intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Độc đáo Lễ hội "Cúng rừng" của người Mông, Lào Cai

Chia sẻ: Sunshine_3 Sunshine_3 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

95
lượt xem
6
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cũng như nhiều dân tộc khác, dân tộc Mông nói chung và người Mông Lào Cai nói riêng có một nền văn hóa phong phú đa dạng, được thể hiện thông qua các lễ hội. Trong số đó, độc đáo và đặc sắc nhất phải kể đến “Lễ hội cúng rừng” của người Mông xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai. Lễ cúng rừng của người Mông thường được tổ chức vào đầu năm (ảnh intennet) Được tổ chức vào ngày 06/6 Âm lịch hàng năm, Lễ hội cúng rừng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tâm...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Độc đáo Lễ hội "Cúng rừng" của người Mông, Lào Cai

  1. Độc đáo Lễ hội "Cúng rừng" của người Mông, Lào Cai
  2. Cũng như nhiều dân tộc khác, dân tộc Mông nói chung và người Mông Lào Cai nói riêng có một nền văn hóa phong phú đa dạng, được thể hiện thông qua các lễ hội. Trong số đó, độc đáo và đặc sắc nhất phải kể đến “Lễ hội cúng rừng” của người Mông xã Sín Chéng, huyện Si Ma Cai. Lễ cúng rừng của người Mông thường được tổ chức vào đầu năm (ảnh intennet) Được tổ chức vào ngày 06/6 Âm lịch hàng năm, Lễ hội cúng rừng có ý nghĩa hết sức quan trọng trong đời sống tâm linh của người Mông xã Sín Chéng. Đây là một trong những lễ hội lớn nhất, độc đáo và quan trọng nhất trong năm đối với người Mông nơi đây. Theo các già làng nơi đây kể lại: lễ hội cúng rừng đã có từ lâu đời và được gắn liền với triết lý đa thần của cư dân nông nghiệp. Trong đời sống tâm linh của người Mông luôn tồn tại những truyền thuyết cổ xưa, những câu chuyện huyền bí kể về sự linh thiêng của những khu rừng cấm, rừng thiêng. Họ luôn tin rằng trong rừng có “Thần rừng” cai quản và che chở phù hộ cho dân làng trong cuộc sống hàng ngày, vì vậy, Thần rừng được tôn thờ, sùng kính như đối với ông bà tổ tiên. Tín ngưỡng thờ “Thần rừng” của người Mông như một sợi dây tâm linh được truyền từ thế hệ này, sang thế hệ khác. Vì thế hiện nay thôn nào của xã Sín Chéng cũng có một khu rừng cấm nằm ở địa thế đẹp nhất của thôn, với những qui định “bất khả xâm phạm” .
  3. Linh thiêng lễ hội cúng rừng Lễ vật để cúng rừng gồm: 1 con gà trống, 1 con lợn nhỏ, 4 chén rượu, 1 ít mẻ, 1 ít cơm tẻ, hương và giấy bản. Các lễ vật này được bầy trên một chiếc bàn được làm bằng tre hoặc vầu. Thầy mo tiến hành nghi lễ cúng “Thần rừng” qua hai lần cúng, cúng khi con vật còn sống và sau khi đã chế biến chín. Thức ăn chín được đặt trên lá chuối hoặc lá khoai mon rừng và để lên bàn cúng, cùng với 4 chén rượu và một ít mẻ để vào 2 chiếc lá khoai. Mỗi lần cúng đều có bài cúng riêng và tương ứng với một thời gian nhất định trong buổi lễ. Trước khi con vật được đem đi chế biến để cúng lần thứ hai, thầy cúng sẽ cắt tiết gà rồi lấy lông nhúng vào bát tiết dán lên gốc cây cổ thụ, báo với “Thần rừng” là dân làng đang dâng lễ vật lên “Thần rừng”, có như vậy mới linh nghiệm và “Thần rừng” mới chấp nhận. Điều đặc biệt của lễ hội cúng rừng của người Mông nơi đây là: ngoài việc cúng “Thần rừng”, đây còn là dịp được xem như một cuộc họp tổng kết năm của thôn trong công tác bảo vệ rừng, cuộc họp tổng kết này có sự tham gia của tất cả các chủ hộ trong thôn, cán bộ lãnh đạo cấp uỷ, chính quyền xã và cán bộ kiểm lâm. Việc thực hiện các qui ước, hương ước về bảo vệ rừng, tình hình phát triển sản
  4. xuất, xóa đói giảm nghèo, an ninh trật tự thôn bản, các khoản đóng góp, các khoản được Nhà nước hỗ trợ… đều được đem ra bàn bạc công khai. Sau phần lễ, bà con dân bản tập trung ở khu đất trống ở cửa rừng để nghe cán bộ thôn, cán bộ xã triển khai các chỉ thị, nghị quyết, kế hoạch phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội, vận động nhân dân đoàn kết giúp đỡ nhau trong lúc hoạn nạn khó khăn, các hộ dân trong thôn không được thả rông gia súc phá hoại hoa màu, không vi phạm các quy ước, hương ước thôn bản, đặc biệt là quy ước về bảo vệ và phát triển rừng. Lễ hội cúng rừng của người Mông nói chung và người Mông xã Sín Chéng nói riêng còn có một ý nghĩa khác là cầu mong cho một năm mưa thuận gió hòa, cây cối tốt tươi, mùa màng bội thu, con cháu khỏe mạnh, cuộc sống no ấm, yên vui. Ngoài ý nghĩa tâm linh lễ hội cúng rừng còn có vai trò, tác dụng to lớn trong việc gắn kết cộng đồng các dân tộc, gắn con người với thiên nhiên, vì vậy đã trải qua nhiều thế hệ, xong lễ hội cúng thần rừng của người Mông vẫn còn nguyên giá trị và được lưu truyền từ đời nay sang đời khác./.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2