intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án tốt nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường: Nghiên cứu xử lý Fe 3+ trong nước bằng vật liệu hấp phụ chế tạo từ bã cafe

Chia sẻ: Thi Thi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

65
lượt xem
10
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đề tài: “Nghiên cứu xử lý Fe3+ trong nước bằng vật liệu hấp phụ chế tạo từ bã cafe”, để tìm ra thêm các vật liệu mới có khả năng xử lý ô nhiễm nước bằng phương pháp hấp phụ. Mời các bạn tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp ngành Kỹ thuật môi trường: Nghiên cứu xử lý Fe 3+ trong nước bằng vật liệu hấp phụ chế tạo từ bã cafe

  1. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ------------------------------- KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Cẩm Thu Sinh viên:Mai Thị Thu Thảo Hải Phòng, 2015
  2. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG ---------------------------------- NGHIÊN CỨU XỬ LÝ FE3+ TRONG NƢỚC BẰNG VẬT LIỆUHẤP PHỤ CHẾ TẠO TỪ BÃ CAFE KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC HỆ CHÍNH QUY NGÀNH: KỸ THUẬT MÔI TRƢỜNG Giáo viên hƣớng dẫn : ThS. Nguyễn Thị Cẩm Thu Sinh viên : Mai Thị Thu Thảo Hải Phòng, 2015
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƢỜNG ĐẠI HỌC DÂN LẬP HẢI PHÒNG -------------------------------------- NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Sinh viên : Mai Thị Thu Thảo Mã SV: 1112301010 Lớp : MT1501 Ngành: Kỹ thuật môi trường Tên đề tài: “Nghiên cứu xử lý Fe3+ trong nước bằng vật liệu hấp phụ chế tạo từ bã cafe”
  4. NHIỆM VỤ ĐỀ TÀI 1. Nội dung và các yêu cầu cần giải quyết trong nhiệm vụ đề tài tốt nghiệp (về lý luận, thực tiễn, các số liệu cần tính toán và các bản vẽ). - Chế tạo vật liệu hấp phụ từ bã cafe. - Tìm các yếu tố tối ưu cho quá trình hấp phụ sắt của vật liệu hấp phụ .....…………………………………………………………………………….. .....…………………………………………………………………………….. 2. Các số liệu cần thiết để thiết kế, tính toán. Các số liệu thực nghiệm liên quan đến quá trình thí nghiệm như: pH, thời gian hấp phụ, tải trọng hấp phụ, giải hấp... .....…………………………………………………………………………….. .....…………………………………………………………………………….. .....…………………………………………………………………………….. 3. Địa điểm thực tập tốt nghiệp. Phòng thí nghiệm F204 Trường Đại học Dân lập Hải Phòng .....…………………………………………………………………………….. .....…………………………………………………………………………….. .....……………………………………………………………………………..
  5. CÁN BỘ HƢỚNG DẪN ĐỀ TÀI TỐT NGHIỆP Ngƣời hƣớng dẫn thứ nhất: Họ và tên: Nguyễn Thị Cẩm Thu Học hàm, học vị: Thạc sĩ Cơ quan công tác: Trường Đại học Dân lập Hải Phòng Nội dung hướng dẫn: Toàn bộ khóa luận ………………………………………………………………………………… Ngƣời hƣớng dẫn thứ hai: Họ và tên:............................................................................................................ Học hàm, học vị:................................................................................................. Cơ quan công tác:................................................................................................ Nội dung hướng dẫn:........................................................................................... Đề tài tốt nghiệp được giao ngày tháng năm 2015 Yêu cầu phải hoàn thành xong trước ngày 28 tháng 6 năm 2015 Đã nhận nhiệm vụ ĐTTN Đã giao nhiệm vụ ĐTTN Sinh viên Người hướng dẫn Mai Thị Thu Thảo ThS. Nguyễn Thị Cẩm Thu Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 HIỆU TRƢỞNG GS.TS.NGƢT Trần Hữu Nghị
  6. PHẦN NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA CÁN BỘ HƢỚNG DẪN 1.Tinh thần thái độ của sinh viên trong quá trình làm đề tài tốt nghiệp: ………………………………………………………………..……………….. ……………………………………………………………………………..….. …………………………………………………………………………..…….. ……………………………………………………………………….….…….. ……………………………………………………………………..………….. ………………………………………………………………………..……….. 2. Đánh giá chất lƣợng của khóa luận (so với nội dung yêu cầu đã đề ra trong nhiệm vụ Đ.T. T.N trên các mặt lý luận, thực tiễn, tính toán số liệu…): Đạt yêu cầu của một khóa luận tốt nghiệp …………………………………………..…………………………………….. ……………………………………………………..………………………….. …………………………………………………….………………………….. 3. Cho điểm của cán bộ hƣớng dẫn (ghi cả số và chữ): ..…………………………………………………...………………………….. ……………………………………………..………………………………….. ...…………………………………..………………………………………….. Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 Cán bộ hướng dẫn (họ tên và chữ ký) ThS. Nguyễn Thị Cẩm Thu
  7. PHIẾU NHẬN XÉT TÓM TẮT CỦA NGƢỜI CHẤM PHẢN BIỆN 1. Đánh giá chất lượng đề tài tốt nghiệp về các mặt thu thập và phân tích số liệu ban đầu, cơ sở lý luận chọn phương án tối ưu, cách tính toán chất lượng thuyết minh và bản vẽ, giá trị lý luận và thực tiễn đề tài. ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… 2. Cho điểm của cán bộ phản biện (ghi cả số và chữ). ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… ………………………………………………………………………………… Hải Phòng, ngày … tháng … năm 2015
  8. LỜI CẢM ƠN Để có thể hoàn thành tốt Khóa luận tốt nghiệp, lời đầu tiên em xin được gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cô giáo – ThS. Nguyễn Thị Cẩm Thu. Trong suốt quá trình thực hiện đề tài tốt nghiệp của mình cô đã luôn luôn tận tình hướng dẫn, chỉ bảo cũng như giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu và hoàn thành luận văn tốt nghiệp để có thể thu được kết quả tốt nhất như mong muốn. Bên cạnh đó, em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô Khoa Môi trường – Trường Đại học Dân Lập Hải Phòng và các bạn đã giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho em trong suốt quá trình thực hiện đề tài. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn gia đình bạn bè đã nhiệt tình giúp đỡ, động viên và khích lệ em vượt qua mọi khó khăn trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu. Hải Phòng, ngày tháng năm 2015 Sinh viên Mai Thị Thu Thảo
  9. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng MỤC LỤC MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1 CHƢƠNG I: TỔNG QUAN ........................................................................... 2 1.1. Giới thiệu chung. .................................................................................... 2 1.1.1.Nước và vai trò của nước ......................................................................... 2 1.1.2.Một số vấn đề chung về ô nhiễm nước. ................................................... 3 1.1.3.Phân loại ô nhiễm nước. ........................................................................... 4 1.1.4.Các thông số môi trường chính xác định nước bị ô nhiễm. ..................... 6 1.2.Tổng quan về môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm kim loại nặng .................... 7 1.2.1.Tình trạng ô nhiễm nước do kim loại nặng. ............................................. 7 1.2.2.Một số nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng................................................ 8 1.2.3.Ảnh hưởng của kim loại nặng đến môi trường và sức khỏe con người... 8 1.2.4.Một số phương pháp xử lý nguồn nước bị ô nhiễm kim loại nặng........ 11 1.3.Giới thiệu vật liệu hấp phụ. .................................................................... 19 1.3.1.Nhóm khoáng tự nhiên. .......................................................................... 19 1.3.2.Nhóm nguyên liệu tự nhiên và phế thải nông nghiệp. ........................... 20 1.3.3.Một số loại vật liệu hấp phụ khác. ......................................................... 21 1.4.Giới thiệu về bã cafe................................................................................ 24 CHƢƠNG II: THỰC NGHIỆM .................................................................. 26 2.1. Mục tiêu và nội dung nghiên cứu của khóa luận ................................ 26 2.1.1. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................. 26 2.1.2. Nội dung nghiên cứu. ............................................................................ 26 2.2. Phƣơng pháp nghiên cứu....................................................................... 26 2.2.1. Chế tạo vật liệu hấp phụ từ bã cafe. ...................................................... 26 2.2.2. phương pháp xác định Fe3+. .................................................................. 26 2.3. Khảo sát các điều kiện tối ƣu hấp phụ Fe3+của vật liệu: .................... 29 2.3.1. Khảo sát ảnh hưởng của pH đến khả năng hấp phụ Fe3+ của vật liệu. 29 2.3.2. Khảo sát ảnh hưởng của thời gian đến khả năng hấp phụ Fe3+ của vật liệu ................................................................................................................... 30 Sinh viên: Mai Thị Thu Thảo – MT1501
  10. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng 2.3.3. Xác định tải trọng hấp phụ của vật liệu hấp phụ................................... 30 2.3.4. Khảo sát khả năng giải hấp – tái sinh của vật liệu. ............................... 30 CHƢƠNG III: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ............................................ 32 3.1. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của pH đến khả năng hấp phụ Fe3+ của vật liệu. ........................................................................................................... 32 3.2. Kết quả khảo sát ảnh hƣởng của thời gian đến quá trình hấp phụ Fe3+ của vật liệu. ............................................................................................ 33 3.3. Kết quả xác định tải trọng hấp phụ của vật liệu hấp phụ.................. 35 3.4. Kết quả khảo sát khả năng giải hấp – thu hồi vật liệu. ...................... 37 3.4.1. Khảo sát khả năng giải hấp ................................................................... 37 3.4.2. Khảo sát khả năng thu hồi. .................................................................... 38 KẾT LUẬN .................................................................................................... 39 TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................... 40 Sinh viên: Mai Thị Thu Thảo – MT1501
  11. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng DANH MỤC BẢNG Bảng 1.1: Thành phần hóa học của cafe ......................................................... 25 Bảng 2.1. Bảng thể tích các chất để xây dựng đường chuẩn Fe3+ .................. 28 Bảng 3.1: Ảnh hưởng của pH đến quá trình hấp phụ Fe3+ .............................. 32 Bảng 3.2. Ảnh hưởng của thời gian đến quá trình hấp phụ ............................ 34 Bảng 3.3: Tải trọng hấp phụ của vật liệu hấp phụ .......................................... 35 Bảng 3.4. Kết quả giải hấp vật liệu hấp phụ bằng HCl 0,01M ....................... 37 Bảng 3.5: Kết quả tái sinh vật liệu hấp phụ .................................................... 38 Sinh viên: Mai Thị Thu Thảo – MT1501
  12. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng DANH MỤC HÌNH Hình 1.1. Phương trình đường hấp phụ đẳng nhiệt Langmuir ........................ 17 Hình 1.2. Sự phụ thuộc của Cf /q vào Cf ......................................................... 18 Hình 2.1: Đồ thị đường chuẩn Fe3+ ................................................................. 29 Hình 3.1: Ảnh hưởng của pH đến quá trình hấp phụ của Fe3+........................ 33 Hình 3.2: Ảnh hưởng của thời gian đến quá trình hấp phụ............................. 34 Hình 3.3: Đồ thị xác định tải trọng hấp phụ của vật liệu hấp phụ .................. 36 Hình 3.4: Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của Cf/q vào Cf ............................... 36 Sinh viên: Mai Thị Thu Thảo – MT1501
  13. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng MỞ ĐẦU Có thể khẳng định rằng nước là nguồn tài nguyên vô cùng quan trọng và quý giá đối với sự sống của con người cũng như nó đóng góp một phần vô cùng to lớn trong sự phát triển của nền kinh tế. Tuy nhiên, hiện nay với sự gia tăng không ngừng dân số của các quốc gia trên thế giới, cũng như sự phát triển gia tăng không ngừng của các ngành kinh tế đã làm cho các nguồn nước bị ô nhiễm. Có thể nhận thấy, với tốc độ sử dụng nguồn nước, cũng như sự tác động của các hoạt động của con người đã làm cho trữ lượng cũng như chất lượng của nguồn nước mặt bị suy giảm nghiêm trọng. Vì vậy, bên cạnh việc nâng cao ý thức của con người, xiết chặt công tác quản lí môi trường thì việc tìm ra phương pháp loại bỏ các chất độc hại (ion kim loại nặng, các hợp chất hữu cơ độc hại…) ra khỏi môi trường nước có ý nghĩa hết sức to lớn. Đã có nhiều phương pháp được áp dụng nhằm tách các ion kim loại nặng ra khỏi môi trường nước như: phương pháp hóa lý (phương pháp hấp phụ, keo tụ...), phương pháp sinh học, phương pháp hóa học… Trong đó, phương pháp hấp phụ được áp dụng rộng rãi và cho kết quả rất khả thi. Một trong những vật liệu được sử dụng để chế tạo vật liệu hấp phụ kim loại đang được nhiều nhà khoa học quan tâm là các phụ phẩm nông nghiệp như vỏ trấu, rơm, bã mía, lõi ngô,… Hướng nghiên cứu này có nhiều ưu điểm là sử dụng vật liệu giá thành thấp, dễ kiếm, thân thiện với môi trường. Chính vì những lý do trên, em đã tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu xử lý Fe3+ trong nước bằng vật liệu hấp phụ chế tạo từ bã cafe”, để tìm ra thêm các vật liệu mới có khả năng xử lý ô nhiễm nước bằng phương pháp hấp phụ. Sinh viên: Mai Thị Thu Thảo – MT1501 1
  14. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng CHƢƠNG I: TỔNG QUAN 1.1. Giới thiệu chung. 1.1.1. Nước và vai trò của nước [7] Nước là một thành phần cơ bản và quan trọng của môi trường sống mà sự có mặt của nó làm nên một quyển trên trái đất đó là thuỷ quyển. Thuỷ quyển bao gồm toàn bộ các dạng chứa nước trên hành tinh của chúng ta. Đó là: đại dương, biển, sông, hồ, suối, các tảng băng và nước ngầm .v.v. Nước có vai trò vô cùng quan trọng đối với con người cũng như bất cứ sinh vật nào trên trái đất. Nước là nguồn tài nguyên vô cùng quý giá nhưng không phải là vô tận. Nước cần cho mọi sự sống và phát triển. Ngoài chức năng tham gia vào chu trình sống, nước còn là chất mang năng lượng (hải triều, thuỷ năng), chất mang vật liệu và tác nhân điều hoà khí hậu, thực hiện các chu trình tuần hoàn vật chất trong tự nhiên. Có thể nói sự sống của con người và mọi sinh vật trên trái đất phụ thuộc vào nước. Tài nguyên nước ở trên thế giới theo tính toán hiện nay là 1,39 tỷ km3, tập trung trong thuỷ quyển 97,2% (1,35 tỷ km3), còn lại trong khí quyển và thạch quyển. 94% lượng nước là nước mặn, 2% là nước ngọt tập trung trong băng ở hai cực, 0,6% là nước ngầm, còn lại là nước sông và hồ. Lượng nước trong khí quyển khoảng 0,001%, trong sinh quyển 0,002%, trong sông suối 0,00007% tổng lượng nước trên trái đất. Lượng nước ngọt con người sử dụng xuất phát từ nước mưa (lượng mưa trên trái đất 105.000km3/năm. Lượng nước con người sử dụng trong một năm khoảng 35.000 km3, trong đó 8% cho sinh hoạt, 23% cho công nghiệp và 63% cho hoạt động nông nghiệp). Nước tham gia vào mọi quá trình xảy ra trên trái đất như địa mạo, địa hoá, xói mòn làm cho trên bề mặt trái đất hình thành nên các sông, suối, đồng bằng... Nước trong khí quyển được coi là lớp áo giáp bảo vệ quả đất khỏi bị giá lạnh và điều hoà khí hậu, bởi vì nước có khả năng lưu giữ và ổn nhiệt tốt hơn mặt đất và không khí Sinh viên: Mai Thị Thu Thảo – MT1501 2
  15. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng Tóm lại, nước có mặt ở tất cả các quyển của trái đất như khí quyển, thuỷ quyển, địa quyển, sinh quyển và nó đóng vai trò vô cùng quan trọng trong sự phát triển của tự nhiên và đời sống trên hành tinh chúng ta. Vì vậy sự hiểu biết về nước, về tính chất lý, hoá học cũng như sự tồn tại và vận chuyển của nước trong môi trường là cơ sở để giải quyết những tác động xấu do nước gây ra. 1.1.2. Một số vấn đề chung về ô nhiễm nước. a) Khái niệm về ô nhiễm môi trường nước. Ô nhiễm môi trường nước là sự biến đổi của các thành phần môi trường không phù hợp với tiêu chuẩn môi trường nước, gây ảnh hưởng xấu đến con người, sinh vật. b) Nguồn ô nhiễm nước. Nguồn ô nhiễm nước có thể là tự nhiên hay nhân tạo - Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc tự nhiên do mưa, tuyết tan, sự sói mòn, quá trinh thấm dầu. Các quá trình phân huỷ các chất hữu cơ tự nhiên trong nước. - Sự ô nhiễm nước có nguồn gốc nhân tạo gây ra bởi con người là thay đổi chất lượng và khả năng sử dụng nước. Những quy định và tiêu chuẩn để kiểm soát ô nhiễm thường chia làm 2 nguồn: Nguồn ô nhiễm điểm (point source): Do các chất ô nhiễm được phát thải tại một vùng xác định: các nhà máy, các trạm xử lý nước thải, khai thác khoáng sản dưới đất, các giếng dầu. Những nguồn này dễ xác định và quản lý. Nguồn ô nhiễm toàn diện (nonpoint source): Các chất ô nhiễm rải rác và phân tán, không xác định được vùng và làm ô nhiễm một vùng nước bất kỳ: tại các vùng nông nghiệp, các vùng xây dựng. Quá trình lắng đọng các chất ô nhiễm từ không khí như lắng đọng axit từ khí quyển vào các sông, hồ Các thuỷ vực thường bị nhiễm bẩn do những nguyên nhân khác nhau. Những nguyên nhân đó có thể là tự nhiên hay do tác động của con người, Sinh viên: Mai Thị Thu Thảo – MT1501 3
  16. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng nhưng tác động của con người là chủ yếu. Các nguyên nhân gây ô nhiễm thuỷ vực có thể phân chia như sau: - Các nguồn thải mang nhiều chất hữu cơ có nguồn gốc sinh học. - Các nguồn thải mang nhiều chất hữu cơ tổng hợp như phân bón, thuốc trừ sâu, các chất tẩy rửa, dầu mỏ… - Các nguồn thải mang nhiều chất vô cơ, các kim loại nặng, các chất phóng xạ, các chất ăn mòn… - Nước thải có nhiệt độ cao. - Các chất lắng đọng, các vật liệu rắn gây bồi lấp dòng chảy. Nguồn nước bị ô nhiễm có các dấu hiệu đặc trưng sau đây: - Xuất hiện các chất nổi trên bề mặt nước và các cặn lắng chìm xuống đáy nguồn. - Thay đổi tính chất lý học (độ trong, màu, mùi, nhiệt độ...). - Thay đổi thành phần hóa học (pH, hàm lượng của các chất hữu cơ và vô cơ, xuất hiện các chất độc hại...). - Lượng oxy hòa tan (DO) trong nước giảm do các quá trình sinh hoá để oxy hóa các chất bẩn hữu cơ vừa mới thải vào. - Các vi sinh vật thay đổi về loài và về số lượng. Có xuất hiện các vi trùng gây bệnh. Nguồn nước bị ô nhiễm có ảnh hưởng rất lớn đến hệ thủy sinh vật, việc sử dụng nguồn nước vào mục đích cấp nước hoặc mỹ quan của thành phố. 1.1.3. Phân loại ô nhiễm nước. a) Ô nhiễm vật lý Các chỉ tiêu vật lý bao gồm nhiệt độ, độ trong, màu sắc, mùi vị của nước… Các chất rắn không tan khi được thải vào nước làm tăng lượng chất lơ lững, tức làm tăng độ đục của nước. Các chất này có thể là gốc vô cơ hay hữu cơ, có thể được vi khuẩn ăn. Sự phát triển của vi khuẩn và các vi sinh vật Sinh viên: Mai Thị Thu Thảo – MT1501 4
  17. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng khác lại càng làm tăng độ đục của nước và làm giảm độ xuyên thấu của ánh sáng. Nhiều chất thải công nghiệp có chứa các chất có màu, hầu hết là màu hữu cơ, làm giảm giá trị sử dụng của nước về mặt y tế cũng như thẩm mỹ. Ngoài ra các chất thải công nghiệp còn chứa nhiều hợp chất hoá học như muối sắt, mangan, clo tự do, hydro sulfur, phenol... làm cho nước có vị không bình thường. Các chất amoniac, sulfur, cyanua, dầu làm nước có mùi lạ. Thanh tảo làm nước có mùi bùn, một số sinh vật đơn bào làm nước có mùi tanh của cá. b) Ô nhiễm hóa học. Các thông số hoá học là các giá trị pH, DO, BOD, COD, các muối dinh dưỡng, các kim loại nặng, các khí hoà tan… Các chất hòa tan trong nước ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp lên sinh vật. - Lân (P) thường là nhân tố hạn chế hàng đầu trong môi trường nước ngọt. Nguồn gốc cuả P do sự rửa trôi và nguồn nhân tạo (nông nghiệp và sinh hoạt). - Nitơ (N) dưới dạng NO3 được sử dụng bởi thủy sinh vật. NH3 dồi dào khi nước thiếu O2 hoặc quá nhiều chất thải chứa N. NO2 tỏ ra độc đối với thủy sinh vật. - Lưu huỳnh (S) dưới dạng SO4 2- có thể đáp ứng nhu cầu của thực vật. SH2 là chất độc đối với cá và một số thủy sinh động vật. - Ô nhiễm hoá học do chất vô cơ + Các loại muối. + Các kim loại nặng. - Ô nhiễm do các chất hữu cơ tổng hợp. + Hydrocarbons (CxHy) + Chất tẩy rửa: bột giặt tổng hợp và xà bông. + Hóa chất BVTV Sinh viên: Mai Thị Thu Thảo – MT1501 5
  18. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng c) Ô nhiễm sinh học. Nước là phương tiện lan truyền các nguồn bệnh và trong thực tế, bệnh lây lan bằng đường nước là nguyên nhân chính gây ra ốm đau và tử vong ở các nước đang phát triển. Theo thống kê của các nhà chuyên môn thì những bệnh lan truyền từ nguồn nước đã làm tổn thất 35% tiềm năng sức lao động. Các tác nhân gây bệnh thường là các nhóm vi sinh vật có nguồn gốc từ phân người bệnh, phân gia súc như: Các vi khuẩn, virut, động vật đơn bào, giun ký sinh. Ba bệnh do các vi khuẩn của nguồn nước thường gặp nhất là sốt thương hàn(Typhoid fever) do Salmonella typhosa gây ra, bệnh tả châu á(Asiantic cholera) do Vibro comma gây ra và lỵ khuẩn que(Bacilary dysentery) do Shigelle dysenteriae gây ra. Ô nhiễm nước sinh học do các nguồn thải đô thị hay kỹ nghệ có các chất thải sinh hoạt, phân, nước rữa của các nhà máy đường, giấy... Sự ô nhiễm về mặt sinh học chủ yếu là do sự thải các chất hữu cơ có thể lên men được: sự thải sinh hoạt hoặc kỹ nghệ có chứa chất cặn bã sinh hoạt, phân tiêu, nước rửa của các nhà máy đường, giấy, lò sát sinh... Sự ô nhiễm sinh học thể hiện bằng sự nhiễm bẩn do vi khuẩn rất nặng, đặt thành vấn đề lớn cho vệ sinh công cộng chủ yếu các nước đang phát triển. Các bệnh cầu trùng, viêm gan do siêu vi khuẩn tăng lên liên tục ở nhiều quốc gia chưa kể đến các trận dịch tả. Các sự nhiễm bệnh được tăng cường do ô nhiễm sinh học nguồn nước. Thí dụ thương hàn, viêm ruột siêu khuẩn. Các nước thải từ lò sát sinh chứa một lượng lớn mầm bệnh. 1.1.4. Các thông số môi trường chính xác định nước bị ô nhiễm. - Nhiệt độ - Độ đục, màu sắc, mùi vị - Độ cứng. - Tổng chất rắn hoà tan (TDS) - Độ kiềm (Alkalinity) - pH Sinh viên: Mai Thị Thu Thảo – MT1501 6
  19. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng - Tổng cacbon hữu cơ (TOC) - DO (Oxi hòa tan ) - BOD, COD - Ammonium - Nitrite-Nitrate - Photpho (Phosphorus) - Thủy ngân - Asen - … 1.2. Tổng quan về môi trƣờng nƣớc bị ô nhiễm kim loại nặng. [1][4] 1.2.1. Tình trạng ô nhiễm nước do kim loại nặng. Hiện nay, do sự phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ dẫn tới nguồn nước đang bị ô nhiễm bởi các nguồn khác nhau và ảnh hưởng trực tiếp tới môi trường, sức khỏe con người. Đặc biệt vấn đề ô nhiễm kim loại nặng đang là một trong những vấn đề cấp thiết, gây ảnh hưởng lớn tới đời sống, sức khỏe và sinh hoạt của người dân. Hiện tượng nước bị ô nhiễm kim loại nặng thường gặp trong các lưu vực nước gần các khu công nghiệp, các thành phố lớn và khu vực khai thác khoáng sản. Ô nhiễm kim loại nặng biểu hiện ở nồng độ cao của các kim loại nặng trong nước. Trong một số trường hợp, xuất hiện hiện tượng chết hàng loạt cá và thuỷ sinh vật. Ô nhiễm nước bởi kim loại nặng có tác động tiêu cực tới môi trường sống của sinh vật và con người. Kim loại nặng tích luỹ theo chuỗi thức ăn thâm nhập vào cơ thể người. Những thảm họa môi trường do sự ô nhiễm bởi các kim loại nặng mà con người phải gánh chịu. Căn bệnh ItaiItai của người dân sống ở khu vực sông Tisu (1912 - 1926) do bị nhiễm độc Cadimium. Thảm họa Minatama xảy ra ở thành phố Minatama (thuộc tỉnh Kumamoto, phía tây đảo Kyushu, cực nam Nhật Bản). Một số triệu chứng thần kinh như: tay chân run, mất cảm giác, mất thăng bằng, mất phối hợp cử động, tầm nhìn mắt bị giới hạn. Nếu Sinh viên: Mai Thị Thu Thảo – MT1501 7
  20. Khóa luận tốt nghiệp Trƣờng ĐHDL Hải Phòng mẹ bị nhiễm độc lúc có thai, phát triển của não thai nhi bị ảnh hưởng và trẻ sơ sinh có thể bị những chứng giống như liệt não, bị điếc, bị mù hoặc đầu quá nhỏ, lớn lên thì tâm trí phát triển chậm. Mãi đến năm 1968, Chính phủ Nhật Bản mới chính thức tuyên bố: căn bệnh này do Công ty Chisso gây ra vì đã làm ô nhiễm môi trường. Các nhà máy hóa chất của Công ty này đã thải ra quá nhiều lượng thủy ngân hữu cơ độc hại làm cho cá bị nhiễm độc. Khi ăn cá, thủy ngân hữu cơ xâm nhâp vào cơ thể con người, chúng sẽ tấn công vào cơ quan thần kinh trung ương, gây nên căn bệnh mà các nhà y học gọi là bệnh Minamata. 1.2.2. Một số nguồn gây ô nhiễm kim loại nặng. - Hoạt động khai thác mỏ. - Công nghiệp mạ - Công nghiệp sản xuất các hợp chất vô cơ. - Quá trình sản xuất sơn, mực và thuốc nhuộm. - Công nghiệp luyện kim. 1.2.3. Ảnh hưởng của kim loại nặng đến môi trường và sức khỏe con người.[2] a) Tác dụng sinh hóa của kim loại nặng. Ở hàm lượng nhỏ các kim loại nặng là những nguyên tố vi lượng hết sức cần thiết cho cơ thể người và sinh vật. Chúng tham gia cấu thành nên các enzym, các vitamin, đóng vai trò quan trọng trong trao đổi chất… nhưng khi có hàm lượng lớn chúng lại thường có độc tính cao. Khi được thải ra môi trường, một số hợp chất kim loại nặng bị tích tụ và đọng lại trong đất, song có một số hợp chất có thể hòa tan dưới tác động của nhiều yếu tố khác nhau. Điều này tạo điều kiện để các kim loại nặng có thể phát tán rộng vào nguồn nước ngầm, nước mặt và gây ô nhiễm. Các kim loại nặng xâm nhập vào cơ thể thông qua các chu trình thức ăn. Khi đó, chúng sẽ tác động đến các quá trình sinh hoá và trong nhiều trường hợp dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng. Sinh viên: Mai Thị Thu Thảo – MT1501 8
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
5=>2