VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 53-55<br />
<br />
ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC TIẾNG ANH THEO HỌC CHẾ TÍN CHỈ<br />
VÀ KHUNG THAM CHIẾU TRÌNH ĐỘ NGOẠI NGỮ CHUNG CHÂU ÂU<br />
TẠI MỘT SỐ TRƯỜNG ĐẠI HỌC<br />
Tạ Thị Kim Ngôn - Trường Đại học Nội vụ Hà Nội<br />
Ngày nhận bài: 05/06/2017; ngày sửa chữa: 07/06/2017; ngày duyệt đăng: 13/06/2017.<br />
Abstract: Improving teaching methods suitable to learners is a decisive factor to the quality and<br />
efficiency of the training process. Practice of teaching shows that learner-centered teaching<br />
methods have great advantages, promoting the activeness and positive of learners. This article deals<br />
with the innovation of teaching English under credit-based training and the European foreign<br />
language reference framework in some universities.<br />
Keywords: Innovation, teaching methods, English, credit-based training, European reference<br />
framework.<br />
1. Mở đầu<br />
Chúng ta đang sống trong nền văn minh tri thức của<br />
thế kỉ XXI, thế kỉ mà sự tiến bộ không ngừng của khoa<br />
học - công nghệ với những bước nhảy vọt. Để không tụt<br />
hậu, kịp thời nắm bắt những tri thức khoa học - công nghệ<br />
tiên tiến, mỗi con người phải không ngừng học hỏi, vươn<br />
lên tự hoàn thiện mình. Trong quá trình hội nhập với thế<br />
giới, giáo dục đang có những đổi mới để đạt được mục<br />
tiêu phát triển con người toàn diện, có đạo đức, tri thức,<br />
sức khỏe, thẩm mĩ và nghề nghiệp. Để thực hiện mục tiêu<br />
này, ở các trường đại học, cao đẳng hiện nay đang tích<br />
cực khuyến khích sinh viên (SV) lấy tự học (learnercenter) là chính trong quá trình đào tạo, khuyến khích học<br />
tập một cách chủ động và sáng tạo. Đào tạo theo hình<br />
thức tín chỉ là phương pháp đào tạo có nhiều ưu thế so<br />
với phương thức đào tạo truyền thống, việc áp dụng hình<br />
thức này sao cho phù hợp với điều kiện và hoàn cảnh của<br />
mỗi trường là vấn đề đặt ra với đội ngũ cán bộ quản lí,<br />
giảng viên (GV) và cả SV. Nếu vấn đề này được thực<br />
hiện một cách nền nếp và thường xuyên sẽ giúp cho SV<br />
phát huy khả năng tự học, qua đó góp phần nâng cao hiệu<br />
quả quá trình đào tạo.<br />
2. Nội dung nghiên cứu<br />
2.1. Thực trạng dạy học Tiếng Anh tại một số trường<br />
đại học<br />
Tiếng Anh là ngôn ngữ phổ biến trên thế giới; ở Việt<br />
Nam, tiếng Anh đã trở thành môn học bắt buộc trong các<br />
trường phổ thông, cao đẳng, đại học. Mặc dù vậy, hiện<br />
nay khi ra trường, SV vẫn không thể sử dụng tiếng Anh<br />
như một công cụ giao tiếp và làm việc để đáp ứng nhu<br />
cầu của xã hội. Có một nguyên nhân khá quan trọng đó<br />
là phương pháp dạy học (PPDH) chủ yếu là đọc giảng,<br />
truyền thụ kiến thức “một chiều” dẫn đến việc học tập<br />
của SV rất thụ động, không có thói quen tự học, tự nghiên<br />
<br />
53<br />
<br />
cứu và tư duy sáng tạo (thói quen đặc biệt quan trọng<br />
trong việc phát triển năng lực cho SV sau này). Để đào<br />
tạo được những SV giỏi có đủ trình độ, kĩ năng đáp ứng<br />
nhu cầu của thị trường lao động hiện nay, các trường đại<br />
học tại Việt Nam đang nỗ lực chuyển sang đào tạo theo<br />
học chế tín chỉ (HCTC), chuẩn Khung tham chiếu châu<br />
Âu và đội ngũ GV ngoại ngữ cũng đang tích cực đổi mới<br />
và áp dụng những PPDH tiếng Anh hiện đại như “lấy<br />
người học là trung tâm” (learner-center) cho phù hợp với<br />
kế hoạch đào tạo theo HCTC của nhà trường và nhu cầu<br />
KT-XH.<br />
- Ưu điểm. Hiện nay, tại một số trường đại học, môn<br />
Tiếng Anh vẫn đang được dạy học với phương pháp<br />
truyền thống (phương pháp ngữ pháp - dịch), chú trọng<br />
nhiều vào việc học và rèn luyện thành thạo các cấu trúc<br />
ngữ pháp, từ vựng và kĩ năng đọc hiểu. Phương pháp này<br />
khi áp dụng sẽ trang bị cho SV một lượng kiến thức về<br />
ngữ pháp, từ vựng giúp SV có thể làm tốt các bài luận,<br />
đọc tài liệu tham khảo bằng tiếng Anh, kĩ năng làm bài<br />
tốt, tự tin vượt qua các kì thi Tiếng Anh trình độ A, B, C.<br />
Với phương pháp này, GV lên lớp sẽ đưa các ví dụ và<br />
phân tích ví dụ để SV nắm được các cấu trúc về ngữ pháp<br />
và từ vựng của tiếng Anh, từ đó có thể thực hành bằng<br />
cách làm các bài tập để củng cố kiến thức. PPDH này<br />
cũng đã đạt được những thành công nhất định, đa phần<br />
SV nhận thức được tầm quan trọng của bộ môn này đối<br />
với xã hội, đối với bản thân, các em đã có nhiều cố gắng<br />
nhiều, có thái độ động cơ học tập đúng đắn. Việc học<br />
tiếng Anh ngày càng được sự quan tâm ủng hộ của gia<br />
đình và xã hội, chất lượng học tập đại trà ngày càng được<br />
cải thiện rõ rệt.<br />
- Hạn chế. Bên cạnh những ưu điểm, một số PPDH<br />
“truyền thống” còn những hạn chế như: Chủ yếu là GV<br />
truyền đạt kiến thức cho SV dưới hình thức “thầy giảng,<br />
trò chép”; GV áp đặt kiến thức cho SV, điều này làm mất<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 53-55<br />
<br />
đi tính chủ động, sáng tạo của SV trong quá trình khám<br />
phá tri thức, từ đó tạo ra tâm lí trông chờ, ỷ lại của SV<br />
cùng với các suy nghĩ tiêu cực như “học tủ, học vẹt”, học<br />
chống đối, học chỉ để nhằm mục đích đối phó với thi cử.<br />
2.2. Biện pháp dạy học tiếng Anh theo học chế tín chỉ<br />
và khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ chung châu<br />
Âu ở một số trường đại học đến năm 2020<br />
2.2.1. Cách thức tổ chức lớp học<br />
Theo chúng tôi, hiện nay, việc đổi mới PPDH cần<br />
tuân thủ nguyên tắc “lấy người học làm trung tâm”. Với<br />
học phần Tiếng Anh 1,2, Tiếng Anh chuyên ngành, GV<br />
chỉ dạy những kiến thức cơ bản, còn chủ yếu đóng vai trò<br />
hướng dẫn, chỉ đạo và kiểm tra quá trình học, không làm<br />
thay người học. SV phải chủ động tiếp thu kiến thức,<br />
tham khảo mở rộng kiến thức theo các tài liệu, sách vở,<br />
dưới sự điều khiển của GV, với hình thức đào tạo theo<br />
HCTC, và áp dụng khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ<br />
chung châu Âu, thì GV không nên trải dài phần lí thuyết<br />
mà nên tăng phần thực hành, cụ thể là 4 kĩ năng: nghe,<br />
nói, đọc, viết, luyện kĩ năng làm bài, kĩ năng làm việc<br />
nhóm... nhằm giúp cho SV có cơ hội trình bày ý kiến trên<br />
lớp và từ đó tư duy sáng tạo được kích thích...<br />
Việc dạy học học phần môn Tiếng Anh 1,2 và Tiếng<br />
Anh chuyên ngành theo HCTC bắt buộc GV cũng như<br />
SV phải làm việc một cách tích cực hơn, GV cần phải<br />
giao nhiệm vụ chuẩn bị bài ở nhà cho SV để khi tới lớp<br />
là tất cả đều đã sẵn sàng cho một cuộc thảo luận sôi nổi.<br />
Hiện nay, theo Khung tham chiếu trình độ ngoại ngữ<br />
chung châu Âu, hiểu biết và kĩ năng ngoại ngữ của SV<br />
được đánh giá theo 6 cấp độ chính. Đối với SV hệ cao<br />
đẳng cần phải đạt được cấp độ A2, điều đó có nghĩa là<br />
SV khi ra trường có thể hiểu câu và các cụm từ thông<br />
thường trong hầu hết các chủ đề quen thuộc (ví dụ: thông<br />
tin cơ bản về bản thân và gia đình, mua sắm, địa lí địa<br />
phương, vấn đề việc làm...); có thể giao tiếp đơn giản,<br />
thực hiện các yêu cầu cơ bản và nắm bắt được thông tin<br />
khi giao tiếp trong các bối cảnh quen thuộc; có thể dùng<br />
từ vựng đơn giản để miêu tả lí lịch cá nhân, bối cảnh trực<br />
tiếp hay những chủ đề về các hoạt động xã hội. Đối với<br />
SV hệ đại học khi ra trường phải đạt được B1, đó là có<br />
khả năng hiểu những ý chính trong ngôn ngữ thông qua<br />
các chủ đề quen thuộc thường gặp trong công việc, ở<br />
trường học hay khu vui chơi...; có thể xử lí hầu hết các<br />
tình huống có thể xảy ra trong giao tiếp; có khả năng sử<br />
dụng các câu liên kết đơn giản trong các chủ đề quen<br />
thuộc trong cuộc sống hoặc liên quan đến sở thích cá<br />
nhân; có thể miêu tả các sự kiện, các trải nghiệm, giấc<br />
mơ, ước ao hay tham vọng của mình và đưa ra những<br />
nguyên nhân, giải thích cho các ý kiến và dự định đó. Vì<br />
<br />
54<br />
<br />
vậy, việc cập nhật giáo trình phù hợp với từng đối tượng<br />
và thay đổi PPDH là rất thiết thực.<br />
Đồng thời, GV phải chia lớp thành từng nhóm nhỏ<br />
khoảng từ 5-7 SV (việc chia nhóm nhỏ có ích lợi là giúp<br />
mọi thành viên trong nhóm đều phải làm việc và bản thân<br />
GV cũng có thế kiểm soát được tình hình làm việc của<br />
từng thành viên trong nhóm), cuối mỗi giờ học, GV đặt<br />
ra một vài chủ đề liên quan đến ngày học hôm sau để SV<br />
chuẩn bị. Những chủ đề này vừa mang tính lí thuyết vừa<br />
mang tính thực hành để SV có thể tiếp cận nội dung bài<br />
học một cách dễ dàng hơn.<br />
Giờ học tiếp theo, GV sẽ đưa ra nội dung của bài học,<br />
yêu cầu SV thảo luận theo nhóm và yêu cầu nhóm, từng<br />
thành viên trong nhóm để trình bày vấn đề. Việc làm này<br />
sẽ giúp tránh được tình trạng công việc chỉ tập trung<br />
trong tay một số nhóm SV sẽ không phát huy được tác<br />
dụng của việc làm nhóm. GV chỉ đóng vai trò như là “cầu<br />
nối” để SV làm việc, sau đó GV tổng kết lại các vấn đề<br />
đã thảo luận, việc tổng kết này rất quan trọng vì sẽ giúp<br />
cho SV nắm được những vấn đề cơ bản của bài học.<br />
Ngoài những vấn đề đã được chuẩn bị trước, GV có<br />
thể đặt ra những câu hỏi tình huống để gợi sự sáng tạo từ<br />
phía SV. Trong quá trình SV thảo luận, GV cần chú ý<br />
theo dõi, quan sát các nhóm làm việc, có thể gợi mở để<br />
giúp SV tháo gỡ những khó khăn, cũng như việc đánh<br />
giá năng lực, hiệu quả làm việc của từng nhóm, trên cơ<br />
sở đó mà điều hành quá trình thảo luận một cách phù hợp<br />
và hiệu quả. Việc làm này còn giúp SV rèn kĩ năng làm<br />
việc cá nhân, kĩ năng hợp tác nhóm, kĩ năng kết hợp giữa<br />
làm việc cá nhân và làm việc hợp tác nhóm, kĩ năng nghe,<br />
nói, đọc, viết, qua đó giúp SV từng bước hình thành thói<br />
quen chủ động và cầu tiến trong học tập. Đây là một ưu<br />
điểm của phương pháp này khi áp dụng vào việc đào tạo<br />
theo HCTC.<br />
2.2.2. Đánh giá kết quả học tập<br />
Kết quả học tập bộ môn của SV được đánh giá theo<br />
cả một quá trình học tập. Căn cứ vào điểm thảo luận<br />
nhóm, điểm bài tập, điểm bài kiểm tra, điểm chuyên cần<br />
trong giờ học để đưa ra điểm kiểm tra cuối kì của SV.<br />
Kết quả đánh giá này sẽ giúp cho các em tích cực học tập<br />
hơn và tạo được sự công bằng cho những SV làm việc<br />
chăm chỉ và những SV không tích cực làm việc.<br />
2.2.3. Nhiệm vụ của giảng viên<br />
Khi vận dụng PPDH này, GV phải tạo được không<br />
khí lớp học thật sôi nổi và thoải mái cho SV, tạo ra bầu<br />
không khí đối thoại giữa GV và SV. Bên cạnh những<br />
kiến thức trong giáo trình, GV cần mở rộng bài giảng<br />
bằng việc bổ sung, cập nhật các kiến thức thực tế, tham<br />
khảo tài liệu chuyên ngành tiếng Anh... Trong các giờ<br />
<br />
VJE<br />
<br />
Tạp chí Giáo dục, Số 427 (Kì 1 - 4/2018), tr 53-55<br />
<br />
học cũng cần tiến hành lồng ghép những kiến thức thực<br />
tế tham khảo từ Internet, tivi, sách báo... để giúp cho SV<br />
liên hệ giữa bài học trên lớp với thực tiễn cuộc sống xã<br />
hội, cũng như tạo sự hứng thú hơn cho các em trong quá<br />
trình học tập. Để làm tốt nhiệm vụ này, GV phải am hiểu<br />
sâu sắc nội dung dạy học, làm chủ kiến thức, xây dựng<br />
kế hoạch bài giảng một cách khoa học, theo hướng “mở”<br />
để chủ động vận dụng linh hoạt thực hiện trong các tình<br />
huống sư phạm và truyền tải đến với SV một cách hiệu<br />
quả nhất. Trong quá trình tổ chức, hướng dẫn SV lĩnh hội<br />
tri thức cần vận dụng linh hoạt các PPDH tích cực, trình<br />
bày các nội dung, vấn đề bài học một cách ngắn gọn, súc<br />
tích; cần cụ thể hóa các hoạt động dạy học một cách chi<br />
tiết, nên xây dựng kế hoạch bài dạy theo hướng giảm lí<br />
thuyết, tăng thực hành, vì đây là một yêu cầu cần thiết,<br />
cho quá trình áp dụng PPDH tiếng Anh phù hợp với yêu<br />
cầu của việc đào tạo theo HCTC.<br />
3. Kết luận<br />
Việc đổi mới PPDH theo HCTC và khung tham chiếu<br />
trình độ ngoại ngữ chung châu Âu là một việc rất cần<br />
thiết trong quá trình dạy học ngoại ngữ nói chung, dạy<br />
học tiếng Anh nói riêng ở các trường đại học Việt Nam<br />
hiện nay nhằm góp phần nâng cao hiệu quả đào tạo đáp<br />
ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu nguồn nhân lực cho thị<br />
trường lao động trong quá trình hội nhập. Để thực hiện<br />
có hiệu quả mục tiêu này, ngoài việc quan tâm chỉ đạo,<br />
của Đảng, Nhà nước, Bộ GD-ĐT với các chủ trương,<br />
đường lối định hướng ở cấp “vĩ mô”, mỗi trường đại học,<br />
cao đẳng, mỗi GV, SV cần nhận thức rõ vai trò và tầm<br />
quan trọng của việc đổi mới PPDH, nâng cao chất lượng<br />
đào tạo trong bối cảnh hội nhập quốc tế.<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Fink, Dee L. (1999). Active Learning. Reprinted<br />
with permission of Oklahoma Instructional<br />
Developmental Program.<br />
[2] Haugen, L. (1998). Teaching Tips: LearningCentered Syllabi Workshop (April 22 & April 29).<br />
http://www.cte.iastate.edu/tips/syllabi.html.<br />
[3] Johnson, D. W., et al (1994). The Nuts and Bolts of<br />
Cooperative Learning. Minnesota: Interaction<br />
BookCompany.<br />
[4] McCombs, Barbara L. (1997). The LearnerCentered Framework on Teaching and Learning As<br />
a Foundation for Electronically Networked<br />
Communities and Cultures.<br />
[5] Merlin, Arthur. Learner-Centered Versus TeacherCentered. Module 2: Adult Learning Theory.<br />
[6] Nunan, D. (1998). The learner-centered curriculum.<br />
New York: Cambridge University Press.<br />
<br />
55<br />
<br />
MỘT SỐ GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ...<br />
(Tiếp theo trang 4)<br />
[4] Đảng Cộng sản Việt Nam (2011). Hồ Chí Minh<br />
Toàn tập, tập 10. NXB Chính trị Quốc gia - Sự thật.<br />
[5] Đảng Cộng sản Việt Nam (1995). C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, tập 1. NXB Chính trị Quốc<br />
gia - Sự thật.<br />
[6] Đảng Cộng sản Việt Nam (1995). C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, tập 21. NXB Chính trị Quốc<br />
gia - Sự thật.<br />
[7] Đảng Cộng sản Việt Nam (1995). C.Mác Ph.Ăngghen toàn tập, tập 37. NXB Chính trị Quốc<br />
gia - Sự thật.<br />
[8] Đảng Cộng sản Việt Nam C.Mác - Ph.Ăngghen<br />
(1983). Bàn về thanh niên. NXB Thanh niên.<br />
[9] Lương Gia Ban - Nguyễn Thế Kiệt (2014). Giá trị<br />
truyền thống dân tộc với việc xây dựng nhân cách<br />
sinh viên Việt Nam hiện nay. NXB Chính trị Quốc<br />
gia - Sự thật.<br />
THỰC TRẠNG NHU CẦU VỀ CÁC HÌNH THỨC...<br />
(Tiếp theo trang 18)<br />
thực hành một nghề nào đó trong quá trình học phổ<br />
thông); được đánh giá năng lực, sở thích của HS (các nhà<br />
chuyên môn làm việc trực tiếp cho cá nhân hoặc nhóm<br />
HS tại phòng tư vấn) và mang tính thực tế (nhà chuyên<br />
môn làm việc trực tiếp với HS).<br />
Tài liệu tham khảo<br />
[1] Đỗ Thị Lệ Hằng (2009). Vài nét về thực trạng tư vấn<br />
hướng nghiệp tại Việt Nam. Tạp chí Tâm lí học, số<br />
5, tr 40-49.<br />
[2] VVOB, Giáo dục vì sự phát triển (2013). Tổ chức tư<br />
vấn hướng nghiệp và tư vấn tuyển sinh cho nhóm lớn<br />
học sinh cấp trung học phổ thông. NXB Đại học<br />
Quốc gia Hà Nội.<br />
[3] Bộ GD-ĐT (2013). Tài liệu tập huấn đổi mới giáo<br />
dục hướng nghiệp trong trường trung học.<br />
[4] Claudia Crisana - Anisoara Paveleab - Oana<br />
Ghimbulutc (2014). A Need Assessment on<br />
Students’ Career Guidance. The 6th International<br />
Conference Edu World 2014 “Education Facing<br />
Contemporary World Issues”. 7th - 9th, November.<br />
[5] Phạm Tất Dong (chủ biên, 2000). Sự lựa chọn tương<br />
lai (tư vấn hướng nghiệp). NXB Thanh niên.<br />
[6] Quang Dương (2010). Tư vấn hướng nghiệp (tập 1<br />
và 2). NXB Trẻ.<br />
[7] Howard Figler - Richard Nelson Bolles (2009). The<br />
career counselor’s handbook. Ten speed press Berkeley.<br />
<br />