Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu và phân tích mối quan hệ tương quan giữa hiện trạng môi trường vùng ĐBSCL và sự kiện đại hạn – Mặn xảy ra vào năm 2016
lượt xem 14
download
Đề tài nghiên cứu sẽ giúp chúng ta có thêm cái nhìn bao quát hơn về hiện trạng môi trường, con người,.. trong khu vực các rủi ro hiểm họa từ thiên nhiên,... Từ đó chúng ta có các giải pháp và các định hướng phát triển cho khu vực.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu và phân tích mối quan hệ tương quan giữa hiện trạng môi trường vùng ĐBSCL và sự kiện đại hạn – Mặn xảy ra vào năm 2016
- BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP TÌM HIỂU VÀ PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ/TƯƠNG QUAN GIỮA HIỆN TRẠNG MÔI TRƯỜNG VÙNG ĐBSCL VÀ SỰ KIỆN ĐẠI HẠN – MẶN XẢY RA VÀO NĂM 2016 Ngành: Kỹ thuật môi trường Chuyên ngành: Quản lý môi trường Giảng viên hướng dẫn : TS. Trinh Hoàng Ngạn Sinh viên thực hiện : Phạm Nguyễn Hoàng Dung MSSV : 1411090206 Lớp : 14DMT02 TP. Hồ Chí Minh, 2018
- LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đồ án tốt nghiệp “Tìm hiểu và phân tích mối quan hệ/tƣơng quan giữa hiện trạng môi trƣờng vùng ĐBSCL và sự kiện đại hạn – mặn xảy ra vào năm 2016” là công trình nghiên cứu của bản thân. Những phần sử dụng tài liệu tham khảo trong đồ án đã đƣợc nêu rõ trong phần tài liệu tham khảo. Các số liệu, kết quả trình bày trong đồ án là hoàn toàn trung thực, nếu sai tôi xin chịu hoàn toàn trách nhiệm và chịu mọi kỷ luật của bộ môn và nhà trƣờng đề ra. TP.HCM, tháng 7, năm 2018 Sinh viên Phạm Nguyễn Hoàng Dung i
- LỜI CÁM ƠN Để hoàn thành đồ án tốt nghiệp này, ngoài sự nỗ lực, cố gắng, quyết tâm của bản thân, em còn nhận đƣợc sự giúp đỡ hữu ích đến từ Quý thầy cô, bạn bè. Em xin chân thành bày tỏ lòng biết ơn đến Thầy TS. Trịnh Hoàng Ngạn – ngƣời đã tận tình hƣớng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình thực hiện đồ án. Em cũng xin chân thành cảm ơn các thầy cô giáo trong trƣờng Đại học Công Nghệ Tp.HCM nói chung, các thầy cô trong Viện Khoa học Ứng dụng Hutech nói riêng đã dạy dỗ cho em kiến thức về các môn đại cƣơng cũng nhƣ các môn chuyên ngành, giúp em có đƣợc cơ sở lý thuyết vững vàng và tạo điều kiện giúp đỡ em trong suốt quá trình học tập. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn gia đình và bạn bè, đã luôn tạo điều kiện, quan tâm, giúp đỡ, động viên em trong suốt quá trình học tập và hoàn thành khoá luận tốt nghiệp. ii
- MỤC LỤC CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN NƢỚC VÀ MÔI TRƢỜNG................................................................................................................................... 9 1.1. TÀI NGUYÊN NƢỚC.................................................................................................... 9 1.1.1. Khái niệm về tài nguyên nƣớc ....................................................................... 9 1.1.2. Phân loại tài nguyên nƣớc ........................................................................... 10 1.1.3. Quy luật biến động tài nguyên nƣớc theo thời gian .................................... 14 1.2 MÔI TRƢỜNG NƢỚC VÀ Ô NHIỄM NGUỒN NƢỚC ............................................. 16 1.2.1 Khái niệm môi trƣờng nƣớc và ô nhiễm môi trƣờng nƣớc .......................... 16 1.2.2 Nguồn gốc gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ................................................... 17 1.2.3 Tác nhân gây ô nhiễm môi trƣờng nƣớc ...................................................... 18 1.2.4 Tiêu chuẩn, chỉ tiêu đánh giá chất lƣợng nƣớc/mức độ ô nhiễm nƣớcError! Bookma 1.2.5 Các nguồn gây ô nhiễm tại thủy vực ............................................................ 18 1.3 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN NƢỚC VÀ MÔI TRƢỜNG................ 19 1.3.1 Tình hình nghiên cứu ngoài nƣớc................................................................. 19 1.3.2 Tình hình nghiên cứu trong nƣớc ................................................................. 21 1.3.3 Tình hình nghiên cứu tài nguyên nƣớc và môi trƣờng ở ĐBSCL ................ 22 CHƢƠNG 2: HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC VÙNG ĐBSCL ..................................................................................................................................... 29 2.1 TÓM TẮT VỀ LƢU VỰC SÔNG MEKONG VÀ HIỆP ĐỊNH MEKONG 1995 ....... 29 2.1.1 Lƣu vực sông Mekong.................................................................................. 29 2.1.2 Hiệp định Mekong 1995 ............................................................................... 32 2.2 CÁC ĐẶC TRƢNG CƠ BẢN CỦA MÔI TRƢỜNG VÙNG ĐBSCL......................... 46 2.2.1 Môi trƣờng tự nhiên vùng ĐBSCL......................................................................... 46 2.2.2 Môi trƣờng KTXH vùng ĐBSCL............................................................... 611 2.2.3 Diễn biến sạt lở bờ sông ............................................................................. 613 CHƢƠNG 3: PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ SỰ KIỆN ĐẠI HẠN - MẶN 2016 Ở ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG .................. 68 3.1 SỰ KIỆN ĐẠI HẠN - MẶN NĂM 2016 ...................................................................... 68 iii
- 3.1.1 Diễn biến chính ............................................................................................ 68 3.1.2 Diến Biến độ Mặn Theo Thời Gian Trên Sông và Chiều dài xâm nhập mặn ................................................................................................................................. 73 3.2 TÌM HIỂU NGUYÊN NHÂN GÂY RA SỰ KIỆN ĐẠI HẠN – MẶN NĂM 2016 .... 77 3.2.1 Nguyên nhân chủ quan ................................................................................. 77 3.2.2. Nguyên nhân khách quan ............................................................................ 77 3.2.3 Nguyên nhân kết hợp.................................................................................... 80 3.3. PHÂN TÍCH MỐI QUAN HỆ GIỮA HIỆN TRẠNG MÔI TRƢỜNG VÀ SỰ KIỆN ĐẠI HẠN –MĂN NĂM 2016 Ở ĐBSCL...................................................................... 80 3.3.1 Chế độ xâm nhập mặn trên dòng chính vào vùng cửa sông ......................... 80 3.3.2 Các yếu tố tác động tới sự kiện đại hạn – mặn 2016.................................... 82 3.3.3 Diễn biến xâm nhập mặn 10 năm vùng ven biển ĐBSCL ........................... 86 3.3.4 So sánh các chỉ tiêu về xâm nhập mặn 2016 và trung bình nhiều năm: ...... 88 3.3.5 Phân tích tác động của sự kiện đại hạn – mặn 2016..................................... 90 CHƢƠNG 4: ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VÀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC CHO ĐBSCL TRONG TƢƠNG LAI ...................................................................... 94 4.1 CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG .................... 94 4.2 ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP BẢO VỆ MÔI TRƢỜNG VÀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC ......... 98 4.2.1 Xây dựng hệ thống trữ ngƣớc ngọt .............................................................. 98 4.2.2 Công cụ quản lý bảo vệ môi trƣờng và chất lƣợng nƣớc ........................... 101 4.2.3 Áp dụng mô hình hóa quản lý chất lƣợng nƣớc trong vùng ...................... 103 4.2.4 Các biện pháp quản lý hành chính.............................................................. 103 4.2.5 Các biện pháp công nghệ: công trình và phi công trình ............................. 103 4.2.6 Nâng cao nhận thức xem nƣớc mặn là tài nguyên ..................................... 107 4.2.7 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trƣờng tại nguồn .......................... 109 4.2.8 Bảo vệ bờ sông và bờ biển: ........................................................................ 109 4.4 XÂY DỰNG MẠNG LƢỚI QUAN TRẮC MÔI TRƢỜNG VÀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC ..................................................................................................................................... 112 4.5 CẢNH BÁO RỦI RO MÔI TRƢỜNG VÀ CHẤT LƢỢNG NƢỚC CHO ĐBSCL .. 113 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ .............................................................................................. 115 iv
- 1. KẾT LUẬN .................................................................................................................... 115 2. KIẾN NGHỊ: .................................................................................................................. 117 TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................................................................... 119 DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT BĐCM: Bán đảo Cà Mau BĐKH: Biến đổi khí hậu CLN: Chất lƣợng nƣớc ĐBSCL: Đồng bằng sông Cửu Long ĐTM: Đồng Tháp Mƣời HLSMK: Hạ lƣu sông Mekong KHĐT: Khoa học điện tử KTXH: Kinh tế xã hội LVS: Lƣu vực sông LVSMK: Lƣu vực sông Mekong MRC: Ủy hội Quốc tế sông Mekong NBD: Nƣớc biển dâng NN&PTNT: Nông nghiệp và phát triển nông thôn TBNN: Trung bình nhiều năm TGHT: Tứ giác Hà Tiên TGLX: Tứ giác Long Xuyên v
- TLSMK: Thƣợng lƣu sông Mekong TNMT: Tài nguyên môi trƣờng TNN: Tài nguyên nƣớc TSH: Tiền sông Hậu QLPH: Quản lộ Phụng Hiệp RBO: Ban quản lý lƣu vực sông VKHTLMN: Viện khoa học thủy lợi miền Nam WB: Ngân hàng Thế giới vi
- DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Thành phần của nƣớc biển trên Trái Đất theo các nguyên tố ........................ 14 Bảng 2.1: Phân bố diện tích lƣu vực sông Mekong theo từng nƣớc .............................. 29 Bảng 2.2: Thông số cơ bản về các mùa của LVSMK .................................................... 31 Bảng 2.3. Điều kiện thổ nhƣỡng vùng ngập lũ ĐBSCL. ............................................... 35 Bảng 2.4: Lƣu lƣợng bình quân tháng, theo các tần suất tại Phnom Penh (m3/s).......... 39 Bảng 2.5: Lƣu lƣợng đỉnh lũ thực đo của một số năm tại Tân Châu và Châu Đốc ....... 41 Bảng 2.6: Kết quả một số đợt đo lƣu lƣợng lũ qua biên giời vào TGLX và ĐTM........ 41 Bảng 2.7: Mực nƣớc lũ lớn nhất tại một số trạm trong vùng (Đ/v: m) .......................... 41 Bảng 2.8: Lƣu lƣợng lũ thoát ra khỏi vùng TGLX và ĐTM (m3/s)............................... 42 Bảng 2.9: Chất lƣợng nƣớc các giếng đào (160 giếng). Đơn vị: % ............................... 44 Bảng 2.10: Chất lƣợng nƣớc các giếng khoan (28 giếng). Đơn vị: % ........................... 44 Bảng 2.11: Việc sử dụng thuốc trừ sâu tại Philippines và Việt Nam theo tác giả Heong, K.L, M.M.Escalada và Võ Mai. ........................................................................ 56 Bảng 2.12: Phân loại trạng thái dinh dƣỡng trong nƣớc ................................................ 59 Bảng 2.13: Xói lở bờ biển .............................................................................................. 66 Bảng 3.1: Ranh giới xâm nhập mặn tại các cửa sông vùng ĐBSCL mùa khô năm 2016 ................................................................................................................................ 89 vii
- DANH MỤC CÁC HÌNH ẢNH Hình 1.1: Nƣớc trên trái đất và phân loại nƣớc................................................................ 9 Hình 1.2: Phân loại tài nguyên nƣớc .............................................................................. 10 Hình 1.3: Sơ đồ chu trình tuần hoàn của nƣớc trên trái đất ........................................... 10 Hình 1.4: Thời biểu tƣơng đối của nƣớc ngầm vận động ............................................. 13 Hình 1.5: Độ mặn trung bình năm của nƣớc biển bề mặt đối với các đại dƣơng. ......... 13 Hình 1.6: Kịch bản ứng phó với BĐKH và NBD .......................................................... 27 Hình 1.7: Mục tiêu của dự án ......................................................................................... 28 Hình 2.1: Bản đồ lƣu vực sông Mekong và các nƣớc ven sông .................................... 31 Hình 2.2: Bản đồ phân vùng quy hoạch ở ĐBSCL ........................................................ 34 Hình 2.3: Phân bố cao độ trong vùng ngập lũ ở ĐBSCL............................................... 35 Hình 2.4 Bản đồ các nhóm đất chính vùng ĐBSCL ...................................................... 37 Hình 2.5: Diễn biến xâm nhập mặn ở ĐBSCL .............................................................. 49 Hình 2.6: Ranh giới xâm nhập mặn 4% ở ĐBSCL ........................................................ 53 Hình 2.7: Xói lở trên toàn tuyến sông, kênh vùng ĐBSCL ........................................... 62 Hình 2.8: Bờ biển bị xói lở tại Gò Công, Tiền Giang .................................................... 67 Hình 3.1: Hình ảnh mô tả diễn biến sự kiện đại hạn – mặn vùng ĐBSCL năm 2016 ... 69 Hình 3.2: Nhiều diện tích sản xuất lúa ở ĐBSCL bị chết do ảnh hƣởng của xâm nhập mặn ........................................................................................................................ 70 Hình 3.3: Hạn hán nhiều nơi ở ĐBSCL năm 2016 ........................................................ 70 Hình 3.4: Ông Jan Eliasson - Phó tổng thƣ ký Liên Hợp Quốc cùng Bộ trƣởng Bộ ..... 71 Hình 3.5: Ông Trƣơng Văn Quý (Vĩnh Thuận, Kiên Giang) trên ruộng lúa rộng 0,5ha lép hạt do hạn - mặn xảy ra vụ Đông Xuân, năm 2016 ....................................... 72 Hình 3.6: Lòng kênh trơ đáy do lƣợng nƣớc trên sông Hậu xuống thấp kỷ lục ............ 72 Hình 3.7: Biểu đồ mô tả độ mặn lớn nhất đầu tháng 2/2016 so với cùng kỳ năm 2015 ................................................................................................................................ 74 Hình 3.8: Phân vùng chất lƣợng nƣớc ĐBSCL.............................................................. 81 Hình 3.9: Ranh giới xâm nhập mặn cao nhất (4 g/l) trung bình nhiều năm ở ĐBSCL . 88 Hình 3.10: Ranh giới xâm nhập mặn ĐBSCL tháng 4/1998 ......................................... 90 viii
- Hình 3.11: Diện tích lúa bị thiệt hại trong mùa khô 2016 ............................................. 92 Hình 4.2: Sạt lở bờ sông Tiền tại Chợ Mới, huyện Tân Châu, tỉnh An Giang ............ 111 Hình 4.3: Sạt lở bờ sông Tiền tại Tân Châu, An Giang ............................................... 112 ix
- LỜI MỞ ĐẦU ĐBSCL là phần cuối cùng của hạ lƣu vực sông Mekong trƣớc khi chảy ra biển, một phần của đồng bằng châu thổ sông Mekong, là một tam giác, có đỉnh là Phnom Penh, Campuchia, đáy là biển Đông và vịnh Thái Lan. Đây là vùng đất thấp, bằng phẳng và đƣợc xem là vùng đất ngập nƣớc lớn nhất Việt Nam. Về mặt thủy văn, hạ lƣu sông Mekong là một thực thể thống nhất. Bất kỳ một tác động nào đối với chế độ thủy văn, thủy lực của con sông này cũng đều ảnh hƣởng đến toàn lƣu vực. ĐBSCL là một trong những đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu ở Đông Nam Á (ĐNA) và Thế Giới; là vùng đất phù hợp cho sản xuất lúa gạo (an ninh lƣơng thực), nuôi trồng thủy sản và vƣờn trái cây nhiệt đới lớn nhất cả nƣớc. Đây cũng là một vùng có hệ sinh thái phong phú nhất lƣu vực, giàu tiềm năng phát triển đa dạng, là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, quan trọng bậc nhất của cả nƣớc. Tuy nhiên ĐBSCL cũng là nơi chứa đựng nhiều rủi ro, hạn chế cho phát triển bền vững, nhƣ: lũ, lụt, thiếu nƣớc ngọt, chua phèn, xâm nhập mặn, sụt, lún đất, ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng v.v. Trong đó ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng, sinh thái và chất lƣợng nƣớc là một trong các hạn chế, thách thức chính đã, đang và sẽ tác động đến sự phát triển KTXH bền vững của vùng, ảnh hƣởng tới điều kiện sống, sản xuất, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, y tế, giáo dục và đặc biệt là sức khỏe và sinh kế của cộng đồng dân cƣ. Chính vì sự quan trọng ấy và tầm ảnh hƣởng lớn đến nhiều đến điều kiện tự nhiên củng nhƣ KTXH và phát triển bền vững của khu vực ĐBSCL nói riêng và cà cả các vùng lân cận cũng nhƣ cả nƣớc nói chung. Nên đòi hỏi phải có những nghiên cứu nghiêm túc về các vấn đề môi trƣờng của khu vực để từ đó có các giải pháp và đƣa ra đƣợc định hƣớng phát triển hợp lý nhất cho khu vực. ngoài các vấn đề hiện trạng môi trƣờng thì hiện tại xăm nhập mặn cũng là vấn đề nan giải của khu vực và cả nƣớc. Hiểu đƣợc sự cấp thiết đó nên cần có các đề tài nghiên cứu về nó và đề tài 1
- nghiên cứu về “Tìm hiểu và phân tích mối quan hệ/tƣơng quan giữa hiện trạng môi trƣờng vùng ĐBSCL và sự kiện đại hạn – mặn xảy ra vào năm 2016”, sẽ giúp chúng ta có thêm cái nhìn bao quát hơn về hiện trạng môi trƣờng, con ngƣời,.. trong khu vực các rủi ro hiểm họa từ thiên nhiên,…. Từ đó chúng ta có các giải pháp và các định hƣớng phát triển cho khu vực. 2
- PHẦN MỞ ĐẦU 1. ĐẶT VẤN ĐỀ ĐBSCL là phần cuối cùng của hạ lƣu vực sông Mekong trƣớc khi chảy ra biển, một phần của đồng bằng châu thổ sông Mekong, là một tam giác, có đỉnh là Phnom Penh, Campuchia, đáy là biển Đông và vịnh Thái Lan. Đây là vùng đất thấp, đƣợc xem là vùng đất ngập nƣớc lớn nhất Việt Nam. Về mặt thủy văn, hạ lƣu vực sông Mekong là một thực thể thống nhất. Bất kỳ một tác động nào đối với chế độ thủy văn, thủy lực của con sông này cũng đều ảnh hƣởng đến toàn lƣu vực. ĐBSCL là một trong những đồng bằng châu thổ rộng lớn và phì nhiêu ở Đông Nam Á (ĐNA) và Thế Giới; là vùng đất phù hợp cho sản xuất lúa gạo, nuôi trồng thủy sản và vƣờn trái cây nhiệt đới lớn nhất cả nƣớc. Đây cũng là một vùng có hệ sinh thái phong phú nhất lƣu vực, giàu tiềm năng phát triển đa dạng, là một trong những vùng kinh tế trọng điểm, quan trọng bậc nhất của cả nƣớc. Tuy nhiên do định vị ở vùng đới ven biển với 3 mặt giáp biển (Đông và Tây), địa hình trũng và bằng phẳng (thấp hơn mặt nƣớc biển), ĐBSCL cũng là nơi nhận toàn bộ lƣợng nƣớc từ LVSMK. Do vậy đây là nơi chứa đựng nhiều rủi ro, hạn chế cho phát triển, nhƣ: lũ, lụt, hạn hán, chua phèn, xâm nhập mặn, sụt, lún đất, ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng v.v. Trong đó ô nhiễm và suy thoái môi trƣờng và chất lƣợng nƣớc là một trong các hạn chế, thách thức chính đã, đang và sẽ tác động đến sự phát triển KTXH bền vững của vùng, ảnh hƣởng tới điều kiện sống, sản xuất, cơ sở hạ tầng, phát triển kinh tế, y tế, giáo dục và đặc biệt là sức khỏe và sinh kế của cộng đồng dân cƣ. Sự kiện đại hạn - mặn xảy ra năm 2016 cho thấy hiện trạng môi trƣờng đang bị tác động bởi sự can thiệp của con ngƣời từ các nƣớc thƣợng lƣu cũng nhƣ sự phát triển nội tại vùng ĐBSCL. Hơn nữa trƣớc bối cảnh biến đổi khí hậu (BĐKH) và nƣớc biển dâng (NBD) thì môi trƣờng và chất lƣợng nƣớc của vùng này sẽ bị tác động mãnh liệt hơn trong tƣơng lai. Do đó nghiên cứu ô nhiễm, suy thoái môi trƣờng và chất lƣợng nƣớc đƣợc nhiều nhà khoa học trong và ngoài nƣớc quan tâm. Trong đó có các Thầy, Cô và sinh viên của Viện Khoa học Ứng dụng (HUTECH), 3
- trƣờng Đại học Công nghệ TP.HCM. Đề tài tốt nghiệp đại học mang tên: “Tìm hiểu và phân tích mối quan hệ/tương quan giữa hiện trạng môi trường vùng ĐBSCL và sự kiện đại hạn – mặn xảy ra vào năm 2016” là sự đóng góp thiết thực, cụ thể, nhằm tìm hiểu các nguyên nhân của sự kiện đại hạn-mặn và đề xuất giải pháp phòng, tránh giảm thiểu tác động tiêu cực của hiệu ứng xâm nhập mặn và các tác động môi trƣờng khác. 2. SỰ CẦN THIẾT CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU ĐBSCL là vựa lúa của cả nƣớc, năm 2015, nơi đây sản xuất 25 triệu tấn lúa, chiếm 50% tổng sản lƣợng lƣơng thực cả nƣớc, 90% gạo xuất khẩu từ vùng này, đƣa Việt Nam trở thành nƣớc xuất khẩu gạo đứng thứ 2 trên Thế giới. Ngoài ra ĐBSCL góp phần đáng kể trong lĩnh vực thủy sản chế biến, cây ăn trái v.v. đóng góp 27% tổng sản phẩm trong nƣớc (GDP). Tổng diện tích của 13 tỉnh ĐBSCL, không kể hải đảo vào khoảng 3,9 triệu ha. Trong đó có 2,9 triệu ha đƣợc sử dụng để phát triển nông nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản, 0,3 triệu ha để phát triển lâm nghiệp. Diện tích còn lại bao gồm đất thổ cƣ (0,2 triệu ha), đất chƣa canh tác (0,2 triệu ha), sông rạch (0,2 triệu ha) và đất chuyên dụng hoặc chƣa phân loại (0.2 triệu ha). Trong 3,9 triệu ha của ĐBSCL, 0,75 triệu ha là đất bị nhiễm mặn trong mùa khô, bao gồm các loại đất mặn thƣờng xuyên (0,15 triệu ha) đƣợc hình thành theo dải đất hẹp ven biển và các loại đất mặn từng thời kỳ (0,6 triệu ha) nằm sâu hơn trong nội đồng dọc theo ven biển Đông. ĐBSCL cần phải có đủ lƣu lƣợng chảy ra biển để ngăn mặn khỏi xâm nhập vào sâu trong nội đồng. Nƣớc sông và kênh, rạch tại nhiều khu vực vùng ven biển quá mặn không thể dùng để tƣới. Vào đầu thời kỳ tƣới, vùng bị ảnh hƣởng mặn còn tƣơng đối nhỏ, nhƣng các cửa lấy nƣớc lần lƣợt bị ảnh hƣởng khi dòng nƣớc chảy vào ĐBSCL giảm xuống và mặn ngày càng xâm nhập sâu trong nội địa. Nguy cơ xâm nhập mặn gia tăng là hậu quả của việc gia tăng lấy nƣớc trong mùa kiệt dẫn tới làm giảm lƣu lƣợng dòng ra. Những năm gần đây, tình hình xâm nhập mặn ở ĐBSCL diễn biến phức tạp, bất thƣờng, năm sớm, năm muộn so với cùng kỳ nhiều năm. Năm 1998 cũng đánh 4
- dấu của cột mốc hạn - mặn kỷ lục khi ranh giới mặn 4% vào sâu nội địa tới 50km từ cửa biển, sâu hơn 10km so với ranh giới mặn trung bình hàng năm. Năm 2011, xâm nhập mặn sớm hơn, từ giữa tháng 2, nhiều địa phƣơng vùng ĐBSCL đã phải đối phó với hạn hán và tình trạng nƣớc mặn xâm nhập. Tại một số tỉnh ven biển ĐBSCL, nƣớc biển xâm nhập sâu vào các sông, rạch khiến các dòng sông bị nhiễm mặn sớm, gây ảnh hƣởng nghiêm trọng đến đời sống ngƣời dân và sản xuất nông nghiệp. Đặc biệt, những tháng đầu năm 2016, diễn biến xâm nhập mặn tại ĐBSCL đƣợc đánh giá nặng nề nhất trong 100 năm qua và dự báo còn diễn biến xấu hơn nữa trong những năm tiếp theo. Thiệt hại do trận đại hạn - mặn 2016 là rất lớn với hàng trăm ngàn ha lúa bị mất trắng, sản lƣợng lƣơng thực nói chung và xuất khẩu gạo bị sụt giảm nghiêm trọng. Theo Quyết định số 1397/QĐ-TTg của Thủ tƣớng Chính phủ về Quy hoạch phát triển thủy lợi ĐBSCL giai đoạn 2012 - 2020 và định hƣớng đến 2050 trong điều kiện biến đổi khí hậu, nƣớc biển dâng đã đặt mục tiêu đến năm 2050 cần đảm bảo an toàn dân sinh, sản xuất, cơ sở hạ tầng cho khoảng 32 triệu dân và chủ động ứng phó với các tác động của BĐKH và NBD. Trong đó việc kiểm soát xâm nhập mặn trở thành mối quan tâm hàng đầu của các cấp quản lý từ Trung ƣơng tới địa phƣơng liên quan tới chiến lƣợc an ninh lƣơng thực Quốc gia. Do đó việc nghiên cứu “Tìm hiểu và phân tích mối quan hệ/tương quan giữa hiện trạng môi trường vùng ĐBSCL và sự kiện đại hạn – mặn xảy ra vào năm 2016” là rất cần thiết và cấp bách nhằm cảnh báo rủi ro và hiểm họa môi trƣờng, sinh thái cho vùng ĐBSCL. Đồng thời đề xuất giải pháp thích ứng với sự BĐKH và giảm nhẹ thiệt hại cho tình trạng hạn - mặn gây ra cho sản xuất và đời sống. 3. MỤC TIÊU, PHƢƠNG PHÁP VÀ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU 3.1 Mục tiêu nghiên cứu Mục tiêu chính của đề tài là tìm hiểu các đặc trƣng môi trƣờng thiên nhiên và con ngƣời của vùng ĐBSCL. Qua đó nhận diện rủi ro và hiểm hoạ do thiên nhiên và con ngƣời tác động tới môi trƣờng tự nhiên của vùng. Đặc biệt là tìm hiểu nguyên nhân của sự kiện đại hạn - mặn đã xảy ra đầu năm 2016. Từ đó nhận diện và phân 5
- tích mối quan hệ giữa thảm họa đại hạn - mặn năm 2016 và hiện trạng môi trƣờng của vùng ĐBSCL. 3.2 Phƣơng pháp nghiên cứu Thu thập số liệu thông tin cần thiết liên quan tới đề tài Phƣơng pháp thống kê và tổng hợp số liệu Liệt kê các yếu tố môi trƣờng tự nhiên vùng ĐBSCL Tìm hiểu những sự kiện liên quan tới môi trƣờng và chất lƣợng nƣớc của vùng Tìm hiểu diễn biến môi trƣờng tự nhiên và sự can thiệp của con ngƣời trong vùng Phƣơng pháp đánh giá tác động môi trƣờng (ĐTM) Phƣơng pháp chẩn đoán môi trƣờng, sinh thái lƣu vực sông Phƣơng pháp tƣơng quan thuỷ văn So sánh quá khứ và hiện tại Phƣơng pháp phân tích rủi ro và cảnh báo nguy cơ, hiểm hoạ trong bối cảnh BĐKH & NBD Thừa kế có chọn lọc các kết quả nghiên cứu trƣớc đây Tham vấn, trao đổi với giáo viên hƣớng dẫn và các chuyên gia khác 3.3 Nội dung và nhiệm vụ nghiên cứu Thu thập số liệu, thông tin cơ bản: Xác định loại và nguồn số liệu, thông tin: tìm kiếm trên mạng internet, báo chí và các nguồn tƣ liệu khác trong và ngoài nƣớc. Thu thập số liệu cơ bản liên quan tới điều kiện tự nhiên: vị trí địa lý, khí hậu, địa hình, địa chất, thuỷ văn, chất lƣợng nƣớc và vệ sinh môi trƣờng vùng ĐBSCL Thu thập các loại bản đồ, biểu đồ liên quan tới hạ tầng cơ sở giao thông, thủy lợi, xây dựng, cấp nƣớc, xâm nhập mặn, lũ, lụt, phát triển nông-lâm-thủy sản v.v 6
- Thu thập số liệu liên quan tới kinh tế, xã hội, môi trƣờng và sinh thái khu vực ĐBSCL và lƣu vực sông Mekong. Các dự án, quy hoạch phát triển nông nghiệp, rừng, thủy sản, thủy lợi, giao thông, kiểm soát xâm nhập mặn, lũ, lụt ở ĐBSCL, Việt Nam và trên Thế giới. V.v. Sàng lọc và phân tích số liệu đã thu thập. Liệt kê, sàng lọc các số liệu và thông tin đã thu thập Xác định các tài liệu còn thiếu Lập kế hoạch thu thập bổ sung Nghiên cứu và phân loại tài liệu và chọn lọc sử dụng cho báo cáo. Điều tra, khảo sát thực tế các đơn vị chuyên ngành Thăm và làm việc với Viện Quy hoạch Thủy lợi miền Nam v.v. Thăm và trao đổi với Văn phòng Đại diện Ủy ban sông Mekong Việt Nam ở TP.HCM. Biên hội các nội dung và cấu trúc của báo cáo ĐATN: Giới thiệu tóm tắt vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên ĐBSCL và lƣu vực sông Mekong. Liệt kê các đặc trƣng về môi trƣờng tự nhiên và KTXH vùng ĐBSCL Các hệ sinh thái vùng ĐBSCL Diễn biến môi trƣờng tự nhiên và xã hội vùng ĐBSCL Tìm hiểu nguyên nhân và diễn biến sự kiện đại hạn - mặn xảy ra năm 2016 Phân tích và nhận xét về quan hệ giữa môi trƣờng tự nhiên và sự kiện đại hạn - mặn xảy ra năm 2016 Bài học rút ra từ sự kiện đại hạn - mặn xảy ra năm 2016 Đề xuất theo dõi và quan trắc môi trƣờng Cảnh báo rủi ro hiểm họa môi trƣờng trƣớc tác động của thiên nhiên và con ngƣời. 7
- 4. ĐỐI TƢỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU Đối tƣợng nghiên cứu là hiện trạng môi trƣờng, sinh thái tự nhiên vùng ĐBSCL thông qua các chỉ số môi trƣờng và chất lƣợng nƣớc; Diễn biến xâm nhập mặn thông qua chế độ thủy văn thủy lực dòng chảy sông Bassac (Hậu giang) và Mekong (Tiền Giang) và hệ thống kênh, rạch. Đặc biệt là tập trung vào sự kiện đại hạn - mặn năm 2016 và tác động của nó đối với các hoạt động sản xuất và đời sống của cộng đồng cƣ dân trong vùng ĐBSCL. Phạm vi nghiên cứu tập trung chủ yếu vùng ven biển của ĐBSCL. 5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI 5.1 Ý nghĩa khoa học: Về mặt khoa học, việc nghiên cứu và sử dụng các phƣơng pháp khác nhau nhằm mục đích xác định những tác động tích cực và tiêu cực làm cơ sở ban đầu cho những nghiên cứu sâu hơn về hiện trạng và các biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực đến môi trƣờng trong các công trình thủy lợi tại đồng bằng sông Cửu Long. Áp dụng phƣơng pháp “Quản lý tài nguyên nước tổng hợp” và “quản lý rủi ro thiên tai tổng hợp” là cách tiếp cận khoa học đƣợc áp dụng phổ biến trên Thế giới. 5.2 Ý nghĩa thực tiễn: Việc thực hiện đề tài sẽ góp phần thiết thực vào công tác phòng tránh và giảm thiểu các tác động tiêu cực của tình trạng xâm nhập mặn đến môi trƣờng vùng ĐBSCL Kết quả nghiên cứu của Đề tài có ý nghĩa lớn trong công tác quy hoạch khai thác, quản lý và phát triển tài nguyên nƣớc tổng hợp và bền vững sinh thái môi trƣờng của ĐBSCL. Cảnh báo đại hạn - mặn tái diễn trong tƣơng lai cho vùng ĐBSCL sẽ giúp các nhà quản lý xây dựng tầm nhìn và chiến lƣợc lâu dài ứng phó với thảm họa trong tƣơng lai trƣớc bối cảnh BĐKH và NBD 8
- CHƢƠNG 1. TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU TÀI NGUYÊN NƢỚC VÀ MÔI TRƢỜNG 1.1. TÀI NGUYÊN NƢỚC 1.1.1. Khái niệm về tài nguyên nước Hình 1.1: Nƣớc trên trái đất và phân loại nƣớc Nguồn: GS.TS Hoàng Hưng, Thủy văn đại cương Nƣớc là yếu tố chủ yếu của hệ sinh thái, là nhu cầu cơ bản của mọi sự sống trên Trái Đất và cần thiết cho mọi hoạt động kinh tế xã hội của con ngƣời. Nƣớc là tài nguyên tái tạo đƣợc, là một trong các nhân tố quyết định chất lƣợng môi trƣờng sống của con ngƣời. Tài nguyên nƣớc là lƣợng nƣớc trong các sông, ao hồ, đầm lầy, biển, đại dƣơng, khí quyển… Theo luật Tài nguyên nƣớc của nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã quy định: “Tài nguyên nƣớc, bao gồm các nguồn nƣớc mặt, nƣớc mƣa, nƣớc dƣới đất, nƣớc biển thuộc lãnh thổ nƣớc Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”. 9
- 1.1.2. Phân loại tài nguyên nước Hình 1.2 mô tả phân loại tài nguyên nƣớc trên trái đất và Hình 1.3 mô tả chu trình tuần hoàn của nƣớc trên trái đất. TÀI NGUYÊN NƢỚC Nƣớc Mặt Nƣớc Mƣa Nƣớc Ngầm Nƣớc Biển Hình 1.2: Phân loại tài nguyên nƣớc 1.1.2.1 Nước mặt (surface water) Hình 1.3: Sơ đồ chu trình tuần hoàn của nƣớc trên trái đất Nguồn: Tư liệu trên internet - Nƣớc mặt có trên các sông, suối, hồ ao, kênh rạch…Nƣớc sông, suối, hồ ao đƣợc sử dụng trong nhiều đối tƣợng khác nhau nhƣ phục vụ sinh hoạt (nấu cơm, tắm rửa, giặt), phục vụ sản xuất nông nghiệp (tƣới cây, nuôi cá, chăn nuôi), phục vụ kỹ nghệ 10
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về động cơ điện một chiều
91 p | 2262 | 834
-
Đồ án tốt nghiệp - tìm hiểu về virut máy tính và cách phòng chống
248 p | 792 | 225
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về rong câu và nghiên cứu sản xuất thạch rau câu
99 p | 928 | 219
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về HACCP và nghiên cứu ứng dụng HACCP vào công nghệ sản xuất trà sữa
113 p | 475 | 140
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu việc xây dựng một số văn bản cho hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP đối với dây chuyền sản xuất giò lụa tại công ty thực phẩm dinh dưỡng Sài Gòn
181 p | 368 | 135
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về sen và các sản phẩm từ sen
73 p | 3772 | 114
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu công nghệ thực tế ảo và ứng dụng
48 p | 588 | 105
-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - TÌM HIỂU VỀ TẤN CÔNG TRÊN MẠNG DÙNG KỸ THUẬT DOS DDOS
15 p | 546 | 89
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu, thử nghiệm hệ thống VPN dựa trên OpenSwan
69 p | 91 | 71
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về trái bơ và sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm từ phần nạc của bơ
70 p | 318 | 71
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về hàm băm Ripemd và ứng dụng trong chữ ký số
58 p | 58 | 50
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về Vmware esx server
84 p | 339 | 44
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về WiMAX 2 (IEEE 802.16m)
95 p | 212 | 29
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu prebiotic trong các sản phẩm sữa
89 p | 137 | 21
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu hệ thống vận chuyển tro đáy của công ty Nhiệt điện Cao Ngạn - Thái Nguyên
21 p | 129 | 19
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về mạng máy tính và giải pháp bảo mật thông tin cho mạng máy tính của Công ty CMC
81 p | 24 | 14
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu, triển khai một số cơ chế mã hóa dữ liệu trong HQTCSDL PostgreSQL
65 p | 20 | 11
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu giao thức xác thực và thỏa thuận khóa trong mạng di động 5G
76 p | 16 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn