đoan nam vương trịnh tông
( 1782 – 1786)
Trịnh Tông còn tên nữa là Trịnh Khải, là con trai đầu của Trịnh
Sâm và cung tần Dương Thị Ngọc Hoan, người làng Long Phúc, huyện
Thạch Hà. Chị của Ngọc Hoan vốn là cung tần của Trịnh Doanh, được
Trịnh Doanh rất yêu quý, nhờ chị mà Ngọc Hoan được kén vào làm
cung tần của Trịnh Sâm ( con trai Doanh). Từ ngày vào cung, nàg vẫn
ngày đêm sống cô quạnh, không được chúa đoái thương như các cung
tần khác. Bỗng một đêm, nàng nằm mộng thấy có thần cho tấm đoạn
có vẽ đầu rồng. Nàng đem chuyện kể lại với quan Khê Trung Hầu.
Viên hoạn quan bàn với nàng đó là điềm sinh con thánh! Thế rồi hoạn
quan bố trí đánh tráo nàng Ngọc Khoan yêu quý của chúa thành Ngọc
Hoan, để thực hiện giấc mơ sinh con thánh. Chúa biết nhưng không
nỡ đuổi nàng ra. Trận mưa móc của chúa đã để lại cho nàng Ngọc
Hoan niềm hạnh phúc vô bờ, một cậu con trai khôi ngô tuấn tú ra đời.
Vì có con đầu với chúa nên từ cung tần nàng được phong Quý phi.
Song Trịnh Sâm không yêu Ngọc Hoan nên cũng lạnh nhạt với Trịnh
Tông. Chúa cho rằng giấc mơ rồng là điềm làm vua nhưng là rồng vẽ
chứ không phải rồng thật, rồng vẽ chỉ có đầu đuôi, nghiệp đế sẽ
không bền. Hơn nữa, Trịnh Sâm vốn ác cảm với người làng Long Phúc
thường hay gây loạn như Trịnh Cối, Trịnh Lệ đã thành tiền lệ…
Sâm mất, Huệ và Quận Huy lập Cán lên ngôi chúa thì một bề tôi của
Trịnh Tông là Dự Vũ dựa vào kiêu binh nổi dậy lập Tông lên ngôi chúa.
Nạn kiêu binh hoàn thành khắp kinh kỳ, dân chúng ngày đêm nơm
nớp lo sợ.
Tháng 6 năm Bính Ngọ ( 1780), đang lúc phủ chúa rối ren là thế thì
nghĩa quân Tây Sơn của Nguyễn Huệ với danh nghĩa “ diện Trịnh phò
Lê” kéo ra Bắc Hà.
Chống cự lại rất yếu ớt, quân Trịnh tan rã, bỏ chạy. Tướng Hoàng
Phùng Cơ, Nguyễn Lệ rút chạy lên phía bắc. Trịnh Tông mặc nhung
phục, ngồi voi, cầm cờ lệnh chỉ huy, quân sĩ nhìn nhau không ai nghe
theo.
Chúa Trịnh phải một mình bỏ chạy lên Sơn Tây, chúa gặp được Lý
Trần Quán ở xã Hạ Lôi, nhờ quán giúp đỡ. Trần Quán nhờ người học
trò nói dối là giúp tham tụng Bùi Huy Bích lánh nạn. “ Nguyễn Trang
biết đích là chúa Trịnh mà Tây Sơn đang truy lùng, liền cầm tay chân
bắt Trịnh Tông nộp ngay cho quân Tây Sơn. Trần Quán biết tin chạy
đến trách mắng học trò, Trang thản nhiên nói.
Trên đường giải đến quân Tây Sơn, Trịnh Tông dùng dao tự tử. Trang
đem xác Tông nộp cho quân Tây Sơn, Nguyễn Huệ sai người khâm
liệm tống táng Trịnh Tông chu đáo rồi bổ dụng Nguyễn Trang làm trấn
thủ Sơn Tây, tước Tráng liệt hầu.Trần Quán lui về nhà trọ, bảo học
trò. “ Ta là bề tôi mà làm lầm lỡ chúa, tội chỉ có chết mới tỏ được với
chúa”.
Xong sai người đào huyệt, mặc đủ mũ áo, tự nằm vào quan tài, nhờ
chôn cất.
Trịnh Tông làm chúa được 4 năm thì bị chết, thọ 24 tuổi.
Nguyễn phúc lan
( 1635 – 1648)
Vợ Nguyễn Phúc Nguyên là con gái Mạc Kính Điển, khi Kính Điển
bại vong, bà theo chú là Cảnh Huống chạy vào Nam, cùng với chú ẩn
ở chùa Lam Sơn, đất Quảng Trị, Nguyễn Thị Ngọc Dương, vợ của Cảnh
Huống lại là dì ruột của Nguyễn Phúc Nguyên, nhân đó bà tiến cháu
mình vào hầu chúa Nguyễn từ khi chưa lên ngôi.
Bà vợ họ Mạc này sinh được 5 trai, con trưởng là Kỳ, làm Hữu phủ
chưởng phủ sự, trấn thủ Quảng Nam, hàm thiếu Bảo, tước Quận công.
Con trai thứ hai là Phúc Lan, con thứ ba là Trung, con thứ tư là Anh,
thứ năm là Nghĩa chết sớm. Ba người con gái là Ngọc Liên, Ngọc Vạn
và Ngọc Khóa. Năm Canh Ngọ ( 1630) bà mất, thọ 53 tuổi, được truy
tôn là Huy cung từ thân thuận phi.
Mùa hạ năm Tân Mùi ( 1631), Hoàng tử cả là Kỳ mất, Phúc Lan là con
thứ hai được lạp làm thế tử, mở dinh Thuận Nghĩa. Năm Ất Hợi (
1635), chúa Nguyễn Phúc Nguyên mất, Phúc Lan được nối ngôi, lúc
này ông đã 35 tuổi, gọi là chúa thượng.
Nghe tin Lan được nối ngôi Chúa, Trấn thủ Quảng Nam là Anh nổi lên,
bí mật đầu hàng họ Trịnh, mưu cướp ngôi chúa. Anh cho đắp lũy Cu
Đê để cố thủ và bày thủy quân ở cửa biển Đà Nẵng chống lại chúa.
Phúc Lan đánh bắt được, không nỡ giết kẻ ruột thịt, nhưng tướng sĩ
đều xin giết để trừ hậu họa, kể cả đồ đảng có tên trong sổ “ Đồng
tâm”.
Năm Kỷ Mão ( 1639) vợ của Tôn Thất Kỳ là Tống thị vào yết kiến chúa
Nguyễn. Tống thị xinh đẹp, lại khéo ứng đối, nhân vào gặp chúa, kêu
khổ, xin chúa thương tình và biếu chúa chuỗi ngọc Vạn hoa. Phúc Lan
thương tình cho lưu lại cung phủ, thị thần có người can, chúa không
nghe.
Năm Canh Thìn ( 1640) quân Nguyễn do Nguyễn Hữu Dật thống suất
đã chiếm được Bắc Bố Chính. Trịnh Tráng viết thư xin lại, chúa
Nguyễn ra lệnh đồng ý. Từ đó Phúc Lan thấy biên cương không đáng
lo nữa, rời vào chăm lo yến tiệc, xây dựng cung thất, công dịch không
ngớt việc thổ mộc nặng nề, tốn kém. Nhưng còn may là quần thần
can ngăn, chúa đổi sắc mặt nói.
Đấy là do người ta xu nịnh bày ra, thực không tự ý ta.
Tức thì bãi bỏ việc xây dựng.
Lại nói đến Tống thị, khi đã được vào cung, đưa đón, chỉnh thác lấy
lòng chúa rất khéo, của cải chất đầy. Chưởng cơ Tôn Thất Trung mưu
giết thị. Tống thị viết thư và gửi một chuỗi ngọc nhờ cha là Tống Phúc
Thông ( ở đất Trịnh) đem biếu chúa Trịnh, xin Trịnh Tráng cất quân
đánh Nguyễn. Tống thị nguyện đem gia tài giúp quân lương, Tráng
nhận được thư, liền đem các quân thủy bộ vào đánh lại. Về sau, Phúc
Lan không được khỏe, trao binh cho con trai là Nguyễn Phúc Tần và
tướng Nguyễn Hữu Dật. Nhiều trận đánh lớn đã xảy ra, quân Nguyễn
đại thắng, bắt được vô số từ binh của quân Trịnh.
Trên đường rút quân, đến phá Tam Giang, Phúc Lan mất trên thuyền
ngự. Chúa ở ngôi 13 năm, thọ 48 tuổi. Thế tử Nguyễn Phúc Tấn khóc
mời chú lên ngôi gánh vác việc nước. Ông chú tử tế đã khuyên cháu
lên ngôi cho danh chính ngôn thuận. Nguyễn Phúc Tần theo lời, lên
nối ngôi, truy tôn cha là thần tôn hiến chiêu Hoàng đế.