình trí tuệ nhân tạo do công ty DeepMind thuộc Google tạo ra có thể tự học cách chơi cờ trong chưa đầy 4 tiếng. AlphaZero chơi đi chơi lại hàng tỷ ván cờ, học hỏi các quy luật và phân tích chiến lược. AlphaZero tốt đến mức qua mặt Stockfish 8, hệ AI nắm giữ kỷ lục trước đó, trở thành kiện tướng cờ vua máy tính xuất sắc nhất. AI được sử dụng trong các ngành dịch vụ Trí tuệ nhân tạo AI có thể thay thế được nhân viên để trả lời những câu hỏi thắc mắc cũng như đáp ứng được nhu cầu của nhiều khách hàng. Đảm bảo cho sự phục vụ 24/7, chính xác và mang lại hiệu quả cao. Ngoài ra, việc sử dụng trí tuệ nhân tạo cho phép các công ty phân tích được nhu cầu, hành vi của khách hàng thông qua những dữ liệu thu thập được. Nhờ vào đó, họ biết được khách hàng muốn gì, thích gì và có thể thực hiện những dịch vụ đáp ứng được nhu cầu của từng loại khách hàng dựa vào thông tin phân tích được. Mang đến cho khách hàng những trải nghiệm tốt và khác biệt dựa trên mong muốn của họ Ứng dụng AI có thể sử dụng để đặt phòng, book xe hay tìm kiếm những địa điểm trước khi quyết định du lịch cũng như cung cấp những tư vấn cụ thể cho khách hàng dựa trên những phân tích trước đó. Nhờ vào AI họ cũng tiết kiệm được một khoảng thời gian chờ đợi để check in – check out hay những rủi ro về mặt thời gian khác. Do vậy, ứng dụng trí tuệ nhân tạo vào trong ngành dịch vụ làm gia tăng sự trải nghiệm của khách hàng 6. ĐỊNH HƯỚNG TRIỂN KHAI NỘI DUNG TRÍ TUỆ NHÂN TAO VÀO HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC CỦA SINH VIÊN Thứ nhất, đưa môn học “Nhập môn Trí tuệ nhân tạo” vào chương trình đào tạo ngành CNTT, để giúp sinh viên tiếp cận, cũng như có kiến thức cơ bản về trí tuệ nhân tạo. Thứ hai, tổ chức các câu lạc bộ về nghiên cứu trí tuệ nhân tạo. Tạo sân chơi lành mạnh cho sinh viên yêu thích lĩnh vực AI cùng nhau hoạc tập và nghiên cứu. Thứ ba, xây dựng các phòng học thông mình, phòng học đa chức năng để hỗ trợ việc đưa nội dung trí tuệ nhân tạo AI vào giảng dạy và học tập một cách phù hợp nhất. Thứ tư, tổ chức các hội thảo và tham quan doanh nghiệp về công nghệ AI để sinh viên tiếp cận thực tế và có thêm định hướng nghiên cứu. Nói tóm lại, với tác động mạnh mẽ của công nghệ thông tin, sẽ tạo ra bước nhảy vọt trong mọi lĩnh vực & mọi ngành nghề và làm thay đổi cục diện các ngành kinh tế. Chúng ta tin tưởng vào tương lai công nghiệp TTNT Việt Nam sẽ phát triển với tốc độ cao, góp 304
- phần xứng đáng vào sự nghiệp phát triển kinh tế – xã hội của đất nước trong thời đại số ngày nay TÀI LIỆU THAM KHẢO [1] https://www.most.gov.vn/vn/tin-tuc/20614/cong-nghe-ai-cua-hien-tai-va-tuong- lai.aspx [2] https://fptshop.com.vn/tin-tuc/danh-gia/cong-nghe-ai-la-gi-tim-hieu-ve-cong-nghe-ai- 63382 [3] https://wikikienthuc.com/ai-la-gi/ [4] https://etep.moet.gov.vn 305
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Module bồi dưỡng thường xuyên THCS - Modul 37: Giáo dục vì sự phát triển bền vững ở trường THCS
44 p | 567 | 48
-
Bài giảng Kinh tế chính trị Mác - Lênin - Chương 5: Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và các quan hệ lợi ích ở Việt Nam
13 p | 123 | 27
-
Tham vấn học đường tại Việt Nam, định hướng để phát triển
9 p | 116 | 8
-
Tài liệu tập huấn kiến thức, bồi dưỡng kỹ năng thực hiện triển khai các hoạt động hỗ trợ hướng nghiệp, khởi nghiệp cho học sinh trung học phổ thông
47 p | 16 | 7
-
Phát triển chương trình dạy học định hướng năng lực
7 p | 56 | 7
-
Tổ chức dạy học chủ đề Tế bào - Sinh học lớp 10 trung học phổ thông theo định hướng giáo dục STEM
3 p | 10 | 6
-
Nghiên cứu về đánh giá sinh viên và định hướng đánh giá sinh viên theo chuẩn đầu ra chương trình đào tạo trình độ đại học
7 p | 65 | 5
-
Nghiên cứu xây dựng mô hình thực hiện nội dung giáo dục địa phương đáp ứng Chương trình Giáo dục phổ thông 2018
6 p | 51 | 5
-
Định hướng hoạt động khoa học và công nghệ của trường Đại học Thể dục Thể thao Bắc Ninh năm 2020
4 p | 56 | 4
-
Định hướng tích hợp trong sách giáo khoa tiếng Lào lớp 4
5 p | 59 | 4
-
Sơ đồ tư duy – con đường đến với “cách học ngoại ngữ”
7 p | 8 | 4
-
Định hướng xây dựng nội dung giáo dục địa phương theo Chương trình Giáo dục phổ thông mới
5 p | 51 | 4
-
Hiện trạng-vấn đề đặt ra-định hướng trong giai đoạn mới - Một số vấn đề lý luận và thực tiễn phát triển đất nước: Phần 1
92 p | 13 | 2
-
Đổi mới nội dung và phương pháp hoạt động giáo dục hướng nghiệp cho học sinh các trường THPT miền núi Tây Bắc
8 p | 31 | 2
-
Thực trạng triển khai công tác hướng nghiệp ở trường trung học phổ thông tại thành phố Hồ Chí Minh
9 p | 55 | 2
-
Phát triển chương trình môn học định hướng năng lực làm cơ sở cho dạy học phát huy sáng tạo của học sinh
8 p | 3 | 1
-
Tiếp cận chương trình giáo dục theo định hướng phát triển năng lực người học
6 p | 9 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn