intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Định nghĩa lại đơn vị đo khối lượng kilogram

Chia sẻ: Ha Quynh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

75
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Khối trụ IPK được bảo quản như báu vật Một nhóm nhà khoa học Canada đã tham gia vào nỗ lực quốc tế nhằm giải đáp một vấn đề hóc búa của giới khoa học là định nghĩa lại đơn vị đo khối lượng kilogram (kg).

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Định nghĩa lại đơn vị đo khối lượng kilogram

  1. Định nghĩa lại đơn vị đo khối lượng kilogram Khối trụ IPK được bảo quản như báu vật Một nhóm nhà khoa học Canada đã tham gia vào nỗ lực quốc tế nhằm giải đáp một vấn đề hóc búa của giới khoa học là định nghĩa lại đơn vị đo khối lượng kilogram (kg). Kg là đơn vị đo khối lượng, một trong bảy đơn vị đo cơ bản của hệ đo lường quốc tế (SI), nguyên mẫu kg ở Viện đo lường quốc tế (IBWM) là một khối trụ nhỏ đường kính 39mm, cao 39mm, được chế tạo bằng 90% platin và 10% iridi. Khối trụ này được gọi là IPK được lựa chọn làm nguyên mẫu kg do tính bền vững của nó và do ít bị tác động nhất bởi lực đẩy Archimède của không khí và được cất giữ như một báu vật ở Paris ( Pháp) từ năm 1889. Phần lớn mỗi quốc gia tuân thủ hệ đo lường quốc tế đều có bản sao của khối IPK chuẩn, được chế tạo và bảo quản y hệt như bản chính, và được đem so sánh lại với bản chính khoảng 10 năm một lần. Định nghĩa kg nói trên chưa dựa vào các tính chất vật lý cơ bản của tự nhiên mà chỉ
  2. phụ thuộc vào công nghệ bảo quản và sao chép kg chuẩn. Các thí nghiệm cho thấy khối lượng của khối kg chuẩn và các bản sao sai số khác nhau khoảng 2 microgram. Hơn nữa, khối lượng của khối IPK chuẩn đã giảm 50 microgram trong 100 năm qua. Sai số này đã khiến các nhà khoa học trên thế giới muốn thay đổi định nghĩa kg để nó mang tính chính xác hơn. Khối IPK quốc gia của Canada hiện đang được cất giữ và bảo quản tại Hội đồng nghiên cứu quốc gia (NRC). Và để định nghĩa lại đơn vị khối lượng kg, NRC sẽ sử dụng một chiếc cân Watt được nhập từ Phòng nghiên cứu vật lý quốc gia của Anh để so sánh lực điện từ với cơ học. Các nhà khoa học sẽ liên kết kg với một đại lượng bất biến là hằng số Planck, hằng số cơ bản của thuyết lượng tử, để từ đó đưa ra định nghĩa mới và chính xác nhất về kg. Pháp và Thuỵ Sĩ cũng đã có hai thiết bị tương tự và các nhà khoa học hy vọng những dữ liệu của từng nước sẽ đem lại một định nghĩa chung mới về kg tại Đại hội đo lường thế giới diễn ra tại Pari vào năm 2011. Nguyên tắc hoạt động của máy
  3. bay trực thăng Máy bay trực thăng hoạt động thế nào. Làm thế nào nó thay đổi hướng bay chiều bay? Cánh quạt chính NHiệm vụ của cánh quạt chính là tạo ra lực nâng để thắng trọng lực của máy bay để nâng nó bay trong không khí. Lực nâng được tạo ra nhờ sự tương tác với khí quyển. Trong quá trình quay cách quạt tác dụng vào không khí một lực và ngược lại theo định luật 3 không khí tác dụng lên cánh quạt một phạn lực hướng lên trên. Do đó khi không có không khí lực nâng này sẽ không còn- hay nói cách khác, không thể dùng máy bay trực thăng để bay lên mặt trăng dù công suất của động cơ có lớn đến đâu. Vì giữa trái đất và mặt trăng là chân không. Lực nâng hướng lên trên BẰng cách thay đổi mặt phẳng quay của cách quạt chính sẽ giúp máy bay bay tiến ra phía trước lùi lại phía sau hay bay sang phải sang trái Cánh quạt đuôi Cánh quạt đuôi hết sức quan trọng vì theo định luật bảo toàn mômen xung lượng khi cánh quạt chính quay theo chiều kim đồng hồ thì phần còn lại của máy bay sẽ có xu hướng quay theo chiều ngược lại . Mômen xung lượng (TORQUE REACTION ) sẽ được triệt tiêu bởi cánh quạt đuôi. Cánh quạt đuôi sẽ tạo ra một mô men cân bằng với momen do cánh quạt chính gây lên. Ngoài ra nhờ việc thay đổi công suất của cánh quạt đuôi mà máy bay có thể chuyển hướng sang phải sang trái dễ dàng.
  4. Cũng có loại máy bay trực thăng không cần cánh quạt đuôi , khi đó người ta dùng 2 cánh quạt chính quay ngược chiều nhau. Lực nâng của 2 cánh quạt này đều hướng lên trên nhưng mômen xung lượng thì triệt tiêu lẫn nhau. Khi muốn đổi hướng bay người ta phải thay đổi công suất của một trong 2 cánh quạt để momen của một trong 2 thắng thế ! Sự thật về hiện tượng ảo ảnh Ngày xưa, thời còn sử dụng thuyền buồm, trên các biển lan truyền một truyền thuyết về con tàu ma “Người Hà Lan bay”. Thuyền trưởng của con tàu đó vì tội báng bổ chúa trời đã phải chịu tội suốt đời lang thang trên khắp các biển và đại dương mà không được bỏ neo ở đâu cả. ào mùa hè, những ngôi nhà, cây cối trên đường chân trời, dường như cũng run rẩy, đung đưa. Tất nhiên, không phải chính chúng rung, mà là những hình ảnh của chúng đang run rẩy. Nghĩa là, những tia sáng được các vật phản chiếu lại và đi đến mắt chúng ta đã liên tục thay đổi hướng. Người ta gọi đó là sự khúc xạ. Những bóng ma trong không trung Các thủy thủ tin rằng, việc gặp gỡ con tàu buồm ghê sợ đó là điềm báo trước tai họa đắm tàu. Song những cuộc gặp gỡ ấy lại xảy ra thật thường xuyên! Con tàu ma
  5. bất ngờ xuất hiện trong đám sương mù, nó lẳng lặng trôi qua trước mắt đám thủy thủ, không hề đáp lại các tín hiệu, rồi sau đấy lại bất chợt biến đi như lúc xuất hiện vậy. Năm 1878, vào thời gian xảy ra chiến tranh giữa người Mỹ với người da đỏ, một toán lính rời đồn Abraham Linhcôn đi ra. Một lúc sau những người còn lại trong đồn nhìn toán lính đó đang tiến bước ở trên trời. Người ta liền bảo rằng toán lính đó đã bị giết chết và bây giờ họ đang nhìn thấy linh hồn những người ấy. Vài ngày sau, quả nhiên toán lính bị những người da đỏ tiêu diệt. Những người mê tín nhớ rất dai sự trùng hợp ngẫu nhiên của các sự kiện. Tất cả những điều đó không phải cái gì khác hơn là những ảo ảnh. Hình như trên trời đang diễn ra một “màn kịch” viễn tưởng vậy. Vùng bờ biển Xixilia, vào lúc mặt trời mọc, trên mặt biển thường thấy xuất hiện những cung điện nguy nga, những ngọn tháp và pháo đài trên không trung, những người không lồ, những cây cối và động vật khổng lồ; tất cả những cái đó quần tụ lại rồi tản ra, đuổi bắt lẫn nhau, thay hình đổi dạng, cảnh tượng này thay thế cảnh tượng khác. Ở Liên Xô cũ, những ảo ảnh như vậy không lạ lẫm gì với cư dân miền ven biển Caxpi, miền thảo nguyên Crưm, miền đồng bằng sông Vonga. Người ta cũng nhìn thấy ảo ảnh trên mặt đường láng nhựa: vào những ngày mặt trời thiêu đốt, có những “hố nước” trôi qua trước mũi xe như vừa mới qua cơn mưa vậy. Trên mặt hồ phản ánh những đám mây với bầu trời xanh. Ôtô chạy với vận tốc 60 kilômet một giờ, và suốt gần mười phút, ở phía trước luôn luôn nhìn thấy dải nước lừa dối kia. Và nếu những ảo ảnh tương tự không hề làm cho con người ta ngạc nhiên, thì những dạng ảo ảnh khác lại có thể không chỉ gây kinh ngạc, mà thậm chí còn dọa nạt được con người. Quy luật quang học & tấm gương không trung Ảo ảnh là một sự phản chiếu, chỉ có điều tấm gương ở đây không phải là kính, không phải là nước, mà chính là không khí. Chúng ta lấy ví dụ ảo ảnh trên sa mạc. Không trung tĩnh lặng. Bầu trời bị che phủ bằng một màn sương màu đỏ nhạt; mặt trời chìm nghỉm và đường chân trời mất hút. Lớp không khí cuối cùng bị đốt nóng hơn cả vì cát bỏng rẫy, và vì thế nó bị
  6. loãng đi nhiều. Lớp không khí bên trên bị nung nóng ít hơn, vì vậy nó đậm đặc hơn. Mật độ không khí ở cả hai lớp kề sát nhau ấy trong trường hợp này không còn đồng nhất nữa. Thế là trong những điều kiện như vậy, đâu đó ở chân trời, phía trước đoàn súc vật chở hàng hiện ra một cái hồ ma, còn trên thực tế, đó là sự phản chiếu bầu trời ở tấm gương của lớp không khí bên dưới. Thành phố Lômônôxôp nằm trên bờ vịnh Phần Lan, cách Lêningrát 40 kilômet. Nhưng có những ngày mà dân cư thành phố Lômônôxôp nhìn thấy Lêningrát rõ như trên lòng bàn tay: sông Nêva, cầu cống, một số ngôi nhà cao tầng biệt lập, như thể thành phố đang hiện lên trên không trung. Nhưng chẳng qua, nó chỉ là sự phản chiếu trực tiếp các vật trong tấm gương không khí lạ lùng dường như bao trùm cả mặt đất mà thôi.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1