intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đối chiếu cấp độ ngữ âm - Âm vị

Chia sẻ: Abcdef_51 Abcdef_51 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

656
lượt xem
49
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

"Đối chiếu cấp độ ngữ âm - Âm vị" sẽ cung cấp đến các bạn kiến thức về: bộ máy cấu âm; âm tố, âm vị và biến thể âm vị; âm vị đoạn tính và âm vị siêu đoạn tính. Mời các bạn cùng tham khảo tài liệu để nắm nội dung chi tiết hơn.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đối chiếu cấp độ ngữ âm - Âm vị

  1. ĐỐI CHIẾU CẤP ĐỘ NGỮ ÂM – ÂM VỊ I. Cơ sở đối chiếu ngữ âm-âm vị 1. Bộ máy cấu âm - Các âm tố do bộ máy phát âm của con người cấu tạo nên. Bộ máy phát âm của con người đều giống nhau ở tất cả những người bình thường trên thế giới. Các âm tố được phát ra nhờ vào sự hoạt động và phối hợp của các cơ quan cấu âm. Những cơ quan cấu âm chủ yếu là: môi, răng, lợi, mũi, lưỡi, lưỡi con, ngạc cứng, ngạc mềm, họng, dây thanh (thanh quản). - Việc cấu tạo các âm tố trong các ngôn ngữ đều do các cơ quan cấu âm nói trên thực hiện theo những cách thức giống nhau hoặc khác nhau và đó chính là cơ sở cho việc đối chiếu các âm tố trong các ngôn ngữ. 2. Âm tố, âm vị và biến thể âm vị - Âm tố là đơn vị nhỏ nhất của âm thanh lời nói. Âm tố chỉ là một đơn vị phát âm tự nhiên của con người. Nếu được hướng dẫn và với bộ máy cấu âm bình thường, con người có thể phát âm được tất cả các âm tố có thể có trong các ngôn ngữ.
  2. - Tuy nhiên, mỗi ngôn ngữ chỉ sử dụng một số loại âm tố nhất định để tạo ra các đơn vị ngôn ngữ lớn hơn (từ, câu..). Đó chính là các âm vị. Âm vị là đơn vị ngữ nhỏ nhất của ngôn ngữ. Số lượng các âm vị trong các ngôn ngữ có thể giống nhau hoặc khác nhau. Ví dụ: Tiếng Việt không có âm vị [ð], tiếng Anh không có âm vị [ǎ]. - Âm vị là đơn vị trừu tượng nên luôn luôn được thể hiện ra bằng những âm tố cụ thể. Khi thể hiện âm vị bằng các âm tố, âm vị có thể được bổ sung thêm những đặc điểm của cá nhân người nói hoặc do vị trí của âm vị trong ngữ cảnh mang lại. Khi ấy, từ một âm vị ta có thể có rất nhiều âm tố với những đặc trưng không quan trọng khác. Ví dụ: khi phát âm từ ‘tô’ thì âm [t] đã được phát âm với đặc điểm tròn môi. Ta gọi những âm khác nhau nhưng thể hiện cùng một âm vị như vậy là những biến thể âm vị. 3. Âm vị đoạn tính và âm vị siêu đoạn tính - Âm vị đoạn tính là những âm vị được thể hiện riêng rẽ hoặc kế tiếp nhau theo thời gian. Nguyên âm, phụ âm, bán nguyên âm/bán phụ âm là những âm vị đoạn tính.
  3. - Âm vị siêu đoạn tính là những âm vị không được thể hiện riêng rẽ hoặc kế tiếp nhau theo thời gian mà luôn luôn được thể hiện đồng thời với âm tố hoặc toàn bộ âm tiết. Trọng âm và thanh điệu là những âm vị siêu đoạn tính.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2