PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA KHỔNG TỬ<br />
VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP<br />
DẠY HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY<br />
NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG<br />
Trường Đại học Khoa Học – Đại học Huế<br />
Tóm tắt: Bài viết tập trung nghiên cứu về phương pháp giáo dục của Khổng<br />
Tử - một vấn đề mà cho đến ngày nay vẫn được nhiều nhà nghiên cứu quan<br />
tâm. Mặc dù bị hạn chế bởi điều kiện lịch sử, song những tư tưởng giáo dục<br />
của Khổng Tử, đặc biệt là cách thức dạy học của ông vẫn mang nhiều giá trị<br />
tích cực. Tiếp tục nghiên cứu, kế thừa và vận dụng sáng tạo những kinh<br />
nghiệm, những giá trị trong quan điểm giáo dục của Khổng Tử, nhất là về<br />
phương pháp dạy học sẽ góp phần tích cực vào sự nghiệp đổi mới giáo dục ở<br />
nước ta hiện nay.<br />
<br />
1. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Nho giáo theo chân người Hán du nhập vào nước ta từ đầu Công nguyên cho đến năm<br />
1919 khi chế độ giáo dục khoa cử nho học bị xoá bỏ và đặc biệt là khi cách mạng dân<br />
tộc dân chủ năm 1945 toàn thắng bởi sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản, xoá bỏ chế độ<br />
thực dân nửa phong kiến thì Nho giáo mới được giải thể. Tuy nhiên, cũng như mọi hiện<br />
tượng văn hoá khác, Nho giáo chịu sự quy định của điều kiện kinh tế, văn hoá, xã hội,<br />
chính trị của Việt nam cho nên mặc dù địa vị quan phương chính thống không còn<br />
nhưng Nho giáo vẫn tiếp tục có những ảnh hưởng khá sâu sắc trên phương diện tôn<br />
giáo, triết học và cả tinh thần nhân văn trong đời sống người Việt Nam, đặc biệt là trong<br />
lĩnh vực giáo dục.<br />
Khổng Tử (551- 479 tr. CN) - người sáng lập ra Nho giáo. Ông là một tấm gương về<br />
nhân cách đạo đức của một người thầy, được người đời tôn xưng là “Vạn thế sư biểu”<br />
(người thầy của muôn đời). Là nhà giáo dục lớn của nhân loại, ông đã để lại nhiều<br />
phương pháp dạy học mà cho đến ngày nay vẫn còn những giá trị về mặt thực tiễn hết<br />
sức sâu sắc, mặc dù Khổng Tử không hề dùng ngôn từ “phương pháp dạy học” để chỉ<br />
cách thức dạy học của mình.<br />
Quang Đạm, khi nghiên cứu về Nho giáo đã cho rằng: “Chính người xưa không nói đến<br />
những điều đó một cách có hệ thống, thành lý luận rõ ràng. Chẳng hạn, vấn đề phương<br />
pháp luận có được Khổng Mạnh nói riêng và các học giả, các triết gia của Hán học cổ đại<br />
nêu lên bao giờ đâu. Nhưng qua những lời phát biểu, những câu ghi chép rời rạc trong<br />
sách này hay sách khác mà tìm hiểu cách học, cách dạy của những nhà học thuật và<br />
những nhà giáo dục chúng ta có thể tự giải đáp vấn đề ấy…” [1, tr. 401]. Vấn đề phương<br />
pháp dạy học cũng vậy, qua việc nghiên cứu cách dạy của các bậc đại Nho, đi sâu tìm<br />
hiểu những con người “học không biết chán, dạy không biết mỏi” ấy, chúng ta có thể khái<br />
<br />
Tạp chí Khoa học và Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Huế<br />
ISSN 1859-1612, Số 03(23)/2012, tr. 134-141<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ...<br />
<br />
135<br />
<br />
quát thành một số phương pháp cơ bản mà ngày nay vẫn còn ý nghĩa vận dụng góp phần<br />
đổi mới phương pháp dạy học ở nước ta.<br />
2. PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ ĐỐI VỚI<br />
VIỆC ĐỔI MỚI PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC Ở VIỆT NAM HIỆN NAY<br />
1. Phương pháp hỏi - đáp<br />
Nếu xét về tần xuất sử dụng thì phương pháp hỏi - đáp được Khổng Tử sử dụng<br />
nhiều nhất để giảng dạy cho các đệ tử của mình. Mặc dù, các ông không dùng từ<br />
“phương pháp dạy học” hay tên gọi “phương pháp vấn đáp” hoặc “phương pháp đàm<br />
thoại” như ngày nay nhưng hầu như toàn bộ sách Luận ngữ đã ghi lại sự đối đáp giữa<br />
thầy và trò Khổng Tử. Ông thường đặt ra câu hỏi hoặc nêu ra một vấn đề để học trò<br />
trả lời hoặc ngược lại, các môn đệ của ông nêu câu hỏi để được nghe ý kiến của thầy.<br />
Thậm chí các đệ tử tranh luận với nhau và với cả thầy, thẩm vấn thật kỹ để qua đó lĩnh<br />
hội nội dung cần trao đổi. Chẳng hạn, khi Phàn Trì hỏi về đức “nhân”, Khổng Tử đáp:<br />
“Nhân là thương người”. Hỏi về “trí”, Ngài đáp: “Trí là biết người”. Ông Phàn Trì chưa<br />
hiểu thấu. Đức Khổng Tử giải đáp rằng: “Cử người chính trực, bỏ kẻ cong vạy; với<br />
phương pháp ấy, người ta có thể khiến kẻ cong vạy hóa ra chính trực”. Phàn Trì lui ra,<br />
đến viếng ông Tử Hạ, nói rằng: “Trước đây, tôi có viếng thầy mà hỏi về trí. Thầy đáp: Cử<br />
người chính trực, bỏ kẻ cong vạy; với phương pháp ấy, người ta có thể khiến kẻ cong<br />
vạy hóa ra chính trực. Thầy nói vậy có ý nghĩa gì? Ông Tử Hạ đáp rằng: “Lời nói ấy<br />
nghĩa lý rộng thay! Kìa vua Thuấn khi có thiên hạ tức là ở ngôi thiên tử, thì ngài tuyển<br />
chọn trong dân chúng, cử dùng ông Cao Dao; những kẻ bất nhân đều tránh xa. Kế vua<br />
Thành Thang khi lên ngôi thiên tử, thì ngài tuyển chọn trong dân chúng, cử dùng ông Y<br />
Doãn; những kẻ bất nhân đều tránh xa” (Luận ngữ, Nhan Uyên, 21).<br />
Rõ ràng với sự chất vấn bằng hình thức hỏi - đáp giữa thầy và trò, giữa trò và trò,<br />
người học lĩnh hội được tri thức. Phương pháp này có nét tích cực mà ngày nay vẫn<br />
còn nguyên giá trị, đó chính là sự tương tác giữa thầy và trò, trò và trò rất lớn. Chính<br />
sự tương tác đó đã giúp cho người học dễ tiếp thu tri thức, phát huy được tính tích<br />
cực, chủ động của người học trước các vấn đề trong cuộc sống; đồng thời người dạy<br />
có thể nắm bắt được khả năng nhận thức của người học. Tuy nhiên, mặc dù có nhiều<br />
giá trị tích cực, song khi nghiên cứu sách Luận ngữ, ta thấy hầu như vai trò của<br />
người thầy vẫn là chủ đạo trong quá trình dạy học, còn vai trò chủ động của học trò<br />
vẫn còn mờ nhạt. Ngày nay, tiếp thu và vận dụng sáng tạo phương pháp giáo dục của<br />
Khổng Tử, người thầy phải lấy học sinh làm trung tâm, phải phát huy tính tích cực,<br />
chủ động, sáng tạo của người học. Tuy nhiên, để làm được điều đó thì trước hết người<br />
thầy phải làm tốt vai trò chủ đạo của mình trong quá trình dạy học.<br />
2. Phương pháp gợi mở<br />
Gắn với phương pháp hỏi - đáp, trong quá trình dạy học, Khổng Tử thường sử dụng<br />
phương pháp gợi mở và xem đó là cách thức để dẫn dắt người học đến với chân lý. Có<br />
thể nói, dù đã cách xa hiện tại hơn 25 thế kỷ, nhưng cách giáo hóa của Khổng Tử vẫn<br />
gần gũi, đầy sáng tạo mà ngày nay nền giáo dục hiện đại vẫn hướng đến nhằm khơi dậy<br />
<br />
136<br />
<br />
NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG<br />
<br />
sự nỗ lực, tự giác, chủ động của con người. Trong giáo dục đạo đức, nhân cách cho học<br />
trò, Khổng Tử đòi hỏi cao về sự tự giác, coi trọng nội lực ở bản thân con người, tính<br />
tích cực, chủ động của chủ thể. Khi giảng dạy cho học trò, Khổng Tử thường “chỉ gợi<br />
lên một mối rồi để người ta tự mình phải suy nghĩ ra mà hiểu lấy” [2, tr. 99]. Ông thường<br />
khuyến khích các đệ tử tư duy một cách độc lập, mạnh dạn nêu ý kiến. Theo Khổng Tử,<br />
sự thông đạt không phải tự nhiên mà có, đó là cả quá trình học tập tích cực, tư duy sáng<br />
tạo. Khổng Tử cho rằng: “Học mà chẳng chịu suy nghĩ thì chẳng được thông minh. Suy<br />
nghĩ mà chẳng chịu học, thì lòng dạ chẳng yên ổn” (Học nhi bất tư, tắc võng, tư nhi bất<br />
học, tắc đãi - Luận ngữ, Vi Chính, 15). Khổng Tử hết sức bất bình đối với những học trò<br />
lười suy nghĩ, không chịu động não. Ông nói rằng: “Người nào chẳng ra công tìm tòi, như<br />
làm việc chi, chẳng tự hỏi: tôi phải làm cách nào? tôi phải làm sao? Người như vậy, ta<br />
cũng chẳng có cách gì mà chỉ bảo cho được” (Luận ngữ, Vệ Linh Công, 15).<br />
Khổng Tử luôn khuyến khích học trò phải biết suy nghĩ sâu sắc, tìm tòi cho sáng tỏ.<br />
Nếu học trò chưa khao khát muốn biết, chưa hổ thẹn vì không biết thì ông chưa dạy bảo.<br />
Khi học trò nôn nóng muốn học thì ông lại tùy tính cách và khả năng của từng người mà<br />
có phương pháp riêng. Rõ ràng, Khổng Tử luôn chú trọng đến sự nỗ lực, tính tích cực,<br />
tự giác của người học. Cách dạy của ông không gò bó, mà cốt ở sự chỉ dẫn, gợi ý cho<br />
người học để phát huy tính tích cực, tự giác của học trò. Thông qua sự gợi mở của<br />
người thầy, người học tự khám phá những điều mình chưa rõ, chưa có chứ không phải<br />
thụ động tiếp thu những tri thức mà thầy truyền đạt cho. Phương pháp này ngày nay vẫn<br />
được đánh giá cao không chỉ ở Việt Nam, Trung Quốc mà còn ở hầu hết các nước có nền<br />
giáo dục phát triển ở phương Đông lẫn phương Tây.<br />
2. Phương pháp nêu gương<br />
Nêu gương là một phương pháp được Khổng Tử đặc biệt chú trọng nhằm để giáo hóa<br />
cho các môn đồ, ông sử dụng phương pháp này như là một công cụ giáo hóa tích cực<br />
nhất. Điều đó được phản ánh trong các buổi đàm đạo về chính sự với quan lại triều đình<br />
và những lời khuyên dành cho học trò. Ông thường thường lấy gương tốt người xưa làm<br />
“thông giám”, lấy nhân cách của các bậc thánh hiền để khai mở cho học trò, bởi những<br />
tấm gương có giá trị hơn cả những bài thuyết giảng. Nếu đối sánh với giáo dục hiện đại,<br />
chúng ta không thể tìm ra sự luận giải của Khổng Tử về “phương pháp nêu gương”. Tuy<br />
nhiên, từ sự nghiên cứu cuộc đời và sự nghiệp của Khổng Tử qua các tài liệu, chúng ta<br />
có thể thấy rõ ông đã sử dụng hiệu quả phương pháp này như thế nào. Bản thân ông là<br />
một người thầy mẫu mực, một tấm gương về nhân cách đạo đức cũng như tinh thần dạy<br />
- học cho người học noi theo. Ông cho rằng: “Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện”<br />
(học tập mà không chán, dạy người mà không thấy mệt).<br />
Sau này, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã vận dụng linh hoạt, sáng tạo phương thức giáo dục của<br />
người xưa. Trong giáo dục đạo đức, Bác rất coi trọng nguyên tắc “nêu gương”. Bác thường<br />
xuyên nhắc nhở và yêu cầu mỗi cán bộ, đảng viên “Tự mình phải chính trước, mới giúp<br />
được người khác chính” [3, tr. 644]. Bác cho rằng, việc nêu gương đạo đức tác dụng giáo<br />
dục quần chúng rất cao, chính vì vậy mà Bác đã phát động phong trào thi đua sôi nổi, sâu<br />
rộng trong toàn xã hội - phong trào “Người tốt, việc tốt”. Theo Bác, việc nêu gương “Người<br />
<br />
PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC CỦA KHỔNG TỬ VÀ Ý NGHĨA CỦA NÓ...<br />
<br />
137<br />
<br />
tốt, việc tốt” sẽ có tác dụng giáo dục đạo đức rất lớn. Qua đó, mỗi người đều tự nhận thấy<br />
mình có thể noi theo gương tốt và làm việc tốt để trở thành người có ích cho xã hội. Bác căn<br />
dặn: “Lấy gương người tốt, việc tốt hằng ngày để giáo dục lẫn nhau là một trong những<br />
cách tốt nhất để xây dựng Đảng, xây dựng các tổ chức cách mạng, xây dựng con người<br />
mới, cuộc sống mới” [4, tr. 558].<br />
Vận dụng quan điểm giáo dục của Khổng Tử và tư tưởng giáo dục của Chủ tịch Hồ Chí<br />
Minh, các nhà giáo dục ngày nay vẫn sử dụng phương pháp nêu gương để giáo huấn học trò,<br />
đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục đạo đức, nhân cách, lối sống cho học trò rất có hiệu quả...<br />
đồng thời bản thân người thầy giáo phải thực hiện tốt cuộc vận động của ngành giáo dục:<br />
“Mỗi thầy cô giáo là một tấm gương đạo đức, tự học và sáng tạo”.<br />
3. Phương pháp dẫn luận<br />
Phương pháp dẫn luận được sử dụng khá nhiều trong các bài giảng của Khổng Tử.<br />
Thông qua những câu nói ngắn gọn, súc tích được lưu truyền có ý nghĩa giáo dục, được<br />
coi như chuẩn tắc sống và hoạt động của con người, Khổng Tử thường trích dẫn những<br />
câu cổ ngữ để giảng dạy cho các đệ tử. Trong Luận ngữ có một số câu châm ngôn có từ<br />
thời trước, nhiều câu bắt đầu với “Tử viết: Khổng Tử nói”, nhưng thực ra là thu thập từ<br />
truyền thống truyền khẩu mà Khổng Tử áp dụng khi giảng dạy học trò. Chẳng hạn: “Tử<br />
viết: Học nhi bất tư, tắc võng; tư nhi bất học, tắc đãi” (Khổng Tử nói: Học mà không<br />
suy nghĩ ắt mờ tối, suy nghĩ mà không học hỏi ắt mỏi mệt - Luận ngữ, Vi chính, 15);<br />
hay “Tử viết: Xảo ngôn, lệch sắc, tiển hỹ nhân” (Khổng Tử nói: Khéo mồm khéo<br />
miệng, mặt mũi tươi tỉnh, người như thế ít có nhân - Luận ngữ, Học nhi, 3).<br />
Khổng Tử cũng thường mượn nội dung những câu chuyện để răn dạy, hoặc thông qua<br />
cách cư xử, lời nói của thánh nhân hoặc của bản thân ông để gián tiếp giáo dục cách cư<br />
xử cho học trò. Chẳng hạn như: Một hôm, từ triều về nhà, nghe tin chuồng ngựa cháy,<br />
Khổng Tử hỏi: “Có ai bị thương không?” (Luận Ngữ, Hương đảng, 12), ông không hề<br />
hỏi về ngựa mà chỉ hỏi đến người dù một con ngựa thời đó có thể đắt gấp 10 lần một nô<br />
lệ. Khổng Tử không quan tâm đến vật chất mà thể hiện sự quan tâm lớn nhất đến con<br />
người. Qua đó, không cần dạy trực tiếp nhưng học trò của ông có thể suy nghĩ và định<br />
hình về lối sống đạo đức của mình.<br />
Dẫn luận những câu chuyện hoặc trích dẫn kinh điển, lời dạy của thánh nhân để dạy<br />
học trò, qua đó Khổng Tử đã giúp người học tự nhận thức, tự suy luận ra vấn đề vừa<br />
nhẹ nhàng, vừa sâu sắc. Phương pháp này ngày nay vẫn được sử dụng khá phổ biến<br />
trong quá trình giáo dục bởi những giá trị, ưu điểm của nó.<br />
4. Phương pháp ôn cũ biết mới<br />
Khổng Tử khẳng định rằng: “Người nào ôn lại những điều đã học, do nơi đó mà biết<br />
thêm những điều mới, người ấy có thể làm thầy thiên hạ đó” (Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ<br />
vi sư kỹ - Luận ngữ, Vi chính, 11). Theo đó, Khổng Tử muốn nói đến tầm quan trọng<br />
của việc học và ôn tập. Điều quan trọng hơn cả, ôn tập không chỉ để củng cố kiến thức<br />
mà còn biết thêm cái mới. Học tập là để hiểu biết cái hiện chưa biết, cũng tức là hiểu<br />
<br />
138<br />
<br />
NGUYỄN THỊ HOA PHƯỢNG<br />
<br />
biết cái còn mới lạ đối với mình để nắm bắt cái mới lạ đó. Đây thực sự là phương pháp<br />
dạy học phổ biến, bổ ích, thiết thực và đúng đắn.<br />
Trong quan niệm của Khổng Tử thì phương pháp “ôn cố nhi tri tân” có một ý nghĩa<br />
hết sức quan trọng. Đối với đạo, đạo trị nước, đạo tu thân, đối với cương thường luân<br />
lý, đối với cuộc sống nói chung, cái gì cũng có khuôn vàng, thước ngọc; cho nên,<br />
muốn tu thân, tề gia, trị quốc, làm cho thiên hạ trở nên hữu đạo thì phải luôn giữ gìn,<br />
thực hiện cho đúng đạo của Thánh vương thuở xưa, phải “ôn cố” cho rộng, cho nhiều,<br />
cho sâu. “Ôn cố nhi tri tân” theo Khổng Tử là ôn lại cái cũ xưa để biết cái mới ngày<br />
nay và ngày sau.<br />
Theo Quang Đạm thì “nhiều nhà giáo dục và khoa học tiến bộ ở nước ta và ở nhiều<br />
nước khác vận dụng luận điểm ôn cố nhi tri tân thành một phương pháp học tập và<br />
nghiên cứu nối liền quá khứ với hiện tại và tương lai” [5, tr.434]. Trong quá khứ,<br />
mọi mặt của đời sống đều có những thành tựu đã đạt đỉnh cao, thông thường là do<br />
các vua, các thánh để lại. Khổng Tử là người “học không biết chán, dạy đời không<br />
biết mỏi” (“Học nhi bất yếm, hối nhân bất quyện” - Luận ngữ, Thuật Nhi, 33).<br />
Người đã ôn thật kỹ mọi kiến thức cũ từ thời thánh cổ, diễn đạt và ghi chép rõ ràng,<br />
từ đó nhạy bén tìm ra cái mới trong đạo lý của mỗi vị thánh hiền rồi gộp lại những<br />
thành quả ấy để đời sau kế thừaVới việc san định tức là sắp xếp, lựa chọn, chỉnh lý<br />
những thành tựu lớn của các đấng “tiên vương”, “tiên thánh” ngày xưa, với nguyên<br />
tắc “thuật nhi bất tác” Khổng Tử mong muốn “thuật cho đúng cái cổ”, bởi đó là cái<br />
đã đạt đến đỉnh cao về mọi mặt, là những cái mới ban đầu tuyệt vời mà tiên thánh đã<br />
đặt ra mà “con cháu và các thế hệ môn đệ đời sau không thể làm gì hơn những công<br />
việc ôn cũ cho kỹ, tập thành cho dù và “thuật” cho đúng để tìm lại cái mới” [5, tr.<br />
438]. Khổng Tử rất lo người học không biết hướng vào quá khứ mà “ôn cố” để tìm<br />
lại những đỉnh cao cần đạt tới. Đây cũng là vấn đề mà những nhà giáo dục ngày nay<br />
vẫn trăn trở, nhất là khi thế hệ trẻ đang sống trong thế giới hiện đại với sự ảnh<br />
hưởng nhiều mặt của nó. Thế nên, vấn đề giáo dục lý tưởng, truyền thống, đạo đức,<br />
lối sống, năng lực sáng tạo... cho thế hệ trẻ là không thể xem nhẹ. Tuy nhiên, nếu<br />
“ôn cố nhi tri tân” với nguyên tắc “thuật nhi bất tác” thì không chừng sẽ dẫn đến lối<br />
học vẹt, thụ động, thiếu sáng tạo. Nếu “ôn cổ” theo kiểu thuộc lòng mọi câu chữ của<br />
“cổ nhân”, thuật lại, lặp lại, làm y nguyên lại mà “bất tác” không sáng tạo, không<br />
làm ra cái mới và việc quá đề cao “ôn cố nhi tri tân” một cách phiến diện, một chiều<br />
sẽ tạo nên sự trì trệ, bảo thủ trong quá trình giáo dục và trong lĩnh vực hoạt động<br />
tinh thần nói chung. Điều đó khó có thể chấp nhận trong nền giáo dục hiện đại ngày<br />
nay. Mặt khác, nếu biết vận dụng, biết ôn lại, thuật lại cái thành quả, cái đúng, cái<br />
hay của người xưa với tinh thần nhạy bén dò tìm chân lý để “tri tân” thì lại khác, có<br />
thể đem lại hiệu quả cao trong dạy và học.<br />
6. Phương pháp gắn lý thuyết với thực nghiệm<br />
Nghiên cứu cách thức dạy học của rằng Khổng Tử, chúng ta thấy ông luôn chú trọng<br />
mở mang trí tuệ và trau dồi đạo đức, gắn việc học với thực hành và vận dụng tri thức<br />
vào giải quyết các vấn đề của cuộc sống. Sự kết hợp giữa lý thuyết với thực hành trong<br />
<br />