intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Định lượng GH (Growth Hormone) máu theo kỹ thuật hóa phát quang/điện hóa phát quang

Chia sẻ: Thẩm Đường | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

1
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tài liệu hướng dẫn quy trình kỹ thuật "Định lượng GH (Growth Hormone) máu theo kỹ thuật hóa phát quang/điện hóa phát quang" thông tin đến bạn đọc những nội dung về: nguyên lý, chuẩn bị phương tiện - hóa chất, phiếu xét nghiệm, các bước tiến hành, nhận định kết quả, những sai sót và xử trí,... Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Định lượng GH (Growth Hormone) máu theo kỹ thuật hóa phát quang/điện hóa phát quang

  1. ĐỊNH LƢỢNG GH (Growth Hormone) MÁU Theo kỹ thuật hóa phát quang/điện hóa phát quang I.NGUYÊN LÝ Hormon tăng trưởng ở người (hGH- Human Growth Hormone) tồn tại ở hai dạng phân tử khác nhau có phân tử lượng 20 kDa và 22 kDa. Trên 90 % hGH tuần hoàn là đồng phân 22 kDa, bao gồm 191 acid amin. Đồng phân 20 kDa được tiết ra đồng thời với hGH 22 kDa, nó thiếu acid amin từ vị trí 32- 46 và chiếm khoảng 10 % lượng hGH toàn phần. Sự tăng trưởng được kích thích và kiểm soát bởi hoạt động đồng hóa và gây phân bào của hormon tăng trưởng và các yếu tố tăng trưởng giống insulin (IGFs). hGH thường có tác động đồng hóa (tăng hấp thu glucose, tổng hợp protein, phân giải lipid) và chức năng chính của nó là kích thích sự kéo dài xương ở người chưa trưởng thành. GH được định lượng bằng phương pháp miễn dịch sandwich sử dụng công nghệ điên hóa phát quang hoặc hóa phát quang. II.CHUẨN BỊ 1. Ngƣời thực hiện: - Người thực hiện kỹ thuật cần có trình độ phù hợp. 2.Phƣơng tiện, hóa chất: - Máy móc: COBAS e601, e602, e170, unicel DxI,… - Máy ly tâm - Tủ lạnh - Dụng cụ lấy máu: Bông cồn, bơm tiêm, ống đựng máu, găng tay - Hóa chất: Hóa chất định lượng GH, chất chuẩn, chất kiểm tra chất lượng GH. 3.Ngƣời bệnh: Người bệnh, người nhà người bệnh cần được giải thích về mục đích của việc lấy máu để làm xét nghiệm. 4.Phiếu xét nghiệm: - Phiếu xét nghiệm theo đúng quy định của Bộ Y tế và bệnh viện - Trên phiếu xét nghiệm cần ghi đầy đủ thông tin của người bệnh: họ và tên, tuổi, giới tính, số giường, khoa phòng, chẩn đoán, xét nghiệm cần làm. - Trên phiếu xét nghiệm cần có: chữ ký và họ tên bác sĩ chỉ định xét nghiệm, họ tên người lấy mẫu, thời gian chỉ định xét nghiệm và thời gian lấy mẫu bệnh phẩm. III.CÁC BƢỚC TIẾN HÀNH 1.Lấy bệnh phẩm:
  2. Có thể sử dụng huyết thanh hoặc huyết tương chống đông bằng Li heparin, K2- và K3- EDTA để định lượng GH. Với phương pháp hóa phát quang thì sử dụng huyết thanh và huyết tương heparin. Lấy 3 mL máu tĩnh mạch vào ống không có chất chống đông hoặc có chất chống đông là Li heparin, K2- và K3- EDTA. Sau đó ly tâm 4000 vòng/5 phút để tách lấy huyết thanh hoặc huyết tương. Bệnh phẩm ổn định trong 8 giờ ở 15- 25 °C,1 ngày ở 2 - 8 °C, 28 ngày ở -20 °C. Chỉ đông lạnh một lần. 2.Tiến hành kỹ thuật: - Máy phân tích cần chuẩn bị sẵn sàng để thực hiện phân tích mẫu: Máy đã được cài đặt chương trình xét nghiệm GH. Máy đã được chuẩn với xét nghiệm GH. Kết quả kiểm tra chất lượng với xét nghiệm GH đạt yêu cầu: không nằm ngoài dải cho phép và không vi phạm luật kiểm tra chất lượng. - Người thực hiện phân tích mẫu nhập dữ liệu về thông tin người bệnh và chỉ định xét nghiệm vào máy phân tích hoặc hệ thống mạng (nếu có). - Thực hiện xét nghiệm theo protocol của máy. - Khi có kết quả cần xem xét đánh giá kết quả sau đó in báo cáo hoặc ghi kết quả vào phiếu xét nghiệm để trả cho người bệnh. IV.NHẬN ĐỊNH KẾT QUẢ Để chẩn đoán, ngoài đo mức nền GH cần làm các nghiệm pháp kích thích hay ức chế. + Giá trị tham chiếu (phương pháp điện hóa phát quang máy COBAS e) Giá trị này thay đổi theo giới và độ tuổi + Lứa tuổi 0 – 10 tuổi - Nam: 0,094 – 6,29 ng/mL - Nữ: 0,12 – 7,79 ng/mL + Lứa tuổi 11 – 17 tuổi - Nam: 0,077 – 10,8 ng/mL - Nữ: 0,123 – 8,05 ng/mL + Lứa tuổi 21 – 77 tuổi - Nữ: 0,126 – 9,88 ng/mL + Lứa tuổi 20 – 79 tuổi - Nam:
  3. béo bụng và tăng yếu tố nguy cơ cho tim mạch (bất thường lipid, xơ vữa động mạch) V.NHỮNG YẾU TỐ ẢNH HƢỞNG VÀ XỬ TRÍ - Mẫu bệnh phẩm là máu không được tách huyết thanh hay huyết tương ra khỏi cục đông ngay. Khắc phục: tách huyết thanh hay huyết tương ra khỏi cục đông ngay sau khi bệnh phẩm được gửi đến phòng xét nghiệm. + Những yếu tố gây nhiễu cho kết quả xét nghiệm Các mẫu có nồng độ các chất tối đa như sau không ảnh hưởng đến kết qủa xét nghiệm: Bilirubin < 428 μmol/L ( < 25 mg/dL), tán huyết Hb < 0.310 mmol/L (< 0.500 g/dL), triglycerid < 16.95 mmol/L ( 5 mg/ngày), không nên lấy mẫu cho đến ít nhất 8 giờ sau khi dùng liều biotin cuối. Kết quả xét nghiệm không bị nhiễu bởi các yếu tố thấp với nồng độ lên đến 600 IU/mL. - Trong một số hiếm trường hợp, nhiễu có thể xảy ra do nồng độ kháng thể kháng kháng thể đặc hiệu kháng chất phân tích, kháng streptavidin hay ruthenium quá cao của mẫu phẩm phân tích. Tuy nhiên, xét nghiệm đã được thiết kế nhằm giảm thiểu các hiệu ứng này.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1