intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đồ án tốt nghiệp " NGÀNH NHỰA VIỆT NAM VÀ KHU CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ MINH KHAI – TỈNH HƯNG YÊN "

Chia sẻ: Phan Long Bien | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:65

227
lượt xem
40
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kiểm toán năng lượng là một trong những nhiệm vụ đầu tiên để hoàn thành chương trình kiểm soát năng lượng hiệu quả. Có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán năng lượng. Theo tài liệu kiểm toán năng lượng của Khoa Quản Lý Năng Lượng – Đại học Điện Lực, kiểm toán năng lượng được định nghĩa như sau: Kiểm toán năng lượng là quá trình khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng các hoạt động tiêu thụ năng lượng nhằm xác định tiêu thụ năng lượng của đơn vị kinh doanh, dịch vụ, các nhà máy...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp " NGÀNH NHỰA VIỆT NAM VÀ KHU CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ MINH KHAI – TỈNH HƯNG YÊN "

  1. Đồ án tốt nghiệp 1 CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG 1. KHÁI NIỆM, PHÂN LOẠI KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG 1.1. Khái niệm kiểm toán năng lượng Kiểm toán năng lượng là một trong những nhiệm vụ đầu tiên để hoàn thành chương trình kiểm soát năng lượng hiệu quả. Có nhiều định nghĩa khác nhau về kiểm toán năng lượng. Theo tài liệu kiểm toán năng lượng của Khoa Quản Lý Năng Lượng – Đại học Điện Lực, kiểm toán năng lượng được định nghĩa như sau: Kiểm toán năng lượng là quá trình khảo sát, phân tích và đánh giá thực trạng các hoạt động tiêu thụ năng lượng nhằm xác định tiêu thụ năng lượng c ủa đơn vị kinh doanh, dịch vụ, các nhà máy sản xuất hay hộ gia đình, đồng thời tìm ra các lĩnh vực sử dụng năng lượng lãng phí, đưa ra các cơ hội bảo tồn năng lượng và biện pháp mang lại tiết kiệm năng lượng. Các hoạt động chủ yếu của kiểm toán năng lượng bao gồm: + Khảo sát, đo lường, thu thập số liệu về mức sử dụng năng l ượng của cơ sở sản xuất. + Phân tích, tính toán và đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng. + Đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng. + Đề xuất giải pháp sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng. + Phân tích hiệu quả đầu tư các hạng mục tiết kiệm năng lượng và xây dựng các hoạt động, giải pháp hỗ trợ sau kiểm toán. 1.2. Phân loại kiểm toán năng lượng Có nhiều tài liệu phân loại kiểm toán năng lượng khác nhau. Phân loại theo mức độ phức tạp, mức độ yêu cầu phạm vi thực hiện, kiểm toán năng l ượng được phân thành hai loại chính là: - Kiểm toán năng lượng sơ bộ - Kiểm toán năng lượng chi tiết Ngoài hai loại kiểm toán trên, còn có kiểm toán năng lượng mô phỏng trên máy tính và một số kiểm toán năng lượng đặc biệt khác được dùng cho các thiết bị, hệ thống hoặc quá trình tiêu thụ năng lượng cụ thể như: kiểm toán hệ thống lò hơi, kiểm toán hệ thống lạnh và điều hòa không khí, kiểm toán hệ thống điện, kiểm toán hệ thống chiếu sáng... Kiểm toán năng lượng sơ bộ là hoạt động khảo sát thoáng qua quá trình sử dụng năng lượng của hệ thống. Bao gồm cả việc đánh giá các dữ liệu về tiêu thụ năng lượng để phân tích số lượng và mô hình sử dụng năng lượng, cũng như so sánh với các giá trị trung bình hoặc tiêu chuẩn của các thiết bị tương tự. GVHD: KSC. SVTH:
  2. Đồ án tốt nghiệp 2 Kiểm toán sơ bộ là kiểm toán đơn giản và dễ thực hiện, c hi phí kiểm toán này là không lớn nhưng có thể đánh giá sơ bộ tiết kiệm và đưa ra các cơ hội tiết kiệm với chi phí thấp nhờ các biện pháp quản lý như thay đổi thói quen vận hành và bảo dưỡng...Đồng thời kiểm toán này cũng là cơ hội để lựa chọn thông tin cho các kiểm toán chi tiết sau này. Kiểm toán năng lượng chi tiết là việc xác định lượng năng lượng sử dụng và tổn thất thông qua quan sát và phân tích các thiết bị, hệ thống và các đ ặc đi ểm vận hành, phân tích sâu hơn về mặt kỹ thuật, lợi ích kinh tế tài chính và mức ti ết kiệm của các giải pháp tiết kiệm năng lượng. Khi phân tích có thể bao gồm cả việc đo đạc và thí nghiệm để xác đ ịnh s ố lượng năng lượng sử dụng và hiệu suất của các hệ thống khác nhau. Sử dụng các phương pháp tính toán khoa học để phân tích hiệu suất và tính toán tiết kiệm năng lượng cũng như chi phí thông qua việc cải tiến và thay đổi từng hệ thống. Chi phí và thời gian kiểm toán năng lượng chi tiết lớn hơn nhiều so với kiểm toán năng lượng sơ bộ, những giải tiết kiệm năng lượng đưa ra trong kiểm toán năng lượng chi tiết sẽ đầy đủ và chính xác cao hơn. 2. MỤC ĐÍCH CỦA KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG Sử dụng các công nghệ lạc hậu, thiết kế chưa tối ưu, vận hành chưa phù hợp, sử dụng chưa hiệu quả...là những nguyên nhân gây thất thoát năng lượng. Theo khảo sát thực trạng tiêu thụ năng lượng và nhiều báo cáo kiểm toán năng lượng cho thấy tiềm năng áp dụng các giải pháp đối với các doanh nghiệp của Việt Nam thường mang lại hiệu quả tiết kiệm năng lượng từ 5% - 40% tổng năng lượng tiêu thụ. Thông qua kiểm toán năng lượng, người ta có thể: • Đánh giá được tình hình sử dụng năng lượng của đơn vị hiện tại. Nhận biết được những vị trí sử dụng năng lượng đang tiết kiệm, những vị trí sử dụng năng lượng chưa tốt, còn lãng phí năng lượng. Sau đó, từ các phân tích có thể nhận biết được các cơ hội bảo tồn năng lượng và tiềm năng tiết kiệm chi phí d ựa trên thực trạng hoạt động tiêu thụ năng lượng của đơn vị. • Kiểm toán năng lượng sẽ đưa ra các cơ hội và giải pháp tiết kiệm năng lượng với mức độ ưu tiên với từng giải pháp, đánh giá được những tác đ ộng của các giải pháp tiết kiệm năng lượng đối với các hoạt động sản xuất, kinh doanh và những tác động tới môi trường. • Giảm chi phí năng lượng và tăng cường nhận thức về tiết kiệm và sử dụng năng lượng của lãnh đạo và nhân viên trong doanh nghiệp. • Kiểm toán năng lượng giúp xác định được khuynh hướng tiêu thụ năng lượng và các nguy cơ hiện tại và tiềm ẩn thông qua đánh giá chi tiết các hệ thống, thiết bị khác nhau như: động cơ, bơm, hệ thống thông gió, máy nén, hệ thống hơi, nhiệt... GVHD: KSC. SVTH:
  3. Đồ án tốt nghiệp 3 3. QUY TRÌNH KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG Quy trình kiểm toán năng lượng được chia làm hai giai đoạn chính là kiểm toán năng lượng sơ bộ và kiểm toán năng lượng chi tiết. Các bước trong quy trình kiểm toán năng lượng được minh họa qua hình dưới đây: - Liệt kê quy lượng, xác định mức tiêu thụ. Khảo sát sơ bộ - Xác định bước đầu các công đoạn tiêu hao năng lượng lớn. - Xây dựng sơ đồ công nghệ cho phần trọng tâm Phân tích các dòng kiểm toán. năng lượng - Xác định sơ đồ dòng phân bố năng lượng. - cân bằng vật chất và năng lượng. Đề xuất các cơ hội - Xác định các cơ hội tiết kiệm năng lượng. TKNL - Lựa chọn các cơ hội tiền khả thi. - Đánh giá khả thi về kỹ thuật, kinh tế và môi Lựa chọn các cơ trường. hội TKNL - Lựa chọn các giải pháp thực hiện. Thực hiện các giải - Thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng. pháp đã chọn - Đo đạc và đánh giá kết quả. - Lập báo cáo chi tiết kiểm toán năng lượng. Lập báo cáo KTNL - Đưa ra gợi ý hay kế hoạch duy trì các giải pháp. Hình 1.1. Các bước xây dựng quy trình kiểm toán năng lượng 3.2. Kiểm toán năng lượng sơ bộ Kiểm toán năng lượng sơ bộ cho phép các kiểm toán viên có được bức tranh tổng quát về hệ thống tiêu thụ năng lượng của doanh nghiệp. Qua đó nhận dạng các cơ hội và tiềm năng lượng tiết kiệm năng lượng của đơn vị và xác đ ịnh các giải pháp ưu tiên (giải pháp không mất chi phí hoặc chi phí thấp). Hoạt động này có thể phát hiện ra ít nhất 70% các cơ hội tiết kiệm năng lượng trong hệ thống. Nội dung các bước thực hiện kiểm toán sơ bộ:  Khảo sát lướt qua toàn bộ các dây chuyền công nghệ, các thiết bị cung cấp và tiêu thụ năng lượng tại doanh nghiệp.  Nhận dạng nguyên lý, quy trình công nghệ của thiết bị, hệ thống.  Thu thập thông tin về sản lượng sản phẩm, năng lượng tiêu thụ và nguyên vật liệu để tính toán cân bằng năng lượng. GVHD: KSC. SVTH:
  4. Đồ án tốt nghiệp 4  Thu thập hóa đơn tiêu thụ năng lượng thực tế và các yếu tố liên quan đến việc tiêu thụ năng lượng.  Đánh giá tiềm năng tiết kiệm và sắp xếp thứ tự ưu tiên của các giải pháp.  Nhận dạng các thiết bị, các điểm cần đo lượng sâu hơn sau này, các vị trí đặt thiết bị đo lường. 3.3. Kiểm toán năng lượng chi tiết Sau khi kiểm toán năng lượng sơ bộ, tiếp theo cần phân tích, đánh giá kỹ thuật các phương án tiết kiệm năng lượng (căn cứ vào đánh giá từ kiểm toán năng lượng sơ bộ). Xem xét các vị trí, thiết bị cần đo đạc, tính toán chi ti ết đ ể th ấy rõ cách thức, hiệu quả thực hiện các giải pháp tiết kiệm năng lượng có thể áp dụng tại đơn vị. Phân tích hiệu quả kinh tế, kỹ thuật, lợi ích môi tr ường c ủa từng gi ải pháp. Nội dung các bước thực hiện kiểm toán năng lượng chi tiết như sau:  Thu thập, kiểm tra số liệu quá khứ về vận hành, năng suất, tiêu thụ năng lượng và chi phí năng lượng...  Khảo sát, đo lường, thử nghiệm, theo dõi hoạt động của thiết bị, đo lường tại chỗ.  Nhận diện các hệ thống tiêu thụ năng lượng từ kiểm toán năng lượng sơ bộ như hệ thống: chiếu sáng, động cơ, nhiệt, HVAC...  Xây dựng chi tiết các giải pháp và phương án thực hiện.  Ước lượng mức tiết kiệm và đầu tư của các giải pháp.  Phân tích phương án để lựa chọn phương án tốt nhất trên cả 3 mặt: Kỹ thuật, kinh tế và tác động môi trường.  Lập kế hoạch duy trì, giám sát các giải pháp sau kiểm toán. 3.4. Phân tích kiểm toán Công việc tiếp theo sau khi đã thu thập được các số liệu, kiểm toán viên phải kiểm tra, xem xét lại toàn bộ các khía cạnh liên quan đến việc tiêu thụ năng lượng. Nếu thiếu thông tin hay số liệu nào còn thiếu thì cần phải hỏi lại người quản lý, vận hành hoặc kiểm tra trực tiếp thiết bị. Trong kiểm toán năng lượng chi tiết, các kiểm toán viên xác định được các cơ hội bảo tồn năng l ượng, đ ồng thời cần phải phân tích về mặt kinh tế, kỹ thuật và tác động môi trường, chi phí thực hiện cũng như những lợi ích tiềm năng của từng cơ hội bảo tồn năng lượng. Sau khi phân tích các cơ hội bảo tồn năng lượng, với những cơ hội khả thi về mặt kỹ thuật, kiểm toán viên cần sắp xếp chúng theo mức độ ưu tiên và hi ệu quả kinh tế. Xét đến tính hiệu quả kinh tế, người ta thường quan tâm đến thời gian hoàn vốn giản đơn của các cơ hội tiết kiệm năng lượng. GVHD: KSC. SVTH:
  5. Đồ án tốt nghiệp 5 Các cơ hội bảo tồn năng lượng khả thi về mặt kỹ thuật và tối ưu về mặt kinh tế sẽ được lựa chọn để thực hiện và lập báo cáo kiểm toán năng lượng. Báo cáo kiểm toán là tổng hợp các giải pháp tiết kiệm năng lượng khả thi nhất và đưa ra được cách thức, phương pháp hay kế hoạch thực hiện cũng như hiệu quả của từng giải pháp sau khi thực hiện. Quá trình phân tích kiểm toán cần thực hiện có hệ thống, kết hợp với một số tiêu chuẩn năng lượng để có thể đánh giá, đưa ra những đánh giá và kết luận chính xác nhất về các cơ hội tiết kiệm năng lượng. 3.5. Lập báo cáo kiểm toán năng lượng Bước tiếp theo trong quy trình kiểm toán năng lượng là lập báo cáo chi tiết kết quả kiểm toán, đưa ra những gợi ý, kế hoạch thực hiện và duy trì các c ơ hội tiết kiệm năng lượng. Mức độ chi tiết của báo cáo phụ thuộc vào từng loại kiểm toán năng lượng, từng lĩnh vực và từng dạng năng lượng. Báo cáo thường có 3 phần là mở đầu, nội dung và kết luận. Cụ thể là: + Phần mở đầu: cần đưa ra một bảng tóm tắt về các cơ hội bảo tồn năng lượng có thể đạt được và các chỉ tiêu kinh tế-kỹ thuật, tính khả thi của từng giải pháp; Nói rõ được mục đích của kiểm toán năng lượng, sự cần thiết của việc thực hiện và kiểm soát chi phí năng lượng. + Phần nội dung: kiểm toán viên cần phải mô tả đơn vị thực hiện kiểm toán và các dữ liệu về tiêu thụ năng lượng. Đồng thời, đưa ra được các bảng biểu, đồ thị biểu diễn mức độ tiêu thụ và chi phí năng l ượng, phân tích chi phí năng lượng. + Phần kết luận: đưa ra danh sách các cơ hội tiết kiệm năng lượng tiềm năng, hiệu quả kinh tế của từng cơ hội và một số nhận xét cuối cùng. Báo cáo kiểm toán năng lượng phải được trình bày ngắn gọn, trung thực và dễ hiểu, hạn chế sử dụng nhiều thuật ngữ chuyên ngành để khách hàng áp dụng được tốt nhất các giải pháp. 3.6. Lập kế hoạch hoạt động trong sử dụng năng lượng Đây là công việc cuối cùng trong quy trình kiểm toán năng lượng, các kiểm toán viên cần đưa ra kế hoạch duy trì các giải pháp tiết kiệm năng lượng trong tương lai đối với đơn vị được kiểm toán. Kế hoạch hoạt động cần đưa ra các định hướng, các bước thực hiện trong quản lý sử dụng năng lượng nhằm duy trì việc sử dụng năng lượng hiệu quả. Sau khi lập kế hoạch, các doanh nghiệp cần thực hiện liên tục các giải pháp và thành lập các nhân hay một nhóm đảm nhiệm công việc này. Đồng thời doanh nghiệp cũng cần có sự sáng tạo trong hoạt động sử dụng năng lượng để các giải pháp được thực hiện hiệu quả nhất hoặc có thể tìm ra các cơ hội tiết kiệm khác. GVHD: KSC. SVTH:
  6. Đồ án tốt nghiệp 6 4. CÁC CÔNG CỤ KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG 4.1. Các thiết bị đo thông số năng lượng Để có thông tin tốt nhất trong quá trình kiểm toán năng l ượng, kiểm toán viên cần sử dụng các thiết bị đo thông số năng lượng. Các thiết bị đo hiện nay rất đa dạng, ngày càng được cải tiến với nhiều chức năng, nhỏ gọn, độ chính xác cao, đơn giản trong vận hành và sử dụng mà không gây ảnh hưởng đến quá trình vận hành, sản xuất của đơn vị. Ngoài ra các thiết bị đo còn có chức năng ghi, phân tích số liệu và truy - xuất dữ liệu với máy tính và các thiết bị chuyên dụng khác. Các thiết bị đo lường trong kiểm toán năng lượng được phân thành nhiều loại khác nhau. Thiết bị đo phân loại theo chức năng sử dụng bao gồm các nhóm thiết bị đo thông số về: điện năng, ánh sáng, động cơ, nhiệt, lưu lượng...Dưới đây em giới thiệu một số thiết bị đo điển hình với chức năng và thông số cơ bản nh ư sau: 1. Máy đo và phân tích điện đa năng Kyoritsu 6310 + Đo công suất, cường độ dòng điện, hiệu điện thế, hệ số công suất, tần số và nhiễu sóng hài của dòng điện 1 và 3 pha. + Phạm vi đo: 120/300/600/1000V + Nhiệt độ vận hành: 0 ÷ 400C + Độ chính xác: ±0,02 – 0,03% + Nguồn cung cấp: AC 100 ~ 240V ± 10% (45 ~ 65 Hz). + Xuất xứ: Nhật bản 2. Thiết bị đo cường độ ánh sáng Kyoritsu 5202 + Đo cường độ ánh sáng đầu cảm biến và đồng hồ đo. + Phạm vi đo: 0,1 ÷ 20.000 lux với 3 thang đo: 200/2000/20.000 lux. + Độ chính xác: ± 4 - 5% + Nhiệt độ hoạt động: 0 ~ 50 0C + Nguồn cung cấp: 2mA + Thời gian xử lý: 2,5 lần/s + Xuất xứ: Nhật Bản khói thải, bao gồm: O2, Phân tích nồng độ CO2, CO, NO, NO2, SO2, H2S, CXHY, hiệu suất cháy, chênh áp, nhiị phânvà vậkhíốc ải IMR – 2800P 3. Thiết b ệt độ tích n t th khí. + Nguồn cung cấp: 110V hoặc 230V + Độ chính xác: Tùy theo từng loại khí thải khoảng ±0,2 ~ 5% + Nhiệt độ hoạt động: -20 ~ 1200 0C + Hãng sản xuất: IMR – Mỹ GVHD: KSC. SVTH:
  7. Đồ án tốt nghiệp 7 4. 5. Súng đo nhiệt độ IFRAPOINT – INSPACTOR HT + Đo nhiệt độ bề mặt và các điểm theo yêu cầu, chuyên dùng cho ngành công nghiệp luyện kim, thủy tinh và các ngành công nghiệp khác. + Thang đo: 250 ~ 18000C + Độ chính xác: ±0,75 % + Chức năng : Lưu dữ liệu, max, min, AVG. + Đơn vị đo : 0C / 0F + Hãng sản xuất: Infrapoint – Đức 6. Thiết bị đo tốc độ động cơ Kyoritsu 5601 + Đo tốc độ, vòng quay của động cơ không tiếp xúc. + Phạm vi đo: 0 ~ 30.000 rpm + Khoảng cách đo: 50 – 300mm + Độ chính xác: ±0,01% + Thời gian xử lý: 1 – 10 giây + Lưu trữ dữ liệu đo và tự tắt máy khi không sử dụng sau 3 phút + Hãng sản xuất: Kyoritsu – Nhật Bản + Đo vận Thiếtlưị đo vận tgió, gió vàm tương Extech 451181 7. tốc, b u lượng ốc độ ẩ nhiệt độ đối, khối lượng không khí, điểm sương. + Thang đo: - Tốc độ gió: 0,3 ~ 35 m/s - Nhiệt độ: -4 ~ 1440F; -20 ~ 600C - Độ ẩm: 0 ~ 100% RH - Khối lượng không khí: 0 ~ 999 - Điểm sương: -7,6 ~ 1580F; -22 ~ 700C + Đơn vị đo: m/s, f/s + Độ chính xác: ±3% GVHD: KSC. SVTH: + Hãng sản xuất: Extech – Mỹ
  8. Đồ án tốt nghiệp 8 8. Máy đo lưu lượng bằng siêu âm – Ultrsonic Water Flowmeter + Đo lưu lượng dòng chảy trong hầu hết các loại đường ống. + Phạm vi đo: 0,1 ~ 9,0 m/s + Độ chính xác: ±2% + Thời gian xử lý: 30 giây + Nhiệt độ vận hành:- Máy: -20 ~ 600C - Cảm biến: -40~820C + Đơn vị đo: m/s, f/s + Tự động tắt máy: sau 3 phút. + Xuất xứ: Mỹ 9. Thiết bị đo rò rỉ khí, môi chất làm lạnh PCE - LD1 + Đo rò rỉ khí, hỗn hợp khí và môi chất lạnh như CFCs, HFCs, R22, R134a, R410A, R407C…Chuyên dụng trong công nghệ làm lạnh. Cảnh báo bằng âm thanh và ánh sáng. + Điều chỉnh độ nhạy: cao, thấp + Kiểm tra theo chu kỳ liên tục + Thời gian xử lý: 90 giây + Tự động tắt máy: sau 10 phút. + Hãng sản xuất: PCE Group - Anh + Đo dòng rò đa đo dòng rò AC, DC, điện trở, 10. Máy năng dòng Kyoritsu 2000 kiểm tra diode và tụ. + Thang đo: - Đo AC V: 4/40/400/600V. Độ chính xác: ±1,3% (4/40V); ±1,6% (400/600V). - Đo DC V: 400m/4/40/400/600V. Độ chính xác: ±0,8% (400mV/400V); ±1% (600V). - Kiểm tra diode: 0,3 – 1,5V - Kiểm tra tụ: 50n/500n/5µ/50µ/100µF. + Điện áp tối đa : 3700V trong 1 phút GVHD: KSC. n xuất: Kyoritsu – Nhật Bản + Hãng sả SVTH:
  9. Đồ án tốt nghiệp 9 Bảng 1.1: Danh sách một số thiết bị phục vụ kiểm toán năng lượng Giá Nước TT Tên thiết bị đo Kiểu – Hãng SX [tr.đồng] SX Máy đo và phân tích điện Model 6300; 6310 1 57,2 Nhật năng KYORITSU Kìm đo dòng điện Model 8128 2 13,7 Nhật 50A KYORITSU Kìm đo dòng điện Model 8127 3 9,1 Nhật 100A KYORITSU Kìm đo dòng điện Model 8124 4 38,5 Nhật 1000A KYORITSU Kìm đo dòng điện Model 8129-03 5 34,2 Nhật 3000A KYORITSU Model PC5000A 6 Đồng hồ đo điện vạn năng 16,1 Nhật SANWAN Model MG1000 7 Megometer 5,7 Nhật SANWAN IMR-2800P 8 Máy phân tích khói thải 189,4 Mỹ IMR Model 5601 9 Máy đo tốc độ từ xa 4,2 Nhật KYORITSU Máy đo nhiệt độ từ xa GL-1800 10 29,9 Nhật (Hỏa kế) KYORITSU Model 5202 11 Máy đo cường độ ánh sáng 3,6 Nhật KYORITSU Máy đo điện trở xuất kỹ Model 4105A 12 3,5 Nhật thuật số KYORITSU Model GLC9000 Đài 13 Thiết bị đo dòng rò 37,9 GW-INSTEK Loan GVHD: KSC. SVTH:
  10. Đồ án tốt nghiệp 10 Máy đo lưu lượng bằng siêu 14 Dynasonic 902 175,3 Nhật âm (Nguồn: Viện Khoa học năng lượng) 4.2. Công cụ tính toán Ngoài việc sử dụng các thiết bị đo đạc, các kiểm toán viên cần phải sử dụng các phần mềm thông dụng như Excel, Matlab, cùng một số phần mềm chuyên dụng như SaveX, Motor Savings Analysis, Sinasave, Dialux…Đây là các phần mềm để tính toán, phân tích, đánh giá tiềm năng tiết kiệm năng lượng (bao gồm cả phân tích kinh tế - kỹ thuật) cho từng giải pháp, hay thiết bị sử dụng. Ngoài ra còn sử dụng các phần mềm tính toán, phân tích tổng hợp Energy Audit, Lend, Rescreen…Dưới đây em giới thiệu tổng quát về một số phần mềm như sau: a) Phần mềm Energy Audit Phần mềm này giúp tính toán, phân tích, lập báo cáo về năng lượng, giúp các cá nhân hay doanh nghiệp có được những lời khuyên về sử dụng năng l ượng hiệu quả, đánh giá mức tiết kiệm và phương pháp để tiết kiệm năng l ượng. Energy Audit giúp tính toán các dữ liệu liên quan đến sử dụng năng lượng, chi phí năng lượng và lượng khí thải CO2… Energy Audit gồm có hai phiên bản phần mềm đó là: BizEE Benchmark và BizEE Pro, cụ thể:  BizEE Benchmark: - Dùng cho kiểm toán sơ bộ, thời gian ngắn. Trọng tâm là cắt giảm thời gian cần để đánh giá mức tiêu thụ năng lượng và tiềm năng tiết kiệm năng lượng, cung cấp thông tin và các cách thức để sử dụng năng lượng hiệu quả cho một doanh nghiệp. - Phần mềm này sử dụng tiêu chuẩn dựa trên việc phân tích dữ liệu trong quá khứ, so sánh các dữ liệu tiêu thụ năng lượng với các mô hình năng l ượng, s ử dụng các số liệu điểm chuẩn; tính toán năng lượng tiêu thụ, chi phí năng lượng và tiềm năng tiết kiệm năng lượng có thể cho doanh nghiệp. GVHD: KSC. SVTH:
  11. Đồ án tốt nghiệp 11 Hình 1.2. Hình ảnh giao diện phần mềm BizEE Benchmark  BizEE Pro: - Phần mềm phục vụ kiểm toán năng lượng chi tiết dành cho các kiểm toán viên chuyên nghiệp, hỗ trợ các kỹ sư, chuyên gia năng lượng trong việc đánh giá và đề xuất các giải pháp sử dụng năng lượng hiệu quả. - BizEE Pro tính toán nhanh và chính xác hơn tiềm năng tiết kiệm, chi phí năng lượng, lượng phát thải CO2 và lập báo cáo một cách linh hoạt với nhiều tính năng để lựa chọn. - Sử dụng BizEE Pro để kiểm toán cho doanh nghiệp bao gồm ba bước: Tạo ra một mô hình hóa cho doanh nghiệp, đo đạc hiệu quả sử dụng năng l ượng để tính toán mức tiết kiệm, và lập báo cáo. Hình 1.3. Hình ảnh giao diện của phần mềm BizEE Pro GVHD: KSC. SVTH:
  12. Đồ án tốt nghiệp 12 b. Phần mềm RETScreen Phần mềm Phân tích Dự án Năng lượng Sạch của Retscreen International là một công cụ hỗ trợ cho các chuyên gia, kỹ sư, kiến trúc sư, các nhà hoạch đ ịnh đưa ra quyết định, phân tích hoặc xây dựng mô hình năng lượng của bất kỳ dự án năng lượng sạch nào. RETScreen đã được trung tâm năng lượng Canada nghiên cứu với sự đóng góp của nhiều chuyên gia năng lượng trong nhiều ngành công nghiệp, giới học thuật, với nhiều đối tác như NASA, UNEP, GEP, WB, REEEP… Các công nghệ được đưa vào trong những mô hình dự án của RETScreen là bao quát toàn diện và bao gồm cả những nguồn năng lượng sạch truyền thống và phi truyền thống cũng như các nguồn năng lượng sạch và các công nghệ thông thường. Ví dụ, các mô hình dự án RETScreen bao gồm: hiệu quả năng lượng, điện năng (gồm có điện mặt trời, gió, sóng, địa nhiệt…), sưởi ấm và làm mát (như mô hình sinh khối, bơm hơi nhiệt, làm nóng nước/không khí bằng năng lượng mặt trời)… Retscreen được cung cấp miễn phí, có được sử dụng trên toàn thế giới đ ể phân tích hay thiết kế hệ thống năng lượng tái tạo, đánh giá các giải pháp tiết kiệm năng lượng bao gồm phí tổn thất trong chu kỳ hoạt động, giảm phát thải khí nhà kính, tính khả thi về mặt tài chính cũng như phân tích độ nhậy (rủi ro). Phần mềm còn bao gồm cơ sở dữ liệu về sản phẩm (pin mặt trời, ắc quy…), chi phí và dữ liệu về khí tượng như bức xạ mặt trời như bức xạ mặt trời, tốc độ gió, nhiệt độ (nguồn do NASA cung cấp) với một cẩm nang hướng dẫn sử dụng chi tiết. Phần mềm này có ngôn ngữ tiếng Việt. Hình 1.4. Hình ảnh chụp màn hình của phần mềm Retscreen GVHD: KSC. SVTH:
  13. Đồ án tốt nghiệp 13 5. NHỮNG KHÓ KHĂN VÀ KHUYẾN CÁO TRONG KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG 5.1. Những khó khăn khi thực hiện kiểm toán năng lượng  Nhiều đơn vị kiểm toán từ chối cung cấp dữ liệu, hoặc cung cấp số liệu không đúng với thực tế. Mặt khác nhiều doanh nghiệp nhỏ, không có hồ sơ ghi chép về năng lượng hay nếu có thì chúng cũng không đủ để phân tích, đánh giá hệ thống, quá trình hay các thiết bị tiêu thụ năng lượng.  Người kiểm toán năng lượng đôi khi gặp khó khăn vì thiếu các thiết bị đo cần thiết, hoặc các thiết bị đo không phù hợp, hoặc không biết ứng biến đ ể tiến hành đo đạc...thì sẽ rất khó khăn để thu thập được số liệu chính xác, và có th ể dẫn đến phân tích – đánh giá hệ thống không chính xác.  Nhiều nhà máy không có các dụng cụ đo lường thông số năng lượng nên kiểm toán viên khó khăn khi so sánh với các số liệu chuẩn để đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng.  Kiểm toán viên gặp khó khăn khi liên hệ với các doanh nghiệp để họ chấp nhận kiểm toán, nhiều doanh nghiệp có thái độ thờ ơ, hoài nghi với kiểm toán năng lượng.  Nhiều doanh nghiệp thiếu hiểu biết về kiểm toán, nên cho rằng kiểm toán là việc tìm ra những sai sót của họ, không giúp đỡ họ và kiểm toán sẽ làm tốn thời gian và chi phí của doanh nghiệp. 5.2. Một số khuyến cáo khi thực hiện kiểm toán năng lượng  Kiểm toán năng lượng nên được thực hiện bởi một nhóm các cán bộ kỹ thuật hoặc những người có kinh nghiệm nhất định trong việc thiết kế và vận hành các phương tiện, thiết bị đặc trưng, hệ thống hoặc quá trình sẽ được kiểm toán.  Khi thực hiện kiểm toán, cần lập nhóm kiểm toán. Kinh nghiệm và kỹ năng của các kỹ sư kiểm toán và thời gian kiểm toán sẽ xác định số lượng kỹ sư trong nhóm kiểm toán. Nhóm kiểm toán nên gồm 3 -5 người – là cán bộ giàu kinh nghiệm đại diện cho các lĩnh vực chính (như điện, cơ khí, hóa...). Mỗi loại hình kiểm toán nhóm kiểm toán cũng khác nhau như: - Trong kiểm toán năng lượng tòa nhà: Nhóm kiểm toán nên có thêm người có kiến thức về xây dựng và kiến trúc. - Trong kiểm toán năng lượng công nghiệp: Các thành viên kiểm toán nên bao gồm các kỹ sư nhà máy, các quản đốc phân xưởng hay cán bộ giám sát bảo trì thiết bị, hệ thống.  Trong kiểm toán năng lượng chi tiết, các kiểm toán viên nên có sự hỗ trợ từ các chuyên viên kế toán, tài chính và máy tính để dễ dàng tính toán, phân tích các giải pháp tiết kiệm và kế hoạch đầu tư. GVHD: KSC. SVTH:
  14. Đồ án tốt nghiệp 14  Kiểm toán năng lượng có thể được tiến hành bất cứ lúc nào trong năm, hoặc được thực hiện định kỳ theo một lịch trình để giám sát liên tục quá trình sử dụng năng lượng. Quy mô của hộ tiêu thụ năng lượng là yếu tố chủ yếu trong việc xác định loại và số lần kiểm toán năng lượng. 6. HOẠT ĐỘNG KIỂM TOÁN NĂNG LƯỢNG TẠI VIỆT NAM HIỆN NAY Từ lâu, các hoạt động liên quan đến việc giảm tiêu thụ năng lượng, đã được nhiều doanh nghiệp Việt Nam áp dụng. Các doanh nghiệp đều quan tâm đến việc kiểm soát nguồn nguyên, nhiên liệu đầu vào, áp dụng công nghệ, thiết bị hiệu suất cao...Tuy nhiên những hoạt động đó chưa có một quy chuẩn hay s ự b ắt buộc nào nên nó diễn ra một cách tự phát, chưa phổ biến. Hoạt động kiểm toán năng lượng tại Việt Nam được chú ý từ khi Việt Nam ký công ký Công ước khung của Liên Hợp Quốc về biến đổi khí hậu (UNFCCC) ngày 11/6/1992 và Nghị định thư Kyoto ngày 03/12/1998. Theo đó Việt Nam phải thực hiện nhiều dự án về giảm phát thải khí nhà kính, sử dụng hiệu quả năng lượng trong đó có hoạt động kiểm toán năng lượng. Từ năm 1996 đến nay, dưới sự giúp đỡ, hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế và một số nước phát triển, nhiều doanh nghiệp được tư vấn và tham gia nhiều dự án liên quan đến việc sử dụng tiết kiệm và hiệu quả năng lượng, giảm phát thải khí nhà kính, phát triển năng lượng tái tạo, trong đó có hoạt động kiểm toán năng lượng. Một số dự án tiêu biểu có thể kể đến như: + Các dự án CDM về lĩnh vực “ Nâng cao hiệu quả năng lượng’’, từ năm 1996 đến nay. Với sự hỗ trợ của nhiều tổ chức quốc tế như tổ chức Liên Hợp Quốc, Qũy môi trường toàn cầu...và các nước phát triển như Nhật Bản, Phần Lan, Thụy Điển, Đan Mạch, Áo... + Dự án “ Nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (PECSME)” do Bộ Khoa học & Công nghệ, Chương trình phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) và Qũy môi trường toàn cầu (GEF) hỗ trợ thực hiện, giai đoạn 2006 – 2010. + Dự án “ Thúc đẩy sử dụng năng lượng hiệu quả và tiết kiệm thông qua hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ ở Việt Nam (MEET-BIS Vietnam)” do Ủy ban châu Âu và Chương trình phát triển châu Á tài trợ từ tháng 1/2008. + Dự án “ Trình diễn sản xuất sạch hơn” - thuộc chương trình Hợp tác phát triển Việt Nam – Đan Mạch (DCE) từ năm 2005 – 2011. Từ khi Chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (VNEEP) từ năm 2006 - 2015 và Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ra đời năm 17/6/2010. Hoạt động kiểm toán thực sự được quan tâm, chú trọng. Bộ Công Thương đã xây dựng quy chuẩn và tiêu chuẩn về năng lượng, về “ Các công trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả”. Hoạt động kiểm toán GVHD: KSC. SVTH:
  15. Đồ án tốt nghiệp 15 được triển khai rộng rãi và bắt buộc đối với một số doanh nghiệp trọng điểm và tiêu thụ nhiều năng lượng. Có một số tổ chức trực thuộc nhà nước và trường đại học tham gia kiểm toán năng lượng, tiêu biểu như: Viện Khoa học năng lượng, Viện Năng lượng, trường đại học Điện Lực, đại học Bách Khoa, Trung tâm tiết kiệm năng lượng Hà Nội và một số Trung tâm tiết kiệm năng lượng trực thuộc Sở Công Thương các tỉnh thành phố. Ngoài ra, nhiều công ty tư nhân hoạt động trong lĩnh vực năng lượng, thực hiện kiểm toán năng lượng như: + Công ty TNHH phát triển năng lượng SYSTECH. + Công ty Schneider tại Việt Nam. + Công ty Nguyễn Phát. + Công ty CP năng lượng và môi trường RCEE. + Công ty CP giải pháp tiết kiệm năng lượng và công nghệ thông tin. + Công ty CP giải pháp công nghệ Việt Nam. + Công ty VESCO. Hiện nay, hoạt động kiểm toán trở nhu cầu tất yếu của sản xuất và kinh doanh hiện đại. Luật sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ra đời, kiểm toán năng lượng càng được quan tâm và đầu tư hơn, đặc biệt là đến tháng 10/2011 Bộ Công Thương đã ban hành thông tư số “39/2011/TT-BCT quy định về đào tạo, cấp chứng chỉ quản lý năng lượng và kiểm toán viên năng lượng” cho các tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động trong lĩnh vực năng lượng. Kiểm toán năng lượng đã và đang được hoàn thiện quy trình đối với từng ngành trong nền kinh tế. KẾT LUẬN CHƯƠNG I Kiểm toán năng lượng không đơn thuần là hoạt động chỉ thực hiện một lần, mà phải được thực hiện liên tục hoặc theo định kỳ. Kiểm toán năng lượng là nền tảng cho một chương trình quản lý năng lượng hiệu quả và lâu dài. Kiểm toán năng lượng không chỉ chấm dứt với báo cáo kiểm toán năng lượng, nó là một quá trình tiếp diễn liên tục nhằm đánh giá hiệu quả sử dụng năng lượng, đánh giá xem năng lượng nào đang được sử dụng? Sử dụng ở đâu? Tại sao được sử dụng? Sử dụng nó như thế nào và với chi phí bao nhiêu. Kiểm toán năng lượng là một công cụ hữu ích nhằm kiểm soát việc tiêu thụ năng lượng và giảm chi phí năng lượng thông qua việc bảo tồn. Nó không chỉ mang lại lợi ích cho doanh nghiệp mà còn tiết kiệm tài nguyên quốc gia, giảm khai thác tài nguyên, giảm được những tác động xấu tới môi trường, góp phần đảm bảo an ninh năng lượng và phát triển kinh tế - xã hội một cách bền vững. GVHD: KSC. SVTH:
  16. Đồ án tốt nghiệp 16 Đối với các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, hoạt động kiểm toán năng lượng còn khá mới mẻ nên cần được nâng cao nhận thức về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, kiến thức về kiểm toán năng lượng, các cán bộ kỹ thuật cần được nâng cao trình độ theo kịp thời đại. Đồng thời các cơ quan chức năng cần xây dựng mô hình kiểm toán năng lượng chặt chẽ từ cơ sở, phù hợp với đặc điểm các doanh nghiệp Việt Nam, làm nền tảng vững chắc để hoạt động kiểm toán năng lượngđược áp dụng vào thực tiễn theo chiều sâu và hiệu quả hơn. CHƯƠNG II: GIỚI THIỆU VỀ NGÀNH NHỰA VIỆT NAM VÀ KHU CÔNG NGHIỆP LÀNG NGHỀ MINH KHAI – TỈNH HƯNG YÊN 1. TỔNG QUAN VỀ NGÀNH NHỰA VIỆT NAM 1.1. Đặc điểm chung của ngành nhựa a. Nguyên liệu còn phụ thuộc rất nhiều vào nhập khẩu, nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhập siêu lớn Do ngành sản xuất nguyên liệu và ngành hóa dầu chưa phát triển, nguồn nguyên vật liệu trong nước không đáp ứng đủ nhu cầu sản xuất nên Việt Nam phải nhập khẩu 70 – 80% nguyên liệu và các chất phụ gia nhựa để sản xuất. Việt Nam nhập khẩu nguyên liệu chủ yếu từ các nước châu Á như: Hàn Quốc, Đài Loan, Ả Rập Xê Út – đây là những nước có công nghiệp hóa dầu phát triển mạnh và một số nước khác như Mỹ, Đức, Ý. GVHD: KSC. SVTH:
  17. Đồ án tốt nghiệp 17 Hình 2.1. Các nước cung cấp chính nguyên liệu cho ngành nhựa Việt Nam (Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam, năm 2008) Hiện nay, cũng đã có một số doanh nghiệp Việt Nam đầu tư sản xuất được vật liệu nhựa PVC và PET đủ nhu cầu trong nước. Có hai nhà sản xuất PVC là Công ty TPC Vina và Công ty Nhựa và Hóa chất Phú Mỹ với công suất tổng hợp là 200.000 tấn/năm, trong đó 30% dành cho xuất khẩu và 70% dành cho thị tr ường trong nước. Sản xuất nguyên liệu nhựa PET thì có Công ty Formusa Việt Nam (100% vốn của Đài Loan) với công suất là 145.000 tấn/năm. b. Ngành Nhựa Việt Nam được đánh giá là một trong nhóm các quốc gia có tốc độ tăng trưởng tốt nhất thế giới Ngành nhựa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng cao cả về sản lượng và giá trị, nhờ tiêu thụ trong nước và xuất khẩu tăng mạnh. Kể từ năm 2000 đến nay tốc độ tăng trưởng của ngành trung bình từ 15 – 20%, bất chấp những biến động và khủng hoảng kinh tế. Dự báo tổng sản lượng cả nước sẽ tiếp tục tăng trong nhiều năm tới do nhu cầu cầu nhựa trong nước nhiều khả năng tăng cao hơn nữa. GVHD: KSC. SVTH:
  18. Đồ án tốt nghiệp 18 Hình 2.2. Sản lượng ngành nhựa từ năm 2000 – 2010 (Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam) Sản phẩm nhựa của Việt Nam phục vụ cho xuất khẩu cũng có tiềm năng rất lớn. Nhựa là một trong những mặt hàng xuất khẩu có tốc độ tăng tr ưởng nhanh nhất tại Việt Nam. Sản phẩm nhựa Việt Nam đã có mặt tại hơn 55 quốc gia trên thế giới, các thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam là Hoa Kỳ, Nhật Bản, Campuchia, Đức, Anh, Hà Lan, Pháp, Đài Loan, Malaysia và Philippines. Hình 2.3. Sản lượng nhựa xuất khẩu của Việt Nam giai đoạn 2005 - 2010 (Nguồn: Hiệp hội nhựa Việt Nam) Năm 2011, ngành nhựa có tỷ trọng hơn 4% so với toàn ngành công nghiệp nội địa và giữ vai trò một ngành phụ trợ thiết yếu cần phát triển trong các kế hoạch kinh tế của Nhà nước. Ngành nhựa là một trong 10 ngành được Nhà nước GVHD: KSC. SVTH:
  19. Đồ án tốt nghiệp 19 ưu tiên phát triển do có tốc độ tăng trưởng tốt và ổn định, xuất khẩu khá mạnh, có khả năng cạnh tranh tốt với các nước trong khu vực. c. Công nghệ kỹ thuật chưa theo kịp thế giới Hiện nay, cả nước có hơn 5000 máy móc các loại bao gồm: 3000 máy ép, hơn 1000 máy thổi, và hàng trăm thanh profile các loại. Có khoảng 60 – 70% máy móc đều là máy mới, chủ yếu nhập khẩu từ các nước Châu Á. Tuy sản phẩm từ các thị trường này, đặc biệt là Trung Quốc có giá thành thấp hơn nhưng công nghệ khá đơn gian, chưa đạt trình độ công nghệ phức tạp như thiết bị của Đức, Ý, Nhật Bản. Các công nghệ mới hiện đại trong các ngành kinh tế đã có nhựa đã có mặt tại Việt Nam, tiêu biểu như công nghệ sản xuất vi mạch điện tử bằng nhựa, DVD, CD, chai 4 lớp, chai PET, PEN và màng ghép phức hợp cao cấp BOPP. Tuy nhiên hầu hết các thiết bị và máy móc sản xuất phải nhập khẩu, nên công nghệ sản xuất của Việt Nam vẫn đi chưa theo với thế giới. d. Ngành nhựa phát triển còn manh mún, thiếu tập trung Theo hiệp hội nhựa Việt Nam (VPA), nước ta hiện có hơn 2000 doanh nghiệp hoạt động trong ngành nhựa, tập trung chủ yếu là ở miền Nam (khoảng 80%), miền Trung (5%), miền Bắc (15%). Trong 2000 doanh nghiệp hầu hết các doanh nghiệp ngành nhựa là doanh nghiệp vừa và nhỏ, trong đó 90% là doanh nghiệp tư nhân. 1.2. Cơ cấu ngành nhựa Việt Nam Sản phẩm ngành nhựa được chia bốn phân ngành chính là nhựa bao bì, nhựa kỹ thuật, nhựa gia dụng và nhựa xây dựng. Hình 2.4. Biểu đồ cơ cấu ngành nhựa Việt Nam (Nguồn: Bộ Công Thương) Các sản phẩm và nguyên liệu chính trong bốn phân ngành như sau: a) Nhựa bao bì GVHD: KSC. SVTH:
  20. Đồ án tốt nghiệp 20 Đây là phân ngành có tỷ trọng lớn nhất (39%) thị phần toàn ngành. Các sản phẩm của phân ngành này là bao bì rỗng, chai nhựa, lọ nhựa, bao bì đ ơn, bao bì kép, bao bì nhựa phức hợp, các loại thùng nhựa...Theo thống kê của Hiệp hội Nhựa Việt Nam có khoảng 66% kim ngạch xuất nhựa xuất khẩu là sản phẩm bao bì, trong đó sản phẩm PET, màng phim PE và bao dệt là những sản phẩm đ ược xuất khẩu nhiều nhất. Hiện nay xu thế chung của thế giới, các doanh nghiệp nhựa Việt Nam trong phân ngành này, đặc biệt là chai PET và các sản phẩm túi nhựa tái chế thân thiện với môi trường sẽ tăng trưởng cao nhất. Nhực bao bì được chia làm bốn phân khúc chính là: + Bao bì thực phẩm: Chiếm đa số các doanh nghiệp trong nhóm nhựa bao bì, nguyên liệu chính là hạt nhựa PP và giấy kraft. Phục vụ cho tiêu dùng trong n ước và xuất khẩu. + Bao bì xây dựng: Chủ yếu là cho ngành xây dựng trong nước, nguyên liệu chủ yếu là hạt nhựa PP + Bao bì PET: Đây là phân khúc đòi hỏi quy mô lớn, công nghệ cao với nguyên liệu chính là hạt nhựa PET. + Bao bì túi nhựa: Nhóm sản phẩm đòi hỏi công nghệ cao, nguyên liệu chính là hạt nhựa PE, sản phẩm chủ yếu là để xuất khẩu. b) Nhựa xây dựng Sản phẩm chính của nhóm ngành này bao gồm: các loại ống nhựa, cánh cửa nhựa, tấm ốp trần, nội thất...Các sản phẩm nhựa xây dựng nội địa được ưa chuông hơn hàng nhập khẩu do giá thành thấp hơn và chủ yếu phục vụ cho nhu cầu xây dựng và cấp thoát nước trong nước. Nguyên liệu chính của phân ngành là hạt nhựa PVC. Nhựa Bình Minh và Nhựa Tiền Phong là hai doanh nghiệp dẫn đầu phân ngành, chiếm phần lớn thị phần của phân ngành này ở miền Nam và miền Bắc . Nhựa Bình Minh chiếm 50% thị trường miền Nam và khoảng 30% thị trường cả nước; Nhựa Tiền Phong có 65% thị phần miền Bắc và khoảng 25% thị phần ống nhựa cả nước. c) Nhựa gia dụng Sản phẩm chính của phân khúc này là các sản phẩm gia dụng như bàn, ghế, tủ kệ, chén đĩa nhựa, đồ chơi nhựa, giày dép... Sản phẩm gia dụng xuất khẩu chiếm khoảng 20% kim ngạch xuất khẩu. Doanh nghiệp tiêu biểu cho phân ngành là công ty nhựa Dạng Đông. d) Nhựa kỹ thuật Các doanh nghiệp thuộc phân ngành này chiếm thị phần nhỏ nhất, s ản phẩm chính là các thiết bị nhựa dùng trong lắp ráp ô tô, xe máy, thiết bị điện tử. Sản phẩm của phân ngành này chủ yếu phục vụ trong nước, xuất khẩu sản phẩm kỹ thuật chiếm khoảng 11% tổng kim ngạch xuất khẩu của ngành nhựa Việt Nam. Các doanh nghiệp tiêu biểu trong phân ngành gồm có công ty Nhựa Thiếu Niên Tiền Phong, Nhựa Tân Tiến. GVHD: KSC. SVTH:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2