intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Doanh nghiệp đang cần gì nhất?

Chia sẻ: Bibo Bibo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

91
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Trước bối cảnh sự suy thoái kinh tế đang được thừa nhận, nhiều chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ và rất nhiều những “gói giải cứu” được tuyên bố nhưng không đủ liều cho doanh nghiệp phục hồi. Câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là: Thực sự hiện nay doanh nghiệp đang gặp khó khăn gì nhất, và cần điều gì nhất hiện nay? Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam tổ chức sáng nay, 3/12, Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội cho rằng, câu trả lời chính là: cần lấy lại niềm tin....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Doanh nghiệp đang cần gì nhất?

  1. Doanh nghiệp đang cần gì nhất? Trước bối cảnh sự suy thoái kinh tế đang được thừa nhận, nhiều chính sách kinh tế, chính sách tiền tệ và rất nhiều những “gói giải cứu” được tuyên bố nhưng không đủ liều cho doanh nghiệp phục hồi. Câu hỏi đặt ra cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa là: Thực sự hiện nay doanh nghiệp đang gặp khó khăn gì nhất, và cần điều gì nhất hiện nay? Tại Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam tổ chức sáng nay, 3/12, Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội cho rằng, câu trả lời chính là: cần lấy lại niềm tin. Doanh nghiệp đang cần một niềm tin và niềm tin chỉ có thể đến từ sự minh bạch, nhất quán của chính sách. Khi đã minh bạch và nhất quán thì doanh nghiệp sẽ có định hướng rõ ràng và bền vững. Sự phát triển của các doanh nghiệp vừa và nhỏ còn cần sự bền vững hơn bao giờ hết bởi sức chịu đựng của các doanh nghiệp này là rất nhỏ, nếu có sự thay đổi chính sách nhiều và độ trễ của chính sách cũng lớn thì nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ sẽ không thể tồn tại. Cũng tại diễn đàn này, Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội cho rằng, cần phải có đột phá mạnh mẽ về chính sách đối với Công nghiệp phụ trợ/hỗ trợ. Sau Quyết định 12/2011/QĐ-TTg và rất nhiều văn bản của các bộ ngành hướng dẫn (như Quyết định 1483, Thông tư 96, Quyết định 2992, Quyết định 4290, Công văn 9734), gần đây Thủ tướng đã ban hành Quyết định 1556/QĐ-TTg ngày 17/10/2012 phê duyệt đề án trợ giúp phát triển doanh nghiệp vừa và nhỏ trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ. Tuy nhiên tầm nhìn về phát triển công nghiệp phụ trợ trong các văn bản này còn rất hạn chế so với mong muốn đưa một quốc gia gần 100 triệu dân năm 2020 về cơ bản thành nước công nghiệp hóa, với con số quá
  2. khiêm tốn với chỉ 2000 doanh nghiệp công nghiệp phụ trợ. Cộng đồng doanh nghiệp mong có một chính sách thực sự đi được vào cuộc sống, như một luồng gió mới giống như luồng gió của Luật Doanh nghiệp 1999 cách đây hơn 10 năm thay vì những chính sách ban hành nhưng hiệu quả thực thi không cao. Hai năm qua, số lượng doanh nghiệp thực tế được thụ hưởng những chính sách ưu đãi về công nghiệp hỗ trợ/phụ trợ từ khi Quyết định 12 và các chính sách hướng dẫn được ban hành chưa được thống kê, nhưng hơn một năm qua chỉ thấy những thống kê về số doanh nghiệp vừa và nhỏ phá sản, dừng hoạt động, số nợ xấu tăng lên. Nhiều quốc gia trong đó có cả những quốc gia phát triển nhất nh ì thế giới như Nhật Bản, hay nhỏ hơn như Đài Loan phần lớn dựa vào sự phát triển của các doanh nghiệp nhỏ và vừa, đặc biệt là các doanh nghiệp phụ trợ. Theo đó, vai trò chủ đạo gắn với công nghiệp phụ trợ. Ở Việt Nam, vai trò chủ đạo đang được gắn với doanh nghiệp nhà nước. Trong khi các đầu tàu doanh nghiệp nhà nước chưa phát triển được công nghiệp và sản phẩm lõi cho cả thị trường nội địa lẫn thị trường xuất khẩu, việc thúc đẩy công nghiệp phụ trợ/hỗ trợ cũng không có nhiều tiến triển trong những năm qua. Các doanh nghiệp nhà nước trong lĩnh vực độc quyền như viễn thông, hàng không, dầu khí, quân sự nếu có cơ hội phát triển công nghiệp hỗ trợ/phụ trợ thường giao cho các công ty, viện trong ngành, hay mở thêm công ty nhà nước mới dẫn đến không khuyến khích được sự năng động, sáng tạo từ cộng đồng doanh nghiệp đang thiếu vốn và việc làm. Theo đó, Hội doanh nghiệp trẻ Hà Nội đề nghị Chính phủ có những biện pháp hữu
  3. hiệu nhằm thúc đẩy công nghiệp phụ trợ/hỗ trợ phát triển như cấp tài chính trực tiếp, đặc biệt là đối với những doanh nghiệp hiện nay đã đầu tư sản xuất và đang phải gánh một khoản nợ ngân hàng thương mại với lãi suất cao; tạo điều kiện mở rộng quy mô đất đai, nhà xưởng, công nghệ; tiếp cận nghiên cứu khoa học; đào tạo tay nghề chất lượng cao; hơp tác quốc tế về chuyển giao công nghệ; hỗ trợ xúc tiến sản phẩm qua triển lãm, hội nghị giao thương. Cần phải có những hành động ngay và thiết thực khi mà chưa thể cùng lúc thực hiện rất nhiều nhóm giải pháp như Quyết định 1556 nêu ra. Nếu Việt Nam không mạnh dạn đưa ra những chính sách phát triển công nghiệp phụ trợ thì các tập đoàn đa quốc gia sẽ đến và đi dễ dàng, không có chuyển giao công nghệ, không có giá trị gia tăng và Việt Nam sẽ khó có thể theo đuổi được việc phát triển đội ngũ các doanh nghiệp khoa học công nghệ nh ư Nghị quyết 6 của Đảng vừa một lần nữa nhấn mạnh.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2