intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đô thị hoá và việc làm lao động ngoại thành Hà Nội: Phần 1

Chia sẻ: _ _ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:163

3
lượt xem
1
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Phần 1 cuốn sách "Đô thị hoá và việc làm lao động ngoại thành Hà Nội" TS. Nguyễn Thị Hải Vân cung cấp cho người đọc các kiến thức: Cơ sở lý lý luận và thực tiễn về tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn; thực trạng tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đô thị hoá và việc làm lao động ngoại thành Hà Nội: Phần 1

  1. TS. NGUYẺN THỊ HẢI VÂN DÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LẰM LAO ĐỘNG NGOẠI THÀNH HÀ NỘI NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XẢ HỘI
  2. ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM LAO ĐỘNG NGOẠI THÀNH HÀ NỘI
  3. TS. NGUYỄN THỊ HẢI VÂN ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM LAO ĐÔNG NGOAI THÀNH HÀ NÔI NHÀ XUẤT BẢN KHOA HỌC XÃ HỘI HÀ NÔI - 201,3
  4. M ỤC LỤC Trang Lời gi(íi thiệu 9 Chương 1 C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ t á c đ ộ n g CỦA ĐÔ THỊ HÓA TỚI LAO ĐỘNG, VIỆC LAM ở NÔNG THÔN 13 1. Các vấn đề chung về đô thị hóa và lao động, việc làm ờ nông thôn 13 1.1 Đô thị và đô thị hóa 13 1.2. Lao động, việc làm ờ nông thôn 22 1.3. Vai trò của đô thị hóa trong phát triển kinh tế - xã hội 32 1.4. Tác động cùa đô thị hóa và điều tiết tác động cùa đô thị hóa tới lao động, việc làm ở khu vực nông thôn 37 2. Các lý thuyết liên quan tới đô thị hóa và lao động, việc làm ở nông thôn 41 2.1. Lý thuyết quan hệ nông nghiệp, nông thôn và công nghiệp, đô thị 41 2.2. Các lý thuyết về tập trung ruộng đất và nền kinh tế nông dân 45 2.3. Lý thuyết về di chuyển lao động nông thôn 48 3. Kinh nghiệm quốc tế điều tiết tác c ộng của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn 51 3.1. Kinh nghiệm của Trung Quốc 52 3.2. Kinh nghiệm cùa Hàn Quốc 55
  5. ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... 4. Kinh nghiệm trong nước điều tiết tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn 57 4.1. Kinh nghiệm của thành phố Hồ Chí Minh 57 4.2. Kinh nghiệm của thành phố Đà Nằng 68 5. Bài học rút ra và khả năng áp dụng cho Hà Nội 72 Chưoìig 2 THỰC TRẠNG TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA TỚI LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM ở NÔNG THÔN NGOẠI THÀNH HÀ NỘI 80 1. Đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hội ảnh hưởng đến lao động, việc làm khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội 80 1.1. Điều kiện địa lý - tự nhiên 81 1.2. Điều kiện kinh kế - xã hội 84 2. Thực trạng tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm ờ nông thôn ngoại thành Hà Nội 112 2.1. Khái quát quá trình đô thị hóa Hà Nội 112 2.2. Thực trạng tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội 118 3. Những giải pháp, chính sách đã và đang thực hiện nhằm giải quyết lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội 154 3.1. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông nghiệp nông thôn ngoại thành, khôi phục và phát triển làng nghề truyền thống 154 3.2. Phát triển quan hệ kinh tế với các nước và xuất khẩu lao động 156 3.3. Chính sách đào tạo nghề và hướng nghiệp cho nông dân 158 3.4. Chính sách chuyển đổi nghề, tạo việc làm cho nông dân 159 4. Đánh giá chung về ảnh hưởng cùa đô thị hóa đối với lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội 160
  6. Mục lục Chương 3 GIẢI PHÁP HẠN CHẾ TÁC ĐỘNG TIÊU cực CỦA ĐÔ THỊ H ồA TÓI LAO ĐỌNG, VIỆC LAM ở NÔNG THÔN NGOẠI THANH HÀ NỘI GIAI ĐOẠN 2011-2020 166 1. Phương hướng phát triển kinh tế - xã hội thủ đô Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 166 1.1. Định hướng chung phát triển Hà Nội đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 166 1.2. Định hướng phát triển các lĩnh vực chủ yếu 168 2. Dự báo đô thị hoá và lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội; quan điểm, nguyên tắc điều tiết tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm 173 2.1. Dự báo đô thị hóa và lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội 173 2.2. Quan điểm và nguyên tắc điều tiết tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội 174 3. Các giải pháp cơ bản nhằm điều tiết tác động của đô thị hóa tới lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội 177 3.1. Hoàn thiện công tác quy hoạch và điều chỉnh mô hình công nghiệp hóa, đô thị hóa thủ đô theo hướng bền vững 177 3.2. Phát triển ngành nghề tạo việc làm tại chỗ và chuyển dịch cơ cấu kinh tế nội bộ khu vực nông thôn ngoại thành Hà Nội 183 3.3. Phát triển đào tạo nghề, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực ở nông thôn ngoại thành Hà Nội 188 3.4. Phát huy thế mạnh các ngành nghề và làng nghề truyền thống trong nông thôn, phát triển bền vững các khu công nghiệp - cạm công nghiệp trên địa bàn 194 3.5. Phối hợp một số chính sách có liên quan khác 201 Tài liệu tham khảo 218
  7. LỜI GIỚI TH IỆU Đô thị hóa là quá trình tất yếu đối với các quốc gia chậm phát triển khi bước vào công nghiệp hóa. Đô thị hoá có tác động tích cực to lớn, sâu sắc tới mọi mặt đời sống kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia, trong đó có khu vực nông nghiệp - nông thôn, như thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng trưởng, tạo việc làm và thu nhập, cải thiện việc cung cấp và thụ hưởng các dịch vụ xã hội - đô thị, nâng cao đời sống cho người dân. Tuy nhiên, trong quá trình đô thị hóa, bên cạnh mặt tích cực cũng đang nảy sinh những tác động tiêu cực, thiếu bền vững tới khu vực nông nghiệp, nông thôn. Trong bối cảnh toàn cầu hóa mạnh mẽ, các nước đang phát triển như Việt Nam muốn nhanh chóng rút ngẳn khoảng cách so với thế giới, đẩy nhanh tốc độ đô thị hóa nhưng trình độ quản lý chưa theo kịp nên đã và đang bộc lộ nhiều bất cập, dẫn đến những hậu quả và các “hệ lụy” không mong muốn như: gây xáo trộn và bất ổn xã hội; gia tăng thất nghiệp và nghèo đói ở nông thôn; người nông dân mất đất canh tác không còn kế sinh nhai, bất đấc dĩ phải di cư ra thành phố nhập vào đội quân thất nghiệp tìm kiếm việc làm. Dô thị hóa cũng làm biến đổi nhanh chóng cơ cẩu ngành nghề ở nông thôn, một số ngành nghề gắn với sản xuất nông
  8. 10 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... nghiệp truyền thống bị thu hẹp. Các hoạt động ngành nghề - dịch vụ và chỗ làm việc mới tạo ra tại địa phương vẫn không đủ bù đẳp được số việc làm bị mất, ngoại trừ một số địa phương có các ngành nghề truyền thống được khơi dậy, đánh thức. Hơn nữa, khôna phải ai cũng có điều kiện và khả năng chuyển đổi nghề (khả năng học và thực hành thành thạo một nghề mới ngoài nông nghiệp), nhất là với những người nông dân "quanh năm chân lấm tay bùn, cày sâu cuốc bẫm”, hay đối với những người lớn tuổi thì cơ hội chuyển đổi nghề và đảm bảo cuộc sống càng khó khăn, vấn đề còn trở nên gay gắt hơn nếu chúng ta để ý đến con số thống kê về lao động và việc làm trong hơn 10 năm qua ở Việt Nam; số lượng lao động từ 15 tuổi trở lên làm việc tại khu vực nông thôn hằng năm vẫn tăng khá đều đặn. Đô thị hóa đang đem lại nguy cơ làm cho đông đảo hộ nông dân thiếu việc làm, thu nhập thấp và suy giảm dần. Thực tế thời gian qua cho thấy, không phải tất cả lao động dư thừa do mất đất nông nghiệp đều có việc làm mới. Một bộ phận rất lớn nông dân mất đất phải tìm việc làm một cách tự phát, không ổn định, với nhiều nghề kiếm sống. Trong đó, phổ biến là di cư ra thành phố, vào các khu công nghiệp, khu đô thị để làm thuê bằng đủ các loại nghề với tiền công rẻ mạt, hoặc tìm việc làm tại các chợ lao động vùng ven. Tập trung nhiều nhất là ở các thành phố lớn, các đô thị mới trong vùng và cả nước. Mỗi năm, cả nước có cả chục triệu lao động thời vụ nhập cư vào các thành phố hoặc có đăng ký hoặc không có đăng ký chính thức. Người nông dân vốn quen với công việc đồng áng, giờ đây bất đắc dĩ
  9. Lời giới thiệu 11 phải làm quen với môi trường xã hội và với đủ loại công việc mới mẻ ở đô thị. Các hiện tượng trên có thể gọi là “đô thị hóa cưỡng bức”, đang gây ra những “hệ lụy kép” nghiêm trọng với cả thành thị và nông thôn. Từ những thành công và thất bại của quá trình đô thị hóa của các nước, Quỹ dân số Liên họp quốc (UNPPA) khuyến cáo không thể để quá trình đô thị tự phát như vết dầu loang mà cần có tầm nhìn dài đe đảm bảo phát triển, giảm đói nghèo, tôn trọng quyền con người và quyền của người nghèo sống ở thành thị. Trong cuốn sách Tác động của đô thị hóa đổi với lao động, việc làm ở nông thôn ngoại thành Hà Nội, Tiến sĩ Nguyễn Thị Hải Vân đã dụng công đề cập đến những vấn đề trên thông qua việc lấy thủ đô Hà Nội làm địa bàn nghiên cứu. Thủ đô Hà Nội, nơi đất chật người đông, các tác động tiêu cực của quá trình đô thị hóa tới lao động, việc làm của người dân càng bức xúc hơn bao giờ hết. Đặc biệt, đổi với Hà Nội sau khi mở rộng địa giới hành chính, diện tích tăng lên gấp 3,5 lần và dân số tăng lên gấp 2 lần, với 3.344,7km^ và 6,350 triệu người. Khu vực nông nghiệp, nông thôn còn chiếm tỷ trọng lớn, 59% dân số (3,816 triệu người - năm 2009) và xấp xỉ 50% lực lượng lao động trên địa bàn. Yêu cầu Hà Nội phải hoàn thành công nghiệp hóa - hiện đại hóa về trước cả nước vào trước năm 2020 khiến cho các vẩn đề đô thị hóa, lao động việc làm trên địa bàn nói chung cũng như của khu vực nông thôn ngoại thành càng trở nên’bức xúc.
  10. 12 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... Người đọc có thể tìm thấy ở cuốn sách này những đánh giá và dự báo để đưa ra giải pháp xử lý căn cơ và bền vững cho những vấn đề trên nhằm hoàn thiện mô hình công nghiệp hóa và đô thị hóa thủ đô Hà Nội theo hướng kết hợp hài hòa giữa đô thị hóa và tam nông, gắn kết công nghiệp - dịch vụ với phát triển nông nghiệp ven đô theo hướng sinh thái bền vững. Đây cũng có thể xem như những khuyến nghị chính sách phát triển đô thị chung của cả nước. TS. Chử Văn Lâm Hội Khoa học kinh tế Việt Nam
  11. Chưoiìg 1 C ơ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỂ TÁC ĐỘNG CỦA ĐÔ THỊ HÓA TỚI LAO ĐỘNG, VIỆC LÀM ở N ổN G THÔN 1. Các vấn đề chung về đô thị hóa và lao động, việc làm ở nông thôn 1.1. Đô thị và đô thị hóa Đô thị: Đô thị được hiểu là nơi tập trung dân cư và các hoạt động chính trị, văn hóa, kinh tế, nhất là các ngành nghề công nghiệp và thương mại - dịch vụ xét về mặt địa lý và không gian - lãnh thổ. Điều đó nhằm khai thác tính kinh tế theo quy mô (economies of scale), ưu thế của phân công lao động và mật độ hoạt động trên một diện tích. Đô thị là biểu tượng cho văn minh thị trưòmg, công nghiệp và kiến trúc hiện đại được phân biệt với nông thôn. Đô thị chủ yếu là kết quả cùa quá trình tăng trưởng kinh tế dựa trên sự phát triển công nghiệp và tập trung sản xuất vào khu vực trung tâm. Khái niệm đô thị cần lưu ý các vấn đề như; Đặc trưng về thiết chế chính trị và kết cấu giai tầng xã hội của đô thị bao gồm: bộ máy chính trị - hành chính và giai cấp công nhân, tư sản, thợ thủ công, viên chức, trí thức (khác với nông thôn chỉ có tầng lóp nông dân, chủ đất, thợ thủ công, người buôn bán
  12. 14 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... nhỏ...); Đặc trưng về kết cấu kinh tế của đô thị bao gồm các lĩnh vực sản xuất công nghiệp, dịch vụ, thương mại và các ngành sản xuất tinh thần (khác với nông thôn chỉ có nông nehiệp và một số hoạt động phi nông nghiệp trong thôn); Dặc trưng về lối sống, văn hóa của đô thị theo kiểu thị dân - công nghiệp, tương ứng còn có hệ thống dịch vụ, hạ tầng, năng lượng và nhà ở được quy hoạch thuận lợi tập trung (khác với nông thôn chủ yếu dựa vào sinh hoạt cộng đồng làng xã và quy hoạch phân tán). Tùy theo từng hoàn cảnh mà người ta nhấn mạnh một số đặc trưng nhất định; nhưng trên phương diện kinh tế, chính trị cần nhấn mạnh khía cạnh kinh tế - xã hội và cách thức tổ chức sinh hoạt chính trị, tinh thần cũng như phương thức tổ chức kinh tế và sản xuất của đô thị chủ yếu dựa trên cơ sở công nghiệp và phát triển kinh tế thị trường. Theo Luật Quy hoạch Đô thị được Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam phê chuẩn năm 2009, tại Điều 3: Giải thích từ ngữ, điểm 1 có ghi: “Đô thị là khu vực tập trung dân cư sinh sống có mật độ cao và chủ yếu hoạt động trong lĩnh vực kinh tế phi nông nghiệp, là trung tâm chính trị, hành chính, kinh tế, văn hoá hoặc chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của quốc gia hoặc một vùng lãnh thổ, một địa phương, bao gồm nội thành, ngoại thành của thành phố; nội thị, ngoại thị của thị xã; thị trấn”'. Tại Điều 4: Phân loại và cấp quản lý hành chỉnh đô thị, có ghi: 1. Đô thị được phân thành 6 loại gồm: đô thị loại đặc biệt, Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chù nghĩa Việt Nam (2009), Luật Quy hoạch đô thị, số 30/2009/QH 12, ban hành ngày 7 - 6 - 2009.
  13. Chương 1: Cơ sớ lỷ luận và thực tiễn về... 15 đô thị loại I, II, III, IV và V theo các tiêu chí cơ bản sau đây: vị trí, chức năng, vai trò, cơ cấu và trình độ phát triển kinh tế - xã hội của đô thị; quy mô dân sổ; mật độ dân số; tỷ lệ lao động phi nông nghiệp; trình độ phát triển cơ sở hạ tầng. 2. Việc xác định cấp quản lý hành chính đô thị được quy định như sau: thành phố trực thuộc trung ương phải là đô thị loại đặc biệt hoặc đô thị loại I; thành phố thuộc tỉnh phải là đô thị loại I hoặc loại II hoặc loại III; thị xã phải là đô thị loại III hoặc loại IV; thị trấn phải là đô thị loại IV hoặc loại v'. Cũng theo quan điểm quản lý ở nước ta, đối với khu vực nội thành phố, nội thị xã, thị trấn, tỷ lệ lao động phi nông nghiệp tối thiểu phải đạt 65% tổng số lao động; kết cẩu hạ tầng phục vụ các hoạt động của dân cư tối thiểu phải đạt 70% mức tiêu chuẩn, quy chuẩn thiết kế quy hoạch xây dựng quy định cho từng loại đô thị; quy mô dân sổ ít nhất là 4.000 người và mật độ dân sổ tối thiểu phải đạt 2.000 người/km^. Đô thị gồm các loại: thành phố, thị xã và thị trấn. Đô thị còn bao gồm các phân khu chức năng đô thị. Đất đô thị là đất nội thành phố và nội thị xã. Đối với các thị trấn, diện tích đất đô thị được xác định trong giới hạn diện tích đất xây dựng, không bao gồm diện tích đất nông nghiệp. Các chỉ tiêu đô thị khác nhau ở các quốc gia. Thông thường mật độ dân số tối thiểu cần thiết để được gọi là một đô thị phải là 400 người/km^, hay 1.000 người trên một dặm vuông Anh. Các quốc gia châu Âu định nghĩa đô thị dựa trên ADB (2004), Nhà ờ cho người ihii nhập thấp và đánh giá nhu cầu phát triển đô thị vừa và nhỏ. Báo cáo hội thảo quốc gia do ADB và Chính phù Việt Nam tổ chức. Hà Nội, 2004.
  14. 16 ĐÒ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... cơ bản việc sử dụng đất thuộc đô thị, không cho phép có một khoảng trổng tiêu biểu nào lớn hơn 200 mét. Dùng khung ảnh chụp từ vệ tinh thay vì dùng thống kê từng khu phố để quyết định ranh giới của đô thị. Tại các quốc gia kém phát triển, ngoài việc sử dụng đất và mật độ dân số nhất định nào đó, một điều kiện nữa là phần đông dân số, thường là 75% trở lên, không làm nông nghiệp. Đô thị hóa (ĐTH): Là quá trình tăng trưởng của đô thị về mặt dân cư, quy mô các thành phố và lan tỏa lối sống đô thị về nông thôn. Theo nghĩa rộng, đô thị hóa là quá trình phát triển đô thị về các mặt kinh tế, dân số, không gian và kết cấu hạ tầng kỹ thuật đô thị; sự biến đổi và phân bổ các lực lượng sản xuất trong nền kinh tế quốc dân theo hướng công nghiệp hóa; sự thay đổi điều kiện sản xuất, lối sống và văn hóa đô thị. Tóm lại, đây là quá trình chuyển đổi căn bản mọi mặt xã hội nông thôn truyền thống sang xã hội đô thị - công nghiệp và thị trưòng hiện đại. Đô thị hóa là sự mở rộng của đô thị tính theo tỷ lệ phần trăm giữa số dân đô thị hay diện tích đô thị trên tổng số dân hay diện tích của một vùng hay khu vực. Nó cũng có thể tính theo tỷ lệ gia tăng của hai yếu tố đó theo thời gian. Nếu tính theo cách đầu thì gọi là mức độ đô thị hóa; theo cách thứ hai gọi là tốc độ đô thị hóa. Tại các nước phát triển (như châu Ẩu, Mỹ hay úc) thường có mật độ đô thị hóa trên 80%, cao hơn nhiều so với các nước đang phát triển (như Việt Nam hay Trung Quốc), chỉ khoảng 30%. Đô thị của các nước phát triển phần lớn đã ổn định nên tổc độ đô thị hóa thấp hơn nhiều so với các nước đang phát triển. Theo đà phát triền kinh tế
  15. Chương 1: Cơ s ở ỉỷ luận và thực tiễn về... 17 thị trường (KTTT) và hội nhập, đô thị hóa cũng ngày càng mở rộng trên thế giới. Công bố của Chưong trình phát triến Liên họp quốc (UNDP) vào năm 2007, dân số khu vực đô thị lần đầu tiên đã đạt tới ngưỡng ngang bằng với dân số khu vực nông thôn toàn cầu. Ngoài ra, sự tăng trưởng của đô thị còn được tính trên cơ sở sự gia tăng của đô thị so với kích thước (về dân số và diện tích) ban đầu của* đô thị. Do đó, sự tăng trưởng của đô thị khác tốc độ đô thị hóa (vốn là chỉ số chỉ sự gia tăng theo các giai đoạn thời gian xác định như 1 năm hay 5 năm). Đô thị hóa phụ thuộc vào các yếu tố như: chính trị, kinh tế - công nghệ và xã hội. Thời kỳ kinh tế chưa phát triển thì đô thị hóa phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên, ví dụ, ven các bờ sông và nguồn nước, theo các đường trục và bến cảng thuận tiện cho giao thông thủy bộ. Trong điều kiện kinh tế thị trường, đô thị phát triển mạnh mẽ chủ yếu dựa vào các tiến bộ công nghiệp, thương mại và dịch vụ. Đô thị tập trung các hoạt động kinh tế và dân cư nhờ phát triển ngành nghề, mạng lưới hạ tầng và dịch vụ thuận lợi. Trên cơ sở đó hình thành sự phát triển hệ thống đô thị hóa của vùng và quốc gia. Tốc độ ĐTH: đô thị có thể được phát triển nhanh hay chậm, tùy theo tốc độ của ĐTH. Tốc độ đô thị hóa phản ánh nhịp độ, mật độ, bước đi và cách thức của quá trình ĐTH. Cách thức, bước đi tiến hành ĐTH với ba mức độ; ĐTH nhanh, ĐTH vừa và ĐTH chậm. Trong lịch sử ở các giai đoạn trước khi chủ nghĩa tư bản (CNTB) được xác lập, ĐTH chủ yểu diễn ra với tốc độ chậm chạp mất hàng trăm năm, thậm chí mấy trăm năm để có thể chuyển các xã hội nông nghiệp
  16. 18 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... truyền thống sang xã hội công nghiệp và thị trường tư bản chủ nghĩa (TBCN). Ngày nay, ĐTH chủ yếu diễn ra với tốc độ vừa và nhanh. Điều này là do sức ép hội nhập và nhu cầu tăng tốc phát triển nhằm rút ngắn khoảng cách của các nước chậm phát triển so với các nước TBCN phát triển. ĐTH nhanh diễn ra trong một khoảng thời gian tương đối ngắn, gây áp lực căng thẳng cùng với các vấn đề xã hội phức tạp. Vùng đô thị hóa: Là những khu vực được quy hoạch phát triển tập trung về chính trị - kinh tế - xã hội để hình thành các trung tâm thương mại - dịch vụ - công nghiệp và hành chính mới (đô thị). Tại đây diễn ra quá trình đô thị hoá với tốc độ cao (hay đô thị hóa nhanh), về mặt không gian, vùng đô thị hóa có thể là vùng đất mới được quy hoạch, nhưng thưòng là những vùng ven hay phụ cận các trung tâm đô thị lón, vùng ngoại thành. Theo quy luật phát triển của đô thị mang tính lan tỏa, đô thị sẽ mở rộng ra các vùng phụ cận, biến các vùng này từ nông nghiệp, nông thôn trở thành các đô thị và vùng công nghiệp vệ tinh. Trong một vùng đô thị hóa thường bao gồm đô thị lõi và các thành phố vệ tinh cộng với vùng đất nông thôn nằm xung quanh có liên hệ về kinh tế, xã hội với đô thị lõi, tiêu biểu là mối quan hệ từ công ăn việc làm đến việc di chuyển hằng ngày ra vào mà trong đó thành phố đô thị lõi là thị trường lao động chính. Các đô thị thường kết họp và phát triển như trung tâm hoạt động kinh tế/dân sổ trong một vùng đô thị lớn hơn. Các vùng đô thị thường được định nghĩa bằng việc sử dụng các tỉnh hoặc các đơn vị chính trị cấp tỉnh làm đơn vị nền tảng. Các vùng đô thị thích hợp để tính toán các thống kê
  17. Chương 1: Cơ s ớ lỷ luân và thưc tiễn về... 19 kinh tế - xã hội. Các đô thị thích họp hon để tính toán thống kê việc sử dụng tỉ lệ đất bình quân trên đầu người và mật độ dân cư (Dumlao & Felizmenio, 1976). Vùng nông thôn ngoại thành cũng có thể hiểu là vùng đô thị hóa; tuy nhiên, vùng nông thôn ngoại thành rộng lớn hơn, bao gồm cả vùng đô thị hóa và vùng theo quy hoạch sẽ vẫn được giữ lại cho mục đích nông nghiệp. Như vậy, có thể định nghĩa khái niệm: Vùng nông thôn ngoại thành là vùng đất phụ cận, tiếp giáp với khu vực đô thị, theo quy hoạch phát triên sẽ được chuyển thành đô thị (nên gọi là vùng đô thị hóa hay vùng dự trữ đô thị hóa); hoặc ngược lại, vẫn giữ nguyên chức năng của hệ thống nông nghiệp (trong trường hợp nàv, vùng nông thôn ngoại thành có nội dung kinh tế là vùng nông nghiệp ven đô với vị tri là vành đai xanh hay vành đai lương thực - thực phẩm cho đô thị). Vùng nông thôn ngoại thành có thể trực tiếp hay gián tiếp chịu áp lực của đô thị hóa rất mạnh mẽ, nhất là tại các đô thị lớn như Hà Nội. Tại đây, kết cấu kinh tể - xã hội đang biến đổi nhanh chóng, không còn mô hình xã hội truyền thống thuần khiết; tương ứng, người nông dân không còn thuần nông, họ cũng bị phân hóa cả về địa vị kinh tế và nghề nghiệp, do đó có lợi ích và thái độ rất khác nhau đổi với quá trình công nghiệp hóa - đô thị hóa (CNH - ĐTH). Đây là đặc điểm cần lưu ý khi xử lý các vấn đề chính sách đối với vùng nông nghiệp ngoại thành. Mô hĩnh đô thị hóa: Mô hình ĐTH rất đa dạng, nhưng về cơ bản, ĐTH diễn ra theo những mô hình sau: đô thị hóa phi điều tiết và đô thị hóa có điều tiết của xã hội. Trong lịch sử,
  18. 20 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... ban đầu ĐTH diễn ra tự phát, không có quy hoạch, kế hoạch và sự điều tiết của nhà nước. Điển hình của ĐTH tự phát là giai đoạn đầu của thời kỳ tiến hành CNH TBCN ở phương Tây. Ví dụ, ở nước Anh vào đầu thế kỷ XVII chỉ có 5 triệu người với 4/5 dân số là nông dân. Nhờ những phát minh kỹ thuật (chế tạo máy hơi nước và máy sợi), làm tăng năng suất lao động trong ngành dệt. Công nghiệp len dạ trở thành ngành thu được nhiều lợi nhuận nên giới địa chủ đã tiến hành rào đất, chiếm đoạt ruộng vườn làm bãi chăn thả nuôi cừu và biến nông dân thành người vô sản. Hơn nữa, nhà nước tư sản còn ban bố Đạo luật cấm họ đi lang thang trên đưòng và buộc phải vào làm thuê trong các công xưởng TBCN. Tại thành thị, công nghiệp phát triển và số người nhập cư tăng mạnh, tuy nhiên nạn nhân mãn cũng gia tăng, hình thành các khu ổ chuột đầy ắp người, bẩn thỉu và thiếu tiện nghi, dịch vụ tối thiểu... Điều này được mô tả sinh động trong những tác phẩm của các nhà kinh điển: “Đấy là những căn nhà tồi tàn nhất trong những khu tồi tàn của thành phố, thường là những dãy nhà gạch một hai tầng, hầu hết được xếp đặt lộn xộn, phần lớn đều có nhà hầm để ở. Những căn nhà ấy thường chỉ có ba bốn phòng và một bếp, thường được gọi là cốt-ta-giơ và được xây dựng ở khắp nước Anh, là chỗ ở thông thường của người lao động. Đường phố ở đây thường không được lát, bẩn thỉu, có nhiều ổ gà, đầy rác rưởi và xác sinh vật, không có cống rãnh thoát nước, nhưng ngược lại, thường xuyên có nhiều vũng nước hôi thối. Do sự xây dựng luộm thuộm và lộn xộn của những khu như thế làm cho không khí không lưu thông, và vì
  19. Chương 1: Cơ s ỏ lý luận và thưc tiễn về... 21 rất nhiều người sổng trong một không gian nhỏ hẹp nên có thể dễ tưởng tượng được bầu không khí của các khu lao động ấy như thế nào”’. ĐTH có điều tiết: Đây là mô hình ĐTH diễn ra chủ động theo quy hoạch, kế hoạch, nằm trong chiến lược tổng thể của từng quốc gia, vùng lãnh thổ và địa phương. Các quốc gia như Nhật Bản và các nước NICs châu Á là những nước đạt được thành tựu trong phát triển, đồng thời cũng là hình mẫu về ĐTH có sự điều tiết mạnh của nhà nước. Đặc biệt từ thập niên 60 của thế kỷ XX, "Bốn con hổ châu Á" bao gồm: Hồng Kông (khi đó còn là thuộc địa của Anh), Hàn Quốc, Singapore và Đài Loan nổi lên với sự tăng trưởng cao ngoạn mục và tiến hành công nghiệp hóa nhanh chóng. Các “con hổ châu Á” nhờ chính sách kinh tế mạnh mẽ, xúc tiến dân chủ hóa và tiến trình cởi mở về chính trị, giờ đây đã đạt trình độ tương đương các nước phát triển với GDP trên đầu người cao, chỉ số phát triển con người (HDI) ở mức cao hơn 90% chỉ sổ trung bình của Liên minh châu Âu, riêng Hàn Quốc trở thành thành viên của tổ chức OECD. Tuy nhiên, do tăng trưởng nóng mà các nước NICs phải đổi diện với các vấn đề xã hội, có nguy cơ gây xáo trộn bất ổn chính trị, đặc biệt là ở khu vực nông thôn. Chính phủ đã ý thức được và chủ động điều tiết thông qua các chiến lược, quy hoạch và cơ chế chính sách nhằm quản lý quá trình ĐTH như: kiểm soát quá trình di dân từ nông thôn ra thành thị kiếm việc làm, nơi sự phát triển của lĩnh vực chế tạo cần rất nhiều lao động ' c. Mác và Ph. Ảngghen: Toàn tập., Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 2, tr. 116.
  20. 22 ĐÔ THỊ HÓA VÀ VIỆC LÀM... chuyển dịch cơ cấu kinh tế tương ứng từ nông nghiệp sang công nghiệp - dịch vụ, đặc biệt là lĩnh vực chế tạo, nhằm thu hút và giải quyết việc làm - thu nhập cho khối dân cư phi nông nghiệp; phát triển ưu tiên giáo dục - đào tạo phổ thông, đào tạo nghề và đại học, nhằm trang bị những kiến thức và kỹ năng cơ bản cũng như nguồn nhân lực chất lượng cao, để người dân có thể tìm được việc làm với thu nhập ổn định; đồng thời cải cách khu vực nông thôn và các quan hệ ruộng đất, song song với cải thiện các quyền dân sự và mở mang tự do xã hội; phát triển nền kinh tể thị trường mở “hướng ngoại”, cho phép giao lưu với thế giới bên ngoài, tự do hóa thương mại và đầu tư, tăng trưởng chủ yếu dựa vào chiến lược thu hút vốn quốc tể và xuất khẩu hàng hóa - dịch vụ. 1.2. Lao động, việc làm ở nông thôn Lao động: Khái niệm về lao động có nhiều cách tiếp cận khác nhau nhưng suy đến cùng, lao động là hoạt động đặc thù của con người, là ranh giới để phân biệt con người với con vật. Bởi vì, khác với con vật, lao động của con người là hoạt động có mục đích, tác động vào thế giới tự nhiên nhằm cải biến những vật thể của tự nhiên thành sản phẩm phục vụ cho nhu cầu đời sổng của con người. Theo c. Mác: '"Lao động trước hết là một quá trình diên ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm tra sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên""\ ông còn cho ràng: ''con người không chỉ c. Mác và Ph. Ảngghen: Toàn lập. Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1995, tập 2, tr, 230.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2