intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đoán bệnh khi bé đổ nhiều mồ hôi

Chia sẻ: Viem Chinhlaem | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

77
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nếu bé đổ mồ hôi mà không kèm theo các dấu hiệu như sốt cao, rối loạn hô hấp hoặc viêm amiđan… thì bạn không nên quá lo lắng. Còn Bạn nên dùng khăn mềm lau mồ hôi cho bé, nhất là với những bé thường đổ mồ hôi trộm vùng đầu, lưng ngược lại... bạn nên kiểm tra sức khỏe cho bé nếu thấy dấu hiệu bất thường.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đoán bệnh khi bé đổ nhiều mồ hôi

  1. Đoán bệnh khi bé đổ nhiều mồ hôi Nếu bé đổ mồ hôi mà không kèm theo các dấu hiệu như sốt cao, rối loạn hô hấp hoặc viêm amiđan… thì bạn không nên quá lo lắng. Còn Bạn nên dùng khăn mềm lau ngược lại... bạn nên mồ hôi cho bé, nhất là với kiểm tra sức khỏe cho bé những bé thường đổ mồ hôi nếu thấy dấu hiệu bất trộm vùng đầu, lưng thường. Nhiều trường hợp bé đổ mồ hôi sau khi bú mẹ hoặc bú bình. Đây là hiện tượng sinh lý bình thường ở bé.
  2. Bé đổ mồ hôi để làm mát cơ thể hoặc để phản ứng với nhiệt độ của ấm nóng của sữa. Một số bé khác lại có xu hướng đổ mồ hôi nhiều vào ban đêm hay còn gọi là đổ mồ hôi trộm. Hướng dẫn cách chăm bé - Bạn nên thử kiểm tra xem bé có mặc quá nhiều quần áo hoặc được ủ ấm quá kỹ hay không. Đồng thời, bạn nên mặc quần áo ấm nhưng vẫn đảm bảo thoáng khi bé ngủ hoặc ở trong phòng kín để tránh đổ mồ hôi. - Bạn tuyệt đối không nên để bé nằm trên chất liệu nhựa hoặc nilon để hạn chế trường hợp bé không thể thoát mồ hôi. Tốt nhất, bạn nên cho bé nằm trên những miếng vải có độ hút ẩm cao. - Bạn nên chú ý cho bé uống nước thường xuyên kể cả khi cơ thể bé không thiếu nước. Với bé chưa đến tuổi ăn dặm, bạn nên tăng cường các cữ bú trong
  3. ngày để bổ sung lượng nước đã mất theo mồ hôi. - Bạn nên dùng khăn mềm lau mồ hôi cho bé, nhất là với những bé thường đổ mồ hôi trộm vùng đầu, lưng. Lau mồ hôi sẽ giúp bé tránh được cảm lạnh do hiện tượng mồ hôi bị hấp thụ ngược lại trong cơ thể. - Bạn nên tắm cho bé bằng nước ấm; đồng thời, hạn chế sử dụng sữa nóng trước giờ ngủ vì nó có thể làm tăng nhiệt độ cơ thể bé. - Hiện tượng đổ mồ hôi có dấu hiệu giảm hoặc mất hẳn khi bé lớn lên. Nguyên nhân là do cơ thể con người có hai hệ thần kinh: giao cảm và phó giao cảm. Hệ thần kinh giao cảm có tác dụng tăng tiết mồ hôi trong khi hệ thần kinh phó giao cảm lại có chức năng ngược lại, làm giảm tiết mồ hôi. Khi cơ thể truởng thành hơn, 2 hệ thần kinh này sẽ điều chỉnh ở mức cân bằng. Do đó, cha mẹ không cần dùng thuốc để chữa trị chứng ra mồ hôi ở bé.
  4. - Sự sợ hãi trong giấc ngủ cũng có thể kích thích tuyến mồ hôi hoạt động mạnh, gây nên hiện tượng đổ mồ hôi và làm bé bị lạnh. Bạn nên chú ý nếu bé căng thằng khi ngủ (có thể do ban ngày bé vận động quá nhiều, gây nên mệt mỏi). - Đổ mồ hôi cũng là dấu hiệu thường đi kèm với triệu chứng hắt hơi, chảy nước mũi ở bé. Khi ấy, bạn nên cặp nhiệt độ để kiểm tra xem bé có sốt cao không. - Ngoài ra, hiện tượng đổ nhiều mồ hôi cũng có thể liên quan đến một số chứng bệnh khác ở bé như bé bị thiếu canxi (kèm theo biểu hiện chậm mọc răng); Bé mắc một số chứng bệnh về tim mạch: bé thường bú kém, chậm tăng cân, dễ mệt mỏi; Bé có thể bị mắc bệnh lao: Bé ăn nhiều nhưng chậm tăng cân, sốt kéo dài, thường có hạch ở cổ; Bé bị rối loạn thần kinh cảm giác… Tốt nhất, bạn nên đưa bé đi khám nếu tình trạng đổ mồ hôi nhiều ở bé đi kèm với những dấu hiệu bất thường khác về sức khỏe.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2