Đôi điều trao đổi về thành Bình Ngô
lượt xem 6
download
Trong cuốn kỷ yếu “Thanh Chương: Đất và Người” xuất bản năm 2005 có bài “Thanh Chương như tôi biết” của GS. Ninh Viết Giao. Trong bài này tôi đặc biệt chú ý đến chi tiết “Nhiều dấu vết lịch sử đã bị thời gian vùi vào quên lãng hay thiên nhiên tàn phá. Như Thành Bình Ngô do Lê Lợi xây dựng lên vào năm 1425 ở Phuống, sông Lam đã cuốn trôi mất rồi”. Phải chăng Thành Bình Ngô được xây dựng ở Phuống (xã Thanh Giang - huyện Thanh Chương) và đã bị sông Lam cuốn...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đôi điều trao đổi về thành Bình Ngô
- Đôi điều trao đổi về thành Bình Ngô Trong cuốn kỷ yếu “Thanh Chương: Đất và Người” xuất bản năm 2005 có bài “Thanh Chương như tôi biết” của GS. Ninh Viết Giao. Trong bài này tôi đặc biệt chú ý đến chi tiết “Nhiều dấu vết lịch sử đã bị thời gian vùi vào quên lãng hay thiên nhiên tàn phá. Như Thành Bình Ngô do Lê Lợi xây dựng lên vào năm 1425 ở Phuống, sông Lam đã cuốn trôi mất rồi”. Phải chăng Thành Bình Ngô được xây dựng ở Phuống (xã Thanh Giang - huyện Thanh Chương) và đã bị sông Lam cuốn trôi? Hai bên bờ sông Lam cứ cách một quãng lại có một ngọn núi nhô ra tận bờ sông và ở nơi đó dòng chảy đổi hướng, gây nên sạt lở ở bờ phía bên kia nhưng lại bồi đắp và bảo vệ bãi phù sa phía dưới bên này sông. Núi Ngọc Sơn (Rú Nguộc) và Núi Hà (Rú Hà) là những ví dụ điển hình. Chính nhờ Núi Hà nhô ra tận bờ sông ở phía trên mà bãi bồi xã Thanh Giang và th ậm chí cả Bãi Triều không bị sạt lở xuống sông. Nhờ vậy chợ Phuống tuy nằm sát bờ sông nhưng cũng không bị sạt lở (cũng có thể chợ Phuống nằm trên một mỏm đá ngầm bắt nguồn từ Núi Phướn nên vẫn đứng vững). Vậy nên nếu Thành Bình Ngô được xây lên ở Phuống thì không thể nào bị sông Lam cuốn trôi. Có chăng nếu thành đắp bằng đất thì có thể bị ngập nước và bị xói lở mà mất hết dấu vết vì Phuống là vùng đất thấp, hàng năm thường bị ngập lụt. Thành Bình Ngô là “chỗ đứng chân” đầu tiên của nghĩa quân Lam Sơn ở đất Nghệ An, sau khi đánh một trận “Bồ Đằng sấm vang chớp giật” và chiến thắng vang dội khiến “Miền Trà Lân trúc chẻ tro bay”. “Chỗ đứng chân” tức là căn cứ địa vững chắc để từ đó xuất quân đánh bại kẻ địch. Đã là căn cứ địa thì phải có thành quách, doanh trại, kho tàng, địa bàn luyện quân, trại ngựa, trại voi… chứ không đơn thuần chỉ có mỗi thành. Vậy xét về mặt địa hình, Phuống không đủ điều kiện để xây dựng “chỗ đứng chân”!
- Tôi lại xem kỹ tấm bản đồ “Núi Thiên Nhẫn và Thành Lục Niên” của GS. Phan Huy Lê và GS. Phan Đại Doãn in trong cuốn “Danh tướng Lam Sơn” của tác giả Nguyễn Khắc Thuần (NXB Giáo dục năm 2001). Ở góc trái trên bản đồ có ghi chú hai chữ “Thanh Bích”. Phía dưới đó, chếch về phía phải có một hình vuông nhỏ, có ghi chú ba chữ “Thành Bình Ngô”. Vậy, Thành Bình Ngô được xây dựng ở xã Thanh Bích chứ không phải ở xã Thanh Giang, nghĩa là không phải ở Phuống mà ở xã Thanh Lâm vì xã Thanh Bích đã giải thể và sáp nhập vào xã Thanh Lâm vào đầu thập niên 60, thế kỷ. Theo bản đồ thì thành nằm ở phía trái một nhánh sôngnhỏ không tên nhưng dễ dàng xác định được đó là nhánh sông nhỏ từ trong xã Thanh Lâm và xã Thanh Xuân chảy qua Cầu Kho rồi uốn lượn qua giữa Bãi Triều và Đồng Mụa trước khi đổ vào sông Lam ở chỗ Đuồi Kia. Nghĩa là thành nằm ở vùng Bãi Triều mà Bãi Triều cũng là vùng đất thấp, hàng năm thường bị ngập lụt sâu. Vậy nên Bãi Triều cũng không có đủ điều kiện để xây dựng “chỗ đứng chân” của nghĩa quân. Nhớ lại hồi còn nhỏ ở quê, tôi đã được nghe người ta hát đố rằng: - Hỏi người ở đất Bình Ngô Thành ông Lê Lợi ở mô (1) rứa hè(2)? - Ở mô có hố(3) chim kêu Là nơi Lê Lợi cắm nêu đắp thành - Đá mô là đá cấm cày, Hỏi em có biết chuyện này hay không? - Cấm cày là bởi đá thiêng Vua cho gom lại dành riêng xây thành - Trại tuần ai đặt rứa em? Rậm Nhe, Quân Hội có tên răng dừ(4) - Quân Hội là chỗ hội binh
- Rậm Nhe lính tập, Trại tuần lính canh Từ khi Vua đến xây thành Có tên gọi rứa(5), bây giờ gọi theo. Có thể phân tích câu đố sau: “Ở mô có hố chim kêu Là nơi Lê Lợi cắm nêu đắp thành” “Hố” tiếng địa phương có nghĩa là con suối cạn, dốc, hẹp, nằm giữa hai sườn núi. Khi trời mưa to, nước từ trên đỉnh núi chảy xuống hợp thành một dòng nước chảy xiết nhưng tạnh mưa một lúc là suối hết nước trở thành hố cạn. Chỉ những chỗ bị xói sâu thành hố thì còn nước. Ở những chỗ đó thường là vực sâu, hai bên suối cây cối mọc um tùm, rậm rạp, là nơi trú ngụ của muông thú, chim chóc. Vậy, tìm đâu ra “hố chim kêu” ở Phuống? Còn các địa danh được nhắc tới trong các câu hát đố nói trên như “Rậm Nhe”, “Quân Hội”, “Đá cấm cày” là những địa điểm thuộc xã Thanh Lâm, chứ đâu phải ở Phuống (Thanh Giang). Đó là chưa kể những địa danh khác như “Cầu Kho” tức là cầu bắc qua suối để vào khu vực kho tàng của nghĩa quân (hàm ý nghĩa quân Lam Sơn) cũng thuộc địa bàn xã Thanh Lâm. Vừa qua tôi được anh Đinh Nho Bình - Chủ tịch UBND xã Thanh Lâm, anh Tính - xóm trưởng xóm Quân Hội và anh Đặng Văn Tiến - giáo viên Lịch sử trường THCS xã Thanh Lâm dẫn đi tham quan lũy núi Triều, xóm Quân Hội, Đền Rậm Nhe, Đá cấm cày, Mả Voi (đây là voi tướng quân, voi chiến nên khi chết hay tử trận được mai táng theo nghi lễ nhà binh nên Mả Voi được người dân truyền tụng đời này qua đời khác và được bảo tồn cho đến ngày hôm nay - NCL). Tôi còn được ông Nguyễn Quang Tuyết, cán bộ hưu trí Hà Nội, quê xã Thanh Lâm, người rất am hiểu lịch sử quê hương, dẫn đi xem lăng Giảng Dụ Hầu ở Trảng Bằng. Trảng Bằng là khu đất khá bằng phẳng ở chân núi Thiên Nhẫn, phía sau xã Thanh Lâm, có bề rộng khoảng 800m, bề dài khoảng trên 3km, ở độ cao không dưới 50m so với chân núi; phía Bắc giáp núi Triều, Đồng Mụa, phía Đông giáp Đồng Bèo,
- Đồng Trảy; phía Nam có khu Đá cấm cày, và giáp con đường độc nhất cắt ngang dãy núi Thiên Nhẫn, nối liền xã Thanh Lâm và xã Nam Lộc (xưa xã này thuộc huyện Thanh Chương, nay thuộc huyện Nam Đàn). Một loạt các địa danh được lưu truyền qua các câu hát đố dân gian liên quan đến việc Lê Lợi xây Thành Bình Ngô như Rậm Nhe, Quân Hội, Đá cấm cày cùng với những dấu tích như lũy núi Triều, lăng Giảng Dụ Hầu, Mả Voi, Cầu Kho mà xưa nay vẫn được người địa phương truyền miệng từ đời này qua đời khác là những dấu tích liên quan đến thời Lê Lợi hoạt động chống giặc Minh ở vùng này (trước khi mở thêm căn cứ Lục Niên Thành) - tất cả nằm trên cùng một khu đất cao ở chân núi, khá hiểm trở, rộng khoảng trên 2km2 cho phép người ta hình dung về một căn cứ bàn đạp, một “chỗ đứng chân” đã từng hoạt động rất sôi nổi ở vùng này. Vậy thì Thành Bình Ngô chính xác được xây dựng ở đâu? Xin được giới thiệu đoạn trích dưới đây từ tập “Thanh Chương huyện chí” của Tri huyện Nguyễn Điển thay cho câu trả lời: “Đỉnh Động Trú ở địa phận xã Lương Trường(6) dáng cao lớn, chếch về phía Tây là núi Nam Nhe (tức Rậm Nhe - NCL) thuộc địa phận xã Vũ Nguyên(7) có thành cổ mà chiều dài ước khoảng 1 lý (xấp xỉ 500m - ND). Dưới chân thành đá lởm chởm tự như binh mã, giáo mác tua tủa. Tục truyền rằng vua Lê Thái Tổ từng chống cự giặc Minh ở đây, nhân đó mà gọi là Thành Bình Ngô”./. Chú thích (1) Ở mô: Ở đâu (2) Rứa hè: Nhỉ (3) Hố: Suối ngắn giữa hai sườn núi
- (4) Răng dừ: Từ bao giờ (5) Gọi rứa: Gọi như thế (6) Cả đỉnh Động Trú và xã Lương Trường trước đây thuộc tổng Bích Triều, huyện Thanh Chương, nay thuộc huyện Nam Đàn. (7) Xã Vũ Nguyên xưa thuộc tổng Bích Triều, huyện Thanh Chương, sau cách mạng tháng 8/1945 xã Vũ Nguyên thuộc huyện Nam Đàn (nay thuộc xã Nam Thượng), chỉ có mỗi xóm Võ Xá nhập về huyện Thanh Chương năm 1948 (nay thuộc xã Thanh Lâm). ■ Nguyễn Cảnh Lâm
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
11 câu hỏi đáp đường lối
22 p | 1079 | 424
-
Lý luận về giá trị thặng dư
10 p | 1921 | 418
-
BÀI GIẢNG PHƯƠNG PHÁP TRUYỀN THÔNG
45 p | 1355 | 283
-
Quốc tế cộng sản
18 p | 448 | 77
-
Quan hệ Việt Nam - EU 10 năm qua, triển vọng và giải pháp thúc đẩy - 6
9 p | 108 | 12
-
Pháp luật về quản lý tài liệu điện tử và thực trạng quản lý tài liệu điện tử khoa học tại Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam
9 p | 149 | 9
-
Trao đổi về sự chuyển đổi cơ cấu xã hội: Tác động của kinh tế thị trường tới sự chuyển đổi cơ cấu xã hội ở thành phố Hồ Chí Minh - Nguyễn Minh Hòa
0 p | 90 | 9
-
Ebook 81 câu hỏi - đáp về Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh: Phần 1
38 p | 10 | 6
-
Khế ước trong pháp luật phong kiến Việt Nam – một số giá trị và hạn chế
12 p | 121 | 6
-
Bàn về giảng dạy vấn đề giao lưu văn hoá Việt Nam - Nhật Bản trong chương trình lịch sử Việt Nam cận đại từ thế kỷ XVII đến thế kỷ XX
5 p | 41 | 4
-
Mô hình tổ chức dạy kiểu bài lí thuyết trong Chương trình Giáo dục phổ thông mới nhằm phát triển năng lực người học
6 p | 38 | 4
-
Đối mặt với thế giới hoảng loạn: Phần 1
143 p | 34 | 4
-
Ebook Thường thức về Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam (Quyển 1) - Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời: Phần 1
93 p | 8 | 4
-
Một số suy nghĩ về việc ứng dụng khổ mẫu Marc 21 trong việc lưu giữ và trao đổi tài nguyên thông tin
29 p | 57 | 3
-
Trao đổi về nội dung xác định giá phí dịch vụ đào tạo tại các cơ sở đào tạo công lập trong điều kiện tự chủ
12 p | 7 | 3
-
Vấn nạn “sống theo trào lưu, xu hướng” có thực sự đúng đắn đối với thế hệ Gen Z?
4 p | 16 | 3
-
Về đội ngũ sáng tác văn học cho trẻ em ở Việt Nam
4 p | 19 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn