intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đô la hóa tiền âm phủ - Một biểu hiện của toàn cầu hóa văn hóa địa phương

Chia sẻ: Nguyễn Đức Nghĩa | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:17

61
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết này tìm hiểu về sự đô la hóa tiền âm phủ ở Việt Nam. Việc phân tích sự đô la hóa tiền âm phủ được đặt trong bối cảnh của toàn cầu hóa. Thông qua việc tìm hiểu nguyên nhân và quá trình đô la hóa tiền âm phủ tôi lập luận rằng, việc đỏ la hóa tiền âm phủ như là một biểu hiện tất yếu của quá trình toàn cầu hóa. Sức mạnh của nền kinh tế và đằng đô la M ỹ hiện nay khiến cho việc sử dụng đồng đô la âm phủ ngày càng trở nên phổ biến hơn. Mặt khác, tôi phân tích mối quan hệ qua lại giữa toàn cầu hóa.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đô la hóa tiền âm phủ - Một biểu hiện của toàn cầu hóa văn hóa địa phương

Đồ LA HÓA TIẾN ÂM PHỦ<br /> MỘT BIỂU HIỆN CỦA TOÀN CẨU HÓA VÀN HÓA ĐỊA PHƯƠNG<br /> • • •<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Nguyễn Song*<br /> <br /> <br /> Tóm tắt: Tiền âm phủ được người Việt sử dụng để cúng đốt cho các đấng thần<br /> linh, tổ tiên và ma quỷ. Nó đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tâm linh<br /> nhằm tưởng nhớ người đã khuất. Bên cạnh những tờ tiền âm phủ truyền thống<br /> thì những đồng đô la âm phù ngày càng được sử dụng phổ biến. Bài viết này tìm<br /> hiểu về sự đô la hóa tiền âm phủ ở Việt Nam. Việc phân tích sự đô la hóa tiền âm<br /> phủ được đặt trong bối cảnh của toàn cầu hóa. Thông qua việc tìm hiểu nguyên<br /> nhân và quá trình đô la hóa tiền âm phủ tôi lập luận rằng, việc đỏ la hóa tiền âm<br /> phủ như là một biểu hiện tất yếu của quá trình toàn cầu hóa. Sức mạnh của nền<br /> kinh tế và đằng đô la M ỹ hiện nay khiến cho việc sử dụng đồng đô la âm phủ<br /> ngày càng trở nên phổ biến hơn. Mặt khác, tôi phân tích mối quan hệ qua lại giữa<br /> toàn cầu hóa và địa phương hóa thông qua hành vi sử dụng đồng đô la âm phủ<br /> của người Việt. Nghiên cứu cho thấy toàn cầu hóa và địa phương hóa là hai quá<br /> trình diễn ra đồng thời và có mối quan hệ qua lại với nhau. Đồng đô la M ỹ khi<br /> vào Việt Nam được kết hợ-p với vãn hóa tín ngưỡng bản địa tạo thành đồng đồ<br /> la âm phủ. Nó được chấp nhận như một loại tiền âm phủ mới, phản ánh những<br /> hệ giá trị mới phù hợp với những đặc điểm văn hóa tín ngưỡng của người Việt.<br /> Nghiên cứu củng chỉ ra rằng, sự đô la hóa của đồng âm phủ diễn ra rất khác nhau<br /> giữa các khu vực vùng miền trong cả nước củng như giữa các tầng lớp, nghề<br /> nghiệp trong xã hội. Những nơi mà đồng đô la Mỹ được phổ biến hơn thì con<br /> người cũng có xu hướng dùng đồng đô la âm phủ nhiều hơn.<br /> Từ khóa: Đô la hóa tiền âm phủ, địa phương hóa toàn cầu, văn hóa địa phương,<br /> toàn cầu hóa văn hóa, tiền âm phủ.<br /> <br /> 1. ĐẶT VẤN ĐẾ<br /> <br /> Sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế Việt N am đã có nhữ ng chuyển<br /> biến tích cực, kèm theo đó là nhữ n g thay đổi lớn về văn hóa và xã hội.<br /> <br /> <br /> NCS Khoa Nhân học, Trường ĐHKHXH&NV, ĐHQGHN.<br /> Đ ô LA HÓA TIÊN ẦM PH Ủ : MỘT BIỂU HIỆN CỦA TOÀN CẨU HÓA VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG 231<br /> <br /> Bên cạnh n hữ ng giá trị văn hóa truyền thống còn được bảo lưu thì có<br /> rất nhiều n hữ ng trào lưu hay nhữ ng giá trị văn hóa mới dần được hình<br /> thành từ kết quả của việc giao lưu, hội nhập và toàn cầu hóa. Chưa bao<br /> giờ trong lịch n h ân loại lại được chứng kiến sự lan tỏa m ạnh mẽ của các<br /> hiện tượng văn hóa m ang tính toàn cầu như hiện nay. Thế giới được thu<br /> nhỏ lại như m ột ngôi làng lớn nhờ đó mà tính tương tác, va đập giữa các<br /> hiện tượng văn hóa diễn ra m ạnh mẽ hơn. Đặc biệt là các hiện tượng văn<br /> hóa m ang tính toàn cầu có sức lan tỏa và ảnh hưởng rộng rãi.<br /> <br /> Biến đổi văn hóa từ lâu đã được các nhà nghiên cứu thuộc ngành<br /> khoa học nhân văn tập tru n g tìm hiểu. Bản chất của văn hóa là sự đa<br /> dạng và khác biệt. Tính đa dạng và khác biệt đó hình thành nên những<br /> yếu tố văn hóa m ang đặc tính vùng miền, tính địa phương, mà cao hơn<br /> nữa là tính dân tộc, quốc gia. Các hiện tượng văn hóa luôn có sự giao<br /> lưu, tiếp biến do vậy văn hóa luôn biến đổi. Văn hóa luôn được chia sẻ,<br /> học hỏi và ảnh hư ởng lẫn n h au giữa các cộng đồng, đó chính là động lực<br /> khiến cho các hiện tượng văn hóa từ một xuất phát điểm được truyền bá<br /> và lan tỏa sang các vùng khác. Các hiện tượng văn hóa toàn cầu bao giờ<br /> cũng có sức lan tỏa rộng lớn, được xuất phát từ m ột vùng trung tâm, nó<br /> lan tỏa rộng rãi đến các vùng lân cận và xa hơn nữa là trên phạm vi toàn<br /> cầu. Luôn luôn có sự tương tác qua lại của việc truyền bá; lan tỏa của các<br /> hiện tượng văn hóa toàn cầu đó là sự toàn cầu hóa văn hóa địa phương<br /> và địa phương hóa toàn cầu (glocalization). Tùy theo từng địa phương,<br /> phụ thuộc vào n h ữ n g đặc tính và truyền thống văn hóa của m ình m à sự<br /> tiếp nh ận các hiện tượng văn hóa đó có độ m ạnh yếu khác nhau.<br /> <br /> Việt Nam đ an g hội nhập ngày càng sâu rộng vào sân chơi chung<br /> toàn cầu, cùng bước vào m ột "thế giới phẳng"1. Nói n h ư Thomas<br /> <br /> <br /> 1 Thế giới phẳng: Thuật ngữ được Thomas L. Friedman sử dụng để đặt tên cho<br /> m ộ t tá c p h ẩ m n g h i ê n c ứ u c ủ a m ìn h k h i n g h i ê n c ứ u v ề t o à n c ầ u h ó a . V ớ i lậ p<br /> l u ậ n t r u n g tâ m c o i t o à n c ầ u n h ư m ộ t " th ế g iớ i p h ẳ n g " . " P h ẳ n g " ở đ â y đ ồ n g<br /> n g h ĩ a v ớ i s ự " k ế t n ố i" . N h ữ n g r ỡ b ỏ r à o c ả n v ề c h ín h trị c ù n g v ớ i n h ữ n g<br /> tiế n b ộ v ư ợ t b ậ c c ủ a " c u ộ c c á c h m ạ n g số" đ a n g là m c h o t h ế g iớ i p h ẳ n g ra ,<br /> v à k h ô n g c ò n n h i ề u t r ở n g ạ i v ề đ ịa lý n h ư trư ớ c .<br /> 232 N guyễn So ng<br /> <br /> <br /> L. Friedman, các nước nếu không m uốn bị đẩy ra khỏi đường ray của<br /> con tàu p h át triển thì cần phải tiến hành đổi mới và hội nhập để khai<br /> thác hết thuận lợi và hạn chế tối đa khó khăn do thế giới p h ẳn g gây ra<br /> (Thomas L. Friedman, 2007). Sự ảnh hưởng của các hiện tượng v ăn hóa<br /> toàn cầu đến Việt N am là điều không thể tránh khỏi, bao gồm cả n h ữ n g<br /> yếu tố tích cực cũng n h ư tiêu cực. Điều cốt lõi là chúng ta phải học hỏi<br /> ra sao, cần ứng xử n h ư thế nào trước nhữ ng làn sóng văn hóa m ang tính<br /> toàn cầu để vừa tiếp thu, học hỏi thêm được những cái mới làm giàu cho<br /> vốn văn hóa dân tộc như n g không bị các hiện tượng v ăn hóa toàn cầu<br /> mới làm thui chột m ất bản sắc của văn hóa quốc gia, d ân tộc.<br /> <br /> Cho đ ến nay, đã có rất nhiều n h ữ n g công trình nghiên cứu về tôn<br /> giáo và tín ngưỡng nói chung, tuy nhiên thì n h ữ n g nghiên cứu sâu và<br /> cụ thể về tục đốt vàng m ã vẫn chưa nhiều. Điểm ch u n g của các nghiên<br /> cứu này là nhằm tìm hiểu nguyên nhân, ý nghĩa và các h o ạt động<br /> của tục đốt vàng mã. G ần đây. khi mà hoạt động cúng đốt vàng mã<br /> đang ngày càng p h át triển và gây ra nhiều n h ữ n g hệ lụy không m ong<br /> m uốn n h ư lãng phí tiền của, tiềm ẩn nguy cơ hỏa h o ạn và ô nhiễm môi<br /> trường v.v. Do vậy C hính p h ủ đã ra N ghị định 75/2010/NĐ-CP có hiệu<br /> lực thi h àn h từ ngày 01/09/2010 về mức p h ạt tiền đối với h àn h đ ộ n g đốt<br /> vàng mã tại nơi tổ chức lễ hội, di tích lịch sử - văn hóa, nơi công cộng<br /> khác cũng n h ư mức p h ạ t đối với các hoạt động tru y ền bá tư tư ở n g mê<br /> tín dị đoan. M ột lần nữa, tính tích cực và tiêu cực của h àn h vi văn hóa<br /> này lại được m ang ra bàn luận m ột cách sôi nổi.<br /> <br /> Trong các nghiên cứu và n h ữ n g bài viết liên q u an trực tiếp đ ến tục<br /> lệ đốt vàng mã cho người cõi âm, phải kể đ ến n h ữ n g bài viết, bài p h áp<br /> thoại và ph ó n g sự từ th ập niên 30 cho tới ngày nay. N hư bài viết của<br /> H òa thư ợ ng Thích Tố Liên vào năm 1952 về ng u ồ n gốc của tục lệ đốt<br /> vàng mã. Dựa vào n h ữ n g tư liệu lịch sử, Hòa T hư ợng Thích Tố Liên<br /> đã cho thấy ng u ồ n gốc của việc đốt vàng m ã giấy là do ảnh h ư ở n g từ<br /> Trung Hoa. Với hệ quả của hơn m ột nghìn năm Bắc thuộc, ch ú n g ta đã<br /> bị án h hư ởng tục lệ này từ họ. Tác giả cũng khẳng đ ịn h tục lệ đ ố t vàng<br /> mã không phải có ng u ồ n gốc từ Phật giáo hay N ho giáo, đ ồ n g thời<br /> kêu gọi mọi người cần bài trừ tục lệ mê tín này. Đ ồng quan điểm này,<br /> Đ ô LA HÓA TIÊN ÂM PH Ủ : MỘT BIẾU HIỆN CỦA TOÀN CẤU HÓA VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG 233<br /> <br /> Hòa thượng Tuyên H óa khi nói về bài trừ sắc thái mê tín được trích<br /> t r o n g c u ố n " Khai 7 7 ụ " q u y ể n 2 c h o r ằ n g , t ậ p t ụ c đ ố t v à n g m ã t i ề n g i ấ y<br /> <br /> ]à m ù quáng, m ê tín và kh ẳn g định đạo Phật không phải là tôn giáo đề<br /> xướng và chủ trư ơng chuyện đốt vàng mã, tiền giấy. H ay n h ư trong bài<br /> giảng pháp "Nghiệp và Luân Hồi" ngày 22/10/2006 tại chùa Ân Q uang<br /> của trụ trì chùa Giác Ngộ-Đại Đức Thích N hật Từ cho rằng việc trong<br /> gia đình có tang ma mà đốt giấy tiền vàng bạc, xà, p hư ớn v.v. là không<br /> p h ù hợp với chân lý của đạo Phật và không cần thiết.<br /> <br /> Nghiên cứu trực tiếp n h ất về vấn đề đô la hóa tiền âm ph ủ phải kể<br /> đến bài viết "The dollarization of Vietnamese ghost money" (sự đô la hóa tiền<br /> cúng ở Việt Nam) của tác giả H eonik Kwon - Trường Đại học Edinburgh<br /> (Scotland) đăng trên tạp chí "Journal of the Royal Anthropological<br /> Institute". Trong bài viết này, tác giả cho thấy hiện trạng của đồng tiền đô<br /> la âm phủ đã trở thành m ột d ạn g tiền tệ d ù n g trong thờ cúng phổ biến ở<br /> Việt N am và thực trạng này cho thấy mối liên quan đến các mối quan hệ<br /> chính trị đang thay đổi trong thế giới d u n g tưởng về người chết. N ghiên<br /> cứu của H eonik Kwon tập tru n g vào hai vấn đề chính trong vấn đề tiền<br /> tệ đương thời của nền kinh tế Việt Nam: sự chuyển đổi giá trị và sự giải<br /> phóng cá nhân. Bài viết cũng cho thấy nguyên nhân nào khiến cho đồng<br /> đô la âm p hủ ở Việt N am lại khoác n h ữ n g ý nghĩa khác nhau trong hai<br /> phạm vi chính m à nó được lưu hành: m ột là phạm vi của n hữ ng tổ tiên<br /> và thần linh đã được an vị, và m ặt kia là những hồn ma lang thang,<br /> không nơi nư ơng tựa, hồn m a của nhữ ng cái chết bi thảm.<br /> <br /> Bên cạnh đó thì có tới h àn g trăm bài viết được đ ăn g tải trên các<br /> báo, tạp chí và các vvebsite rú t ra từ các cuộc phỏng vấn các n hà nghiên<br /> cứu về văn hóa, tín ng ư ỡ n g và tôn giáo. Tiêu biểu như: " Bàn về đồ<br /> m ã"-N hững điều thiệt hại cho nước Việt, cho dân Việt khi đốt vàng mã<br /> của Báo "Đ uốc Tuệ" - cơ q u an H oằng Pháp của Hội Phật giáo Bắc Kỳ,<br /> số đầu tiên ra ngày 10-12-1935. Bài ph ỏ n g vấn Tiến sỹ Vũ Thế Khanh,<br /> Tổng Giám đốc Liên hiệp K hoa học Công nghệ Tin học ứ n g d ụ n g UIA<br /> về việc "người âm liệu có n h ậ n được đồ vàng mã?" của tác giả Ngô Lê<br /> Lợi. Bài viết của p h ó n g viên Cao H ồng ph ỏ n g vấn với Giáo sư, Tiến sỹ<br /> Trần Lâm Biền-nhà n g h iên cứu văn hóa Việt N am , với các công trình<br /> 234 Nguyễn Song<br /> <br /> <br /> nghiên cứu về văn hóa d ân gian, tín ngưỡng tôn giáo Việt N am với tiêu<br /> đề "không dùng vàng mã để áp đặt thế giới bên kia". H ay n h ư bài ph ỏ n g<br /> vấn Giáo sư, Tiến sỹ Ngô Đức Thịnh nguyên Viện trưởng Viện N ghiên<br /> cứu Văn hóa Việt Nam, nay là Giám đốc Trung tâm N ghiên cứu và Bảo<br /> tồn Văn hoá Tín ngư ỡng Việt N am , là Uỷ viên Hội đồng Di sản Văn<br /> hóa Quốc gia và Phó C hủ tịch Hội đ ồ n g Folklore châu Á với n h an đề<br /> "tục đốt vàng mã bắt nguồn từ Trung Quốc". Điểm chung của các bài viết<br /> trên đây là đều khẳng đ ịnh tục đốt vàng mã ở Việt N am mặc d ù đã có<br /> từ lâu đời n h ư n g lại có ng u ồ n gốc từ Trung Quốc, trong đó có không ít<br /> n h ữ n g quan điểm cho rằng việc đốt vàng mã là m ột trong n h ữ n g hoạt<br /> động mê tín, dị đoan và gây lãng phí, thiệt hại nhiều tiền của.<br /> <br /> Nghiên cứu này không nhằm tìm hiểu về tục đốt vàng mã theo những<br /> cách tiếp cận trên mà tập trung phân tích hiện tượng đô la hóa tiền âm phủ<br /> đặt trong bối cảnh toàn cầu hóa, qua đó phân tích mối tác động qua lại giữa<br /> yếu tố toàn cầu hóa với việc bản địa hóa của đồng đô la âm phủ.<br /> <br /> 2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU<br /> <br /> Dữ liệu được thu thập và phân tích dựa trên hai nguồn chính là tài<br /> liệu thứ cấp và tài liệu nguyên gốc lấy từ kết quả phỏng vấn 120 người tiêu<br /> dùng mua sắm vàng mã. Việc sử dụng phương pháp phân tích lý thuyết<br /> và tài liệu nhằm tìm hiểu được lịch sử, cũng như nguyên nhân và ý nghĩa<br /> của tục đốt vàng mã của người Việt. Đ ồng thời cho thấy được mối liên hệ<br /> giữa các yếu tố văn hóa toàn cầu và văn hóa địa phương từ đó giúp liên<br /> hệ trong việc diễn giải các tài liệu thu được từ việc phỏng vấn và quan sát<br /> tham dự tại thực địa. Bên cạnh đó cũng góp p h ần diễn giải được m ột phần<br /> về nguyên nhân và quá trình đô la hóa đồng tiền âm phủ.<br /> <br /> Đề tài nghiên cứu sử d ụ n g ph ư ơ n g p h á p quan sát tham d ự và<br /> p h ỏ n g vấn sâu nhằm khai thác, tìm hiểu n h ữ n g khác biệt trong quan<br /> niệm và h àn h vi sử d ụ n g đồng đô la âm p h ủ của các đối tượng được<br /> nghiên cứu n h ư yếu tố giới tính, độ tuổi, n g h ề nghiệp và môi trường<br /> sinh sống có ản h hư ởng n h ư thế nào đến việc tiếp n h ận và sử d ụ n g<br /> đồng đô la âm phủ. T hông qua n h ữ n g câu chuyện đời sống, n h ữ n g<br /> trải nghiệm m ang tính tâm linh qua việc sử d ụ n g đồng đô la âm p h ủ<br /> Đ ô LA HÓA TIÊN ÂM PHỦ: MỘT BIẾU HIỆN CỦA TOÀN CẨU HÓA VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG 235<br /> <br /> <br /> của nhữ n g người được p h ỏ n g vấn từ đó giúp làm sáng tỏ mối quan hệ<br /> tương tác hai chiều giữa to àn cầu hóa và địa phư ơng hóa đồng đô la<br /> âm phủ. N hữ ng xung đột, và tính "lựa chọn" của việc sử d ụ n g đồng<br /> tiền này vào trong lĩnh vực đời sống tầm linh của người Việt.<br /> <br /> 3. TOÀN CẤU HÓA VĂN HÓA, QUY LUẬT PHÁT TRIỂN CỦA MỘT "THẾ GIỚI PHẲNG"<br /> <br /> Toàn cầu hóa giờ kh ô n g còn được coi như là m ột thuật ngữ mới ở<br /> hầu khắp các quốc gia trên thế giới. Mặc dù có rất nhiều n h ữ n g quan<br /> điểm khác nhau về toàn cầu hóa cũng n h ư vai trò của nó, bao gồm cả<br /> sự ủng hộ và chống lại toàn cầu hóa. N hư ng khi nhắc tới toàn cầu hóa,<br /> chúng ta đều phải thừa n h ậ n có sự giao lưu, trao đổi và p h ụ thuộc<br /> lẫn nhau giữa các quốc gia trên toàn cầu. Theo VVikipedia: "Toàn cầu<br /> hóa là khái niệm d ù n g để m iêu tả các thay đổi trong xã hội và trong<br /> nền kinh tế thế giới, tạo ra bởi mối liên kết và trao đổi ngày càng tăng<br /> giữa các quốc gia, các tổ chức hay các cá nhân ở góc độ văn hóa, kinh<br /> tế, v.v... trên quy mô toàn cầu"(W ikipedia, 2016).<br /> <br /> Toàn cầu hóa diễn ra trên tất cả các lĩnh vực: kinh tế, văn hóa, xã<br /> hội... Bên cạnh thuật ngữ toàn cầu hóa kinh tế vốn đã được thừa nhận<br /> từ lâu thì khái niệm toàn cầu hóa văn hóa cũng đang dần được trở nên<br /> phổ biến. Một khi tất cả các quốc gia đều bước vào một thế giới phẳng thì<br /> những đặc trưng, hay bản sắc văn hóa có thể không còn là của riêng quốc<br /> gia hay dân tộc đó nữa. Bởi lẽ nó đã được sẻ chia, và được học hỏi, cũng<br /> như được sàng lọc từ các cộng đồng khác và biến nó trở thành các yếu tố<br /> văn hóa bổ sung làm phong p hú thêm cho văn hóa của chính mình.<br /> <br /> "Toàn cầu hoá văn hoá có thể được hiểu là quá trình văn hoá các dân<br /> tộc, thông qua giao lưu, d u n g hợp, xâm nhập và bổ sung lẫn nhau, không<br /> ngừng phá vỡ tính hạn chế về khu vực và về mô hình của văn hoá dân<br /> tộc mình và trong sự bình phán và chọn lọc của loài người mà đạt được<br /> sự hoà đồng văn hoá, không ngừng chuyển các nguồn khu vực của văn<br /> hoá dân tộc m ình thành các nguồn hưởng thụ chung, sở hữu chung của<br /> loài người. Tuy nhiên, điều cần chú ý là toàn cầu hoá văn hoá là một quá<br /> trình bao gồm sự xung đột, giao lưu, dung hợp giữa các nền văn hoá dân<br /> tộc, đồng thời bản thân nó cũng là một kết quả, tức là các nguồn khu vực<br /> 236 Nguyễn Song<br /> <br /> <br /> của văn hoá các dân tộc có thể được loài người cùng hưởng, cùng sở hữu.<br /> N hưng nó tuyệt nhiên không có nghĩa là sự m ất đi của các nền văn hoá<br /> dân tộc để hình thành nên một thứ văn hoá có tính toàn cầu thống nhất,<br /> liên thông, phổ quát"(C. Mác-Ph. Ăng-ghen Toàn tập, 1995).<br /> <br /> Toàn cầu hoá văn hoá góp p h ần tạo ra n h ữ n g cơ hội cho các n ền<br /> văn hoá khác n h au được học hỏi và làm giàu thêm vốn văn hóa của<br /> chính m ình. N h ư n g đ ồ n g thời nó cũng đặt ra n h ữ n g thách thức trong<br /> việc giữ gìn bản sắc văn hóa tộc người, v ố n biết rằng văn hóa không<br /> phải là m ột hằng số m à luôn luôn biến đổi, n h ờ quá trình toàn cầu hóa<br /> văn hóa mà khiến cho các nền văn hóa khác n h au gia tăng n h ữ n g đặc<br /> điểm văn hóa tương đồng và rút ngắn đi n h ữ n g dị biệt văn hóa. Tuy<br /> nhiên, n h ữ n g đặc trư ng và bản sắc của văn hóa d ân tộc vẫn rất khó<br /> có thể m ất đi bởi song song với quá trình toàn cầu hóa văn hóa là quá<br /> trình địa ph ư ơ n g hóa các yếu tố văn hóa toàn cầu.<br /> <br /> 4. ĐỊA PHƯƠNG HÓA TOÀN CẦU VÀ MỐI QUAN HÊ TƯƠNG TÁC GIỮA ĐỊA PHƯƠNG HÓA<br /> VÀ TOÀN CẨU HÓA<br /> <br /> Khái niệm địa phư ơng hóa toàn cầu (glocalization) bắt nguồn từ sự<br /> kết hợp giữa hai thuật ngữ "toàn cầu hóa" (globalization) và "địa p h ư ơ n g<br /> hóa" (localization), xuất hiện từ nhữ n g năm 1980. Theo đó địa ph ư ơ ng<br /> hóa toàn cầu chỉ các cá nhân, nhóm người, tổ chức, sản phẩm hay dịch<br /> vụ phản ánh được cả tiêu chuẩn toàn cầu lẫn tiêu chuẩn của m ột địa<br /> phương cụ thể. N hư vậy địa phư ơng hóa toàn cầu được hiểu là m ột biệt<br /> ngữ thể hiện sự thích nghi của sản phẩm /dịch v ụ với từ ng địa phư ơng cụ<br /> thể nơi mà sản phẩm /dịch vụ đó được bán ra (N guyễn Đình Hậu, 2015).<br /> M ột ữ o n g n h ữ n g người có đóng góp quan trọng trong việc hình th à n h<br /> khái niệm khoa học cho xu hướng địa ph ư ơ n g hóa toàn cầu là Roland<br /> Robertson, m ột nhà xã hội học người Scotland. Ô ng nghiên cứu toàn<br /> cầu hóa truyền thông dưới góc nhìn của toàn cầu hóa trong hoạt động<br /> marketìng. Ông cho thấy rằng việc sản xuất m ột sản phẩm truyền th ô n g<br /> m ang tính toàn cầu đều bắt nguồn từ m ột sản phẩm truyền thòng của<br /> m ột địa phư ơng có chất lượng tốt, từ đó tạo được hiệu ứng lan tỏa m ạ n h<br /> mẽ. Bên cạnh đó ông cũng giải thích mối quan hệ của địa phưcn*g hóa<br /> Đỡ la i ó a t iề n â m p h ù : m ộ t b iể u h iệ n c ủ a t o à n c ấ u h ó a v â n h ó a đ ịa p h ư ơ n g 237<br /> <br /> <br /> đối với các sản phẩm truyền thông được toàn cầu hóa. Việc địa phương<br /> hóa (hay bản địa hóa) các sản phẩm truyền thông toàn cầu cũng là động<br /> lực Um gia tăng tính toàn cầu hóa của sản phẩm truyền thông đó.<br /> <br /> \ !hận biết được tầm quan trọng của yếu tố địa phương hóa toàn cầu<br /> và những ảnh hưởng của nó tới hiệu quả của việc mở rộng các chuỗi hoạt<br /> độnị: kinh doanh xuyên quốc gia, David Livermore - một chuyên gia quản<br /> trị nói tiếng, ông là tác giả cuốn sách Leading with Cultural Intelligence -<br /> The new secret to success (Lãnh đạo bằng hiểu biết văn hóa - Bí m ật mới<br /> để thành công). Trong tác phẩm m ang lại nhiều ý nghĩa về m ặt khoa học<br /> này, õng đã phân tích tại sao các công ty đa quốc gia với những chi nhánh<br /> ở khip các nơi trên thế giới m uốn tồn tại và phát triển được thì cần phải<br /> tìm hiểu và thích ứng với quá trình địa phương hóa toàn cầu. Ông khẳng<br /> định" thật sự không có chuyện văn hóa toàn cầu đồng nhất". Theo tác giả thì các<br /> công ty không chỉ cần quan tâm tới tiếp thị, mà còn phải tuyển dụng và<br /> quảr lỹ đội ngũ nhân viên trong những khu vực khác nhau trên thế giới.<br /> Nhò những am hiểu của đội ng ũ nhân viên địa phương về chính văn hóa<br /> của họ sẽ giúp việc quản lý trở nên dễ dàng hơn.<br /> <br /> Khi m ột hiện tượng văn hóa m ang tính toàn cầu được lan tỏa,<br /> truyền bá sang các vùng khác thì ở n hữ ng nơi đó luôn xảy ra xu hướng<br /> địa phương hóa. N ếu n h ư văn hóa toàn cầu có xu hướng p hủ định hoặc<br /> làm yếu dần văn hóa truyền th ống thì quá trình địa phư ơng hóa củng<br /> có nét tương tự. Thường thì quá trình địa phương hóa diễn ra theo hai<br /> hướng: M ột là thích ứng và chấp n h ận hiện tượng văn hóa toàn cầu<br /> như một bộ p h ận và làm giàu cho văn hóa địa phương. Hai là, sẽ biến<br /> đổi nó sao cho p h ù hợp với đặc tính của văn hóa địa phương. Và yếu tố<br /> địa phương trong quá trình toàn cầu hóa sẽ vẫn được n h ận ra m ột cách<br /> chính xác thông qua cái được gọi là bản sắc. Ịames L. Watson khi nghiên<br /> cứu về sự lan tỏa của chuỗi nh à hàng đồ ăn nh an h M cDonald's tại<br /> 5 quốc gia ở Đ ông Á cho thấy rằng quá trình diễn ra theo hai xu hướng<br /> (YVatson, 2014), McDonalcTs đã đem lại sự thay đổi trong phong cách ăn<br /> uống của người Đ ông Á. N h ư n g ngược lại, người dân Đ ông á đã hiệp<br /> lực làm thay đổi n h ữ n g tiêu chuẩn vốn đã được chuẩn hóa trong mọi<br /> khâu của McDonalcTs từ thực đơn, dây chuyền, công nghệ sản xuất<br /> 238 Nguyễn Song<br /> <br /> <br /> cho đến cách thiết kế nhà hàng và cung cách phục vụ của n h ân viên tại<br /> McDonalcTs sao cho p h ù hợp với văn hóa địa phương. James L. VVatson<br /> đã đ ú n g khi cho rằng sự xâm nhập của chuỗi nhà hàng đồ ăn nhanh<br /> với biểu tượng mái vòm vàng đã làm suy yếu sự toàn vẹn của chế độ<br /> ẩm thực ở Đ ông Á. Không n hữ ng thế sự thành công của M cDonald's<br /> còn là cuộc cách m ạng về giá trị gia đình làm biến đổi Đ ông Á. Ví dụ<br /> n h ư nhữ n g khách hàng người N hật rất hiếm khi ăn bằng tay như n g từ<br /> khi có sự du nhập của McDonalcTs, thì đây là m ột kiểu ăn có thể chấp<br /> n h ận được. Còn ở H ồng Kông, M cDonald's đã thay thế n h ữ n g quán trà<br /> truyền thống và nhữ ng quán ăn ven đư ờng để trở thành nơi ăn sáng<br /> phổ biến nhất, và ở Đài Loan thì khoai tây chiên đã trở th àn h m ón ăn<br /> chính do ảnh hưởng của trào lưu văn hóa McDonald's. Chuỗi nhà hàng<br /> thức ăn nhanh McDonald's khi vào Đ ông Á thì bị các khách hàng Đông Á<br /> biến thành n h ữ n g thiết chế địa phương. Bản chất của loại thức ăn nhanh<br /> theo ý nghĩa đ ú n g như tên gọi của nó đã không còn, đã bị biến thành<br /> m ột loại "đồ ăn chậm '- và thậm chí ở các quốc gia Đ ông Á này, các nhà<br /> hàng McDonalcTs còn được xem như là n h ữ n g trung tâm giải trí, nơi mà<br /> các cô cậu học sinh có thể ngồi hàng giờ để học bài và tán gẫu với bạn<br /> bè. Không n h ữ n g thế thực đơn gốc kiểu Mỹ của M cDonald's cũng được<br /> biến đổi cho p h ù hợp với văn hóa và đặc tính của từ ng quốc gia.<br /> <br /> 5. ĐỔ LA HÓATIỂN ÂM PHỦ ở VIỆT NAM: TOÀN CẨU HÓA HAYĐỊA PHƯƠNG HÓA ĐỐNG Đố LA?<br /> <br /> 5.1. Ngân hàng tiền âm phủ: sự giao thoa giữa hai th ế giới sống và chết<br /> <br /> Đốt tiền vàng hay còn gọi là hóa vàng là h ìn h thức cúng tiền cho<br /> th ần linh, tổ tiên và m a quỷ đã trở th à n h m ột tập tục có từ lâu đời trong<br /> văn hóa người Việt. H óa vàng đóng vai ữ ò quan trọng trong hoạt động<br /> tâm linh nhằm tưởng n h ớ người đã k h u ất của n h ữ n g người còn sống.<br /> T hường thì vào các ngày m ù n g m ột đ ầu tháng, ngày rằm hay các ngày<br /> lễ tết, cũng n h ư vào ngày cúng giỗ người chết v.v người ta thư ờ ng cúng<br /> tiền vàng rồi sau đó sẽ hóa cho người ở thế giới bên kia với m ong m uốn<br /> người chết sẽ n h ận được để tiêu xài dưới cõi âm.<br /> <br /> Đã có nhiều nghiên cứu chỉ ra rằng nguồn gốc của việc cúng tiền<br /> vàng có nguồn gốc xa xưa từ Trung Quốc. Sự phát triển của tập tục này<br /> Đ ô LA HÓA TIÉN ÂM PH Ủ : MỘT BIẾU HIỆN CÙA TOÀN CẤU HỚA VẪN HÓA ĐỊA PHƯƠNG 239<br /> <br /> gắn liền với quan niệm của dân gian "trần sao âm vậy" tức sau khi chếtz<br /> con người sẽ có m ột cuộc sống mới ở một thế giới khác, thế giới đó gọi là<br /> cõi âm, và họ cũng có các nhu cầu n h ư khi đang ở dương thế. Để thể hiện<br /> lòng thương tiếc người thân đã mất, những người còn sống đã sắm sửa đủ<br /> thứ vàng m ã để đốt cúng cho người đã khuất. H ành động cúng đốt vàng<br /> mã thể hiện n hu cầu tâm linh, bày tỏ lòng thành kính của người còn sống<br /> với các đấn g thần linh, ông bà tổ tiên và những người thân đã qua đời.<br /> <br /> Có th ể nói việc cúng đ ố t tiền vàng là m ột việc làm dư ờng n h ư<br /> không th ể thiếu được tro n g sự tư ơ ng tác hằng ngày của người Việt với<br /> n h ữ n g sinh linh đã khuất, nó m ang lại nhiều ý nghĩa n h ân văn sâu<br /> sắc. T hông qua h àn h đ ộ n g này, n ó thể hiện được truyền th ống đạo lý<br /> tốt đẹp "uống nước nhớ nguồn" của dân tộc, thể hiện sự bày tỏ lòng biết<br /> ơn, sự th à n h kính với người đã khuất, với m ong m uốn cho người đã<br /> k huất được no đủ, sung sướng, và có cuộc sống th an h th ản ở cõi âm.<br /> Theo cách nghĩ của người Việt thì người chết không phải là đã hết, thể<br /> xác tuy m ất đi n h ư n g linh h ồ n thì vẫn còn ở lại. Trong quan niệm của<br /> người còn sống thì thế giới người chết n h ư là m ột thế giới vô h ìn h và<br /> tồn tại song song với thế giới của người sống. Do vậy n h ữ n g người<br /> còn sống v ẫn có thể kết nối được với thế giới của cõi âm m à th ô n g qua<br /> h àn g loạt các hoạt đ ộ n g m an g tín h nghi lễ n h ư đốt nhang, hay cúng<br /> đốt vàng mã. N hư vậy việc cúng đốt vàng mã như là một sợi dây vô<br /> h ìn h kết nối được giữa thế giới người còn sống với thế giới của người<br /> đã chết. T hông qua việc gửi và n h ận bằng con đư ờng cúng đốt đồ<br /> vàng m ã cho người đã k h u ất là cha mẹ, tổ tiên, có thể làm cho người<br /> còn sống là con cháu cảm th ấy được sự an ủi, vì p h ần nào vẫn còn tiếp<br /> nối được trách nhiệm p h ụ n g d ư ỡ n g n h ữ n g đấng sinh th àn h ra m ình<br /> m à vì n h iều lý do khi ông bà, cha m ẹ còn sống m à họ chưa thể báo đáp.<br /> <br /> 5.2. Nguyên nhân và quá trình đô la hóa tiển ám phủ ở Việt Nam<br /> <br /> D ùng tiền để cúng cho th ần linh, tổ tiên và đốt tiền vàng đã tồn<br /> tại ở Việt N am h àn g thế kỉ nay. Tuy nhiên quá trinh đô la hóa tiền cúng<br /> ở Việt N am chỉ thực sự bắt đ ầu từ nhữ n g năm xảy ra cuộc chiến tranh<br /> chống xâm lược Mỹ của Việt N am . Cùng với việc gây ra cuộc chiến tranh<br /> xâm lược thì nền kinh tế Mỹ cũng xuất hiện ở Việt Nam, do đó đồng đô la<br /> 240 Nguyễn So ng<br /> <br /> <br /> cũng xuất hiện. Chiến ữ a n h và chết chóc khiến cho việc cúng giỗ cho<br /> nhữ n g linh hồn đã chết trong chiến tranh là m ột n hu cầu tất yếu. N gười<br /> Việt không chỉ cúng đốt tiền vàng cho n h ữ n g binh lính Việt N am đã ngả<br /> xuống trong cuộc chiến đấu bảo vệ quê hương, tổ quốc m à họ còn hóa<br /> đốt tiền vàng cả cho n h ữ n g linh hồn lính Mỹ đã chết trong chiến tran h<br /> để an ủi nhữ n g vong linh đã m ất cũng n h ư làm an lòng nhữ n g người<br /> còn đang sống. Do vậy, người Việt đã d ù n g đồng đô la để hóa gửi cho<br /> nh ữ n g linh hồn lính Mỹ này. Với suy nghĩ trần sao âm vậy, người Việt<br /> cũng đốt nhữ n g đồng đô la cho các lính Mỹ tử trận mặc d ù không biết<br /> chắc rằng liệu n h ữ n g lính Mỹ có nhận được tiền ở cõi âm hay không.<br /> <br /> "Củng chẳng biết là lính M ỹ họ có nhận được tiền m ình gửi không,<br /> nhưng trước kia mình hay đốt tờ đồng đô la đỏ ĩcho họ. Lúc còn sống, họ hay<br /> tiêu loại tiền ấy. C ũng m ong là họ sẽ nhận được<br /> <br /> (Phỏng vấn, người mua sắm vàng mã, nữ, 64 tuổi)<br /> <br /> Sự bùng nổ của tiền đô la âm phủ là do ảnh hưởng của nền kinh tế<br /> thời chiến ở phía nam vĩ tuyến 172 chủ yếu là nền kinh tế dùng tiền đô la.<br /> Đa số các h ồn m a ngày nay là n hữ ng người chết trong chiến tran h , vì<br /> vậy n h ữ n g h ồn m a này cũng khá q u en thuộc với tiền đô la d àn h cho<br /> lính M ỹ trong thời chiến. Vì vậy, n h ư m ột lẽ tự n hiên người ta cũng<br /> thích đốt tiền đô la âm p h ủ bên cạnh tiền vàng theo kiểu tru y ền thống,<br /> v ề mặt bản chất, tiền đô la âm phủ được làm ra là để dành cho người<br /> nước ngoài. Có quá n hiều người nước ngoài chết trên đất Việt N am lẫn<br /> <br /> <br /> 1 Đồng đô la đỏ: là thuật ngữ dưới thời Việt Nam Cộng hòa để chỉ “Chứng chỉ<br /> Thanh toán trong Quân đội" (Military Payment Certiíicate - MPC) được sử dụng<br /> trong giới quân nhân và viên chức Hoa Kỳ đồn trú tại miền Nam. Mục đích<br /> chính của việc phát hành đồng MPC là để bảo vệ nền kinh tế - tài chính Hoa<br /> Kỳ, qua đó ngăn ngừa một lượng tiền lớn "đô-la xanh" xuất hiện tại các quốc<br /> gia và lãnh thổ có quân nhân và nhân viên nhân sự Mỹ hiện diện.<br /> 2 Vĩ tuyến 17 ra đời sau Hiệp định Giơnevơ về đình chỉ chiến sự ở Việt Nam<br /> diễn ra vào tháng 7 năm 1954. Theo nội dung Hiệp định, Việt Nam tạm thời<br /> chia cắt thành 2 miền Bắc - Nam, lấy vĩ tuyến 17, cầu Hiền Lương - sông Bến<br /> Hải làm giới tuyến quân sự tạm thời. Miền Bắc gọi là phía bắc vĩ tuyến 17,<br /> còn miền Nam gọi là phía nam vĩ tuyến 17.<br /> Đ ô LA HÓA TIỂN ẤM PHỦ: MỘT BIỂU HIỆN CỦA TOÀN CẨU HÓA VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG 241<br /> <br /> người Việt. Vì vậy người sống thư ờ ng cúng tiền đô la cho nhóm hỗn<br /> hợ p n h ữ n g người chết trong chiến tranh này. Với nhữ n g hồn ma lính<br /> Mỹ trước khi chết họ chỉ biết đ ến n h ữ n g đồng tiền đô la m àu xanh của<br /> quê nhà, còn đối với n h ữ n g h ồ n ma người Việt thì họ củng đã quen<br /> với loại tiền nước ngoài mới lạ này n ên họ cũng d ần cảm thay thích nó<br /> (H eonik Kvvon, 2007, 80).<br /> <br /> N hằm quản lv và kiểm soát các hoạt động văn hóa, để xây dựng<br /> n ếp sống mới, bài trừ m ê tín dị đoan và các hủ tục, nhà nước Việt Nam<br /> d ân chủ cộng hòa và sau này là nh à nước Việt N am thống nhất đã đưa<br /> ra quy định trong việc tổ chức việc cưới, việc tang, ngày giỗ, ngày hội.<br /> Việc đ ố t vàng mã bị coi là m ê tín dị đoan, tiến hành xóa bỏ và cấm việc<br /> đ ố t vàng m ã trong việc tổ chức tang lễ \ Điều này đã khiến cho hoạt<br /> đ ộng đốt v àn g m ã không còn được diễn ra m ạnh mẽ và công khai như<br /> trước, và n h ư m ột tất yếu đ ồ n g đô la âm p h ủ cũng không được phổ<br /> biến rộng rãi trong các hoạt đ ộ n g lễ nghi liên quan đến việc thờ cúng<br /> của người Việt trong giai đ o ạn này.<br /> <br /> Vào đầu n h ữ n g năm 1980, m ột số n h ữ n g biện p h áp cứng rắn trước<br /> kia liên quan đến việc tang m a, cúng giỗ được sửa đổi m ềm m ỏng hơn.<br /> Khi hoạt đ ộ n g cúng tiền và đ ố t tiền vàng được nhà nước cho p h ép một<br /> cách công khai vào đ ầu th ập niên 1990 thì nhiều loại tiền âm p h ủ đã<br /> xuất hiện trở lại trên trên thị trư ờ ng buôn bán vàng mã, bao gồm tiền<br /> vàng âm p h ủ được làm bằng giấy (tiền mã bằng giấy vàng hoặc trắng<br /> được in h ìn h đồng bạc cắc h ay h ìn h kim loại quý) và tiền âm p h ủ được<br /> in n hái theo kiểu tờ tiền đ ồ n g Việt N am , đồng thời theo thời gian đồng<br /> đô la âm p h ủ cũng xuất hiện trên b àn thờ cúng cho người đã mất. Đến<br /> thời điểm này, tiền đô la âm p h ủ đã trở thành m ột trong n h ữ n g vật<br /> quen thuộc xuất hiện trên b an th ờ cũng n h ư trong các hoạt động cúng<br /> bái tâm linh khác của nhiều gia đ ìn h người Việt. Việc sản xuất và buôn<br /> bán vàng m ã trở th àn h m ộ t n g h ề nhằm đáp ứng cho n h u cầu ngày<br /> càng tăng của việc sử d ụ n g vàng m ã trong hoạt động tâm linh.<br /> <br /> <br /> 1 Quyết định của hội đồng chính phủ số 56-CP ngày 18 tháng 3 năm 1975 về<br /> việc ban hành thể lệ về tổ chức việc cưới, việc tang, ngày giỗ, ngày hội.<br /> 242 Nguyễn So n g<br /> <br /> <br /> Có thể nói trong khoảng hơn hai mươi năm trở lại đây, kể từ khi<br /> hoạt động cúng tiền và đốt tiền vàng được nhà nước cho p h ép m ột cách<br /> công khai thì chưa bao giờ thị trường tiền âm p hủ lại phong p h ú và đa<br /> dạng như hiện nay, có đủ các loại tiền từ tiền vàng truyền th ống cho đ ến<br /> tiền in nhái tiền thật của đồng Việt N am và đồng đô la Mỹ với n h ữ n g<br /> mẫu mã, và nhiều m ệnh giá khác nhau. Làng Cót, thuộc ph ư ờ n g Yên<br /> Hòa, quận c ầ u Giấy, nằm ở ven sông Tô Lịch, phía Tầy th ủ đô Hà Nội<br /> được ví như m ột "ngân hàng âm phủ" bởi đây chính là nơi sản xuất vàng<br /> mã nhiều nhất cả nước, sản phẩm vàng mã ở đây được tỏa đi khắp các<br /> tỉnh thành trên cả nước, ở Hà Nội con phố buôn bán tiền âm p h ủ sầm<br /> uất nhất là phố H àng Mã, thuộc phường H àng Mã, quận H oàn Kiếm, H à<br /> Nội. Nơi đây được coi là "sàn giao dịch" các loại tiền âm phủ. Bên cạnh<br /> nhữ ng đồng tiền âm phủ Việt N am đồng là bạt ngàn n h ữ n g xếp tiền đô<br /> la Mỹ với đủ các m ệnh giá như ng phổ biến là n h ữ n g tập tiền với m ệnh<br /> giá 100 đô ỉa được in trên nhiều chất liệu giấy khác nhau.<br /> <br /> Tính cho đến nay sau 30 năm đất nước tiến h àn h đổi mới kể từ<br /> Đại hội Đ ảng toàn quốc lần th ứ 6 vào tháng 12 năm 1986, cùng với việc<br /> gia n h ập WTO củng như việc kí kết các hiệp đ ịn h thư ơ ng m ại quốc tế,<br /> Việt N am đã thực sự bước vào thế giới toàn cầu hóa. Sức m ạn h của nền<br /> kinh tế cũng n h ư sức m ạnh của đồng đô la Mỹ có ản h h ư ở n g k h ô n g<br /> nhỏ tới nền kinh tế của Việt Nam và các nền kinh tế của các quốc gia<br /> khác trên thế giới. Đ ồng đô la Mỹ được d ù n g làm đơn vị tiêu chuẩn<br /> trong các thị trường quốc tế, phục vụ cho các giao dịch tài chính quốc<br /> tế. C húng ta không thể không thừa nhận được sự phổ biến của đ ồ n g<br /> đô la Mỹ tại Việt N am hiện nay. Với vai trò của m ột loại tiền tệ, đ ồ n g<br /> đô la Mỹ có đầy đ ủ n h ữ n g chức năng về m ặt kinh tế. K hông n h ữ n g<br /> thế, nó còn được người Việt ph ỏ n g theo để sản xuất ra loại tiền đô la<br /> âm p h ủ nhằm p h ụ c vụ cho các hoạt động tâm linh.<br /> <br /> Một trong n h ữ n g nguyên n h ân quan trọng khác k hiến cho đ ồ n g<br /> tiền đô la âm p h ủ được sử d ụ n g rộng rãi n h ư hiện nay là xuất p h á t từ<br /> tâm lý "sính đồ ngoại" của người Việt. Rất nhiều người cấp tin khi được<br /> hỏi về lý do tại sao lại sử d ụ n g đồng đô la âm p h ủ để d ân g cúng cho<br /> người chết đều trả lời giống nhau.<br /> Đ ô LA HÓA TIẾN ÂM PHỦ: MỘT BIỂU HIỆN CỦA TOÀN CẨU HÓA VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG 243<br /> <br /> “tiền tây (ý nói tiền đô la M ỹ âm phủ) có giá hơn tiền Việt, với lại bây giờ<br /> toàn dùng tiền đô, sắm thêm tiền ngoại để các cụ tiêu cho sang. Với lại mình củng<br /> chỉ hóa tiền ngoại để bổ sung thêm vào thôi chứ ca bản vẫn là tiền Việt Nam mà".<br /> <br /> (Phỏng vấn, người mua sắm vàng mã, nữ, 38 tuổi)<br /> <br /> 5.3. Toàn cáu hóa hay địa phương hóa đồng đô la?<br /> <br /> Khi m ột hiện tượng văn hóa toàn cầu lan tỏa sang những vùng hay<br /> khu vực khác, ở đó luôn diễn ra đồng thời hai xu hướng toàn cầu hóa<br /> và địa ph ư ơ n g hóa. Nó p h ản ánh thông qua quá trình giao lưu và tiếp<br /> biến của các hiện tượng văn hóa, tù gặp gỡ, tiếp xúc đến chấp nhận và<br /> học hỏi lẫn nhau. Sự lớn m ạnh của nền kinh tế Mỹ và sức m ạnh của<br /> đồng đô la Mỹ khiến cho việc toàn cầu hóa đồng đô la Mỹ trở nên dễ<br /> hơn bao giờ hết. Yếu tố ngoại sinh này có tác động không nhỏ đến thói<br /> quen và cách nghĩ của m ột bộ p h ận người Việt hiện nay. Đặc biệt là giới<br /> trẻ, n h ữ n g người mà đang sống trong thế giới của một nền kinh tế thị<br /> trường sôi động và tính toàn cầu hóa diễn ra m ạnh mẽ. Tiền là m ột công<br /> cụ có sức m ạnh lớn làm tan rã các ranh giới xã hội truyền thống và mở<br /> rộng chân trời cho quan hệ con người và tự do cá nhân (Heonik Kvvon,<br /> 75). Việc sử d ụ n g tiền vàng để dâng cho người ở cõi âm của người Việt<br /> đã có từ lâu đời. N hư ng tiền vàng ầm p hủ trong truyền thống thường<br /> đưực làm bằng giấy vàng hoặc trắng được in dập nổi hình đồng bạc cắc<br /> hay h ìn h kim loại quí theo m ẫu tiền kiểu xưa. Sau này khi nhà nước Việt<br /> N am chuyển sang phát h àn h loại tiền giấy và tiền Polime thì tiền âm phủ<br /> lại được in nhái theo kiểu tờ tiền đồng Việt Nam mới. Công nghệ in tiền<br /> mới này cũng được áp d ụ n g đối với đồng đô la âm phủ, giờ đây người ta<br /> đã quá q u en việc sử d ụ n g đồng đô la âm p hủ bên cạnh nhữ ng đồng tiền<br /> vàng m ã truyền thống và coi đó n h ư m ột điều hiển nhiên mặc dù nhữ ng<br /> đồng tiền đó được đốt để gửi tới thần linh, tổ tiên, hay ông bà nhữ ng<br /> người m à chưa bao giờ được nhìn thấy và biết gì về loại tiền mới này.<br /> <br /> Có n h ữ n g khác biệt trong hành vi cúng đốt đồng đô la âm p hủ của<br /> nhóm người được nghiên cứu cho thấy nhóm người sinh sống ở thành<br /> thị thường ưa thích việc gửi tiền đô la âm phủ cho người đã khuất hơn<br /> là nhữ ng người sống cư trú ở các vùng nông thôn. Việc m ua sắm đồ lễ<br /> 244 Nguyễn S o n g<br /> <br /> <br /> và tiền vàng thường dành cho người p h ụ nữ trong gia đình, và n hóm<br /> nhữ ng người trẻ tuổi thường có xu hư ớng m ua sắm đồng đô la âm p h ủ<br /> nhiều hơn nhữ ng p hụ nữ trung niên. Điều đó phản án h sự khác biệt<br /> trong nhận thức của nhữ ng nhóm người cụ thể đối với đồng tiền có<br /> nguồn gốc "ngoại lai này". N ếu như đ ồ n g đô la Mỹ đã quá trở nên q u en<br /> thuộc với lối sống thị thành, thì ngược lại nó vẫn chưa được dùng p h ổ<br /> biến ở nhữ n g vùng nông thôn, do vậy người ta không có thói quen cũ n g<br /> như chưa m uốn sử d ụ n g loại tiền này để thay thế cho nhữ n g loại tiền<br /> âm p h ủ truyền thống. Nhiều phụ nữ trẻ được hỏi cho rằng đồng đô la<br /> thể hiện sự p hú quý, giàu sang và họ m uốn chia sẻ sự giàu sang đó với<br /> người đã khuất. Còn n hữ ng người p h ụ n ữ trung niên thì nói "nó quá lạ,<br /> không phải tiền mình hay tiêu, xuống đó các ngài tiêu sao nổi".<br /> <br /> (Phỏng vấn, người mua sắm vàng mã, nữ, 58 tuổi).<br /> <br /> Có thể nói, h àn h trình đi từ đô la th ật tới đồng đô la âm p h ủ phải<br /> trải qua m ột "m àng lọc" dựa trên hệ giá trị xã hội và tâm thức d ân tộc.<br /> K hông có giá trị văn hóa nào được vay m ư ợ n m ột cách ngẫu nhiên hay<br /> tùy tiện. Đ ồng đô la âm p h ủ được chấp n h ận sử d ụ n g bởi nó k h ô n g<br /> xung đột và làm tổn hại đến bản chất của việc cúng đốt tiền vàng của<br /> người Việt, m à ngược lại nó cung cấp và bổ sung th êm cho n h ữ n g hệ<br /> giá trị mới mà n h ữ n g đồng tiền âm p h ủ truyền th ống không có được.<br /> Câu hỏi đặt ra là liệu có phải đồng đô la âm phủ được dùng chỉ là để<br /> gửi cho n h ữ n g người ở thế giới bên kia hay không hay nó còn là bức<br /> tranh p h ản ánh về cuộc sống của n h ữ n g người đ an g sống? Rất n h iều<br /> quan điểm cho rằng đồng đô la p h ản án h được tính n ăn g động của thị<br /> trường, tính hiện đại và sự p h át triển.<br /> <br /> Đ ồng tiền đô la âm p h ủ đã được địa phư ơng hóa m ột cách triệt để<br /> thể hiện trong sự so sánh ở hai m ặt trước và m ặt sau của đồng tiền. M ặt<br /> sau là chân d u n g của tổng thống Benjamin Franklin và p h ù hiệu của bộ<br /> trưởng bộ tài chính Hoa Kì, hoặc d in h độc lập của nước M ỹ cùng với<br /> hình kim tự tháp giống n h ư ở n h ữ n g tờ đô la tiền thật. Còn m ặt trước<br /> có chân d u n g là p h ù hiệu của Diêm Vương, người đại diện quyền lực<br /> cao nhất của thế giới bên kia, cũng đôi khi có thêm biểu tượng của mái<br /> đình cổ kính. Mặt này luôn có dòng chữ "ngân hàng địa phủ". Đ ồng đ ô la<br /> Đ ô LA HÓA TIẾN ÂM PHỦ: M ỘT BIỂU HIỆN CÙ A TOÀN CẨU HÓA VĂN HÓA ĐỊA PHƯƠNG 245<br /> <br /> <br /> âm phủ sẽ bị coi n h ư là "tiền giả" nếu n h ư không có sự chứng thực bởi<br /> ngân hàng địa p hủ mà thông qua người có quyền lực cao nhất là Diêm<br /> Vương. Đây được coi n h ư là yếu tố quan trọng thể hiện quá trình bản<br /> địa hóa đồng đô la. Đ ồng đô la đã được chấp n h ận và sử dụng và lồng<br /> ghép cùng với n h ữ n g yếu tố văn, hóa tín ngưỡng gốc của người Việt.<br /> Không nh ữ n g thế, sự có m ặt của đồng đô la âm p h ủ củng không thể xóa<br /> bỏ được thói quen sự d ụ n g n h ữ n g đồng tiền âm phủ truyền thống, nó<br /> chỉ được du n h ập vào để góp ph ần làm phong phú thêm cho hoạt động<br /> m ang tính tâm linh này. Q ua đó ta thấy, quá trình địa phương hóa đồng<br /> đô la có biểu hiện m ạnh mẽ hơn là yếu tố toàn cầu hóa. Đồng đô la âm<br /> p h ủ khi vào Việt N am nó đã không phá vỡ đi nhữ n g hệ giá trị truyền<br /> thống m à ngược lại còn bị các yếu tố văn hóa bản địa làm biến đổi.<br /> <br /> 6. KẾT LUẬN<br /> <br /> Bài viết đi từ bối cảnh của toàn cầu hóa đến văn hóa địa phương.<br /> Việc trả lời các câu hỏi nguyên nhân, quá trình và nhữ ng biểu hiện của<br /> sự đô la hóa tiền âm p h ủ ở Việt N am đã cung cấp thêm cái nhìn rõ hơn<br /> về tiến trình toàn cầu hóa. T hông qua một ví dụ nghiên cứu cụ thể góp<br /> ph ần trong việc soi sáng tiến trình này dưới góc nhìn của m ột khía cạnh<br /> văn hóa. Liên quan đến vấn đ ề tiền tệ, vốn thuộc phạm trù nghiên cứu<br /> của kinh tế học. Tuy nhiên, trong bối cảnh của toàn cầu hóa thì sự phân<br /> chia rạch ròi về ranh giới giữa các lĩnh vực là điều rất khó khăn. Rõ ràng<br /> đồng đô la M ỹ khi vào Việt N am ngoài nhữ ng giá trị kinh tế mà nó m ang<br /> lại, nó còn góp p h ần bổ sung, thay đổi và làm mới thêm nhữ ng hệ giá<br /> trị văn hóa vốn đã tồn tại trong quan điểm của người Việt. Đ ồng thời nó<br /> cũng bị chi phối bởi các giá trị văn hóa bản địa, điều này cho thấy vấn đề<br /> tiền tệ hóa của m ột n ền kinh tế không phải là m ột quá trình phi văn hóa.<br /> Sự đô lá hóa tiền âm phủ, đặc biệt trong bối cảnh hiện nay nó phản ánh<br /> tính năn g động trong cuộc sống cúa người Việt. Đó là lí do lí giải tại sao<br /> người Việt không chỉ gửi n h ữ n g đồng đô la xuống cõi âm mà họ còn gửi<br /> xuống đó cả nhữ n g đồ dùng, vật dụng cho người đã khuất từ điện thoại,<br /> ô tô, xe máy, cho đến cả máy bay hay các mô hình nhà ở hiện đại bằng<br /> giấy v.v... Khi đến Việt Nam, đồng đô la Mỹ đã được gán cho nhữ n g ý<br /> nghĩa, giá trị và sức m ạnh riêng của nó bởi vậy nó mới được dung hòa<br /> 246 N guyễn So ng<br /> <br /> <br /> vào trong tín ngưỡng thờ cúng truyền thống của người Việt. Đây chính<br /> là điều mà nhữ ng đồng tiền như đồng Franc của Pháp, tiền Yên của<br /> N hật, hay đồng nhân dân tệ của Trung Q uốc không làm được.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO:<br /> <br /> Nguyễn Đình Hậu (2015), "Từ toàn cầu hóa đến xu hướng địa phương hóa toàn cầu<br /> và một số vấn đề văn hóa Việt trên sóng truyền hình Việt Nam", Báo chí những<br /> vẫn đề lý luận thực tiễn tập IX, Nxb. Thông tin và Truyền thông, Tl/2015.<br /> Phạm Quỳnh Phương (2010), "Những khỏtig gian thiêng: "Một nghiên cứu thực<br /> địa về các di tích thờ Trần Hưng Đạo ở Việt Nam",, trong Nhiều tác giả (2010),<br /> Hiện đại và động thái của truyền thống ở Việt Nam: Những cách tiếp cận<br /> nhân học, tập II, Nxb ĐH Quốc gia TE Hồ Chí Minh, tr.86-102.<br /> Ngô Đức Thịnh (2007), "Lý thuyết "trung tâm và ngoại vi" trong nghiên cứu không<br /> gian văn hoá" , Tạp chí Văn hóa dân gian.<br /> Ngô Đức Thịnh (2008), "toàn cầu hóa văn hóa đa tuyến", Hội thảo Quốc tế Việt Nam<br /> học lần thứ 3, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội.<br /> c. Mác-Plì. Ảng-ghen Toàn tập (1995), 14, Nxb Chính trị Quốc gia, Hà Nội.<br /> VVikipedia (2016), toàn cầu hóa, truy cập ngày 5/4/2016, website:https://<br /> vi.wikipedia.org/wikiAo%C3%A0n_c%E1%BA%A7u__h%C3%B3a.<br /> James L. Watson (2014), "Đông phương với mái vòm vàng, nhà hàng<br /> McDonald/s ở Đông Á", Toàn cầu hóa, văn hóa địa phương, và phát triển:<br /> cách tiếp cận nhân học, Nxb Đại học Quốc gia TP Hồ Chí Minh.<br /> Thomas L.Friedman (2007), Thế giới phẳng, Nxb. Trẻ.<br /> David Livermore(2009), Leading Iưith Cultural Ỉntelligence - The new secret to<br /> success, McGraw-Hill.<br /> Heonik Know (2007), The đollarization of Vietnamese ghost money, journal of<br /> the Royal Anthropological Institute(N.s), 13, 73-90.<br /> Robertson, R. (1995), Glocalization: Time-Space and Homogenity -<br /> Heterogenity. In: M. Featherstone, s. M. Lash & R. Robertson, eds. Global<br /> Modernities, Sage, London.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2