intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Độc tính gan trên bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV có hay không đồng nhiễm siêu vi viêm gan C

Chia sẻ: Tran Hanh | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:6

51
lượt xem
2
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Nội dung bài viết với mục tiêu xác định tỉ lệ bệnh nhân HIV/AIDS có độc tính gan trong quá trình điều trị ARV; mô tả và so sánh các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng các trường hợp có độc tính gan ở nhóm có hay không đồng nhiễm HCV.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Độc tính gan trên bệnh nhân HIV/AIDS điều trị ARV có hay không đồng nhiễm siêu vi viêm gan C

Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> ĐỘC TÍNH GAN TRÊN BỆNH NHÂN HIV/AIDS ĐIỀU TRỊ ARV<br /> CÓ HAY KHÔNG ĐỒNG NHIỄM SIÊU VI VIÊM GAN C<br /> Lê Thị Thúy Hằng*, Cao Ngọc Nga*, Lê Bửu Châu*<br /> <br /> TÓM TẮT<br /> Mở đầu: Hiện nay đồng nhiễm HIV/HCV chiếm tỉ lệ cao ở nước ta. Điều trị ARV đặc biệt Nevirapine và<br /> Effaviren làm tăng độc tính gan cho bệnh nhân HIV/AIDS. Nhiều nghiên cứu ghi nhận độc tính gan cao tăng cao<br /> ở nhóm đồng nhiễm HIV/HCV.<br /> Mục tiêu: Xác định tỉ lệ bệnh nhân HIV/AIDS có độc tính gan trong quá trình điều trị ARV; mô tả và<br /> so sánh các biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng các trường hợp có độc tính gan ở nhóm có hay không đồng<br /> nhiễm HCV.<br /> Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: mô tả hàng loại ca. Có 79 bệnh nhân HIV/AIDS được đưa vào<br /> nghiên cứu và làm xét nghiệm chức năng gan, trong đó có 36 ca đồng nhiễm HCV.<br /> Kết quả: Tỉ lệ có độc tính gan ở bệnh nhân HIV/AIDS là 58,2%, trong đó có 4 trường hợp có biểu hiện trên<br /> lâm sàng từ mức độ nhẹ như tăng men gan đến nặng như suy gan tối cấp và tử vong. Cả 4 trường hợp này đều<br /> là các bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HCV. Men gan AST, ALT, GGT tăng ở nhóm đồng nhiễm so với nhóm không<br /> đồng nhiễm (p=0.01).<br /> Kết luận: Độc tính gan trên bệnh nhân đồng nhiễm HIV/HCV cao hơn nhóm không đồng nhiễm.<br /> Từ khóa: Độc tính gan, đồng nhiễm HIV/HCV<br /> <br /> ABSTRACT<br /> HEPATOTOXICITY OF ARV IN HIV/AIDS PATIENTS<br /> WITH OR WITHOUT HIV COINFECTION<br /> Le Thi Thuy Hang, Cao Ngoc Nga, Le Buu Chau<br /> * Y Hoc TP. Ho Chi Minh * Vol. 17-Supplement of No 1-2013: 231 - 236<br /> Background: HIV/HCV coinfection is currently high rate in our country. ART with regimen included<br /> Nevirapin or Effaviren increases the prevalence of hepatotoxicity in HIV/AIDS patient. Several researches show<br /> that hepatotoxicity is high in HCV coinfection group.<br /> Objective: To determine the prevalence of hepatotoxicity in HIV/AIDS with ART; Describe and compare the<br /> clinical symptoms and parameters in those patients with or without coinfected HCV.<br /> Methods: This is a descriptive study that enrolled 79 HIV/AIDS patients. All patients was taken liver<br /> function and anti HCV.<br /> Results: The prevalence of liver toxicity in HIV/AIDS is 58.2%. Four of these patients show the clinical<br /> symptoms from mild as increased liver transaminase to fuminant liver failure and death. AST, ALT and GGT<br /> increase in HIV/HCV coninfection comparing to noncoinfection.<br /> Conclusion: Hepatotoxicity occurs more common and severe in HIV/HCV.<br /> Keywords: hepatotoxicity, HIV/HCV coinfection.<br /> <br /> * Bộ Môn Nhiễm - Đại Học Y Dược TP.Hồ Chí Minh<br /> Tác giả liên lạc: BS Lê Thị Thúy Hằng, ĐT: 0983337756 Email: thuyhangy99a@gmail.com<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa I<br /> <br /> 231<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> ĐẶT VẤN ĐỀ<br /> Hiện nay đồng nhiễm HIV/HCV chiếm tỉ lệ<br /> khá cao tại Việt Nam. HCV thúc đẩy HIV nhanh<br /> chóng chuyển sang giai đoạn AIDS hơn. Điều trị<br /> ARV trên nhóm bệnh nhân này tăng nguy cơ<br /> độc tính gan. Nhiều nghiên cứu báo cáo độc tính<br /> gan xảy ra chủ yếu trong vòng 12 tuần đầu sau<br /> khi điều trị với nhóm NNRTI gồm Nevirapine<br /> (NVP) và Efavirenz (EFV). Tăng men gan<br /> thường gặp khi sử dụng hai thuốc này, hầu hết ở<br /> mức độ nhẹ đến trung bình và không có triệu<br /> chứng.Tỉ lệ cũng như mức độ độc tính giữa hai<br /> nhóm này không có sự khác biệt(1). Hiện chưa có<br /> nghiên cứu nào tại nước ta đánh giá mức độ độc<br /> tính gan trên nhóm bệnh nhân đồng nhiễm<br /> HIV/HCV. Trong nghiên cứu này chúng tôi xác<br /> định tỉ lệ và so sánh độc tính gan trên bệnh nhân<br /> HIV/AIDS có hay không đồng nhiễm HCV.<br /> <br /> - Bệnh nhân người lớn (> 15 tuổi) bị nhiễm<br /> HIV, dủ tiu chuẩn điều trị HAART.<br /> - Chưa được điều trị ARV trước đó.<br /> - Bệnh nhân trong nghiên cứu được điều trị<br /> HAART bằng một trong hai phác đồ:<br /> + 1a: Stavudine + Lamivudine + Nevirapine<br /> + 1b: Stavudine + Lamivudine + Efavirenz<br /> - Bệnh nhân tuân thủ tốt điều trị trong vòng<br /> 3 tháng.<br /> <br /> Tiêu chuẩn loại trừ<br /> Không tuân thủ điều trị và không tái khám<br /> theo quy định.<br /> <br /> Các tiêu chuẩn chẩn đoán có độc tính gan<br /> <br /> Mục tiêu nghiên cứu<br /> <br /> Tăng men gan không triệu chứng: men gan<br /> tăng trên 1.25 lần giá trị giới hạn trên bình<br /> thường (> 37.5 U/L) (trị số bình thường ở nam ≤<br /> 30 U/L, nữ ≤ 19 U/L) và không có triệu chứng<br /> trên lâm sàng theo.<br /> <br /> Xác định tỉ lệ bệnh nhân HIV/AIDS có độc<br /> tính gan trong quá trình điều trị ARV.<br /> <br /> Viêm gan: vàng da vàng mắt, tiểu sậm, men<br /> gan tăng, bilirubin tăng (Bảng 1).<br /> <br /> Mô tả các biểu hiện lâm sàng và cận lâm<br /> sàng các trường hợp bệnh nhân có độc tính gan.<br /> <br /> Suy gan tối cấp: có sự xuất hiện bệnh não<br /> gan như một biến chứng của tổn thương gan<br /> nghiêm trọng trong vòng 8 tuần từ khi có triệu<br /> chứng đầu tiên trên cơ địa không có bệnh gan<br /> trước đó(4).<br /> <br /> Mô tả thay đổi về lâm sàng và chức năng gan<br /> trên các bệnh nhân đồng nhiễm HCV.<br /> So sánh độc tính gan giữa nhóm đồng nhiễm<br /> và không đồng nhiễm HCV.<br /> <br /> ĐỐI TƯỢNG-PHƯƠNGPHÁP NGHIÊNCỨU:<br /> Thiết kế nghiên cứu<br /> Nghiên cứu mô tả hàng loạt trường hợp.<br /> <br /> Thời gian và nơi thực hiện<br /> Số liệu thu thập từ 4/2008 đến tháng 10/2008<br /> tại khoa nhiễm E và phòng khám HIV ngoại trú<br /> Bệnh viện Bệnh Nhiệt Đới.<br /> <br /> Đối tượng nghiên cứu<br /> Bệnh nhân người lớn (> 15 tuổi) nhiễm<br /> HIV/AIDS được điều trị ARV.<br /> <br /> Tiêu chuẩn chọn mẫu<br /> Chúng tôi chọn vào mẫu nghiên cứu khi<br /> bệnh nhân đạt những tiêu chuẩn sau:<br /> <br /> 232<br /> <br /> Viêm gan tối cấp: có rối loạn tri giác với<br /> nhiều mức độ khác nhau, gan teo nhỏ, thời gian<br /> prothrombine kéo dài, xuất huyết nhiều nơi(3).<br /> Bệnh gan mất bù: phù chân, báng bụng,<br /> xuất huyết tiêu hóa, bầm dưới da, protein máu<br /> giảm, albumin giảm, prothrombine time kéo<br /> dài, bilirubin tăng, gan to thô và lách to trên<br /> siêu âm bụng.<br /> Bảng 1. Phân loại mức độ tăng men gan (Theo<br /> AIDS Clinical Trials Group 1996)<br /> Trị số<br /> Độ 0<br /> Độ 1<br /> Độ 2<br /> Độ 3<br /> Độ 4<br /> <br /> Số lần tăng so với<br /> bình thường<br /> < 1,25<br /> 1,25- 2,5<br /> 2,6- 5<br /> 5- 10<br /> > 10<br /> <br /> Men gan (U/L)<br /> < 37,5<br /> 37,5-75<br /> 75-150<br /> 150- 300<br /> > 300<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa I<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> Phương pháp tiến hành<br /> <br /> Bảng 2: Diễn tiến men GGT trong quá trình điều trị<br /> <br /> Bước 1: Các bệnh nhân đủ tiêu chuẩn vào<br /> nghiên cứu sẽ được thu thập về các yếu tố dân<br /> số và dịch tễ như: tuổi, giới, địa chỉ, yếu tố nguy<br /> cơ lây nhiễm HIV, những bệnh lý liên quan đến<br /> HIV và tiền căn điều trị dựa vào hồ sơ ngoại trú,<br /> giấy xuất viện hoặc phiếu điều trị lao.<br /> <br /> GGT (ULN)<br /> <br /> Bước 2: Thực hiện các xét nghiệm khi bắt đầu<br /> điều trị gồm:<br /> Số lượng lympho TCD4 HBsAg, AntiHCV.<br /> Men gan: AST, ALT, GGT, Bilirubin : toàn<br /> phần, trực tiếp, gián tiếp.<br /> Prothrombine time(PT), Albumin/máu, Siêu<br /> âm bụng.<br /> Điều trị ARV và tái khám sau ½ tháng, 1<br /> tháng, 2 tháng, 3 tháng để đánh giá lại lâm sàng,<br /> xét nghiệm AST, ALT, GGT. Làm thêm xét<br /> nghiệm đánh giá chức năng gan khác nếu xét<br /> nghiệm hay lâm sàng có nghi ngờ tổn thương<br /> gan. Lập lại tất cả các xét nghiệm như trước khi<br /> điều trị ở lần tái khám tháng thứ 3.<br /> Đánh giá sự tuân thủ thuốc của bệnh nhân,<br /> các biểu hiện lâm sàng của dị ứng thuốc như nổi<br /> mẫn đỏ ngứa, các triệu chứng nghi có độc tính<br /> gan như bầm dưới da, xuất huyết, phù. Những<br /> bệnh nhân độc tính gan nặng như vàng da vàng<br /> mắt nhiều, men gan tăng quá cao, suy tế bào gan<br /> sẽ được nhập viện và điều trị tại khoa nhiễm E.<br /> Khi bệnh nhân ổn tiếp tục tái khám tại phòng<br /> khám ngoại trú.<br /> <br /> KẾT QUẢ<br /> Biểu hiện trên bệnh nhân có độc tính gan<br /> Bảng 1: Diễn tiến men AST/ALT trong quá trình<br /> điều trị<br /> AST hay<br /> ALT (ULN)<br /> ≤1,5<br /> >1,5<br /> Độ 1<br /> Độ 2<br /> Độ 3<br /> Độ 4<br /> <br /> T0<br /> T1/2<br /> T1<br /> T2<br /> T3<br /> 79 ca<br /> 64 ca<br /> 69 ca<br /> 43 ca<br /> 78 ca<br /> n (%)<br /> n (%)<br /> n (%)<br /> n (%)<br /> n (%)<br /> 48 (60,8) 55 (85,9) 50 (72,5) 28 (65,1) 55 (70,5)<br /> 31 (39,2) 9 (14,1) 19 (27,5) 15 (34,9) 23 (29,5)<br /> 13<br /> 5<br /> 17<br /> 9<br /> 15<br /> 12<br /> 3<br /> 1<br /> 3<br /> 4<br /> 4<br /> 1<br /> 0<br /> 2<br /> 3<br /> 2<br /> 0<br /> 1<br /> 1<br /> 1<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa I<br /> <br /> ≤1<br /> >1<br /> 1,25- 2,5<br /> 2,5- 5<br /> 5-10<br /> > 10<br /> <br /> T0<br /> T1/2<br /> T1<br /> T2<br /> T3<br /> 75 ca<br /> 62 ca<br /> 61 ca 38 ca<br /> 70 ca<br /> n (%)<br /> n (%)<br /> n (%)<br /> n (%)<br /> n (%)<br /> 33 (44) 20 (32,3)<br /> 16<br /> 9 (23,7) 11 (15,7)<br /> (26,2)<br /> 42 (56) 42 (67,7)<br /> 45 31 (76,3) 59 (84,3)<br /> (73,8)<br /> 17<br /> 16<br /> 10<br /> 7<br /> 13<br /> 17<br /> 15<br /> 18<br /> 7<br /> 20<br /> 3<br /> 6<br /> 13<br /> 7<br /> 14<br /> 5<br /> 5<br /> 4<br /> 10<br /> 12<br /> <br /> Trong 79 ca theo dõi quá trình điều trị suốt 3<br /> tháng có 46 (58.2%) trường hợp có độc tính gan<br /> trên xét nghiệm. Tỉ lệ độc tính gan theo thời gian<br /> có thay đổi theo bảng 1.<br /> <br /> Biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng của<br /> bệnh nhân có độc tính gan:<br /> Bảng 3: Biểu hiện của 4 trường hợp có độc tính gan<br /> trên lâm sàng.<br /> <br /> Thời gian<br /> xuất hiện<br /> Mẩn đỏ da<br /> Vàng da<br /> Phù<br /> Sốt<br /> Gan to<br /> AST/ALT<br /> GGT<br /> Bili tp<br /> PT<br /> Albumin<br /> HCV<br /> Diễn tiến<br /> <br /> 1<br /> Tháng 1<br /> +<br /> +<br /> 84/47<br /> 313<br /> 190<br /> <br /> Ca lâm sàng<br /> 2<br /> 3<br /> 4<br /> Tháng 1<br /> Tháng 1 Tháng 3<br /> +++<br /> +<br /> +<br /> 726/238<br /> <br /> +++<br /> +<br /> +<br /> +<br /> 338/100 427/248<br /> 810<br /> 370<br /> 209<br /> 157<br /> 14,8%<br /> 71%<br /> 23,7<br /> 41,6<br /> 36<br /> +<br /> +<br /> +<br /> +<br /> Ngưng Ngưng NVP vào Ngưng Ngưng<br /> ARV<br /> tuần thứ 2, tử<br /> ARV<br /> NVP<br /> vong sau 1 tháng<br /> <br /> Trong 4/46 trường hợp có biểu hiện độc tính<br /> gan trên lâm sàng. Có một trường hợp tử vong<br /> sau khi uống ARV một tháng. Trước khi biểu<br /> hiện triệu chứng suy gan cấp cách đó 14 ngày,<br /> bệnh nhân có biểu hiện dị ứng NVP với sẩn đỏ<br /> da không triệu chứng khác. Các kết quả xét<br /> nghiệm trong giới hạn bình thường, men gan và<br /> bilirubine không tăng. Mặc dù ngưng tất cả các<br /> thuốc ARV, nhưng men gan không cải thiện mà<br /> ngày càng nặng dần. Bệnh tử vong trong bệnh<br /> cảnh suy gan cấp và hôn mê gan sau nữa tháng<br /> <br /> 233<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> ngưng thuốc.<br /> <br /> Qua 4 trường hợp trên, nhận thấy độc tính<br /> gan có biểu hiện trên lâm sàng không nhiều 4/79<br /> trường hợp, nhưng bệnh cảnh đa dạng từ viêm<br /> <br /> gan nhẹ phải ngưng một thuốc đến viêm gan<br /> nặng hơn phải ngưng tất cả các thuốc ARV và<br /> nặng hơn nữa là suy gan cấp tử vong sau đó.<br /> <br /> So sánh độc tính gan giữa hai nhóm đồng nhiễm và không đổng nhiễm HCV<br /> <br /> AS<br /> T<br /> <br /> ALT<br /> <br /> GGT<br /> <br /> Hình 1: Diễn tiến AST, ALT và GGT của hai nhóm đồng nhiễm và không đồng nhiễm HCV<br /> prothrombine time (14.8%) đều giảm nặng, biểu<br /> BÀN LUẬN<br /> hiện của suy gan cấp và tử vong sau đó. Ba<br /> Trong tổng số 79 bệnh nhân tham gia nghiên<br /> trường hợp còn lại triệu chứng cải thiện sau khi<br /> cứu và theo dõi trong thời gian 3 tháng bắt đầu<br /> ngưng ARV. Điều gây ngạc nhiên là ở trường<br /> điều trị ARV, có 4 bệnh nhân (5%) có biểu hiện<br /> hợp men gan khá cao và có biểu hiện vàng mắt<br /> độc tính gan trên lâm sàng. Tất cả 4 trường hợp<br /> ngay từ đầu với tăng bilirubine và PT giảm nặng<br /> đều bị nhiễm HIV qua đường tiêm chích ma túy<br /> (41%), sau khi ngưng điều trị ARV, chức năng<br /> và có anti HCV (+). Số tế bào TCD4 thấp (< 100tế<br /> gan và men gan trở về gần bình thường. Một<br /> bào/mm3) và phác đồ ARV là 1a. Qua thăm<br /> điều đáng lưu ý nữa là tất cả 4 trường hợp đều<br /> khám trước khi điều trị ARV ghi nhận chỉ một<br /> đồng nhiễm HCV và đều điều trị ARV với phác<br /> trường hợp vàng mắt trên lâm sàng, 3 trường<br /> đồ có NVP. Câu hỏi đặt ra có phải số liệu trong<br /> hợp còn lại không ghi nhận bất thường.Các xét<br /> nghiên cứu quá nhỏ vì vậy các trường hợp có<br /> nghiệm cho thấy cả 4 trường hợp đều tăng men<br /> độc tính gan trên lâm sàng đều thuộc nhóm<br /> gan ngay từ đầu, một trường hợp tăng trên 5 lần<br /> đồng nhiễm HCV và có sử dụng NVP. Theo<br /> giá trị bình thường. Thời gian bắt đầu xuất hiện<br /> nghiên cứu của Servin-Abad, tác giả chỉ thực<br /> triệu chứng là sau 1 tháng điều trị (3 trường<br /> hiện trên nhóm bệnh nhân có đồng nhiễm HCV,<br /> hợp), một trường hợp xuất hiện triệu chứng sau<br /> không có biểu hiện độc tính gan trên lâm sàng<br /> 3 tháng. Cả 4 trường hợp đều có biểu hiện vàng<br /> trước khi điều trị ARV, mặc dù có tổn thương<br /> da vàng mắt là triệu chứng đầu tiên, xét nghiệm<br /> gan nặng trên xét nghiệm(5). Theo tác giả Bruck<br /> men gan tăng cao gấp 3 đến 4 lần giới hạn trên<br /> thực hiện nghiên cứu về độc tính gan khi bệnh<br /> bình thường, bilirubine khá cao. Một trường hợp<br /> nhận được nhận liệu pháp kháng retrovirus có<br /> trong 4 bệnh nhân này có biểu hiện vàng da<br /> NVP và EFV, cũng không có trường hợp độc<br /> nhiều và phù toàn thân, các xét nghiệm đánh giá<br /> tính gan biểu hiện trên lâm sàng(1).<br /> chức năng gan như albumine (23.7g/l) và<br /> Trong quá trình theo dõi 3 tháng, tỉ lệ độc<br /> <br /> 234<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa I<br /> <br /> Y Học TP. Hồ Chí Minh * Tập 17 * Phụ bản của Số 1 * 2013<br /> tính gan không thay đổi nhiều so với lúc bắt đầu<br /> điều trị ARV. Tuy nhiên mức độc tăng men gan<br /> có thay đổi theo thời gian. Sau ba tháng điều trị<br /> số ca độc tính gan nặng tăng cao, 5 ca có men<br /> gan tăng trên 5 lần và 1 ca có men gan tăng trên<br /> 10 lần.Hầu hết men gan điều trở về bình thường<br /> sau đó khi ngưng điều trị, duy chỉ một trường<br /> hợp chức năng gan ngày càng nặng dần đến suy<br /> gan không hồi phục. Qua đó nhận thấy liệu mức<br /> độ cũng như tỉ lệ độc tính vẫn tăng nếu tiếp tục<br /> theo dõi với thời gian lâu hơn. Theo tác giả Law<br /> thực hiện nghiên cứu tại Thái Lan nhận thấy,<br /> thời gian trung bình xảy ra độc tính gan nghiêm<br /> trọng là 28 ngày trong nhóm có sử dụng NVP<br /> hay EFV (28-84 ngày).và ông cũng nhận thấy<br /> thời gian trung bình xảy ra độc tính gan không<br /> khác biệt giữa ba nhóm gồm 2 NRITs-1 NNRTI,<br /> 2 NRTIs và 2 NRTIs- 1PI.So sánh giữa nhóm<br /> đồng nhiễm HBV, nhiễm HCV và nhóm chi<br /> nhiễm HIV, thời gian xuất hiện độc tính gan<br /> nặng không khác biệt nhau trung bình là 56<br /> ngày(2). Tác giả Servin-Abad chỉ thực hiện trên<br /> nhóm bệnh nhân có đồng nhiễm với HCV ghi<br /> nhận thời gian trung bình có biểu hiện độc tính<br /> gan nghiêm trọng là 146 ngày và chiếm tỉ lệ là<br /> 10.6%(5). Sau thời gian theo dõi 3 tháng tỉ lệ bệnh<br /> nhân có tăng GGT cao dần theo thời gian và đến<br /> tháng thứ 3 tỉ lệ này là 84.3%. Đồng thời mức độ<br /> độc tính cũng tăng dần theo thời gian. Mặc dù<br /> hiện nay chưa có nghiên cứu nào đề cập đến vai<br /> trò của GGT trên bệnh gan những bệnh nhân<br /> HIV/AIDS có điều trị ARV, thiết nghĩ nên có<br /> nhiều nghiên cứu về mối liên quan của GGT và<br /> ảnh hưởng trên gan.<br /> Suốt quá trình theo dõi, men gan AST và<br /> ALT cao hơn ở nhóm đồng nhiễm trong suốt quá<br /> trình nghiên cứu, GGT cao hơn rõ rệt ở nhóm<br /> đồng nhiễm. Độc tính gan xuất hiện trong suốt<br /> quá trình điều trị, tuy nhiên số lượng cũng như<br /> mức độ độc tính cao hơn ở nhóm đồng nhiễm.<br /> Tuy nhiên số lượng bệnh nhân không nhiều<br /> không đại diện cho dân số. Vì vậy chưa thể kết<br /> luận nhóm đồng nhiễm không ảnh hưởng chức<br /> năng gan như nhóm không đồng nhiễm. Theo<br /> <br /> Chuyên Đề Nội Khoa I<br /> <br /> Nghiên cứu Y học<br /> <br /> tác giả Servin-Abad, có 85 bệnh nhân đồng<br /> nhiễm HCV thời gian theo dõi ít nhất 1 năm<br /> trung bình là 1037 ngày ghi nhận có 2.5% phát<br /> triển độc tính gan độ 4, 8.1% phát triễn độc tính<br /> gan độ 3, 23.5% độ 2 và 36% độ 1(5). Khi khảo sát<br /> các yếu tố khác ảnh hưởng độc tính gan nhận<br /> thấy độc tính cao hơn ở nhóm có yếu tố mắc<br /> bệnh qua đường tình dục, có sử dụng thuốc<br /> kháng lao và số CD4 < 50 tế bào/mm3.<br /> Theo tác giả Sulkowski, trong quá trình điều<br /> trị men AST và ALT tăng đáng kể trong tất cả<br /> các nhóm (nhóm có PI và nhóm có nucleoside<br /> analog), ngoại trừ nhóm không đồng nhiễm<br /> HCV chứa nucleoside analog.Tác giả cũng ghi<br /> nhận độc tính gan (bất kì mức độ nào) ở nhóm<br /> đồng nhiễm là 54%, trong khi đó nhóm không<br /> đồng nhiễm tỉ lệ này là 39%(6). Trong nghiên cứu<br /> tại Thái Lan của Law, ghi nhận tỉ lệ mới mắc độc<br /> tính gan nghiêm trọng (độ 3 và 4) cao hơn rõ rệt<br /> trong nhóm HBV là 15.3/100 người năm, nhóm<br /> có HCV là 13.3/100 người năm, so với nhóm chỉ<br /> nhiễm HIV là 4.5/100 người năm. Tuy nhiên<br /> trong nghiên cứu của Law, tỉ lệ đồng nhiễm siêu<br /> vi khác nhiều với các nghiên cứu khác HBV<br /> 8.7%, HCV 7.2%. Có lẻ do nguy cơ lây nhiễm<br /> HIV chủ yếu qua đường quan hệ tình dục.Thời<br /> gian trung bình xuất hiện độc tính gan nặng cả 3<br /> nhóm là 56 ngày (28- 252)(2).<br /> <br /> KẾT LUẬN<br /> Tỉ lệ mới xuất hiện độc tính gan trong ba<br /> tháng đầu điều trị ARV ở mức độ khá cao<br /> (58.2%). Có 4 trường hợp có biểu hiện trên lâm<br /> sàng chiếm 5.1%, trong đó có một trường hợp tử<br /> vong do suy gan cấp (1.26%).Độc tính gan trên<br /> xét nghiệm có nhiều mức độ, chiếm tỉ lệ 53.1%.<br /> GGT tăng trước khi điều trị (56%) và tiếp tục<br /> tăng cao trong quá trình điều trị (84.3%). Ở<br /> nhóm đồng nhiễm HIV/HCV độc tính gan biểu<br /> hiện trên xét nghiệm và trên lâm sàng cao hơn so<br /> với nhóm không đồng nhiễm HCV với p < 0.05.<br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> 1.<br /> <br /> Bruck SS, Witte J, Brust D et al (2008). Hepatotoxicity in<br /> patients prescribed efavirenz or nevirapine. Eur J Med Res<br /> <br /> 235<br /> <br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
6=>0