intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Định hướng xây dựng triết lí giáo dục trong giáo dục đại học để phát triển bền vững

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:13

9
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết Định hướng xây dựng triết lí giáo dục trong giáo dục đại học để phát triển bền vững góp phần hoàn thiện lí luận về tiến trình phát triển giáo dục đại học theo hướng bền vững; về xây dựng và thực hiện triết lí giáo dục (TLGD) - điều kiện thiết yếu trong giáo dục.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Định hướng xây dựng triết lí giáo dục trong giáo dục đại học để phát triển bền vững

  1. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG TRIẾT LÍ GIÁO DỤC TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC ĐỂ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Lê Thị Hoa1 Tóm tắt: Bài báo viết bằng phương pháp kết hợp giữa các loại hình nghiên cứu cơ bản: nghiên cứu lí thuyết, nghiên cứu thực tế, tìm hiểu xã hội, qua sự phân tích - tổng hợp, khái quát hóa - trừu tượng hóa, ... Theo đó, bài viết cố gắng tuân theo sự chỉ định của quy luật tự do tư tưởng và định hướng nhân văn trong hoạt động giáo dục, cũng như việc tuân thủ quy luật lịch sử - lô gic trong tiến trình tư tưởng. Bài báo góp phần hoàn thiện lí luận về tiến trình phát triển giáo dục đại học theo hướng bền vững; về xây dựng và thực hiện triết li giáo dục (TLGD) - điều kiện thiết yếu trong giáo dục. Đồng thời, bài viết phần nào phản ánh được mối quan hệ, nội dung và xu hướng vận động trong quá trình phát triển giáo dục đại học; khẳng định tác dụng của TLGD tạo ra lực đẩy và lực kéo nền giáo dục đại học tới mục tiêu cao cả. Từ đó, đề xuất giải pháp phát triển bộ máy quản lí giáo dục. Từ khóa: Đại học, giáo dục, quản lí giáo dục, triết lí giáo dục. 1. Mở đầu Sự nghiệp giáo dục đại học Việt Nam qua nhiều bước thăng trầm trong lịch sử và đã có được nhiều thành tích. Nhưng nhìn chung, các thành quả đó chưa tương xứng với công sức đã đầu tư, chưa đáp ứng được kì vọng của cả dân tộc trong hiện tại và tương lai. Yếu tố nào chi phối thực trạng ấy và hướng giải quyết vấn đề ấy đã trở thành nhiệm vụ được đặt như một tất yếu thời đại. Điều sâu sắc được ẩn giấu trong đó là triết lí giáo dục. TLGD ngày nay nhằm giải đáp các vấn đề: “Giáo dục là gì? Giáo dục cho ai? Giáo dục như thế nào?” trong tổng thể hoàn thiện các mặt đời sống xã hội… Từ đó định hướng đổi mới, phát triển nền giáo dục đại học bền vững. Lịch sử giáo dục đã từng có TLGD tùy thuộc vào thời đại. Đó là điều kiện cho sự thành công trong giáo dục và sự tiến bộ xã hội. Mặt khác, TLGD chủ quan sẽ gây tác hại không nhỏ cho nền giáo dục, cho xã hội. Thực tế và lí luận đều đi tới thống nhất: TLGD như một trong các hành lang có tính quy phạm xã hội định hướng cho hoạt động giáo dục - đào tạo đạt tới mục tiêu giáo dục. Phương pháp nghiên cứu: tác giả dùng phương pháp phân tích tổng hợp, phương pháp so sánh, phương pháp thống kê, phương pháp xây dựng mô hình, phương pháp sử dụng số liệu… và một số phương pháp kết hợp để hoàn thiện bài viết. 2. Nội dung 2.1. Kết quả nghiên cứu 2.1.1. Tìm hiểu về triết lí giáo dục, triết lí giáo dục Việt Nam 1. Tiến sĩ, Đại học Kinh tế Quốc dân 24
  2. LÊ THỊ HOA Trong cuộc sống hoạt động con người đều có mục tiêu nhất định. Trong quá trình thực hiện các mục tiêu ấy, con người dần hình thành nên các triết lí tương ứng. Đó là những lí lẽ phù hợp nhất, hiệu quả nhất và dễ biện minh nhất cho chuỗi hành vi cá nhân. Thông thường, triết lí được hiểu là hệ thống lí luận triết học, phản ánh quan niệm của con người về những vấn đề nhân sinh, xã hội, được cụ thể hoá bằng những tư tưởng, đường lối, phương pháp và hành động thực tiễn. Ở đó, đã phản ánh nhiều nội dung từ trải nghiệm trong cuộc sống nhằm ứng phó tối ưu với một thực tiễn và một thực tiễn có thể nảy sinh nhiều triết lí. Sự nghiệp giáo dục với tất cả tính chất, nhiệm vụ và mục tiêu trong bối cảnh xã hội phát triển với nhiều biến động bất ngờ thì việc đi tìm hệ thống TLGD phản ánh đúng chiến lược phát triển giáo dục trong thời kì mới là mối quan tâm hàng đầu của cả dân tộc, của các nhà khoa học và quản lí giáo dục. Điều đó, có thể mô phỏng theo mô hình dưới đây. Hình 1. Vai trò của TLGD trong sự nghiệp giáo dục - đào tạo [Nguồn: Tác giả tự xây dựng dựa trên sự nghiên cứu hoàn toàn độc lập và mới] TLGD nghiên cứu triết học của nền GD, với các vấn đề trung tâm là giáo dục, động lực giáo dục, các giá trị, các phạm vi và hợp pháp hoá giáo dục là một ngành học, quan hệ giữa hai mặt lí thuyết và thực hành trong giáo dục, TLGD được hình thành một cách tự phát hay tự giác từ hệ thống giáo dục xã hội. Xây dựng và thực thi TLGD đã trở thành nhiệm vụ của các bộ phận thực hiện chức năng quản lí giáo dục, từ cơ quan quyền lực cao nhất Chính phủ tới các cơ sở giáo dục, các trường học. Là một ngành của triết học giáo dục, TLGD đề xuất các vấn đề về bản chất, mục đích, ... giáo dục. Căn cứ vào TLGD, các chủ thể giáo dục tìm kiếm cơ sở triết học và sự thực hành giáo dục. Vấn đề cơ bản nhất của triết lí giáo dục liên quan đến mục tiêu giáo dục. TLGD là tập hợp đặc biệt của các niềm tin (xuất phát từ sự tìm kiếm những tri thức về cuộc sống và vũ trụ để dẫn dắt hành vi của con người) nhằm thúc đẩy một kiểu hình riêng biệt hay tầm nhìn trong giáo dục; về lí luận triết học giáo dục; về các quan điểm chủ trương, phương hướng giáo dục phù hợp với tình trạng kinh tế, chế độ chính trị, đời sống xã hội và trình độ văn hóa của thời đại đó. TLGD phụ thuộc vào triết lí xã hội bàn về sứ mệnh của giáo dục. Mở rộng ra, TLGD “là quan điểm, chủ trương, phương hướng giáo dục phù hợp với thực tế tình trạng kinh tế, chế độ chính trị, đời sống xã hội và trình độ văn hoá thời đại đó..” (PGS Đặng Đức An, 2007). Sự đúng đắn, hợp lí và vai trò, tác dụng của TLGD 25
  3. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG TRIẾT LÍ GIÁO DỤC TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC... được thể hiện qua nhiều phương diện. Nhưng rõ rệt nhất là ở chất lượng, hiệu quả của quá trình giáo dục, khi tuân thủ TLGD ấy: Những con người - sản phẩm giáo dục và cả nền giáo dục đáp ứng được cao nhất yêu cầu của sự tiến bộ xã hội theo xu hướng tất yếu. 2.1.1.1. Triết lí giáo dục Việt Nam Nền giáo dục Việt nam đã trải qua các thời kì sau: (1) Thời kì phong kiến: theo khuôn mẫu giáo dục Trung Quốc của Tam giáo. (2) Thời kì thuộc Pháp: thực hiện nền giáo dục thuộc địa nửa phong kiến. Nhưng trong đó đã có các yếu tố của nền giáo dục mới (truyền bá chữ quốc ngữ, phong trào mở mang dân trí, chấn hưng công nghệ dân tộc; …). (3) Thời kì độc lập, thực hiện một nền giáo dục dân chủ nhân dân với phương châm “dân tộc - khoa học - đại chúng”. (4) Thời kì sau 1954, đất nước tạm thời chia thành 2 miền. Tại miền Bắc tiếp cận mô hình giáo dục XHCN, đáp ứng yêu cầu xây dựng XHCN ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Tại miền Nam, trước năm 1975. TLGD với 3 nội dung: (i) “nhân bản” (humanistic); (ii) “dân tộc” (nationalistic); (iii) “khai phóng” (liberal). Ở đó, chủ trương: con người có địa vị quan trọng; lấy con người làm gốc, lấy cuộc sống của con người trong cuộc đời này làm căn bản; con người là mục tiêu cứu cánh, không phải công cụ phục vụ cho mục tiêu nào đó; tôn trọng giá trị truyền thống của dân tộc trong giáo dục với tính “Mở” hướng tới xã hội tiến bộ, tiếp cận với văn minh thế giới; (5) Giai đoạn đổi mới, nền giáo dục đạt được nhiều thành tựu. Nhưng có nhiều biểu hiện không theo kịp thời đại, không đáp ứng được yêu cấu thị trường, có phần lạc hậu so với giáo dục khu vực và quốc tế. Hiệu quả, chất lượng của nền giáo dục Việt Nam được thể hiện qua mô hình sau. Hình 2. Thứ bậc Việt, Malaysia, Thái trong bảng xếp hạng trí tuệ toàn cầu (Nguyễn Khánh Trung, 2012). Hiển nhiên, theo sự vận động chung của xã hội, cần “xây dựng một TLGD mới, chưa phải là TLGD xã hội chủ nghĩa, phải tiến bộ hơn TLGD tư bản chủ nghĩa. Triết lí này để cho sinh viên hội nhập được với thế giới, đáp ứng được với kinh tế thị trường, nhưng lại giữ được định hướng xã hội chủ nghĩa (PGS Đặng Đức An, 2007). 26
  4. LÊ THỊ HOA 2.1.1.2. Triết lí giáo dục mới tại Việt Nam Sự tương tác giữa các yếu tố căn cứ hình thành TLGD được thể hiện theo tính quy luật sau: Từ các điều kiện khách quan trong nước, bối cảnh quốc tế, yêu cầu và xu hướng nền giáo dục thông qua yếu tố chủ quan của chính phủ, các bộ và cơ quan ngang bộ, các trường đại học và các cơ sở giáo dục ngang cấp, cùng các cơ quan khác mà hình thành nên các tính chất, nội dung của TLGD. Xem mô hình về sự tương tác đó. Hình 3. Sự tương tác giữa các yếu tố căn cứ hình thành TLGD [Nguồn: Tác giả tự xây dựng dựa trên sự nghiên cứu hoàn toàn độc lập và mới] Sự hoạt động có tính quy luật trên tạo cho TLGD với các tính chất đặc trưng: tính nhân dân-dân tộc; tính khoa học - hiện đại; tính pháp lí; tính tư tưởng; tính xu thế, trào lưu giáo dục. Để có thể xây dựng được hệ thống TLGD tiến bộ, khoa học, khả thi và hiệu quả cần triệt để tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong xây dựng TLGD. Kế thừa, phát huy sáng tạo đột phá đối với TLGD trong lịch sử dân tộc. - Nội dung TLGD: mục tiêu giáo dục hướng đến việc đào tạo, xây dựng mẫu người được chuẩn hóa, có khả năng nhận thức đúng đắn, hiệu quả (tư duy khoa học, tư duy biện chứng, tư duy phê phán, dần hình thành phong thái tư duy lí luận, …); mẫu người mà lẽ sống, hoài bão, phương châm sống hướng tới cuộc sống xanh, cuộc sống xã hội hóa,… - Xây dựng TLGD có tính khả thi, tuân thủ TLGD góp phần thúc đẩy các loại hình giáo dục cụ thể, tiên tiến hoặc tầm nhìn về giáo dục, và kiểm tra được, … Tất cả cần được rõ ràng về định nghĩa, mục đích và ý nghĩa giáo dục. - Qua việc xây dựng TLGD mà thể hiện một liên kết thống nhất xã hội đa dạng và kêu gọi xã hội đặt niềm tin và cam kết cùng các cơ sở giáo dục thực hiện nền giáo dục tốt được định hướng từ TLGD. - Nguyên tắc dân chủ - nhân văn trong giáo dục, yêu cầu học sinh và các lực lượng 27
  5. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG TRIẾT LÍ GIÁO DỤC TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC... giáo dục tham gia một cách tự do và bình đẳng trong một nền dân chủ trường học về các vấn đề liên quan đến sinh sống, làm việc và học tập. Nội dung cơ bản của TLGD - Mục tiêu giáo dục. “Thiết lập lại một nền giáo dục khác hẳn nhằm tạo nên những con người tự do, dám và biết tự mình đi tìm lấy chân lí, sống và làm việc theo chân lí mình đã chọn, chịu trách nhiệm về sự lựa chọn ấy. Sự thống nhất của xã hội sẽ là sự thống nhất của những con người tự do, đầy trách nhiệm với chính mình và với xã hội, đầy tự chủ và sáng tạo…” (Nguyên Ngọc, 2007). Tại nhiều nước, TLGD được luật hóa bằng Luật Giáo dục. Từ năm 1975, tại Việt Nam đã xây dựng và ban hành Luật Giáo dục. Trong đó, mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Kế thừa những điểm hợp lí từ các phương châm giáo dục lấy thầy làm trung tâm và phương châm lấy trò làm trung tâm trong giáo dục, hướng tới giáo dục người học có trách nhiệm với bản thân về bản thân; hình thành và củng cố các kĩ năng mềm của người công dân tương lai trong thương lượng, chính kiến, nhân ái và tôn trọng sự khác biệt. Điều đó, vượt lên chữ “Lễ” của Nho giáo. Ngày nay, TLGD phải dựa trên và phục vụ sự phát triển bền vững cho xã hội và cho cả nền giáo dục. 2.1.2. Định hướng xây dựng TLGD trong sự nghiệp phát triển đại học bền vững. 2.1.2.1. Sự phát triển bền vững Trong “Chiến lược bảo tồn thế giớï của Hiệp hội bảo tổn thiên nhiên quốc tế (IUCN) năm 1980, lần đầu tiên đề cập tới khái niệm “phát triển bền vững”. Từ đó, khái niệm này dần được hoàn thiện, phản ánh quá trình đáp ứng xã hội hiện tại và duy trì, bảo tồn, gia tăng các điều kiện đáp ứng tương lai. Trong đó, thể hiện được sự kết hợp chặt chẽ, hài hoà, thống nhất giữa tăng trưởng kinh tế, giải quyết các vấn đề xã hội và bảo vệ môi trường. Phát triển bền vững (PTBV) dựa trên, kết hợp và hướng tới nền Đạo đức Hình 4. Mô hình phát triển bền vững mới: vì Con Người. Nội hàm của khái (theo IUCN) niệm PTBV gồm: tăng trưởng kinh tế; giải [Nguồn: Tác giả tự xây dựng dựa trên sự quyết các vấn đề công bằng xã hội; bảo vệ nghiên cứu hoàn toàn độc lập và mới] môi trường và tôn trọng quyền Con người. 28
  6. LÊ THỊ HOA PTBV = Tăng trưởng KT + Công bằng XH + Bảo vệ Môi trường + Tôn trọng Quyền Con người 2.1.2.2. Nền giáo dục đại học vì sự phát triển bền vững Các trường đại học trên thế giới được tổ chức theo nhiều mô hình với các lợi thế và bất cập tương ứng. Mô hình 1. Trường đại học là một thể chế của nhà nước. Nhà nước quản lí trường đại học, quy định khung chương trình quốc gia và các tiêu chuẩn chung về đào tạo (Amaral, Jones và Karseth 2003). Vận hành của trường đại học dựa trên khung pháp lí và sự tự quản của đội ngũ học giả và bộ máy quản lí của trường đại học. Mô hình 2. Tại các nước Anglo - Saxon, quản trị đại học chuyển hướng tăng cường sự giám sát của nhà nước thông qua các cơ quan trung gian cấp tài trợ và giám sát chất lượng. Mô hình 3. Tại các nước châu Âu lục địa, mô hình quản trị đại học theo hướng xóa bỏ quản lí trực tiếp của nhà nước bằng giám sát từ xa qua các cơ chế giải trình và giao quyền tự chủ nhiều hơn cho các trường đại học. Mô hình 4. “Đại học doanh nghiệp” (entrepreneurial universities): Quản trị giáo dục đại học hoạt động theo tư cách pháp nhân độc lập hoàn toàn và áp dụng các kĩ thuật quản lí doanh nghiệp (Phạm Thị Lan Phượng, 2012). Mô hình 5. Diễn ra theo xu hướng tiến bộ trong phát triển giáo dục đại học ở nhiều nước (University of Technology Sydney (Australia), University of Machester (Mỹ), Queen's University (Canada), …). Với mô hình này, tổ chức Unesco đã khẳng định: giáo dục vì sự phát triển bền vững trao quyền cho người học tự xây dựng, phát triển năng lực bản thân (kiến thức, kĩ năng, giá trị và thái độ cho cuộc sống, nghề nghiệp, học tập, …), đề ra các quyết định sáng suốt, thực hiện các hành động có trách nhiệm phục vụ sự phát triển bền vững. Đó là quá trình học tập suốt đời và là một yêu cầu, một tiêu chí của chất lượng giáo dục, dùng các tiêu chí: BREAM, Green Star, LEED... để đánh giá. Mô hình 6. Riêng Việt Nam, ngoài chủ thể nhà nước và nhà trường còn chủ thể Đảng Cộng sản. Trong thời kì đổi mới, giáo dục - đào tạo là quốc sách hàng đầu với phương châm: Chuẩn hóa - Hiện đại hóa - Dân chủ hóa. 2.1.3. Triết lí giáo dục vì sự phát triển bền vững Từ đặc tính của mô hình thứ 6 (đã nêu trên), trong bối cảnh thực hiện sự nghiệp đổi mới của sự phát triển bền vững, Phạm Minh Hạc (2011) đề xuất TLGD: “Giáo dục giá trị bản thân” với yêu cầu phải hiểu được 5 đối tượng: (1) Người Việt Nam; (2) LỊch sử giáo dục của đất nước; (3) Xu thế thế giới; (4) Yêu cầu của đất nước, Đảng, nhân dân với giáo dục; (5) Những yếu tố tác động tới giáo dục Việt Nam….”. Theo đó, TLGD Việt Nam là: Ái, Tôn, Vị, Trọng, Khai. Đó là “chủ nghĩa yêu nước; thượng tôn dân tộc; tôn trọng thực tại khách quan; trọng nguyên khí; khai phóng dân tộc, mở ra với thế giới” (Vũ Minh Giang, 2011). 29
  7. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG TRIẾT LÍ GIÁO DỤC TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC... Từ các nội dung cơ bản TLGD ấy đã phản ánh sự liên hệ mật thiết giữa TLGD và sự nghiệp giáo dục. Thực sự, TLGD là một thành tố góp phần định hướng sự nghiệp giáo dục vì sự PTBV. Trong đó, có quá trình xây dựng và đổi mới công tác quản trị trường đại học khối kinh tế. Trước hết từ việc xác định các mô hình. TLGD đại học vì PTBV được xây dựng theo mô hình logic sau: Hình 5. Logic xây dựng TLGD vì sự phát triển bền vững [Nguồn: Tác giả tự xây dựng dựa trên sự nghiên cứu hoàn toàn độc lập và mới] Mô hình trên cho thấy, nền GD truyền thống đặt trong bối cảnh sự nghiệp đổi mới toàn diện đất nước yêu cầu một TLGD mới - định hướng cho nền GD mới. Nền GD mới vì sự PTBV, tất yếu cần một TLGD vì sự PTBV được xây dựng với các điều kiện đảm bảo tương ứng về nhiều mặt. a. Phương châm (1). Thống nhất, hài hòa một cách tiên tiến, tích cực trong mối quan hệ giữa chủ thể xây dựng TLGD và lực lượng thực hiện TLGD. Trong đó: + Chủ thể xây dựng TLGD: - Chính phủ - Bộ Giáo dục – Đào tạo - Cơ quan liên đới + Lực lượng thực hiện - Lực lượng giáo dục: người dạy, nhân viên, cán bộ quản lí - Đối tượng giáo dục: người học - Thành phần khác liên đới Hình 6. Quan hệ giữa chủ thể xây dựng và lực lượng thực hiện TLGD [Nguồn: Tác giả tự xây dựng dựa trên sự nghiên cứu hoàn toàn độc lập và mới] 30
  8. LÊ THỊ HOA (2) Kế thừa có chọn lọc các nội dung trong TLGD mới, phục vụ cho sự nghiệp giáo dục vì sự phat triển bền vững, tuân thủ đường lối, chính sách giáo dục của Đảng và chính phủ trong điều kiện cụ thể. (3) Xây dựng TLGD với định hướng vì sự phát triển bền vững của nền giáo dục nước nhà, vì sự PTBV chung b. Căn cứ xây dựng: Từ hình 5 cho thấy, TLGD vì sự PTBV là sự thống nhất, hài hòa giữa các yếu tố: nội dung TLGD mới; đặc trưng của nền giáo dục đại học vì sự PTBV; đường lối chính sách giáo dục; điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế. Điều đó thể hiện qua hình 7. Hình 7. Căn cứ xây dựng TLGD đại học vì sự PTBV [Nguồn: Tác giả tự xây dựng dựa trên sự nghiên cứu hoàn toàn độc lập và mới] TLGD mới xây dựng từ khi hòa bình, thống nhất được lập lại trên toàn quốc TLGD mới = Chuẩn hóa + Hiện đại hóa + Dân chủ hóa + Giá trị bản thân + Ái + Tôn + Vị + Trọng + Khai (2) Nền giáo dục đại học vì sự PTBV thể hiện các đặc trưng: Giao quyền tự chủ cho người học; Giáo dục xanh; Hài hòa lợi ích đương đại và lịch đại, Nhân văn, tiến bộ (3) Đường lối chính sách Nền giáo dục tiến hành theo đướng lối: Đổi mới - Mở rộng - Xã hội hóa (4) Điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội trong nước và quốc tế được thể hiện với các tính chất của thời đại mới: thời đại của cuộc CMKH - CN lần thứ 4; thời đại mang tính Quốc tế hóa và Toàn cầu hóa toàn diện; thời đại của việc bảo về Hòa bình, an ninh thế giới, thời đại của sự phục hồi các giá trị tâm linh và hoạt động tôn giáo; trung tâm của nền văn minh dịch dần về phương Đông; thời đại của nền Văn hóa Bao dung; … 31
  9. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG TRIẾT LÍ GIÁO DỤC TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC... c. Đề xuất triết lí giáo dục đại học vì sự phát triển bền vững Từ căn cứ xây dựng TLGD đại học vì sự PTBV theo sự trình bày trên, chúng tôi tạm đề xuất: TLGD PTBV = Xã hội hóa + Chuẩn hóa + Hài hòa xanh + Giá trị bản thân Nội dung 1. Xã hội hóa mục tiêu giáo dục Xã hội hóa giáo dục vừa là hướng đi, nội dung của nền giáo dục, vừa là mục tiêu giáo dục các công dân, các đoàn thể nhân dân, tổ chức kinh tế, xã hội đều có quyền và trách nhiệm trong tiếp nhận và phát triển nền giáo dục. Từ đó, họ có nhận thức đúng về vị trí bản thân trong nền giáo dục nước nhà, góp phần định hướng đúng trong hoạt động. Nội dung này sẽ tác động lớn tới tâm lí và hành vi người học: không bị cô độc và sẵn sàng hợp tác và xây dựng môi trường giáo dục nhằm đáp ứng và định hướng nhu cầu xã hội. Đồng thời, người học nhận thức đúng đắn về vị trí, vai trò và trách nhiệm bản thân đối với xã hội; về quyền lợi và nghĩa vụ tham gia tiến trình giáo dục. Hơn thể, cả xã hội và từng thành viên trong nền giáo dục phải thừa nhận và góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục đã được luật hóa Nội dung 2. Chuẩn hóa về mục tiêu giáo dục Nội dung này yêu cầu những người tiếp nhận nền giáo dục - sản phẩm giáo dục - phải được chuẩn hóa về những phẩm chất, tài năng và các năng lực cần thiết trong cuộc sống các nhân và cuộc sống xã hội. Thực chất, sản phẩm giáo dục phải thể hiện và góp phần hình thành hệ thống giá trị chuẩn thời đại vừa hiện đại hóa vừa phát huy các giá trị truyền thống Việt Nam, hướng tới hội nhập quốc tế trong Dân chủ, Hòa bình và Bao dung tiến bộ. Mục tiêu này, hướng sản phẩm giáo dục phải thực sự là một phần hữu cơ, tích cực trong tính toàn đồ của cả nhân loại (mỗi một người là cả nhân loại, cả nhân loại là một thể thống nhất, một con người). Khi đó, con người tiếp nhận nền giáo dục sẽ hòa mà không tan vào cuộc sống chung, vào xã hội. Những nét riêng tiến bộ của họ được phát huy - bảo toàn tính cá thể hóa và phát huy năng lực nghề nghiệp các cá nhân. Muốn vậy, phải “chuẩn hóa: từ mục tiêu, nội dung, chương trình, phương pháp, hình thức giáo dục đến đội ngũ nhà giáo, cán bộ quản lí. Xu hướng phát triển này cần phải được luật hóa’’(Đảng Cộng sản Việt Nam, 1999). Điều tiên quyết ở đây là chuẩn hóa quản lí giáo dục. Trong nội dung đó, người học phải nhận thức đúng và thực hiện được phong cách, lẽ sống chuẩn hóa, tiên tiến. Trước hết là sự thống nhất chuẩn hóa giữa phẩm chất đạo đức và năng lực nghề nghiệp nhằm đóng góp nhiều nhất cho nhân loại cũng như cho bản thân và gia đình người học. Người học phải là phiên bản chuẩn, tốt nhất của chính họ. Nội dung 3. Hài hòa xanh trong mục tiêu giáo dục Trên nền tảng giáo dục xanh, đảm bảo hài hòa lợi ích giáo dục trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Khi đó, giáo dục là hoạt động xã hội, ở mức độ nhất định thể hiện như một loại hình hoạt động kinh tế: giáo dục góp phần phát triển xanh cho xã hội, góp phần cải thiện phúc lợi cho con người và công bằng xã hội hiện tại và tương lai. Đồng thời 32
  10. LÊ THỊ HOA giảm thiểu rủi ro môi trường và khan hiếm nguồn lực phục vụ giáo dục. Phát triển xanh cho cả nền giáo dục và cho từng cá thể tham gia vào sự nghiệp giáo dục dù ở cương vị nào. Các thành phần đó cần nhận thức đúng và thể hiện được vai trò tích cực hướng tới nền giáo dục xanh. Vì đó là một tất yếu cho việc phát triển giáo dục theo chiều sâu và bền vững nhằm giảm thiểu các hệ lụy từ giáo dục, thích ứng và điều chỉnh ảnh hưởng từ các biến đổi tiêu cực không có lợi cho giáo dục. Đồng thời, tiết kiệm các nguồn lực cho giáo dục, bảo đảm an toàn tính mạng con người và tài sản cả về vật chất và tinh thần. Qua đó, góp phần cải thiện phúc lợi của con người và công bằng xã hội trong hiện tại và cả tương lai. Trong đó, cần chú trọng nội dung góp phần giảm thiểu lãng phí nguồn lực cho giáo dục. Các nguồn lực đó gồm: (1) Mặt bằng diện tích cho xây dựng cơ sở vật hạ tầng; (2) Chi phí không hợp lí cho trang bị phương tiện, điều kiện giáo dục; (3) Lãng phí sức lực, tài chính, do chưa quan tâm đúng mức tính cá thể hóa, đánh giá sai về năng lực người học, người dạy; (4) Chưa phát huy, phối hợp sử dụng khả năng của các cơ sở giáo dục; (5) Chưa tính tới điều các hệ sinh thái, điều kiện giáo dục có thể mất đi đột ngột không có dấu hiệu cảnh báo trước; (6) Quá chú trọng tới đáp ứng nhu cầu, thị hiều từ thị trường giáo dục, bỏ qua hoặc xem nhẹ vai trò của giáo dục là định hướng xã hội; (7) Hệ thống quản lí giáo dục bỏ qua hoặc xem nhẹ tác động từ các cơ sở giáo dục tới môi trường xã hội một cách trực tiếp hay gián tiếp qua người học, qua gia đình của họ. Trên nền tảng đó, mục tiêu giáo dục cần đạt được là sự hài hòa xanh trong từng sản phẩm giáo dục. Mỗi người tiếp nhận nền giáo dục phải ổn định, tiên tiến về sức khỏe, tài năng ở hiện tại và cả trong tương lai dù gặp hoàn cảnh nào. Sự phát triển, trưởng thành của người học vừa đảm bảo tuân theo lứa tuổi chung lại có sự định hướng riêng. Họ phải là sự thống nhất giữa các yêu cầu xã hội chung và phát huy các thế mạnh riêng từng người. Người học phải được giáo dục sự bồi dưỡng, trưởng thành liên tục về tâm thái và sự đóng góp xã hội. Trong nhà trường họ là học sinh, sinh viên tốt; khi trưởng thành, họ là công dân mẫu mực, chuyên nghiệp và đức độ trong công việc xã hội; tiếp tới, họ phải là người cao tuổi có ích cho xã hội, một tấm gương sáng về lối sống, về sự cống hiến. Mở rộng ra, đó là sự hài hòa xanh giữa cá nhân người học và cộng đồng, môi trường giáo dục. Thực chất đó là mối quan hệ lịch đại và đương đại cả hậu đại. Mỗi cá nhân với tư duy phê phán sẽ đánh giá nhận xét đúng về nền giáo dục truyền thống nước nhà. Qua giáo dục, họ nhận ra nhiệm vụ phát huy những ưu thế của nền giáo dục truyền thống vào hiện tại và định hướng vận dụng vào tương lai, theo phạm vi điều kiện của họ. Hơn thế, họ vừa tiếp nhận nền giáo dục vì sự PTBV, vừa có ảnh hưởng tích cực trở lại nền giáo dục đó. Sự lan truyền ảnh hưởng này theo trật tự từ tự phát đến tự giác. Mỗi cá nhân tiếp nhận nền giáo dục vì PTBV phải thực sự là một thành viên, một chủ thể (trong điều kiện cụ thể của họ) của nền giáo dục PTBV. Nội dung 4. Giá trị bản thân Nền giáo dục PTBV phải đạt được mục tiêu thừa nhận, tôn trọng, phát huy Giá trị bản thân của từng cá nhân đối tượng giáo dục, của từng cơ sở giáo dục và của cả nền 33
  11. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG TRIẾT LÍ GIÁO DỤC TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC... giáo dục. Nền giáo dục PTBV hướng tới đối tượng giáo dục (người học, học sinh, sinh viên ,…) nhận biết và phát huy được giá trị bản thân của họ. Đó là những nét, những phẩm chất về ngoại hình và nội tâm, về phẩm chất và năng lực mang ý nghĩa tích cực ở trong họ. Dựa vào đó, cá nhân hoạt động để thành công, đạt tới các mục tiêu đặt ra và có đóng góp cho cộng đồng, cho xã hội. Giá trị bản thân có ý nghĩa về sự tồn tại, sự khẳng định mỗi một cá nhân trong xã hội. Đó còn là những đóng góp, vị trí, vai trò của họ đối với xung quanh. Nền giáo dục PTBV phải vì người học, xây dựng cho họ lẽ sống: thừa nhận và phát huy, phấn đấu không ngừng nâng cao giá trị bản thân bằng sự tự tin, sự kiên cường phấn đấu cho những giá trị, những điều tốt đẹp cho xã hội. Điều đó, yêu cầu người học phải thật tích cực tự giác trong tự nhận thức bởi quá trình khai sáng. Qua đó, nâng cao giá trị bản thân cũng là nâng cao giá trị của cộng đồng xung quanh và của cả xã hội. Mặt khác, trong giáo dục PTBV phải định tới mục tiêu khẳng định và phát huy giá trị bản thân của từng cơ sở giáo dục và cả nền giáo dục. Điều đó được thể hiện qua tầm nhìn, sứ mệnh của họ trong sự thống nhất vì sự tiến bộ xã hội PTBV. 2.1.4. Đề xuất giải pháp xây dựng TLGD đại học vì sự PTBV Logic tiến trình xây dựng TLGD cho thấy, chủ thể xây dựng TLGD là hệ thống cơ quan quản lí toàn ngành giáo dục. Đó là Chính phủ và Bộ Giáo dục với chức năng xây dựng TLGD cho toàn ngành. Tiếp theo là các trường đại học, các cơ sở giáo dục tương ứng thực hiện chức năng xây dựng Tầm nhìn, Sứ mệnh như là sự cụ thể hóa TLGD. Đó là hệ thống Quản trị các trường đại học từ các cơ quan nhà nước - xã hội liên quan. Trong đó, rất quan trọng là bộ máy điều hành của các trường đại học. Do vậy, để xây dựng, kiện toàn TLGD, cần chú trọng can thiệp tới cả hệ thống trên. Với điều kiện bài viết, chúng tôi đề xuất giải pháp cho hoàn thiện, đổi mới công tác quản trị Trường Đại học Kinh tế là một yêu cầu cấp bách trong tiến trình xây dựng và thực hiện TLGD. Mô hình 8. Vai trò của bộ máy quản lí giáo dục đại học [Nguồn: Tác giả tự xây dựng dựa trên sự nghiên cứu hoàn toàn độc lập và mới] 34
  12. LÊ THỊ HOA Theo đó, cho biết: Bộ máy quản lí giáo dục là một thành phần rất quan trọng của lực lượng giáo dục. Bộ máy đó có trọng trách xây dựng TLGD như là lực đẩy và lực kéo đối tượng giáo dục tới mục tiêu giáo dục. Thực hiện trọng trách đó, cần tuân thủ một số phương châm, định hướng cơ bản. (1). Mô hình được xây dựng trên cơ sở điều kiện thực về cơ sở vật chất - kĩ thuật và lực lượng con người, về TLGD, về luật pháp và các điều kiện kinh tế - xã hội khác liên quan. (2). Mô hình quản trị đại học khối kinh tế phải tạo ra lực đẩy và lực kéo mạng lưới giáo dục đại học (chủ yếu là kéo - đẩy tương tác với lực lượng giáo viên - sinh viên trong trường) nhằm đạt tới mục tiêu giáo dục. Lực đẩy phải là hệ thống cơ sở vật chất tại các trường đại học. Đặc biệt quan trọng là lực lượng cán bộ công chức của nhà trường cùng với sự hỗ trợ của toàn thể giáo viên, nhân viên trong trường và các lực lượng tham gia khác trong trường. Lực kéo được tạo ra bởi cơ chế, chính sách, pháp luật chung và vận hành trong phạm vi trường đại học đó thành hệ thống nội quy, quy chế của trường. (3). Định hướng thứ 3, trong việc xây dựng, hoàn thiện, đổi mới công tác quản trị Trường Đại học Kinh tế theo hướng đủ mạnh về nhiều mặt để xây dựng, thực thi và hoàn thiện thành công TLGD tại trường đó. (4). Xây dựng, hoàn thiện, đổi mới bộ máy quản trị trường đại học kinh tế có tính chất phức hợp giữa bộ máy quản lí trường đại học và bộ máy quản lí doanh nghiệp trường đại học. 3. Kết luận Theo xu hướng tiến bộ, mô hình quản trị đại học khối kinh tế cần phải linh hoạt mềm dẻo góp phần nâng cao chất hượng đào tạo - giáo dục. Trong khi không có một cấu trúc tối ưu cho hệ thống giáo dục đại học thì đại chúng hóa và đa dạng hóa không thể đạt tới sự bình đẳng về cơ hội nhưng vẫn là điều cần thiết. Do vậy, đề nghị các cấp có thẩm quyền nên ban hành riêng bộ luật về quản trị đại học khối kinh tế như một đạo luật hướng dẫn các hoạt động chung khác trong xã hội; Tăng cường giáo dục nâng cao phẩm chất, năng lực của đội ngũ công chức trong các trường đại học khối kinh tế; Trang bị thêm cơ sở vật chất, thông tin cho các cơ sở đào tạo đai học khối kinh tế; Bao trùm hơn cả là sự xây dựng và hoàn thiện TLGD PTBV. TÀI LIỆU THAM KHẢO Đặng Đức An (2007). Triết lí giáo dục có từ bao giờ?. http://vietbao.vn/Giao-duc/Triet- ly-giao-duc-co-tu-bao-gio/20657176/203/ http://vi.wikipedia.org/wiki/, Nền giáo dục của chế độ Việt nam cộng hòa (Phần 1), đăng tải trên http://hailuablog.wordpress.com/2012/09/15/nen-giao-duc-cua-che-do-viet- nam-cong-hoa-phan-1-su-tiec-nuoi-vo-bo-ben/). 35
  13. ĐỊNH HƯỚNG XÂY DỰNG TRIẾT LÍ GIÁO DỤC TRONG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC... Nguyễn Khánh Trung (2012). Nho giáo và triết lí giáo dục. http://vietnamnet.vn/vn/giao- duc/84298/nho-giao-va-triet-ly-giao-duc.html). Nguyên Ngọc (2007). Lại chuyện triết lí giáo dục. http://tuoitre.vn/Chinh-tri-Xa-hoi/ Thoi-su-suy-nghi/222471/Lai-chuyen-triet-ly-giao-duc.html) Phạm Thị Lan Phượng (2012). Triết lí giáo dục đại học và vấn đề tự chủ đại học. http:// tiasang.com.vn/Default.aspx?tabid=113&CategoryID=6&News=4968) Phạm Minh Hạc (2011). Triết lí giáo dục giá trị bản thân. https://dangcongsan.vn/doi- moi-can-ban-va-toan-dien-giao-duc-dao-tao/dien-dan/triet-ly-giao-duc-gia-tri-ban- than-347365.html. Vũ Minh Giang (2011). Tọa đàm “Triết lí giáo dục Việt Nam”. http://www.cpv.org.vn/ cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30257&cn_id=476407 Đảng Cộng sản Việt Nam (1999). Nghị quyết Hội nghị lần thứ 2 của BCH Trung ương khóa VIII: “Giáo dục- Đào tạo là sự nghiệp của Đảng, của Nhà nước và toàn dân”. CREATING EDUCATIONAL PHILOSOPHY IN HIGHER EDUCATION FOR SUSTAINABLE DEVELOPMENT LE THI HOA National Economics University Abstract: In this article, different types of basic research: Theoretical research, real-world research, social exploration; through mean of meta-analysis, generalization- abstraction, ...were combined. Accordingly, the author made an attempt to follow guidelines of liberal principles and humanistic orientation in education, as well as obey the rule of history and logical thinking process. This article contributed to completing theory on the process of sustainable university education development; the creation and implementation of educational philosophy-fundamental condition in education. In addition, the article partly reflected the relation, content and tendency of higher education development; affirmed the effect of educational philosophy as stimulation to enable higher education to achieve noble goal. As a result, solutions were proposed to improve the education management system.  Keywords: University, education, educational management, educational philosophy. 36
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1