Đồ án Tốt nghiệp: Tìm hiểu vấn đề an ninh trong công nghệ LTE
lượt xem 12
download
Đồ án "Tìm hiểu vấn đề an ninh trong công nghệ LTE”được thực hiện nhằm mục tiêu cơ bản là nêu ra những cơ chế an ninh được áp dụng trong hệ thống LTE đã đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đồ án Tốt nghiệp: Tìm hiểu vấn đề an ninh trong công nghệ LTE
- LỜI CẢM ƠN Trong thời gian làm đồ án tốt nghiệp em đã nhận được nhiều sự giúp đỡ, đóng góp ý kiến và chỉ bảo nhiệt tình của thầy cô, và bạn bè. Em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Phan Thị Lan Anh người đã tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong suốt quá trình làm đồ án. Em xin chân thành cảm ơn những sự giúp đở chân tình và quý báo đó. Dù đã rất cố gắng hết sức nhưng do khả năng và thời gian hạn chế nên đồ án không tránh khỏi những thiếu sót. Kính mong nhận được sự góp ý chân thành của tất cả các thầy cô giáo và các bạn để đồ án được hoàn thiện hơn. Em xin chân thành cảm ơn! Sinh viên thực hiện Nguyễn Thị Nguyệt i
- MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN .................................................................................................................i MỤC LỤC ..................................................................................................................... ii DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT .......................................................................................iv DANH MỤC BẢNG ................................................................................................... vii DANH MỤC HÌNH ẢNH ......................................................................................... viii LỜI MỞ ĐẦU ................................................................................................................1 CHƯƠNG I QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG .............................................................................................................................2 1.1 Giới thiệu chương 1 ..............................................................................................2 1.1.1 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ nhất (1G) .........................................2 1.1.2 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai (2G) ............................................4 1.1.3 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba (3G) .............................................5 1.1.4 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ tư (4G) .............................................5 1.1.4.1 Giới thiệu về công nghệ LTE .....................................................................9 1.1.4.2 Tiềm năng công nghệ ..............................................................................11 1.2 Kết luận chương 1 .............................................................................................11 CHƯƠNG II KIẾN TRÚC VÀ TRUY NHẬP VÔ TUYẾN TRONG LTE ...........12 2.1 Mở đầu chương 2 ...............................................................................................12 2.2 Kiến trúc mạng ...................................................................................................12 2.2.1 Thiết bị người dùng (UE) .............................................................................13 2.2.2 E-UTRAN NodeB (eNodeB) .........................................................................14 2.2.3 Lõi gói phát triển EPC ..................................................................................15 2.2.3.1 Thực thể quản lý tính di động MME .......................................................15 2.2.3.2 Cổng phục vụ S-GW ................................................................................18 2.2.3.3 Cổng mạng số liệu gói P-GW ..................................................................18 2.2.3.4 Server thuê bao nhà HSS .........................................................................19 2.3 Truy nhập vô tuyến trong LTE ........................................................................20 2.3.1 Các chế độ truy nhập vô tuyến .....................................................................20 2.3.2 Các băng tần truyền dẫn ..............................................................................21 2.3.3 Kỹ thuật đa truy nhập cho đường xuống OFDMA .....................................21 2.3.3.1 OFDM .....................................................................................................21 2.3.3.2 OFDMA ...................................................................................................22 2.3.3.3 Các tham số OFDMA ..............................................................................22 ii
- 2.3.4 Truyền dữ liệu hướng xuống .......................................................................24 2.3.5 Kỹ thuật đa truy nhập đường lên LTE SC-FDMA .....................................26 2.3.5.1 SC-FDMA ................................................................................................26 2.3.5.2 Các tham số SC-FDMA ...........................................................................28 2.3.5.3 Truyền dữ liệu hướng lên ........................................................................28 2.4 Kỹ thuật đa anten MIMO .................................................................................30 2.4.1 Đơn đầu vào và đơn đầu ra (SISO) .............................................................31 2.4.2 Đơn đầu vào đa đầu ra (SIMO) ...................................................................31 2.4.3 Đa đầu vào và đơn đầu ra (MISO)...............................................................31 2.4.4 Đa đầu vào và đa đầu ra (MIMO) ................................................................32 2.5 Kết luận chương 2 ..............................................................................................32 CHƯƠNG III AN NINH TRONG CÔNG NGHỆ LTE ..........................................33 3.1 Mở đầu chương 3 ...............................................................................................33 3.2 An ninh của người sử dụng trong EPS ............................................................33 3.2.1 Các yêu cầu của an ninh đối với các phần tử và các giao diện trong EPS33 3.2.2 Các chức năng an ninh mạng EPS .............................................................35 3.2.2.1 Các chức năng an ninh và các mức giao thức ........................................35 3.2.2.2 Các chức năng an ninh và các phần tử mạng EPS .................................35 3.3 Các thủ tục an ninh khi UE khởi xướng kết nối đến EPS ..............................36 3.4 An ninh miền mạng ............................................................................................37 3.4.1 Tổng quan .....................................................................................................37 3.4.2 ESP (Encapsuling Security Payload: tải tin an ninh bằng cách đóng bao) ................................................................................................................................39 3.4.3 An ninh đường trục eNodeB ........................................................................40 3.4.4 An ninh nút chuyển tiếp ...............................................................................41 3.5 An ninh của người sử dụng LTE trong IMS ...................................................41 3.5.1 Mô hình an ninh IMS (SIP) .........................................................................41 3.5.2 An ninh mạng lõi IMS CN ...........................................................................42 3.6 Kết luận chương 3 ..............................................................................................43 KẾT LUẬN ..................................................................................................................44 TÀI LIỆU THAM KHẢO............................................................................................ix NHẬN XÉT CỦA CÁN BỘ HƯỚNG DẪN ................................................................x iii
- DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT 3GPP Third Generation Partnership Project Dự án các đối tác thế hệ thứ ba ACK Acknowledgement Sự báo nhận AMPS Advanced Mobile Phone System Hệ thống điện thoại di động tiên tiến AS Access Stratum Tầng truy nhập AKA Authentication ang Key Agreement Nhận Thực và thỏa thuận khóa CP Cyclic prefix Tiền tố vòng CQI Chennel Quality Information Thông tin chất lượng kênh CDMA Code Division Multiple Access Đa truy nhập phân chia theo mã CSCF Call Session Control Function Chức năng điều khiển phiên cuộc gọi DCI Downlink Control Information Thông tin điều khiển đường xuống DFT Discrete Fourier Transform Biến đổi Fourier rời rạc DwPTS Downlink Pilot Time Slot Khe thời gian điều khiển đường xuống EDGE Enhanced Data Rates for GSM Tốc độ số liệu tăng cường để phát Evolution triển E- Evolved Universal Terrestrial Radio Truy nhập vô tuyến mặt đất toàn UTRAN Access network cầu phát triển GPRS General packet radio service Dịch vụ vô tuyến gói chung GSM Global system for mobile Hệ thống truyền thông di động communications toàn cầu GUTI Globally Unique temporary Identity Nhận dạng tạm thời duy nhất toàn cầu GW Gateway Cổng HSDPA High Speed Downlink packet Access Truy nhập gói đường xuống tốc độ cao HSUPA High Speed Uplink Packet Access Truy nhập gói đường lên tốc độ cao iv
- HS-DSCH High Speed Downlink Shared Kênh chia sẽ đường xuống tốc độ Channel cao HSS Home Subscriber Server Máy chủ thuê bao thường trú IFFT Inverse Fast Fourier Transform Biến đổi Fourier nhanh nghịch đảo IMT International Mobile Truyền thông di động quốc tế Telecommunications IMS IP Multimedia Subsystem Hệ thống con đa phương tiện IP IMEI International Mobile Equipement Số nhận dạng thiết bị di động Identity MME Mobility Management Identity Thực thể quảng lý tính di động MBMS Multimedia Broadcast Multicast Hệ thống phát quảng bá đa điểm System MSIN Mobile Subcriber Identity Number Số nhận dạng thuê bao MM Mobility Management Quản lý tính di động NAS Non-access Stratum Tầng không truy nhập NACK Negative Acknowledgement Báo nhận không thành công OFDM Orthogonal Fryquency Division Ghép kênh phân chia theo tần số Multiplexing trực giao OFDMA Orthogonal Fryquency Division Đa truy nhập phân chia theo tần Multiple Access số trưc giao PAPR Peak to Average Power Ratio Tỷ lệ công suất đỉnh tới trung bình PCI Physical Cell Identity Nhận dạng ô vật lý PCFICH Physical Control Format Indicator Kênh chỉ thị dạng điều khiển vật Channel lý PDCP Packet Data Convergence Giao thức hội tụ dữ liệu gói Protocol PDSCH Physical Downlink Shared channel Kênh chia sẽ vật lý PDN Packet Data Network Mạng dữ liệu gói P-GW Packet Data Network Gateway Cổng mạng dữ liệu gói v
- PUSCH Physical Uplink Shared Channel Kênh chia sẽ hướng lên vật lý PDCCH Physical Downlink Control Channel Kênh điều khiển đươn PCRF Policy and Charging Resource Chức năng tính cước tài năng và Function chính sách QPSK Quadrature Phase Shift Keying Khóa dịch pha vuông góc QAM Quadrature Amplitude Modulation Điều chế biên độ cầu phương RRC Radio Resource Contol Điều khiển tài nguyên vô tuyến RRM Radio Resource Mangement Quản lý tài nguyên vô tuyến RB Resource Block Khối tài nguyên RI Rank Indicalor Chỉ thị bậc RNC Radio Network Control Điều khiển mạng vô tuyến RLC Radio Link Cotrol Điều khiển kết nối vô tuyến SAE System Architecture Evolution Phát triển kiến trúc hệ thống SMS Short message Service Dịch vụ tải bản tin S-GW Serving Gateway Cổng phục vụ SR Scheduling Request Yêu cầu lập lịch biểu TACS Total Access Communication System Hệ thống truyền thông truy cập toàn phần TD- Time Division Synchronous Code Phân chia theo thời gian – Đa SCDMA Division Multiple Access truy nhập phân chia theo mã đồng bộ. UMTS Universal Mobile Hệ thống thông tin di động toàn Telecommunications System. cầu. UpPTS Uplink Pilot Time Slot Khe thời gian dẫn hướng đường lên. UDP Unit Data Protocol Giao thức đơn vị dữ liệu. vi
- DANH MỤC BẢNG Số hiệu Tên bảng Trang bảng 1.1 Bảng tổng kết các thế hệ thông tin di động. 6 1.2 Bẳng so sánh LTE với LTE- Advanced 11 3.1 Tổng kết các bảo vệ an ninh miền mạng 38 vii
- DANH MỤC HÌNH ẢNH Số hiệu Tên hình Trang hình 1.1 Quá trình phát triển của hệ thống thông tin di động 2 Tiêu biểu cho thế hệ mạng di động 1G là các thiết bị thu phát tin 1.2 3 hiệu analog to và khá kềnh càng. Kiến trúc hệ thống cho mạng 4G LTE/SAE chỉ cho E-UTRAN của 2.1 12 LTE 2.2 eNodeB kết nối tới các nút logic khác và các chức năng chính 15 2.3 MME kết nối tới các nút logic khác và các chức năng chính 17 2.4 S-GW kết nối tới các nút logic khác và các chức năng chính 18 2.5 Các kết nối của P-GW với các nút logic khác và chức năng chính 19 2.6 Biểu diễn tần số -thời gian của một tín hiệu OFDM 21 2.7 Cấp phát sóng mang con cho OFDM và OFDMA 22 2.8 Cấu trúc khung loại 1 23 2.9 Cấu trúc khung loại 2 23 2.10 Lưới tài nguyên đường xuống 24 2.11 Phát và thu OFDMA 25 2.12 Sơ đồ khối DFT-S-OFDM 27 2.13 Lưới tài nguyên đường lên 28 2.14 Phát và thu hướng lên LTE 30 2.15 Các chế độ truy nhập kênh vô tuyến 31 Các yêu cầu an ninh cơ bản đối với các phần tử và các giao diện 3.1 34 trong EPS 3.2 Các chức năng an ninh và các mức giao thức 35 3.3 Các chức năng an ninh và các phần tử mạng EPS 35 3.4 Các thủ tục an ninh khi UE khởi xướng kết nối đến EPS. 36 3.5 Kiến trúc NDS cho các mạng dựa trên IP 37 3.6 Hiệu ứng của ESP trong chế độ tunnel 39 3.7 Quá trình cấp chứng nhận an ninh cho eNodeB 40 3.8 An ninh nút chuyển tiếp 41 3.9 Mô hình an ninh IMS (SIP) tổng quát. 41 viii
- Tìm hiểu vấn đề an ninh trong công nghệ LTE LỜI MỞ ĐẦU Thông tin di động ngày nay đã trở thành một nghành công nghiệp phát triển vô cùng mạnh mẽ, các hệ thống của mạng di động không ngừng phát triển nhằm cung cấp cho người dùng sử dụng các dịch vụ thoại, truyền số liệu và đặc biệt là các dịch vụ băng rộng ở mọi lúc mọi nơi. Khi thuê bao di động thực hiện các dịch vụ băng rộng vấn đề mất an toàn thông tin cần được quan tâm, thông qua các cơ chế xác thực, mã khóa để đảm bảo cho người dùng là vấn đề cấp thiết phải thực hiện, việc sử dụng ngày càng nhiều các giao diện và các giao thức mới tạo cơ hội sử dụng mạng với mục đích xấu. Các tấn công này có thể làm mất khả năng hoạt động của mạng, làm mất tính toàn vẹn cũng như tính bảo mật của các dịch vụ mạng. Cần phải có các biện pháp an ninh để bảo vệ mạng viễn thông khỏi các tấn công này. Ở thời điểm hiện nay mạng di động 4G đã và đang được xây dựng trên khắp thế giới nhằm đáp ứng cho hàng tỉ người mong muốn được truy nhập với tốc độ cao. Công nghệ LTE là mạng truy nhập di động sẽ đóng vai trò quan trọng trong tổng thể hạ tầng cung cấp các dịch vụ tương lai. Với sự kế thừa các đặc trưng trong lĩnh vực di động cộng với đặc tính mạng all-IP dẫn đến nhiều yêu cầu cũng như giải pháp cho vấn đề an ninh trong miền mạng LTE. Xuất phát từ những vấn đề trên em đã lựa chọn đề tài tốt nghiệp của mình là “ Tìm hiểu vấn đề an ninh trong công nghệ LTE”. Mục tiêu cơ bản là nêu ra những cơ chế an ninh được áp dụng trong hệ thống LTE đã đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. Nội dung đồ án được trình bày trong 3 chương: Chương I : Quá trình phát triển của hệ thống thông tin di động . Chương II : kiến trúc và giao thức mạng của hệ thống LTE. Chương III : An ninh trong công nghệ LTE. SVTH: Nguyễn Thị Nguyệt – Lớp: CCVT05A 1
- Tìm hiểu vấn đề an ninh trong công nghệ LTE CHƯƠNG I QUÁ TRÌNH PHÁT TRIỂN CỦA HỆ THỐNG THÔNG TIN DI ĐỘNG 1.1 Giới thiệu chương 1 Khi mới triển khai, hệ thống thông tin di động 1G mới chỉ cung cấp cho người sử dụng dịch vụ thoại, nhưng nhu cầu về truyền hình số liệu tăng lên đòi hỏi các nhà khai thác mạng phải nâng cấp rất nhiều tính năng mới cho mạng và cung cấp các dịch vụ giá trị gia tăng theo cơ sở khai thác mạng hiện có. Từ đó các nhà khai thác đã triển khai hệ thống di động 2G, 2.5G để cung cấp dịch vụ truyền số liệu tốc độ cao hơn. Để cung cấp trực tiếp tin tức và các thông tin khác cho các thiết cho các thiết bị vô tuyến sẽ tạo ra nguồn lợi nhuận mới cho nhà khai thác. Do nhu cầu sử dụng công nghệ thông tin càng cao nên đòi hỏi công nghệ cũng phải phát triển, phải chuyển đổi sang hệ thống thông tin di động mới đó là thế hệ thứ ba để đáp ứng được nhu cầu sử dụng của con người. Nhưng tốc độ hiện tại của thế hệ thứ ba không thể đáp ứng được các dịch vụ đa phương tiện chất lượng cao nên tổ chức viễn thông trên thế giới đã nghiên cứu và cho ra đời hệ thống thông tin di động 4G. Hình 1.1 Quá trình phát triển của hệ thống thông tin di động 1.1.1 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ nhất (1G) Công nghệ di động đầu tiên là công nghệ tương tự, là hệ thống truyền tín hiệu tương tự, là mạng điện thoại di động đầu tiên của nhân loại, được khơi mào ở Nhật vào năm 1979. Đây là hệ thống thông tin di động tương tự sử dụng phương thức đa truy nhập phân chia theo tần số FDMA . SVTH: Nguyễn Thị Nguyệt – Lớp: CCVT05A 2
- Tìm hiểu vấn đề an ninh trong công nghệ LTE Hình 1.2 Tiêu biểu cho thế hệ mạng di động 1G là các thiết bị thu phát tin hiệu analog to và khá kềnh càng. Một số hệ thống điển hình: o NMT (Nordic Mobile Telephone-Điện thoại di động Bắc Âu) : Sử dụng băng tần 450MHz triển khai tại các nước Bắc Âu, Tây Âu và Nga vào năm 1981. o TACS (Total Access Communication System-Hệ thống truyền thông truy nhập toàn phần ): Triển khai ở Anh vào năm 1985 o AMPS (Advance Mobile Phone System -Hệ thống điện thoại tiên tiến): Triển khai tại Mỹ và Úc vào năm 1978 tại băng tần 800MHz. có những nhược điểm sau: o Dịch vụ đơn thuần là thoại o Chất lượng thấp o Bảo mật kém o Dung lượng thấp Với những đặc điểm nói trên thì thế hệ thứ nhất (1G ) không thể đáp ứng nhu cầu cho người sử dụng. SVTH: Nguyễn Thị Nguyệt – Lớp: CCVT05A 3
- Tìm hiểu vấn đề an ninh trong công nghệ LTE 1.1.2 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ hai (2G) Hệ thống 2G dựa trên công nghệ kỹ thuật số, dùng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA-Time Division Multiple Access): Phục vụ các cuộc gọi theo các khe thời gian khác nhau và kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA- Code Division Multiple Access): Phục vụ các cuộc gọi theo các chuỗi mã khác nhau. Mạng 2G mang tới cho người sử dụng di động 3 lợi ích tiến bộ trong suốt một thời gian dài: mã hoá dữ liệu theo dạng kỹ thuật số, phạm vi kết nối rộng hơn 1G và đặc biệt là sự xuất hiện của tin nhắn dạng văn bản đơn giản – SMS. Theo đó, các tin hiệu thoại khi được thu nhận sẽ đuợc mã hoá thành tín hiệu kỹ thuật số dưới nhiều dạng mã hiệu (codecs), cho phép nhiều gói mã thoại được lưu chuyển trên cùng một băng thông, tiết kiệm thời gian và chi phí. Song song đó, tín hiệu kỹ thuật số truyền nhận trong thế hệ 2G tạo ra nguồn năng lượng sóng nhẹ hơn và sử dụng các chip thu phát nhỏ hơn, tiết kiệm diện tích bên trong thiết bị hơn… Kỹ thuật này chiếm ưu thế hơn so với thế hệ 1G với những đặc điểm sau: o Dung lượng tăng o Chất lượng thoại tốt hơn o Nhiều dịch vụ kèm theo như: fax, SMS, truyền dữ liệu.. o Bảo mật tốt. Một số hệ thống điển hình như: o GSM (Global System for Mobile phone- Hệ thống thông tin di động toàn cầu): Sử dụng phương thức đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA) được triển khai tại Châu Âu. o IS-136 aka D-AMPS (Interim Standard-136 Digital Advance Mobile Phone System) Sử dụng phương thức đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA). Đã từng là mạng lớn nhất trên thị trường Mỹ nay đã chuyển sang GSM. o PDC (Personal Digital cellular- Hệ thống tổ ong cá nhân): Sử dụng phương thức đa truy nhập phân chia theo thời gian (TDMA) được triển khai tai Nhật Bản. o IS-95(CDMA one): Sử dụng phương thức đa truy nhập phân chia theo mã (CDMA) được triển khai tại Mỹ và Hàn Quốc. SVTH: Nguyễn Thị Nguyệt – Lớp: CCVT05A 4
- Tìm hiểu vấn đề an ninh trong công nghệ LTE Mặc dù hệ thống thông tin di đông 2G được coi là những tiến bộ đáng kể nhưng vẫn gặp phải những hạn chế sau: Tốc độ thấp và tài nguyên hạn hẹp vì thế cần thiết phải chuyển đổi lên mạng thông tin di động thế hệ tiếp theo để đáp ứng được nhu cầu của người sử dụng. 1.1.3 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ ba (3G) Đây là thế hệ thứ ba của chuẩn công nghệ điện thoại di động cho phép truyền cả dữ liệu thoại và ngoài thoại (tải dữ liệu , gửi mail, hình ảnh….). 3G cung cấp cả hai dịch vụ đó là chuyển mạch gói và chuyển mạch kênh. Hệ thống 3G yêu cầu một mạng truy cập Radio hoàn toàn khác so với hệ thống 2G hiện nay. Ưu điểm của hệ thống 3G là: tốc độ truyền dữ liệu cao, cho phép truyền, nhận các dữ liệu, âm thanh, hình ảnh chất lượng cao cho cả thuê bao cố định và thuê bao đang di chuyển ở các tốc độ khác nhau. Các hệ thống điển hình như: o UMTS (Universal Mobile Telecommunication System- Hệ thống viễn thông di động toàn cầu) dựa trên công nghệ truy cập vô tuyến W-CDMA, là giải pháp nói chung thích hợp với các nhà khai thác dịch vụ di động (Mobile network operator) sử dung GSM, tập trung chủ yếu ở châu Âu và một phần Châu Á (trong đó có Việt Nam). UMTS được tiêu chuẩn hóa bởi tổ chức 3GPP, cũng là tổ chức chịu trách nhiệm định nghĩa chuẩn cho GSM, GPRS và EDGE. o CDMA2000: Chuẩn này là sự tiếp nối đối với các hệ thống đang sử dụng công nghệ CDMA trong thế hệ 2G. CDMA 2000 được quản lý bởi 3GPP2 một tổ chức độc lập và được tách rời bởi 3GPP của UMTS. Có tốc độ truyền dữ liệu từ 144Kbps đến Mbps. o TD-SCDMA: Đây là chuẩn 3G của Trung Quốc, dùng song công TDD, có thể hoạt động trên dải tần hẹp 1,6MHz (cho tốc độ 2Mbps) hay 5MHz (cho tốc độ 6Mbps). 1.1.4 Hệ thống thông tin di động thế hệ thứ tư (4G) Các nhà cung cấp dịch vụ và người dùng đều luôn mong muốn và hướng tới các công nghệ không dây có thể cung cấp được nhiều loại hình dịch vụ hơn với tính năng và chất lượng dịch vụ cao hơn.Với cách nhìn nhận này, Liên minh Viễn thông quốc tế (ITU) đã và đang làm việc để hướng tới một chuẩn cho mạng di động tế bào mới thế SVTH: Nguyễn Thị Nguyệt – Lớp: CCVT05A 5
- Tìm hiểu vấn đề an ninh trong công nghệ LTE hệ thứ tư (4G) ITU đã lên kế hoạch để có thể cho ra đời chuẩn này. Công nghệ này sẽ cho phép thoại dựa trên IP, truyền số liệu và đa phương tiện với tốc độ cao hơn rất nhiều so với các công nghệ của mạng di động hiện nay. Về lý thuyết, theo tính toán dự kiến tốc độ truyền dữ liệu có thể lên tớí 288 Mb/s. Bảng 1.1 Bảng tổng kết các thế hệ thông tin di động. Thế hệ thông Hệ thống Dịch vụ chung Chú thích tin di động AMPS, Thế hệ 1(G) Thoại FDMA, tương tự TACS,NMT Chủ yếu cho GSM, IS-136, thoại kết nối TDMA hoặc CDMA, công nghệ Thế hệ 2(G) IS-95 với dịch vụ bản số,băng hẹp (8-13Kbps) tin ngắn Chủ yếu vẫn là TDMA( kết hợp nhiều khe thời gian thoại, dịch vụ hoặc tần số) hoặc CDMA, sử dụng Thế hệ GPRS,EDGE, số liệu gói tốc phổ tần chồng lên phổ tần của hệ 2.5(G) cdma2000 1x độ thấp và thống 2(G), tăng cường truyền số trung bình liệu gói. Tốc độ tối đa đạt 144Kbps. CDMA,CDMA/TDMA,băng Truyền dẫn Cdma20001x, rộng,riêng cdma20001x EV sử dụng thoại và dịch Thế hệ 3(G) cdma2000, phổ chồng lên phổ của hệ thống vụ số liệu đa WCDMA 2(G). Tốc độ tối đa của đường phương tiện xuống 2Mbps,đường lên 384Kbps. Phát triển từ 3(G),CDMA/HS- Tích hợp DSCH.HSDPA cho tốc độ tối đa HSDPA, thoại,dịch vụ đường xuống 14.4Mbps.HSUPA có Thế hệ HSUPA, số liệu và đa tốc độ đường lên tối đa 3.5(G) HSOPA phương tiện 5.7Mbps.HSOPA cho tốc độ tốc độ cao. Downlink/Uplink tối đa là 200Mbps/100Mbps. Truyền dẫn OFDMA, MC/DS-CDMA, tốc độ tối thoại, số liệu đa ở môi trường trong nhà Thế hệ 4(G) LTE,WIMAX ,đa phương 5Gbps,100Mbps môi trường ngoài tiện tốc độ cực trời trên đối tượng chuyển động cao nhanh (250km/h). SVTH: Nguyễn Thị Nguyệt – Lớp: CCVT05A 6
- Tìm hiểu vấn đề an ninh trong công nghệ LTE Cho đến hiện nay, chưa có một chuẩn nào rõ ràng cho 4G được thông qua. Tuy nhiên, những công nghệ phát triển cho 3G hiện nay sẽ làm tiền đề cho ITU xem xét để phát triển cho chuẩn 4G. Các cơ sở quan trọng để ITU thông qua cho chuẩn 4G đó chính là từ hỗ trợ của các công ty di động toàn cầu; các tổ chức chuẩn hóa và đặc biệt là sự xuất hiện của ba công nghệ cho sự phát triển mạng di động tế bào LTE (Long – Term Evolution), UMB (Ultramobile Broadband) và WIMAX II (IEEE 802.16m). Ba công nghệ này có thể được xem là các công nghệ tiền 4G chúng sẽ là các công nghệ quan trọng giúp ITU xây dựng và phát hành cho chuẩn 4G. UMB (Ultra Mobile Broadband-siêu băng rộng di động): Chuẩn UMB hiện nay được phát triển bởi 3GPP2 với kế hoạch là sẽ thương mại hóa trước năm 2009. UMB được các tổ chức viễn thông của Nhật Bản, Trung Quốc, Bắc Mỹ và Hàn Quốc cùng với các hãng như Alcatel-Lucent, Apple, Motorola, NEC và Verizon Wireless phát triển từ nền tảng CDMA. UMB có thể hoạt động ở băng tần có độ rộng từ 1,25 MHz đến 20 MHz và làm việc ở nhiều dải tần số, với tốc độ truyền dữ liệu lên tới 288 Mb/s cho luồng xuống và 75 Mb/s cho luồng lên với độ rộng băng tần sử dụng là 20 MHz. Qualcomm là hãng đi đầu trong nỗ lực phát triển UMB, mặc dù hãng này cũng đồng thời phát triển cả công nghệ LTE. Sử dụng các kỹ thuật tiên tiến như: Kỹ thuật anten (MIMO - Multipe Input Multiple Output) và đa truy nhập phân chia theo không gian (SDMA - Spatial Division Multiple Access). WIMAX II Wimax (Worldwide Interoperability Microwave Access): là một công nghệ không dây băng rộng, hổ trợ khả năng kết nối băng thông rộng tốc độ cao cho cả mạng cố định và mạng không dây di động. Hai phiên bản của Wimax được IEEE đưa ra như sau: o Fixed Wimax (Wimax cố định ): Dựa trên tiêu chuẩn IEEE 802.16 – 2004 được thiết kế thích hợp cho truy nhập cố định. Trong phiên bản này sử dụng kỹ thuật ghép kênh phân chia theo tần số trực giao OFDM (Orthogonnal Fryquency Division multiple ). o Mobile Wimax (Wimax di động): Dựa trên tiêu chuẩn IEEE 802.16e, hổ trợ cho mạng di động, cung cấp khả năng chuyển vùng và chuyển mạng. SVTH: Nguyễn Thị Nguyệt – Lớp: CCVT05A 7
- Tìm hiểu vấn đề an ninh trong công nghệ LTE Tiêu chuẩn này sử dụng phương thức đa truy nhập ghép kênh phân chia theo tần số trực giao OFDM. Là sự kết hợp gữa kỹ thuật ghép kênh và kỹ thuật phân chia tần số có tính trực giao, rất phù hợp với môi trường truyền dẫn đa đường nhằm tăng thông lượng cũng như dung lượng mạng, tăng độ linh hoạt trong việc quản lý tài nguyên, tận dụng tối đa phổ tần, cải thiện khả năng phủ sóng với các loại địa hình đa dạng, phiên bản này được hợp chuẩn năm 2005. 3GPP LTe Cụm từ 3GPP LTE (The Third Generation Partnership Project Long Term Evolution) được dùng để để nói về một công nghệ di động mới đang được phát triển và chuẩn hóa bởi 3GPP. Dự án được bắt đầu từ cuối năm 2004, nhằm đảm bảo tính cạnh tranh của mạng 3G trong vòng 10 năm tới. Mặc dù 3GPP đã phát triển HSDPA, HSUPA để tăng dung lượng truyền (data rate) đến tốc độ lý thuyết lớn khoảng 14.4 Mbps, nhưng 3G HSPA vẫn không thể cung cấp những dịch vụ như Video, TV... Đứng trước sự ra đời và cạnh tranh của IEEE 802.16e (WiMAX), công nghệ hứa hẹn sẽ đạt dung lượng truyền khoảng 70Mbps, 3GPP buộc phải phát triển 3G LTE để có thể đứng vững. Hệ thống 3GPP LTE là bước tiếp theo cần hướng tới của hệ thống mạng không dây 3G dựa trên công nghệ di động GSM/UTMS, và là một trong những công nghệ tiềm năng nhất cho truyền thông 4G. 3GPP LTE có khả năng cấp phát phổ tần linh động và hỗ trợ các dịch vụ đa phương tiện với tốc độ trên 100Mb/s khi di chuyển ở tốc độ 3Km/h và đạt 30Mb/s khi di chuyển ở tốc độ cao 120Km/h. Tốc độ truyền này nhanh hơn gấp 7 lần so với tốc độ truyền dữ liệu của công nghệ HSDPA (truy nhập gói dữ liệu tốc độ cao). Do công nghệ này cho phép sử dụng các dịch vụ đa phương tiện tốc độ cao trong khi di chuyển ở bất kỳ tốc độ nào nên nó có thể hỗ trợ sử dụng các dịch vụ chứa dữ liệu có dung lượng lớn với độ phân giải cao ở cả điện thoại di động…. LTE - Advanced LTE-Advanced (Long Term Evolution-Advanced) là sự tiến hóa trong tương lai của công nghệ LTE, công nghệ dựa trên OFDMA này được chuẩn hóa bởi 3GPP trong phiên bản (Release) 8 và 9. LTE-Advanced, dự án được nghiên cứu và chuẩn hóa bởi 3GPP vào năm 2009 với các đặc tả được mong đợi hoàn thành vào quý 2 năm 2010 SVTH: Nguyễn Thị Nguyệt – Lớp: CCVT05A 8
- Tìm hiểu vấn đề an ninh trong công nghệ LTE như là một phần của Release 10 nhằm đáp ứng hoặc vượt hơn so với những yêu cầu của thế hệ công nghệ vô tuyến di động thế hệ thứ 4(4G) IMT-Advanced được thiết lập bởi ITU. LTE-Advanced sẽ tương thích ngược và thuận với LTE, nghĩa là các thiết bị LTE sẽ hoạt động ở cả mạng LTE Advanced mới và các thiết bị LTE-Advanced sẽ hoạt động ở cả các mạng LTE cũ gần đây, ITU đã đưa ra các yêu cầu cho IMT- Advanced nhằm tạo ra định nghĩa chính thức về 4G. Thuật ngữ 4G sẽ áp dụng trên các mạng tuân theo các yêu cầu của IMT-Advanced xoay quanh báo cáo ITU-R M.2134. Một số yêu cầu then chốt bao gồm: o Hỗ trợ độ rộng băng tần lên đến và bao gồm 40 MHz. o Khuyến khích hỗ trợ các độ rộng băng tần rộng hơn (chẳng hạn 100 MHz) Hiệu quả sử dụng phổ tần đỉnh đường xuống tối thiểu là 15 b/s/Hz (giả sử sử dụng MIMO 4x4) o Hiệu quả sử dụng phổ tần đỉnh đường lên tối thiểu là 6,75 b/s/Hz (giả sử sử dụng MIMO 4x4) o Tốc độ thông lượng lý thuyết là 1,5 Gb/s (trong phiên bản trước đây, 1Gb/s thường được coi là mục tiêu của hệ thống 4G). Hiện tại chưa có công nghệ nào đáp ứng những yêu cầu này. Nó đòi hỏi những công nghệ mới như là LTE-Advanced và IEEE 802.16m. Một số người cố gắng dán nhãn các phiên bản hiện tại của WiMAX và LTE là 4G nhưng điều này chỉ chính xác đối với phiên bản tiến hóa của các công nghệ trên, chẳng hạn LTE-Advanced, còn LTE chỉ có thể gọi với cái tên không chính thức là 3,9G. LTE sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo tần số trực giao OFDMA ở đường xuống. Trong khi đó, ở đường lên, LTE sử dụng kỹ thuật đa truy nhập phân chia theo tần số - đơn sóng mang SC- FDMA. 1.1.4.1 Giới thiệu về công nghệ LTE LTE là thế hệ thứ tư của chuẩn UMTS do 3GPP phát triển. UMTS là thế hệ thứ ba dựa trên WCDMA đã được triển khai trên toàn thế giới. Để đảm bảo tính cạnh tranh cho hệ thống này trong tháng 11/2004, 3GPP đã bắt đầu dự án nhằm xác định bước phát triển về lâu dài cho công nghệ di động UMTS với tên gọi LTE (Long –Term Evolution), 3GPP đã đặt ra yêu cầu cao cho LTE. Các mục tiêu cơ bản của công nghệ này: o Tốc độ đỉnh tức thời với băng thông 20MHz SVTH: Nguyễn Thị Nguyệt – Lớp: CCVT05A 9
- Tìm hiểu vấn đề an ninh trong công nghệ LTE Tải lên : 50Mbps Tải xuống : 100Mbps o Dung lượng dữ liệu truyền tải trung bình của một người dùng trên 1MHz so với mạng HSDPA Rel.6. Tải lên gấp 2 đến 3 lần. Tải xuống gấp 3 đến 4 lần o Hoạt động tối ưu với tốc độ di chuyển của thuê bao là 0-15Km/h. Hoạt động tốt với tốc độ từ 15-120km/h vẫn duy trì hoạt động khi thuê bao duy chuyển với tốc độ từ 120-350km/h (có thể 500km/h tùy vào băng tần). o Các chỉ tiêu trên phải đảm bảo trong bán kính vùng phủ sóng 5km, giảm chút ít trong phạm vi đến 30km. Từ 30-100km thì không hạn chế dung lượng, hơn 200 người /ô thì băng thông là 5MHz. o Dải tần vô tuyến của hệ thống LTE có khả năng mở rộng từ 1.25MHz, 1.6MHz, 10MHz, 15MHz và 20MHz cả chiều lên và chiều xuống. Điều này dẫn đến sự linh hoạt sử dụng được hiệu quả băng thông. Mức thông suất cao hơn khi hoạt động ở băng tần cao và đối với một số ứng dụng không cần đến băng tần rộng chỉ cần một băng tần vừa đủ thì cũng được áp dụng. o Giảm độ trễ trên mặt phẳng người sử dụng và mặt phẳng điều khiển. Giảm thời gian chuyển đổi trạng thái trên mặt điều khiển: Giảm thời gian để một thiết bị đầu cuối (UE-User Equipment) chuyển từ trạng thái nghỉ sang kết nối với mạng và bắt đầu truyền thông tin trên một kênh truyền thời gian này phải nhỏ hơn 100ms. Giảm độ trễ ở mặt phẳng người dùng: Nhược điểm của các mạng tổ ong (ô) hiện nay có độ trễ truyền cao hơn nhiều so với các mạng đường dây cố định. Điều này sẽ ảnh hưởng lớn đến các ứng dụng như thoại và chơi game…vì cần thời gian thực. Giao diện vô tuyến của LTE và mạng lưới cung cấp khả năng độ trễ dưới 10ms cho việc truyền tải một gói tin từ mạng tới UE. o Sẽ không còn chuyển mạch kênh: Tất cả sẽ dựa trên IP, một trong những tính năng đáng kể nhất của LTE. Là sự chuyển dịch đến mạng lõi hoàn toàn dựa trên IP với giao diện mở và kiến trúc đơn giản hóa. SVTH: Nguyễn Thị Nguyệt – Lớp: CCVT05A 10
- Tìm hiểu vấn đề an ninh trong công nghệ LTE o Giảm chi phí: Yêu cầu được đặt ra cho hệ thống LTE là giảm thiểu được chi phí trong khi vẫn duy trì được hiệu suất nhằm đáp ứng được cho tất cả các dịch vụ. Các vấn đề đường truyền, hoạt động và bảo dưỡng cũng liên quan đến yếu tố chi phí. o Độ phức tạp thấp và các thiết bị đầu cuối tiêu thụ ít năng lượng. Bẳng 1.2 Bẳng so sánh LTE với LTE- Advanced Đặc tính LTE LTE - Advanced Tốc độ số liệu đỉnh Downlink 326Mbps 1Gbps Uplink 86Mbps 500Mbps Băng thông
- Tìm hiểu vấn đề an ninh trong công nghệ LTE CHƯƠNG II KIẾN TRÚC VÀ TRUY NHẬP VÔ TUYẾN TRONG LTE 2.1 Mở đầu chương 2 Chương này giới thiệu tổng quan về kiến trúc và truy nhập vô tuyến của công nghệ LTE, các phần tử và chức năng của các phần tử đó trong mạng. Qua đó hiểu được các hoạt động của công nghệ LTE. Kiến trúc mạng của công nghệ LTE khá đơn giản so với các công nghệ trước đó của 3GPP. 2.2 Kiến trúc mạng Hình 2.1 mô tả kiến trúc và các phần tử mạng 4G LTE/ SAE trong đó chỉ có phần truy nhập vô tuyến E-UTRAN, các nút logic và kết nối trên hình vẽ thể hiện cấu hình kiến trúc hệ thống cơ sở. Hình 2.1 Kiến trúc hệ thống cho mạng 4G LTE/SAE chỉ cho E-UTRAN của LTE E-UTRAN: Evolved UMTS Terrestrial Radio Access Network: Mạng truy nhập vô tuyến UMTS phát triển, EPC: Evolved Packet Core: Lõi gói phát triển, MME: Mobility Management Entity: Thực thể quản lý di động, SAE: System Architecture Evolution: Phát triển kiến trúc hệ thống, PCRF: Policy and Charging Rules Function: chức năng các quy tắc tính cước và chính sách, HSS: Home Subsscriber Server: Server thuê bao nhà, S-GW: SVTH: Nguyễn Thị Nguyệt – Lớp: CCVT05A 12
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về động cơ điện một chiều
91 p | 2261 | 834
-
Đồ án tốt nghiệp - tìm hiểu về virut máy tính và cách phòng chống
248 p | 790 | 225
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về rong câu và nghiên cứu sản xuất thạch rau câu
99 p | 926 | 219
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về HACCP và nghiên cứu ứng dụng HACCP vào công nghệ sản xuất trà sữa
113 p | 474 | 140
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu việc xây dựng một số văn bản cho hệ thống quản lý chất lượng theo HACCP đối với dây chuyền sản xuất giò lụa tại công ty thực phẩm dinh dưỡng Sài Gòn
181 p | 368 | 135
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về sen và các sản phẩm từ sen
73 p | 3772 | 114
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu công nghệ thực tế ảo và ứng dụng
48 p | 587 | 105
-
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP - TÌM HIỂU VỀ TẤN CÔNG TRÊN MẠNG DÙNG KỸ THUẬT DOS DDOS
15 p | 543 | 89
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu, thử nghiệm hệ thống VPN dựa trên OpenSwan
69 p | 90 | 71
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về trái bơ và sản xuất thử nghiệm một số sản phẩm từ phần nạc của bơ
70 p | 315 | 71
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về hàm băm Ripemd và ứng dụng trong chữ ký số
58 p | 58 | 50
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về Vmware esx server
84 p | 339 | 44
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về WiMAX 2 (IEEE 802.16m)
95 p | 212 | 29
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu prebiotic trong các sản phẩm sữa
89 p | 136 | 21
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu hệ thống vận chuyển tro đáy của công ty Nhiệt điện Cao Ngạn - Thái Nguyên
21 p | 128 | 19
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu về mạng máy tính và giải pháp bảo mật thông tin cho mạng máy tính của Công ty CMC
81 p | 24 | 14
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu, triển khai một số cơ chế mã hóa dữ liệu trong HQTCSDL PostgreSQL
65 p | 20 | 11
-
Đồ án tốt nghiệp: Tìm hiểu giao thức xác thực và thỏa thuận khóa trong mạng di động 5G
76 p | 11 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn