intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đổi mới phương pháp đào tạo ngành kế toán trong bối cảnh công nghệ số tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM

Chia sẻ: Lệ Minh Vũ | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:11

3
lượt xem
0
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Bài viết "Đổi mới phương pháp đào tạo ngành kế toán trong bối cảnh công nghệ số tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM" phân tích, tác động, yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công tác đào tạo nhân lực kế toán - kiểm toán tại Việt Nam. Không nằm ngoài xu hướng hội nhập phát triển, Trường Đại học (ĐH) Ngân hàng TP.HCM nói chung và Khoa Kế toán - Kiểm toán nói riêng đã không ngừng có những thay đổi để thích ứng. Mời các bạn cùng tham khảo!

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đổi mới phương pháp đào tạo ngành kế toán trong bối cảnh công nghệ số tại Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM

  1. ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP ĐÀO TẠO NGÀNH KẾ TOÁN TRONG BỐI CẢNH CÔNG NGHỆ SỐ TẠI TRƯỜNG ĐH NGÂN HÀNG TP.HCM Ths Trần Thị Tuyết Vân1 Tóm tắt Cuộc cách mạng công nghệ 4.0 đã có những tác động nhất định đến mọi mặt của đời sống kinh tế, xã hội, trong đó có ngành kế toán. Điều này có nghĩa việc giảng dạy cũng như phương pháp đào tạo và học liệu tham khảo hiện nay cần được thay đổi theo hướng hiện đại, chuẩn hóa theo các chuẩn mực kế toán quốc tế, để người kế toán có thể hiểu rõ giá trị nghề nghiệp và nâng cao chất lượng hành nghề. Bài viết phân tích, tác động, yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 đến công tác đào tạo nhân lực kế toán - kiểm toán tại Việt Nam. Không nằm ngoài xu hướng hội nhập phát triển, Trường Đại học (ĐH) Ngân hàng TP.HCM nói chung và Khoa Kế toán- Kiểm toán nói riêng đã không ngừng có những thay đổi để thích ứng. Cụ thể, từ 2014 đến nay, Khoa đã và đang có sự đổi mới về chương trình, phương pháp đào tạo cũng như phương pháp đánh giá đối với sinh viên để đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan và tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao thích nghi với yêu cầu hội nhập. Từ khóa: Đào tạo ngành kế toán, đổi mới phương pháp giảng dạy, công nghệ số 1. Đặt vấn đề Công nghệ số ra đời và phát triển đã có những tác động nhất định đến lĩnh vực kế toán. Áp dụng công nghệ số vào lĩnh vực kế toán, đồng nghĩa với việc kế toán không cần thực hiện các nghiệp vụ theo cách thủ công trước đây, mà việc ghi nhận và xử lý các thông tin kế toán được giải quyết nhờ vào các ứng dụng và phần mềm công nghệ. Vì vậy, việc đào tạo kế toán không còn gắn liền với các nguyên tắc hạch toán nợ/ có và các báo cáo đơn giản, người làm kế toán cần phải có kiến thức sâu rộng về tài chính, các kỹ năng mềm để thực hiện những công việc tạo ra giá trị cao hơn. Chính điều này cũng đặt ra yêu cầu cho các cơ sở đào tạo nhân lực ngành kế toán, cụ thể đó là các trường đại học cần phải có chiến lược đào tạo phù hợp với yêu cầu đổi mới của xã hội và thời đại số. Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh cũng hiểu rõ việc giáo dục đại học theo định hướng nghề nghiệp là xu hướng tất yếu trong cuộc cách mạng. Trong giai đoạn 2014- 2020, Khoa Kế toán - Kiểm toán của Trường đã 3 lần triển khai xây dựng và sửa đổi chuẩn đầu ra (CĐRs) của chương trình đào tạo bậc đại học ngành Kế toán trên cơ sở 1 Khoa Kế toán - Kiểm toán Trường ĐH Ngân hàng TP.HCM, Email: Vanttt@buh.edu.vn, Số điện thoại: 0977.230.969 454
  2. thống nhất và phù hợp giữa sứ mệnh và tầm nhìn của Nhà trường và Khoa với các CĐR của chương trình đào tạo (CTĐT). 2. Tổng quan nghiên cứu Trước sự phát triển của cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0, ngành kế toán là một trong nhiều lĩnh vực bị ảnh hưởng đáng kể bởi sự thay đổi này (Bogss, 1999; Trịnh, 2017). Nói cách khác, sự tiến bộ của công nghệ thông tin (CNTT) đã tạo ra một động lực thúc đẩy các hoạt động kế toán (Taipaleenmäki & Ikäheimo, 2013). Xu hướng công nghệ mới như dữ liệu lớn, tự động hóa, kế toán đám mây, internet đã thay đổi các phương pháp sử dụng tài nguyên CNTT. Sự tiến bộ không ngừng và ứng dụng các quy trình công nghệ đã đóng góp to lớn trong các hoạt động của đơn vị, đặc biệt là trong lĩnh vực kế toán (Smith, 2018). Daff và cộng sự (2012) nhấn mạnh việc cần thiết phải kết hợp các kỹ năng chuyên môn và các kỹ năng phân tích, giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp và tổng hợp trong các chương trình giảng dạy để tạo ra các kế toán viên xuất sắc trong việc ra quyết định chiến lược, làm việc theo nhóm, lãnh đạo và quan hệ với khách hàng. Việc chú trọng và tập trung phát triển những kỹ năng này để phát triển sinh viên tốt nghiệp có kỹ năng cao có thể đáp ứng tốt nhu cầu tìm kiếm nhân viên của các nhà tuyển dụng. Nghiên cứu của Phạm Đức Hiếu (2019) khẳng định rằng không có sự loại trừ lẫn nhau giữa robot thông minh và giới hành nghề kế toán, kiểm toán, do đó cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 sẽ thúc đẩy sự kết hợp giữa máy móc và con người để gia tăng hơn nữa các lợi ích do công nghệ mang lại. Vì thế, để chuẩn bị cho sự kết hợp này trong tương lai, cơ sở đào tạo, giảng viên, người hành nghề và các sinh viên chuyên ngành kế toán, kiểm toán cần phải có nhận thức đúng đắn, trang bị các kiến thức và kỹ năng cần thiết, nhận biết được các giới hạn của công nghệ và giới hạn của bản thân để từ đó có sự kết hợp thông minh với máy móc thiết bị, tạo ra hiệu ứng vượt trội trong năng suất và hiệu quả công việc, cung cấp ngày càng nhiều giá trị gia tăng của kế toán, kiểm toán cho khách hàng và thị trường. Phan Thị Thu Hà (2019) cho rằng đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên chuyên ngành kế toán trong cách mạng công nghiệp 4.0 là cần thiết và cần được các cơ sở đào tạo chuyên ngành kế toán chú trọng, tác giả khuyến nghị các cơ sở đào tạo cần nâng cao nhận thức của người học về sự cần thiết của kỹ năng mềm, đồng thời đổi mới phương pháp giảng dạy ngành kế toán theo hướng hiện đại, kết hợp với hoàn thiện chương trình đào tạo ngành kế toán để tạo ra nguồn nhân lực không chỉ giỏi trong lĩnh vực nghề nghiệp mà còn có những kỹ năng cần thiết để làm việc hiệu quả, thích nghi với môi trường mới và sự phát triển của nền kinh tế xã hội. 455
  3. Lê Thị Ngọc Mai, Nguyễn Thị Thanh Tâm (2019) đã đưa ra các kiến nghị về việc đào tạo nhân lực kế toán kiểm toán đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0, bao gồm việc thay đổi quan điểm đào tạo, chương trình, nội dung và cách thức đào tạo của các cơ sở đào tạo; thay đổi phương pháp giảng dạy từ truyền thống sang hiện đại của giảng viên; nâng cao kỹ năng mềm cho người học đồng thời tăng cường vai trò của các hiệp hội kế toán, để đào tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao nhằm thích nghi được với yêu cầu hội nhập. 3. Giới thiệu về Khoa Kế toán - Kiểm toán trường ĐH Ngân hàng TP Hồ Chí Minh Trường Đại học Ngân hàng Thành phố Hồ Chí Minh (Tp. HCM) được thành lập theo Quyết định số 174/2003/QĐ-TTg ngày 20/8/2003 của Thủ tường Chính phủ trên cơ sở tách ra độc lập từ Học viện Ngân hàng. Kể từ khi được công nhận là một cơ sở đào tạo trực thuộc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam vào năm 1976, với nhiệm vụ cung cấp nguồn nhân lực trong lĩnh vực tài chính ngân hàng chủ yếu cho khu vực phía Nam, tính đến nay, Trường đã có một quá trình hơn 40 năm liên tục phát triển. Khoa Kế toán - Kiểm toán là một trong 11 khoa chuyên ngành, được thành lập theo quyết định số 330/QĐ-NHNN ngày 26/02/2014 của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. Khoa Kế toán - Kiểm toán được giao nhiệm vụ phụ trách chương trình đào tạo (CTĐT) ngành kế toán (chuyên ngành kế toán - kiểm toán). Trong giai đoạn 2015 – 2020, Khoa đã thực hiện các hoạt động rà soát, xây dựng mới chương trình đào tạo ngành kế toán nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn như cầu của người học và xã hội. Trong năm 2020, Khoa đã xây dựng thành công chương trình đào tạo mới được thiết kế nhằm đạt được hai mục tiêu: (1) trang bị cho người học năng lực cốt lõi để thực hiện tốt vai trò của người làm kế toán trong các doanh nghiệp và tổ chức; (2) trang bị cho người học những năng lực theo định hướng chuyển đổi số (gọi tắt là Digital Accounting). Chương trình đào tạo xây dựng mới này, một mặt trang bị cho người học nền tảng các kiến thức cốt lõi của kế toán, kiểm toán, mặt khác cung cấp cho người học những môn học hiện đại nhằm giúp trang bị cho người học một hệ thống những kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp khác biệt trong thị trường việc làm trong lĩnh vực nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trong tương lai. 4. Đổi mới phương pháp giảng dạy tại khoa kế toán kiểm toán theo định hướng công nghệ số 4.1 Xây dựng chuẩn đầu ra chương trình đào tạo phù hợp Để đạt được CĐR như hiện tại, Khoa đã thực hiện một quy trình bài bản và chặt chẽ để tiến hành xây dựng và điều chỉnh, theo 3 cột mốc sau: 456
  4. Năm 2014, đây được xem là thời điểm quan trọng vì lần đầu tiên Khoa thực hiện xây dựng CĐR của CTĐT bậc đại học thuộc hệ chính quy của ngành Kế toán dựa trên hướng tiếp cận CDIO (Conceiving – Designing – Implementing – Operating) với khoảng 150 tín chỉ. Tuy nhiên, khi sử dụng thang đo của MIT các kết quả học tập mong đợi theo CDIO không phù hợp để đo lường năng lực thực hành nghề nghiệp đối với khối ngành kinh tế nói chung và ngành Kế toán nói riêng. Do đó, CĐR của CTĐT ngành Kế toán đã không được phân bổ đầy đủ và đo lường chính xác đến từng môn học Năm 2018, định hướng triển khai đề án chuyển đổi theo hướng IAS/IFRS của Bộ Tài chính tại Việt Nam đã đặt ra yêu cầu về những chuyển đổi mới trong lĩnh vực nghề kế toán. Do đó, để khắc phục những tồn tại của CTĐT ngành Kế toán theo phiên bản 2014, và đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan về đào tạo nguồn nhân lực, Khoa đã tiến hành điều chỉnh CĐR CTĐT bậc đại học của ngành Kế toán với việc điều chỉnh giảm số lượng tín chỉ (khoảng 129 tín chỉ) và cải tiến phương pháp đánh giá kết quả học tập của các học phần theo quá trình thông qua việc thay đổi tỷ trọng của tiêu chí đánh giá của các môn học (từ tỷ lệ 4/6 sang 5/5). Vào năm 2020, từ kết quả tổng hợp ý kiến từ các bên liên quan, và thực hiện tham khảo và đối sánh các trường đại học tiên tiến trong nước và trên thế giới, Khoa tiếp tục chỉnh sửa CĐR của CTĐT ngành Kế toán nhằm đáp ứng định hướng nghề nghiệp với kiến thức giáo dục đại cương, khoa học cơ bản và cơ sở cốt lõi ngành, thực tập và trải nghiệm đảm bảo tuân thủ đúng quy định theo Thông tư số 17/2021/TT.BGDDT. Đặc biệt, chuẩn đầu ra của CTĐT ngành Kế toán phiên bản năm 2020 với được thiết kế với 122 tín chỉ đã lồng ghép giữa kiến thức, kỹ năng và thái độ, thể hiện thành 8 CĐR (PLOs) với thang đo Bloom ở cấp độ 4 theo định hướng Digital Accounting nhằm tăng cường khả năng tiếp cận công nghệ và kỹ năng thực hành, nhằm đáp ứng sự linh hoạt về cơ hội học song ngành, học vượt và rút ngắn thời gian đào tạo cho người học Về quy trình xây dựng chương trình đào tạo phù hợp, Khoa đã có sự nghiên cứu cũng như tiến hành khảo sát các bên liên quan để đạt được những thông tin hữu ích nhất trong quá trình xây dựng. Quy trình được minh họa thông qua 6 bước cụ thể: 457
  5. (Nguồn: Báo cáo tự đánh giá chương trình Kế toán ) Khoa sử dụng thang đo Bloom (2001) về mức độ nhận thức để xác định mức độ đóng góp của mỗi môn học vào việc đạt được kết quả học tập mong đợi. Trong quy trình xây dựng CTĐT và thiết kế đề cương môn học, sau khi CĐR của chương trình chính thức được công bố, Khoa đã tiến hành họp các bộ môn và phân bổ CĐR chương trình cho các môn học, đảm bảo mỗi môn học đều tham gia đóng góp vào CĐR chung của chương trình ở một mức độ nhất định theo thang đo Bloom. Cùng một CĐR, mức độ thang đo của các môn học ở học kỳ sau có thể gia tăng so với các môn học ở học kỳ trước đó. Triết lý giáo dục của Khoa là “Khai phóng – Liên ngành – Trải nghiệm” .Triết lý khai phóng được thực hiện qua việc xây dựng chương trình đào tạo linh hoạt, tạo điều kiện cho sinh viên được tự do lựa chọn môn học theo định hướng riêng của mỗi cá nhân. Triết lý khai phóng cũng được lồng ghép vào mô hình đào tạo trải nghiệm trên nguyên tắc lấy người học làm trung tâm. Cụ thể, các môn học xây dựng hoạt động tự học cho sinh viên, giúp sinh viên biết cách tự lập kế hoạch học tập, biết cách tìm kiếm nguồn tài liệu, tự kiểm tra, đánh giá việc học của mình. Ngoài ra, chương trình học ngành kế toán được chú trọng thiết kế bao gồm nhiều môn học cả chiều rộng và chiều sâu, khuyến khích các môn liên ngành, chẳng hạn môn Phân tích dữ liệu kế toán với Python, Kế toán tài chính, Kế toán ngân hàng, Kiểm toán ngân hàng, v.v. kết hợp chuyên ngành công nghệ thông tin, tài chính với kế toán. Định hướng này được khắc họa rõ nét nhất trong năm 2020 khi chương trình đào tạo của Khoa được cơ cấu lại, cho phép sinh viên được chọn 1 trong 2 hướng chuyên ngành “truyền thống” hoặc “hiện đại” để bắt kịp thay đổi của thế giới nhằm chuẩn bị cho những thay đổi trong tương lai của ngành kế toán, đồng thời tiếp tục kế thừa và đáp ứng nhu cầu hiện tại của thị trường Việt Nam về kế toán “truyền thống” 4.2 Đổi mới phương pháp giảng dạy Khoa KTKT đã dần tích hợp hoạt động trải nghiệm vào quy trình dạy – học qua nhiều hình thức đa dạng như bài tập tình huống, thảo luận nhóm, thực hiện các báo cáo nghiên cứu, các dự án và trình bày, tranh biện bảo vệ tại lớp, tổ chức ngân hàng thực 458
  6. hành mô phỏng, phòng thực hành kế toán, chương trình thực tập tốt nghiệp, các cuộc thi về hành nghề hoặc nghiên cứu khoa học (NCKH) như “Sáng tạo hướng đến thành công”, “Unlock Your Power” (UYP), v.v, các hoạt động câu lạc bộ do chính sinh viên tổ chức như SARA (Student Association for Research and Application), FAAC (Future Accountants & Auditors Club), các chương trình hoạt động cộng đồng, xã hội như “Chương trình áo ấm mùa đông” do chính sinh viên thực hiện, v.v. Bên cạnh đó các buổi giao lưu thực tế, hướng nghiệp, ngày hội việc làm với các doanh nghiệp được tổ chức hàng năm, thu hút hàng ngàn sinh viên tham gia tìm hiểu về ngành nghề và cơ hội việc làm trong tương lai CTĐT chú trọng đến tỷ lệ cân đối giữa đào tạo lý thuyết và thực tiễn trong toàn chương trình và trong từng học phần. Đào tạo thực tiễn được tổ chức dưới các hình thức: Giao lưu hướng nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp, thực tập tốt nghiệp cuối khóa và viết báo cáo thực tập; viết khóa luận tốt nghiệp. Mỗi môn học đều áp dụng đa dạng các phương pháp dạy và học, cũng như kết hợp nhiều hình thức đánh giá người học như kiểm tra định kỳ, cuối kỳ; thực hành, tiểu luận; thảo luận nhóm và thuyết trình; v.v. Đặc biệt, thảo luận nhóm áp dụng trong tất cả các môn học; thuyết trình được nhấn mạnh trong các môn học như Nhập môn ngành, Kế toán công, Hệ thống thông tin kế toán, Kế toán quốc tế; tiểu luận được yêu cầu trong môn Nhập môn ngành; Giáo viên cũng yêu cầu sinh viên tự tìm hiểu trong thực tế tại các doanh nghiệp để hoàn thành các bài tập nhóm như môn Kế toán tài chính 2, Hệ thống thông tin kế toán. sinh viên thực hành phần mềm kế toán FAST, MISA ở các môn học như Nguyên lý kế toán, Kế toán tài chính 1, Hệ thống thông tin kế toán. Ngoài ra, giảng viên còn tương tác tiếp với sinh viên thông qua các diễn đàn như Facebook, group chat để trả lời câu hỏi, hay cung cấp thêm cho sinh viên qua các bài đọc từ tạp chí uy tín hay các link clip giảng dạy liên quan đến kiến thức môn học. Bên cạnh đó, hệ thống đào tạo trực tuyến E-learning (LMS và các công cụ hỗ trợ như Zoom, Google meet, Ms Team, v.v.) cũng tạo ra sự linh hoạt trong hoạt động dạy và học, và đặc biệt được phát huy mạnh trong giai đoạn xảy ra dịch COVID-19 chuyển sang dạy dạy học online Bên cạnh các hoạt động chính khóa, sinh viên còn được khuyến khích tham gia các hoạt động ngoại khóa khác như các CLB như kỹ năng sống, thể thao, tiếng Anh, câu lạc bộ học thuật SARA chuyên về NCKH, câu lạc bộ học thuật FAAC chuyên về mảng nghề nghiệp . sinh viên cũng được khuyến khích tham gia nhiều hoạt động nghiên cứu khoa học đa dạng như MOSWC, ACM/ICPC, Eureka, v.v., đạt nhiều giải thưởng và kết quả đáng kể. Những hoạt động này thực hiện bởi các giảng viên và chuyên gia tâm huyết và chuyên nghiệp đã truyền cảm hứng học tập đến đông đảo sinh viên. 459
  7. Để giúp sinh viên có khả năng học tập suốt đời, Khoa xác định ngoại ngữ (Tiếng Anh) là công cụ cần thiết để sinh viên có thể tự làm giàu kiến thức và kỹ năng. sinh viên được khuyến khích tham gia các CLB Tiếng Anh như BEE, STEP, IEC, v.v. và đạt được điểm tối thiểu chứng chỉ Anh văn quốc tế như điều kiện tiên quyết để tốt nghiệp (chẳng hạn trình độ tiếng Anh tối thiểu bật 5/6 tương được trình độ C1 châu Âu). Trong quá trình học tập, sinh viên cũng được cung cấp các tài liệu bắt buộc đọc bằng tiếng Anh để hoàn thiện kỹ năng đọc hiểu tài liệu chuyên ngành. Thay vì chỉ thực hiện nghiên cứu khoa học (NCKH) vào năm học cuối trong học phần thực tập tốt nghiệp, các hoạt động NCKH ngày càng được tăng cường qua việc thực hiện các bài tập nhóm, tiểu luận, tham gia trình bày, tranh luận tại lớp trong một số môn học. Các hoạt động đa dạng này giúp sinh viên nâng cao khả năng tư duy phản biện độc lập, rèn luyện kỹ năng xác định vấn đề, thiết kế đề cương, tìm kiếm tài liệu, tiếp cận thông tin đa nguồn, sử dụng tài liệu tham khảo và viết báo cáo cũng góp phần hỗ trợ sinh viên có định hướng đúng đắn để học tập suốt đời Ngoài ra, các phương pháp đánh giá được thiết kế đa dạng như đánh giá từ bạn học (peer-assessment) ,tự đánh giá (self-assessment), tự lên kế hoạch cho bản thân (self- directedness) giúp trang bị cho sinh viên thói quen và kỹ năng học hỏi từ đồng nghiệp, khả năng tự đánh giá và định hướng cho bản thân khi không có sự hỗ trợ, kiểm soát của giảng viên hoặc người quản lý. Có nhiều phương pháp đánh giá được đưa vào sử dụng như câu hỏi trắc nghiệm, viết tự luận, tiểu luận, thuyết trình. Thông qua các bài tập nhóm, các kỹ năng mềm như thuyết trình, làm việc nhóm, kỹ năng giao tiếp được đánh giá xuyên suốt xuyên suốt trong hầu hết các môn học ngành và chuyên ngành của Khoa. Ngoài ra, kỹ năng thực hành sử dụng phần mềm kế toán được đánh giá trong bài tập thực hành của các học phần như KTTC, HTTT kế toán. Từ năm 2020, việc đánh giá quá trình học được cụ thể hóa thông qua xây dựng các rubric đánh giá. 4.3 Tăng cường kết nối cộng đồng nghề nghiệp Để tạo ra sự kết nối với cộng đồng nghề nghiệp, Khoa hiện đang cộng tác với nhiều đối tác như Hội kiểm toán viên hành nghề Việt Nam (VACPA), Hiệp hội kế toán công chứng Anh (ACCA), Công ty phầm mềm MISA, các công ty kiểm toán lớn, các doanh nghiệp, ngân hàng... để kết nối trong phát triển đào tạo về kế toán và kiểm toán để phù hợp với xu hướng quốc tế bằng các hoạt động ngoại khóa, đi thực tế đến ngân hàng, doanh nghiệp, kiến tập, thực tập để người học tiếp cận nhanh với thực tế. Phần lớn sinh viên tốt nghiệp làm việc đúng chuyên ngành tại các ngân hàng thương mại, doanh nghiệp, công ty kiểm toán… 460
  8. 5. Kết quả đạt được Với những nỗ lực trang bị cho người học một hệ thống những kiến thức chuyên môn và kỹ năng nghề nghiệp khác biệt trong thị trường việc làm trong phù hợp lĩnh vực nghề nghiệp kế toán, kiểm toán trong tương lai, Trường ĐH Ngân hàng nói chung và Khoa Kế toán - Kiểm toán nói riêng đã đạt được những kết quả tích cực qua các năm. Bảng 5.1 cho thấy, sau khi tốt nghiệp 1 năm hơn 91% sinh viên ngành Kế toán và có việc làm và dữ liệu khảo sát cũng cho thấy tỷ lệ có việc làm của sinh viên tốt nghiệp ngành Kế toán có xu hướng tăng lên qua các năm. Bảng 5.1. Tỷ lệ có việc làm sau khi tốt nghiệp của sinh viên khoa Kế toán từ 2016-2019 Hiện trạng việc làm Thời gian có việc làm sau khi TN Đang Học Chưa Dưới Từ 3 đến Từ 6 Khôn g Năm tốt Năm có việc nâng có việc 3 đến phản nghiệp khảo sát làm cao dưới 6 12 Trên 12 làm tháng tháng tháng tháng hồi 2016 2017 91,3% 0,0% 8,8% 71,2% 17,8% 5,5% 5,5% 0% 2017 2018 96,6% 0,9% 2,6% 86,6% 5,4% 3,6% 4,5% 0% 2018 2019 97,4% 2,6% 0,0% 95,9% 2,7% 0,0% 0,0% 1,4% 2019 2020 97,9% 0,0% 2,1% 69,0% 27,2% 1,1% 1,6% 1,1% (Nguồn: Báo cáo tự đánh giá chương trình Kế toán) Khảo sát cũng cho thấy, sinh viên có việc làm sau khi tốt nghiệp dưới 3 tháng chiếm tỷ lệ khá cao từ 69% trở lên. Trong quá trình thực tập tại các doanh nghiệp, sinh viên đã đáp ứng được yêu cầu của DN về khả năng làm việc, thích nghi nhanh với môi trường, một số sinh viên được giữ lại làm việc chính thức ngay trong thời gian thực tập. Điều này chứng tỏ nổ lực của Khoa trong việc cải thiện các kỹ năng sẵn sàng làm việc của sinh viên và hợp tác tổ chức nhiều hội chợ việc làm, hội thảo đào tạo, tư vấn định hướng nghề nghiệp do trường cung cấp cho sinh viên. Phản hồi của cựu sinh viên cũng là một kênh quan trọng để Trường và Khoa đánh giá được mức độ đáp ứng của CTĐT, khóa học, những kiến thức, kỹ năng cần bổ sung để giúp sinh viên ra trường nhanh chóng tìm được việc làm, cũng như sớm thích nghi với công việc. Hình 5.2 cho thấy, đa số sinh viên tốt nghiệp từ ngành Kế toán đều đánh giá hài lòng với chất lượng đào tạo của Trường. 461
  9. Hình 5.2. Sinh viên tốt nghiệp đánh giá mức độ hài lòng với năng lực đạt được (Nguồn: Báo cáo tự đánh giá chương trình Kế toán ) Ngoài ra, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu của nhà tuyển dụng, hàng năm, Trường đã tiến hành khảo sát lấy ý kiến nhà tuyển dụng về mức độ đáp ứng của sinh viên đang công tác tại doanh nghiệp để từ đó, Trường và Khoa có cơ sở để điều chỉnh CĐR, chương trình đào tạo phù hợp, đáp ứng nhu cầu xã hội. Phản hồi từ nhà sử dụng lao động trong năm 2020 ở Hình 5.3 cho thấy, nhà sử dụng lao động đánh giá về kiến thức, kỹ năng và thái độ - trách nhiệm trong công việc của sinh viên tốt nghiệp từ mức khá hài lòng trở lên, tỷ lệ hài lòng ngày càng cao. Nhà sử dụng lao động cũng đánh giá cao khả năng đáp ứng công việc của sinh viên sau khi được tuyển dụng với 75% ý kiến cho rằng sinh viên có thể đáp ứng yêu cầu của công việc, có thể sử dụng ngay. Hình 5.3. Nhà sử dụng lao động đánh giá kiến thức, kỹ năng, thái độ của sinh viên tốt nghiệp (Nguồn: Báo cáo tự đánh giá chương trình Kế toán ) 462
  10. KẾT LUẬN Đổi mới phương pháp đào tạo ngành kế toán trong bối cảnh công nghệ số hiện nay đang là xu thế tất yếu đối với các cơ sở đào tạo ngành kế toán. Đây là cơ hội cho các trường đại học thay đổi chương trình đào tạo phù hợp với ngành nghề và yêu cầu của sự phát triển xã hội, thu hút người học đồng thời tạo ra nguồn nhân lực chất lượng cao cho xã hội. Thông qua việc rà soát lại chương trình đào tạo theo hướng hiện đại, tăng cường thực hành thông qua các phần mềm và module mô phỏng, nhà trường cần tăng cường cải thiện kỹ năng mềm cho sinh viên, đặc biệt quan trọng là đổi mới tư duy cho người học theo hướng hiểu rõ mô hình kinh doanh, hiểu rõ về hoạt động của doanh nghiệp và giúp sinh viên hiểu về giá trị của nghề kế toán trong thời đại mới để nhân lực ngành kế toán có thể hoạt động hiệu quả và phù hợp với môi trường kinh doanh trong thời đại mới. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Báo cáo tự đánh giá chương trình Kế toán - Khoa Kế toán - Kiểm toán ĐH Ngân hàng TP.HCM (03/2022) 2. Boggs, S.M. (1999). Accounting - the digital way. Journal of Accountancy, 187(5), 99-108. 3. Daff, L., de Lange, P., & Jackling, B. (2012). A comparison of generic skills and emotional intelligence in accounting education. Issues in Accounting Education, 27(3), 627-645. (Kavanagh & Drennan, 2008; Jackling & de Lange, 2009); 4. Jani Taipaleenmäki and Seppo Ikäheimo (2013). On the convergence of management accounting and financial accounting – the role of information technology in accounting change. International Journal of Accounting Information Systems, 2013, vol. 14, issue 4, 321-348 5. Lê Chi Lan (2015). Mức độ đáp ứng của sinh viên tốt nghiệp khối ngành kinh tế so với yêu cầu của người sử dụng lao động. Tạp chí Khoa học Giáo dục, Số 115, 39-41, 6. Lê Thị Ngọc Mai, Nguyễn Thị Thanh Tâm (2019) Đào tạo nhân lực kế toán kiểm toán đáp ứng yêu cầu của cách mạng công nghiệp 4.0 7. Nguyễn Hữu Ánh (2017), Đổi mới đào tạo ngành kế toán của các trường đại học của Việt Nam đáp ứng yêu cầu xã hội trong xu thế hội nhập. 8. Nguyễn Thị Thu Hiền, Phạm Tú Anh, & Trần Thị Quỳnh Hương (2017), Một số thay đổi cần thiết trong việc đào tạo kế toán tại các trường đại học Việt Nam dưới sự tác động của việc chuyển đổi sang IFRS. 9. Phạm Đức Hiếu (2019), Kế toán, kiểm toán 4.0: Cơ hội, thách thức và tầm quan trọng của nguồn nhân lực. 10. Phạm Thị Thu Oanh (2018). Kế toán, kiểm toán Việt Nam trong cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Tạp chí tài chính. 463
  11. 11. Phan Thanh Hải., & Nguyễn Phi Sơn. (2016). Đào tạo nhân lực cho ngành kiểm toán độc lập của Việt Nam trong các trường đại học – Cơ hội và thách thức khi gia nhập TPP, AEC. 12. Phan Thị Thu Hà (2019) Đào tạo kỹ năng mềm cho sinh viên chuyên ngành kế toán trong cách mạng công nghiệp 4.0. 2. 13. Smith, S.S. (2018). Digitization and Financial Reporting – How Technology Innovation May Drive the Shift Toward Continuous Accounting. Accounting and Finance Research, 7(3), 240-250 14. Thái Ngọc (2014), Đón đầu AEC bằng kỹ năng và kiến thức, tham khảo tại https://thesaigontimes.vn/don-dau-aec-bang-ky-nang-va-kien-thuc/ (Truy cập ngày 15/08/2021). 464
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2