Đồ án công nghệ: Sản xuất may công nghiệp
lượt xem 101
download
Tài liệu tham khảo Đồ án công nghệ Sản xuất may công nghiệp gồm các nội dung sau: Tổng quan về chuẩn bị sản xuất may công nghiệp, chuẩn bì sản xuất 1 mã hàng, xây dựng quy trình công nghệ may sản phẩm, thiết kế dây chuyền may công nghiệp,...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án công nghệ: Sản xuất may công nghiệp
- TRƯỜNG ĐHCN DỆT MAY HÀ NỘI ĐỒ ÁN CÔNG NGHỆ SẢN XUẤT MAY CN KHOA CÔNG NGHỆ MAY MỤC LỤC 1. Lời mở đầu 2. Xây dựng đồ án công nghệ sản xuất may công nghiệp Chương 1 – Tổng quan về chuẩn bị sản xuất may công nghiệp 1.1. Nguyên phụ liệu………………………………………………………… 1.2.Mẫu………………………………………………………………………. 1.3. Tài liệu công nghệ………………………………………………………. Chương 2 – Chuẩn bì sản xuất 1 mã hàng trong sản xuất may công nghiệp 2.1. Chuẩn bị nguyên phụ liệu 2.1.1. Nguyên liệu…………………………………………………………… 2.1.2. Phụ liệu……………………………………………………………….. 2.2.Chuẩn bị tài liệu công nghệ 2.2.1. Xây dựng bảng tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm………………………… Đặc điểm hình dáng, tiêu chuẩn là, ép. Đường may, mũi may……………… Tiêu chuẩn lắp ráp, đóng gói, hòm hộp……………………………………. 2.2.2. Xây dựng bảng định mức nguyên phụ liệu, bảng màu nguyên phụ liệu Xây dựng bảng định mức nguyên phụ liệu…………………………………
- Xây dựng bảng màu nguyên phụ liệu……………………………………… 2.2.3. Xây dựng quy trình công nghệ may sản phẩm, thiết kế dây chuyền may công nghiệp Xây dựng quy trình công nghệ may sản phẩm…………………………….. Thiết kế dây chuyền may công nghiệp……………………………………. 2.3. Chuẩn bị các loại mẫu 2.3.1. Thiết kế mẫu mỏng……………………………………………………. Tỷ lệ 1/5…………………………………………………………………… Tỷ lệ 1/1…………………………………………………………………… 2.3.2. Nhảy mẫu……………………………………………………………… Tỷ lệ 1/5……………………………………………………………………. Tỷ lệ 1/1…………………………………………………………………... . 2.3.3. Thiết kế mẫu hướng dẫn sản xuất……………………………………… Tỷ lệ 1/5……………………………………………………………………. Tỷ lệ 1/1…………………………………………………………………….. 2.3.4. Giác sơ đồ……………………………………………………………… Tỷ lệ 1/5…………………………………………………………………….. 2.3.5. May mẫu đối………………………………………………………...... May hoàn chỉnh 1 sản phẩm…………………………………………………
- Chương 3 – Đánh giá kết quả thực hiện 3.1. Chuẩn bị nguyên phụ liệu………………………………………………. 3.2. Chuẩn bị tài liệu công nghệ……………………………………………… 3.3. Chuẩn bị các loại mẫu…………………………………………………… NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………
- ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… …… Phần đánh giá: Nội dung thực hiện: Tổng hợp kết quả: Điểm bằng số: Điểm bằng chữ: ( Quy định về thang điểm và lấy điểm tròn theo quy định của nhà trường ) Hà Nội, ngày….. tháng…… năm…… Giáo viên hướng dẫn BẢNG GHI CHÚ VIẾT TẮT TT Viết tắt Tên viết tắt 1 BTP Bán thành phẩm 2 NPL Nguyên phụ liệu
- 3 VS Vắt sổ 4 M1K Máy 1 kim 5 LVTC Làm việc thủ công 6 VSCN Vệ sinh công nghiệp
- Như chúng ta đã biết, thế giới luôn luôn vận động, con người luôn luôn biến đổi cho phù hợp với tự nhiên, với xã hội và với bản thân mỗi người. Vì vậy, để đáp ứng được thực tế đặt ra thì nhu cầu thực tế ngày càng được nâng cao cả về vật chất và tinh thần. Ngày nay, đất nước đang hòa mình vào công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thì nhu cầu ấy không chỉ dừng lại ở đó. Ngoài nhu cầu ăn uống, đi lại thì nhu cầu làm đẹp ngày càng được chú trọng, điều đó thúc đẩy nghành công nghiệp dệt may phát triển. Để đáp ứng nhu cầu đó, nghành dệt may luôn là tâm điểm để mọi người hướng tới và là nghành trọng điểm để đưa đất nước lên đà phát triển. Muốn duy trì sự phát triển đó đòi hỏi sự thay đổi nhanh chóng trong cải tiến chất lượng máy móc thiết bị, lượng cán bộ có tay nghề cao, quản lí tốt, áp dụng công nghệ mới trong sản xuất. Là một sinh viên khoa Công nghệ may thì có môn học Công nghệ sản xuất may công nghiệp là cơ sở trang bị cho ta kiến thức thực tiễn cơ bản và cần thiết, là bước đệm cho chúng em sau này. Được sự hướng dẩn tận tình của thấy cô trong suốt thời gian qua tại trường Đại học công nghiệp dệt may Hà Nội đã giúp em lựa chọn: Áo Jacket 2 lớp là đề tài cho đồ án này. Song do bản thân chưa có kinh nghiệm nên không tránh khỏi thiếu sót nhất định. Chúng em rất mong sự đóng góp ý kiến, sự giúp đỡ của thầy cô để đồ án của em được hoàn thiện nhất. Em xin chân thành cảm ơn CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN VỀ CHUẨN BỊ SẢN XUẤT TRONG MAY CÔNG NGHIỆP
- 1.Chuẩn bị nguyên phụ liệu + Nhập kho NPL vào kho tạm nếu chưa kiểm tra được ngay tức thời + Mở kiện kiểm tra bao gồm đo và đếm số lượng + Kiểm tra chất lượng + Nhập kho NPL đạt yêu cầu chất lượng + Báo cáo kết quả nhập kho ( tình trạng số lượng và chất lượng ) về bộ phận liên quan + Hoàn tất các chứng từ nhập kho * Nguyên tắc kiểm tra nguyên phụ liệu 1. NPL nhập/xuất kho phải có chứng từ nhập/xuất đầy đủ các nội dung yêu cầu trong thẻ kho 2. Người giao và nhận NPL phải tiến hành đo, đếm, phân loại màu sắc, phân loại khổ, phân cấp chất lượng trước khi nhập kho chính thức 3. Các loại nguyên liệu có độ co giãn cao và mềm như thun, nỉ phải sử dụng dây mềm để bó,cột. Trong quá trình vận chuyển và sắp xếp phải nhẹ nhàng không được quăng,vứt, dẫm chân lên làm ảnh hưởng dến chất lượng 4. Đối với các loại nguyên liệu như trên nêu, để ổn định tính chất co giãn thì phải mở kiện trước 3 ngày và không được chất cao 1 mét 5. Ghi đày đủ kí hiệu sau khi đo, đếm và thông báo khổ vải cho phòng kỹ thuật ( hoặc Bộ phận liên quan ) trước 3 ngày ( hoặc theo thời gian quy định) để tiến hành làm mẫu sơ đồ. Số lượng vải cần được chuẩn bị đầy đủ và trước ít nhất 1 ngày cho xưởng cắt để tiến hành cắt 6. Xưởng cắt phải phân loại bàn cắt theo sơ đồ của Phòng kỹ thuật tránh phát sinh đầu khúc vải 7. Đối với đầu khúc vải phải phân chia theo từng loại khổ vải, chiều dài và màu sắc để sử dụng một cách dễ dàng 8. Các loại phụ liệu kiểm tra đúng theo yêu cầu kỹ thuật trước khi nhập kho
- 9. Đối với các loại vải cần đổi do lỗi như: sai màu, lỗi sợi, lẹm, hụt… cần ghi nhận tình trạng và nguyên nhân sai hỏng, số lượng sai hỏng để theo dõi tình hình chất lượng 10. Phải thực hiện việc kiểm kê định kho kì ít nhất 06 tháng/lần và đảo hàng (nếu cần thiết) để đảm bảo tình trạng lưu kho 11. Định kì theo quy định phải thực hiện các biện pháp phòng ngừa hư hỏng NPL bằng các biện pháp thích hợp như: phun thuốc chống mối mọt… 1.2. Mẫu Quy trình chuẩn bị mẫu thiết kế gồm các bước: + Nghiên cứu mẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật + Thiết kế mẫu + Chế thử mẫu + Nhảy mẫu + Cắt mẫu cứng Nghiên cứu mẫu Trong quá trình nghiên cứu mẫu ta cần xác định các điều kiện sản xuất để có kế hoạch chuẩn bị đồng bộ các công đoạn tiếp theo, nhằm đề ra phương án thực hiện cho cả quá trình sản xuất từ nguyên liệu cho đến sản phẩm. Nếu trong quá trình nghiên cứu có sự khác biệt giữa sản phẩm và tiêu chuẩn kỹ thuật thì cần làm rõ với bên liên quan (khách hàng) cụ thể các vấn đề sau: + Kết cấu sản phẩm + Quy cách lắp ráp + Thông số, kích thước + Nguyên phụ liệu: chủng loại, màu, hoa văn… Thiết kế mẫu Căn cứ vào mẫu chuẩn và tiêu chuẩn kỹ thuật, tiến hành thiết kế mẫu trên giấy mỏng (hoặc trên máy tính). Tùy điều kiện sản xuất thực tế tại
- doanh nghiệp như cắt, may và tính chất cơ lí của nguyên liệu mẫu phải đảm bảo sau khi may xong phải đúng với văn bản kỹ thuật Nhiệm vụ và nguyên tắc của người thiết kế mẫu trên giấy mỏng là phải căn cứ vào mẫu hiện vật, theo tiêu chuẩn kỹ thuật, và yêu cầu riêng của khách hàng để làm cơ sở ra mẫu theo kích thước, hình dáng và các yêu cầu như độ thiên sợi, đối xứng caro, hoa văn từ đó tiến hành chế thử mẫu để khảo sát thiết lập quy trình may Khi tiên hành thiết kế phải trải qua các bước công việc sau: Lấy mẫu hiện vật và tiêu chuẩn kỹ thuật để xem xét toàn bộ quy cách cắt, may sản phẩm. có chỗ nào bất hợp lí về kết cấu, về yêu cầu kỹ thuật so với điều kiện thực tế của doanh nghiệp , cần thiết phải trao đổi với khách hàng để thống nhất về các chuẩn mực kỹ thuật Căn cứ vào quy tắc kỹ thuật, áp dụng nguyên tắc chung của việc chia cắt thiết kế mẫu, dùng bút chì dựng hình trên giấy mỏng. Nhận xét, phân tích các điều kiện kỹ thuật như độ thiên sợi, đối xứng caro, hoa văn. Sau đó tiến hành cắt thân lớn trước , các chi tiết nhỏ cắt sau Kiểm tra lại toàn bộ thông số, kích thước, độ gia giảm đường may có đảm bảo chưa, kiểm tra các đường lắp ráp có khớp không:vòng cổ, vòng tay,…. Kiểm tra các chi tiết nào cần có mẫu thành phẩm như cổ túi, măng sét… Xác định những vị trí cần bấm trổ, các kí hiệu về hướng canh sợi như dọc, ngang, thiên….Ghi đầy đủ các ký hiệu như cỡ… Chuyển mẫu cho bộ phận chế thử, cắt mẫu để may thử . Trong giai đoạn này người thiết kế phải tham gia hướng dẫn, theo dõi quá trình hướng dẫn nhằm phát hiện kịp thời những sai sót để điều chỉnh mẫu Lập bảng thống kê toàn bộ chi tiết sản phẩm, số lượng chi tiết và yêu cầu kỹ thuật Chế thử mẫu
- Dùng mẫu mỏng dặt lên vải, cắt ra BTP để may thử mẫu đúng theo tiêu chuẩn kỹ thuật và mẫu hiện vật, đồng thời nghiên cứu quy cách lắp ráp và thao tác tiên tiến nhất Khi nhận mẫu, phải kiểm tra toàn bộ quy cách sản phẩm, ký hiệu và số lượng chi tiết. Tiến hành giác sơ đồ trên vải, cắt và may thử Phải tuyệt đối trung thành với mẫu mỏng trong khi cắt như: canh sợi và yêu cầu ký thuật ghi trên mẫu Trong khi may thử phải vận dụng hiểu biết và kinh nghiệm, nghiệp vụ chuyên môn để xác định chính xác sự ăn khớp giữa các bộ phận. Phải nắm vững yêu cầu kỹ thuật và quy cách lắp ráp, từ đó vận dụng để may đúng theo điều kiện thực tế hiện có tại doanh nghiệp, đặc biệt là các bộ phận sử dụng máy chuyên dùng Khi phát hiện có điều bất hợp lí trong quá trình lắp ráp hoặc BTP bị thừa/thiếu phải thông báo cho người thiết kế mẫu để họ trực tiếp xem xét và chỉnh mẫu , không được chỉnh sửa mẫu khi chưa được sự thống nhất của người thiết kế mẫu Trong trường hợp giữa mâu thẫu và tiêu chuẩn kỹ thuật có khác biệt ở mức độ ít thì căn cứ theo tiêu chuẩn kỹ thuật , nếu có khác biệt lớn thì phải báo với người có trách nhiệm để trao đổi với khách hàng Mẫu may xong phải xác định các điểm bất hợp lý để thông báo cho người ra mẫu để điều chỉnh . Nhảy mẫu Trong sản xuất công nghiệp ,mỗi mã hàng ta phải sản xuâtđ không chỉ một cỡ nhất định mà phải sản xuất rất nhiều cỡ trong mã hàng do khách hàng yêu cầu.Vì thế không phải đối với mỗi cỡ lại chia cắt, thiết kế mẫu mỏng như vậy vừa tốn công vừa tốn thời gian mà ta chỉ thiết kế mẫu trung bình các cỡ còn lại hoàn thành bằng cách phóng to hoặc thu nhỏ mẫu trung bình. Việc làm này được gọi là nhảy mẫu Trong khi nhảy mẫu ta phải xác định các yếu tố sau:
- Hai trục ngang và dọc cố định mà theo đó ta di chuyển các điểm chủ yếu của mẫu Xác định cự li di chuyển của từng điểm chủ yếu trên mẫu, cự ly nào phụ thuộc vào bảng thông số kích thước, nghĩa là phụ thuộc vào khoảng cách chênh lệch nhau giữa các cỡ của một kích thước và phụ thuộc vào công thức chia cắt, thiết kế mẫu Cắt mẫu cứng Dùng giấy mỏng sao ra trên giấy carton, cát đúng theo mẫu bán thành phẩm hoặc thành phẩm cung cấp cho bộ phận giác sơ đồ và các bộ phận liên quan khác như cắt, may.. Các bước công việc cần làm: Dùng mực hoặc bút chì kẻ đúng theo mẫu mỏng, nét kẻ phải sắc nét, kẻ xong ghi kí hiệu mã hàng, cỡ số trên mẫy. Sau khi dùng kéo cắt đúng cạnh trong của đường vẽ . Thông thường người ta bấm bằng kim từ 23 lớp và cắt một lần. Trường hợp cắt riêng từng lớp phải dùng mẫu cắt ra đầu tiên để sang các mẫu tiếp theo Tuyệt đối trung thành với mẫu mỏng, không được phép sửa chữa mẫu Mẫu cắt xong phải kiểm tra toàn bộ các thân có bằng nhau hay không, so lại các đường lắp ráp có khớp không, kiểm tra lại các dấu bấm, đục lỗ có đúng quy định không Dùng các dấu đóng kí hiệu và cỡ số cùng các ký hiệu về hướng canh sợi trên mặt vải của sản phẩm sau đó xem lại có chi tiết nào bị đuổi chiều không Lập bảng hướng dẫn sử dụng mẫu trong đó ghi đầy đủ chi tiết trên sản phẩm ở thân trước hoặc thân sau hoặc kê lên một bản giấy rời Giác sơ đồ * Nhân viên kỹ thuật chịu trách nhiệm mã hàng kiểm tra độ chính xác của mẫu xứng. Sau đó lập tác nghiệp giác theo tiến độ yêu cầu của sản xuất * Công việc được tiến hành như sau:
- +Nhân viên kỹ thuật giác sơ đồ nhận tiêu chuẩn kỹ thuật, thống kê chi tiết kế hoạch sản xuất +Các chi tiết trên sơ đồ phải đúng canh sợi cho phép +Căn cứ vào kế hoạch giác để tính toán số sản phẩm trên một lớp vải cho phù hợp +Căn cứ vào sơ đồ để có chiều dài bàn vải * Dựa trên cơ sở đã giác sơ đồ: + Định mức vải được tính trên cơ sở mặt bằng của mẫu giác các cỡ, ta xác định chiều dài của các sơ đồ giác mẫu ( đã trừ phần dư của hai đầu mẫu giác ) dựa vào khổ vải thực tê của mã hàng ta có cách tính định mức vải Số lá vải=Số lượng sản phẩm/Số sản phẩm trên một lá vải * Giao sơ đồ và bản thiết kế cho nhà cắt. Nếu đúng với yêu cầu của khách hàng với tiêu chuẩn kỹ thuật thì cắt. Nếu có sai sót thì phải sửa ngay 1.3. Tài liệu công nghệ Xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật sản phẩm Tiêu chuẩn kỹ thuật là những quy định cụ thể về một mã hàng được thề hiện dưới dạng văn bản, mang tính pháp chế về kỹ thuật và được trình bày theo một bố cục nhất định Tiêu chuẩn kỹ thuật là mục tiêu của nười sản xuất phải đạt được * Yêu cầu khi xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật Đảm bảo tính nguyên tắc, phải dựa trên tất cả nguyên tắc hồ sơ kỹ thuật của khách hàng Đảm bảo tính thống nhất chính xác: Thống nhất về một đơn vị… phải chính xác về thông số, quy cách đúng với sản phẩm mẫu, đúng với yêu cầu của khách hàng (thống nhất từ văn bản đến sản phẩm) Đảm bảo tính phổ thông, dễ hiểu: câu từ không viết thừa, không thiếu, không dùng tiếng địa phương
- Đảm bảo tính kịp thời: ban hành trước sản xuất ít nhất 1 ngày * Điều kiện để xây dựng tiêu chuẩn kỹ thuật Tài liệu khách hàng cung cấp Tiêu chuẩn sử dụng nguyên phụ liệu Sản phẩm mẫu do khách hàng cung cấp Sản phẩm đối mẫu (sản phẩm do nhà máy may và đã được khách hàng nhận xét) Biên bản nhận xét sản phẩm đối mẫu 1.3.1. Xây dựng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Nghiên cứu tài liệu kỹ thuật. Mục đích: Ghi nhận những thông tin của sản phẩm mà khách hàng cung cấp. Hiểu được các yêu cầu kỹ thuật của đơn hàng. Đảm bảo tính đồng bộ và chính xác giữa tài liệu gốc và sản phẩm mẫu. Thiết kế các văn bản kỹ thuật và xây dựng quy trình công nghệ cho các công đoạn tiếp theo. Ý nghĩa: Biết các thông tin kỹ thuật của một mã hàng một cách đầy đủ, chính xác. Chuyển giao đầy đủ tài liệu kỹ thuật và điều kiện sản xuất cho các bộ phận liên quan. Nội dung nghiên cứu: Tài liệu kỹ thuật cảu đơn hàng. Xác định tên gọi, ký hiệu, số lượng sản phẩm của từng cỡ trong mã hàng. Nghiên cứu về kiểu dáng, quy cách, yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm.
- Nghiên cứu về nguyên phụ liệu: màu sắc, thành phần của vai, mex, khóa….. Xây dựng yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm. Khái niệm: Yêu cầu kỹ thuật của sản phẩm là những quy định cụ thể về kỹ thuật của một mã hàng dược biểu hiện dưới dạng văn bản và theo một bố cục nhất định. Ý nghĩa: Cung cấp đầy đủ các thông tin cho quá trình sản xuất. Là căn cứ để khi triển khai sản xuất được thống nhất, đảm bảo các yêu cầu kỹ thuật của mã hàng. Giúp cho quá trình gia công được dễ dàng. Điều kiện để xây dựng yêu cầu kỹ thuật. Tài liệu kỹ thuật của khách hàng. Bảng sử dụng nguyên phụ liệu. Sản phẩm mẫu. Mẫu giấy thiết kế của sản phẩm. Trình tự yêu cầu kỹ thuật. Lập bảng thông tin của mã hàng. Mô tả hình dáng của sản phẩm. Lập bảng nguyên phụ liệu. Yêu cầu kỹ thuật. 1.3.2. Xây dựng bảng màu, định mức nguyên phụ liệu. Xây dựng bảng nguyên phụ liệu. Khái niệm: Bảng mẫu nguyên phụ liệu là bảng thống kê bằng ký hiệu và mẫu vật thật của tất cả các loại NPL cần dùng cho một mã hàng. Ý nghĩa:
- Bảng mẫu NPL được dùng hướng dẫn cách sử dụng trong NPL trong quá trình gia công sản phẩm cho các tổ nhà cắt nhà kho. Là phương tiện để kiểm soát màu sắc, chủng loại kích thước của NPL trong tất cả các công đoạn sản xuất. Định mức nguyên phụ liệu. Là nguyên liệu cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm theo một quy trình nhất định. Ý nghĩa: Là căn cứ để xác định số lượng nguyên phụ liệu tiêu hao cho một mã hàng. Là căn cứ để xác định giá thành của sản phẩm. Là căn cứ để trực tiếp cấp phát nguyên phụ liệu cho các đơn vị. Là thước đo để đánh giá hiệu quả của quá trình sản xuất. Đóng vai trò quan trọng trong việc giả chi phí hạ giá thành sản phẩm Phản ánh trình độ tổ sản xuất trong doanh nghiệp, là cơ sở cho việc xây dựng cũng như quản lí định mức nguyên phụ liệu. 1.3.3. Xây dựng định mức thời gian chế tạo thành phẩm và thiết kế dây chuyền sản phẩm may. Xây dựng định mức thời gian chế tạo sản phẩm. Thời gian định mức là đại lượng rất quan trọng trong quá trình công nghệ. Ngoài việc được sử dụng để trả lương cho công nhân với phương pháp tính lương theo sản phẩm, thời gian định mức được sử dụng để lập kế hoạch, điều độ sản xuất cho các chuyền và đặc biệt để sử dụng để lập kế hoạch, điều độ sản xuất trong các chuyền và
- đặc biệt được sử dụng để cân đối chuyền may. Vì vậy việc xác định chính xác giá trị thời gian định mức trong từng bước công việc là rất quan trọng. Một số thời gian để tính định mức. Phương pháp tính toan thời gian. Phương pháp đo đạc định mức bằng đồng hồ bấm giờ. Thiết kế dây chuyền may. Đây là công việc thường xuyên của cán bộ chuyền, với mặt bằng chuyền đã được thiết kế sẵn, cần bố trí các vị trí làm việc nhằm đào tạo ra một dây chuyền quản lý. Dây chuyền hợp lý có đường di chuyển bán thành phẩm ngắn nhất và chi phí vận chuyển thấp nhất. Bố trí chuyền phải tạo thuận lợi cho tổ trưởng, tổ phó và kỹ thuật chuyền trong việc bao quát toàn chuyền, tiếp cận công nhân một cách nhanh chóng, dễ dàng với đường đi ngắn nhất. Khoảng chống giữa các thiết bị cần đủ rộng cho việc di chuyển của người và hàng hóa’ Số lượng vị trí làm việc bao giờ cũng phải nhiều hơn số lượng công nhân định mức trên chuyền của một công nhân có thể cần phải sử dụng nhiều hơn một máy hoặc cho các trường hợp ách tắc chuyền, cần sự hỗ trợ của công nhân dự trữ và có yêu cầu phải bổ sung thêm máy. Những vị trí làm việc được bố trí kế cận nhau để đường đi của bán thành phẩm được ngắn nhất thậm trí bằng không. CHƯƠNG 2: CHUẨN BỊ SẢN XUẤT MỘT MÃ HÀNG TRONG SẢN XUẤT MAY CÔNG NGHIỆP Khách hàng: ITOCHU Sản phẩm: ÁO JACKET
- Mã hàng: RM171BZ001 Bảng thông số Cỡ S M L Cách đo thông số Vị trí Dài áo 62 64 66 Đo ở giữa sau Vai 49 50,5 52 Đo 3 điểm Ngực 108 112 116 Đo tại gầm nách Gấu 100/87 104/49 108/95 Đo banh chun/ đo chun Dài tay 56 57.5 59 Đo từ đầu tay xuống cửa
- tay Bắp tay 20.8 21.4 22 Đo tại gầm nách Rộng cửa tay 12.6/10 13.1/10.5 13.6/11 Đo banh chun/ đo chun Dài tay vai 80.5 82.75 85 Đo 1/2 rộng vai+dài tay Rộng cổ 3 3 3 Bản cổ Bo gấu 2.5 2.5 2.5 Bản bo Bo tay 2.5 2.5 2.5 Bản bo Khóa 56 57.5 59 2.1. Chuẩn bị nguyên phụ liệu 2.1.1. Nguyên liệu * Vải chính: Vải gió Màu: đen, khaki, Navy 100% polyeste Nhiệt độ: 120 độ Khổ vải: 1m50 Tính chất: có khả năng chống được tia tử ngoại với ánh sáng, môi trường, hút ẩm trong khoảng 0,40,5% Độ co dọc: 1% Độ co ngang: 0,5% * Vải lót Vải gió Màu: đen, khaki, navy 100% polyester Nhiệt độ: 120 độ Tính chất: có khả năng chống được tia tử ngoại với ánh sáng, môi trường, hút ẩm trong khoảng 0,40,5%
- Khổ vải: 1m50 Độ co dọc: 1% Độ co ngang: 0,5% 2.1.2. Phụ liệu Khóa áo: nhựa Bo Chỉ may Giấy chống ẩm Mex giấy Mác: mác chính, mác hướng dẫn sử dụng Thẻ bài 2.2.Chuẩn bị tài liệu công nghệ 2.2.1.Xây dựng bảng tiêu chuẩn kỹ thuật 2.2.1.1. Đặc điểm, hình dáng Áo Jacket thân trước chính có túi cơi một viền, miếng trang trí nằm ở ngực gần nẹp khóa, bo gấu Thân sau chính có mác chính, Tay áo chính bổ, có bo cửa tay Thân trước lót có túi ngực, ve nẹp Miệng túi có di bọ * Tiêu chuẩn kỹ thuật chung Tổng thể hai bên phải đối xứng Đảm bảo thông số kích thước Các đường may phải đảm bảo độ êm phẳng, thẳng đều, không xếp ly, cầm dúm, không sển sót, sùi chỉ, bỏ mũi Hạn chế nối chỉ, nối chỉ phải bền chắc, trùng khít đầu và cuối đường may lại mũi ba lần chỉ trùng khít
- Sản phẩm may xong đảm bảo vệ sinh công nghiệp sạch đầu chỉ, sơ vải, phấn sáp, dầu máy, không bị loang màu, lỗi sợi Các chi tiết may xong phải đảm bảo đúng dáng, không bùng vặn 2.2.1.2. Tiêu chuẩn là,ép * Tiêu chuẩn là Yêu cầu: Là toàn bộ các đường may chi tiết trước khi lắp ráp ở nhiệt độ 120 độ C Chú ý: Bàn là phải có đệm, là mặt trái tránh làm bóng vải, cháy, ố sản phẩm * Tiêu chuẩn ép Yêu cầu: Mex ép vào mặt trái của cơi túi ngực Điều kiện ép: + Nhiệt độ 130 độ c + Lực ép: 12N/m + Thời gian: 10s Trước khi ép phải kiểm tra chi tiết Chú ý: ép mex không để thời gian quá lâu, tránh hiện tượng bóng, rộp, cháy, ố vàng mex 2.2.1.3. Tiêu chuẩn đường may, mũi may * Mật độ mũi may Mật độ mũi chỉ can chắp 3cm14 mũi, mí diễu 3cm12 mũi * Thông số các đường may Đường may mí 0,15cm: miệng túi, ve nẹp Đường may diêu 0,5cm: vai, vòng nách, sống tay, cửa tay, gấu, vòng cổ Đường may diễu 0,8cm: nẹp khóa Đường may chắp 1cm: Sườn áo, vai con, tay Đường may 2,5cm: bo gấu, bo tay 2.2.1.4. Tiêu chuẩn lắp ráp * Thân trước chính
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề tài: Công nghệ sản xuất mì sợi và mì ăn liền
46 p | 988 | 410
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất nước ép bưởi
85 p | 654 | 156
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về HACCP và nghiên cứu ứng dụng HACCP vào công nghệ sản xuất trà sữa
113 p | 477 | 140
-
Đồ án: Công nghệ sản xuất sữa tiệt trùng
39 p | 983 | 139
-
Đồ án tốt nghiệp: Khảo sát quy trình công nghệ sản xuất há cảo tại công ty Vissan
123 p | 473 | 109
-
Đồ án môn học: Tìm hiểu công nghệ sản xuất polypropylen và tính toán cân bằng vật chất cho thiết bị polyme hóa năng suất 150.000 tấn/năm
36 p | 457 | 108
-
Đồ án công nghệ: Thiết kế dây chuyền công nghệ sản xuất PVC
44 p | 618 | 84
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu qui trình công nghệ sản xuất đồ hộp cá tra kho
81 p | 315 | 81
-
Đồ án công nghệ: Thiết kế nhà máy sản xuất bia vàng với năng suất 5 triệu lít/năm
62 p | 534 | 79
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu công nghệ sản xuất đồ hộp mực nhồi rau quả sốt cà chua
96 p | 287 | 79
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu áp dụng HACCP vào công nghệ sản xuất bánh dẻo ở Việt Nam
108 p | 298 | 73
-
Đề tài: Quy trình công nghệ sản xuất bơ
63 p | 311 | 71
-
Đồ án tốt nghiệp: Quy trình công nghệ sản xuất quần tây
101 p | 386 | 63
-
Đồ án tốt nghiệp: Nghiên cứu quy trình công nghệ sản xuất cá rô kho tộ đóng hộp
78 p | 200 | 57
-
Báo cáo: Công nghệ sản xuất sữa tươi thanh trùng
58 p | 360 | 51
-
Đồ án: Công nghệ sản xuất sữa chua
49 p | 176 | 39
-
Đồ án tốt nghiệp ngành Công nghệ chế biến thủy sản "Tìm hiểu về các loài Sao biển ở Việt Nam: Đặc điểm, phân loại, phân bố, ứng dụng và công nghệ sản xuất các sản phẩm từ Sao biển"
40 p | 190 | 18
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn