Đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp
lượt xem 5
download
Bài viết phân tích tình hình thực hiện đổi mới quản lý giáo dục thông qua việc: ban hành, thực hiện văn bản chính sách phát triển giáo dục; cải cách thủ tục hành chính, phân cấp quản lý giáo dục; đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân; phân loại chất lượng giáo dục giáo dục và đào tạo theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia. Mời các bạn tham khảo!
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo ở Việt Nam: thực trạng và giải pháp
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG ĐỔI MỚI QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Ở VIỆT NAM: THỰC TRẠNG VÀ GIẢI PHÁP Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam* Tóm tắt Một trong những giải pháp căn bản để thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục và Nghị quyết 29-NQ/TW đó là đổi mới công tác quản lý giáo dục, bài viết phân tích tình hình thực hiện đổi mới quản lý giáo dục thông qua việc: ban hành, thực hiện văn bản chính sách phát triển giáo dục; cải cách thủ tục hành chính, phân cấp quản lý giáo dục; đổi mới cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân; phân loại chất lượng giáo dục giáo dục và đào tạo theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia; Quản lý theo chiến lược, quy hoạch kế hoạch; ứng dụng công nghệ thông tin; phổ cập giáo dục, hướng nghiệp phân luồng; xây dựng xã hội học tập, chỉ ra những hạn chế, nguyên nhân, từ đó đề xuất định hướng giải pháp đổi mới quản lý giáo dục trong thời gian tới. Từ khoá: Quản lý giáo dục, đổi mới quản lý giáo dục Mở đầu Chiến lược phát triển giáo dục 2011-20201 đã nêu rõ mục tiêu: “Đến năm 2020, nền giáo dục nước ta được đổi mới căn bản và toàn diện theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá, xã hội hoá, dân chủ hoá và hội nhập quốc tế; chất lượng giáo dục được nâng cao một cách toàn diện, gồm: giáo dục đạo đức, kỹ năng sống, năng lực sáng tạo, năng lực thực hành, năng lực ngoại ngữ và tin học; đáp ứng nhu cầu nhân lực, nhất là nhân lực chất lượng cao phục vụ sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước và xây dựng nền kinh tế tri thức; đảm bảo công bằng xã hội trong giáo dục và cơ hội học tập suốt đời cho mỗi người dân, từng bước hình thành xã hội học tập”. Một trong những giải pháp quan trọng để thực hiện mục tiêu này, đó là đổi mới quản lý giáo dục. Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo cũng khẳng định: “Đổi mới căn bản công tác quản lý giáo dục, đào tạo, bảo đảm dân chủ, thống nhất; tăng quyền tự chủ và trách nhiệm xã hội của các cơ sở giáo dục, đào tạo; coi trọng quản lý chất lượng” là giải pháp để thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản toàn diện giáo dục và đào tạo. 1 Quyết định Số: 711/QĐ-TTg ngày 13 tháng 6 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt “Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020”. * PGS.TS. Lê Anh Vinh, Phó Viện trưởng phụ trách Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam. * TS. Trịnh Thị Anh Hoa, Trưởng ban nghiên cứu Chính sách và Chiến lược Giáo dục, Viện Khoa học Việt Nam 138
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG I. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN ĐỔI MỚI QUẢN LÝ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO Sau khi Chiến lược phát triển Giáo dục 2011-2020 và Nghị quyết 29-NQ/TW được ban hành, mặc dù trong bối cảnh đất nước còn nhiều khó khăn và nguồn lực còn hạn hẹp, song với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực của ngành giáo dục trong việc đổi mới giáo dục nói chung và đổi mới quản lý giáo dục nói riêng, sự nghiệp giáo dục đào tạo (GDĐT) nước ta đã có những chuyển biến căn bản về chất lượng và hiệu quả và được các tổ chức giáo dục thế giới ghi nhận, đánh giá cao. 1. Xây dựng hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đồng bộ tạo hành lang pháp lý trong việc thực hiện chức năng quản lý Nhà nước về giáo dục. Hệ thống cơ chế, chính sách về GDĐT được hoàn thiện đã từng bước khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những “nút thắt” trong hoạt động đổi mới giáo dục, tạo hành lang pháp lý để các địa phương, các cơ sở GDĐT thực hiện. Trong đó phải kể đến Luật Giáo dục 2019, Luật Giáo dục Nghề nghiệp, Luật Giáo dục Đại học 2012 và sửa đổi 2018, Nghị quyết số 88/2014/QH13 của Quốc hội về việc đổi mới chương trình, sách giáo khoa giáo dục phổ thông,… theo đó nhiều cơ chế, chính sách cho nhà giáo, người học, doanh nghiệp đã được ban hành (phụ cấp thâm niên, quy định chức danh gắn với tiền lương, phụ cấp đặc thù, phụ cấp dạy các nghề nặng nhọc độc hại, nguy hiểm, chính sách kéo dài thời gian làm việc, chính sách tôn vinh đối với nhà giáo v.v…; chính sách miễn giảm học phí, chính sách tín dụng, chính sách việc làm, chính sách hỗ trợ người học nghề thuộc các đối tượng yếu thế; chính sách miễn thuế thu nhập cho doanh nghiệp…)1. 2. Cải cách hành chính, thực hiện phân cấp quản lý, giao quyền tự chủ, tăng cường trách nhiệm giải trình cho cơ sở giáo dục. Công tác quản lý giáo dục có chuyển biến tích cực, đặc biệt trong việc xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ chế, chính sách về giáo dục và đào tạo nhằm khắc phục những hạn chế, bất cập, giải quyết những “nút thắt” trong hoạt động đổi mới giáo dục, tạo hành lang pháp lý để các địa phương, các cơ sở giáo dục và đào tạo thực hiện. Nhiều thủ tục hành chính không thực sự cần thiết được bãi bỏ và được thay thế bằng các biện pháp đăng ký, hậu kiểm, quy định chế tài quản lý, đồng thời đảm bảo 1 Chính sách đối với người học: Thủ tướng Chính phủ đã ban hành hai Quyết định quy định về chính sách nội trú đối với học sinh, sinh viên học cao đẳng, trung cấp; chính sách hỗ trợ đào tạo trình độ sơ cấp, đào tạo dưới 3 tháng; Chính sách học phí: Chính phủ đã ban hành Nghị định số 86/2015/NĐ-CP quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với cơ sở giáo dục thuộc hệ thống giáo dục quốc dân và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập từ năm học 2015-2016 đến năm học 2020-2021; Chính sách đối với người dạy: Nghị định số 113/2015/NĐ-CP ngày 9/10/2015 của Chính phủ quy định phụ cấp đặc thù, phụ cấp ưu đãi, phụ cấp trách nhiệm công việc, phụ cấp nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm. 139
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG được hiệu quả cải cách hành chính, nâng cao mức độ hài lòng của người dân đối với dịch vụ giáo dục công. Phân cấp quản lý GD được triển khai thực hiện góp phần giúp ngành GDĐT tháo gỡ những khó khăn, từng bước tách được quản lý Nhà nước với quản trị của các đơn vị sự nghiệp; bảo đảm quyền tự chủ, tự chịu trách nhiệm xã hội của các đơn vị sự nghiệp GD (nhất là các cơ sở GDĐH); nhiều địa phương đã ban hành cơ chế, chính sách riêng trên cơ sở chính sách do Chính phủ quy định để phát triển GDĐT; ngành GDĐT ở các cấp đã được chủ động tham gia vào công tác xây dựng kế hoạch, quy hoạch phát triển GDĐT. Thực hiện phân cấp, giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục trong việc xây dựng và thực hiện nhiệm vụ, gắn với đổi mới quản trị và nâng cao trách nhiệm giải trình, tạo động lực và tính chủ động, sáng tạo cho các cơ sở giáo dục; đã bước đầu chuyển từ cơ chế “chỉ huy và kiểm soát” sang “giao quyền và giám sát”. Công tác quản trị cơ sở giáo dục mầm non được triển khai và từng bước hoàn thiện hướng tới việc tăng tính tự chủ hơn nữa cho các cơ sở giáo dục mầm non, đặc biệt là tự chủ về thực hiện chương trình. Công tác quản trị tại các cơ sở giáo dục phổ thông đã có nhiều chuyển biến tích cực. Từ năm học 2013 - 2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành các văn bản hướng dẫn, giao quyền chủ động cho các cơ sở giáo dục phổ thông xây dựng và thực hiện kế hoạch giáo dục nhà trường theo định hướng phát triển phẩm chất, năng lực học sinh. Kết quả thực hiện, tư duy về quản lý nhà trường theo hướng quản trị đã được thực hiện từng bước có hiệu quả, tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên sáng tạo trong dạy học. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã khuyến khích các địa phương giao quyền tự chủ tài chính cho cơ sở giáo dục. Một số địa phương triển khai hiệu quả công tác tự chủ tài chính đối với các cơ sở giáo dục trực thuộc (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hải Phòng, Cần Thơ, Bắc Giang...) [2]. Triển khai Nghị quyết số 77/NQ-CP của Chính phủ về thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động đối với cơ sở giáo dục đại học công lập. Đã có 23 cơ sở GD ĐH công lập được giao thí điểm tự chủ đổi mới cơ chế hoạt động kết quả cho thấy: - Vai trò, vị trí của các cơ sở GDĐH trong hệ thống dần được khẳng định; năng lực giảng viên được tăng cường. Một số trường tạo lập được uy tín, giữ vị trí đầu ngành về công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học, giữ những vị trí quan trọng trong hệ thống các trường đại học, cao đẳng; - Chất lượng đào tạo được cải thiện: Nhiều trường đã tích cực chủ động phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế; đã triển khai xây dựng 140
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG và công bố công khai chuẩn đầu ra và kiểm soát kết quả đầu ra. Đến nay, đã có gần 550 chương trình hợp tác và liên kết đào tạo đang hoạt động giữa 85 cơ sở giáo dục Việt Nam với 258 cơ sở giáo dục đại học nước ngoài thuộc 33 quốc gia và vùng lãnh thổ. Các chương trình liên kết đào tạo với nước ngoài đã tuyển được 86.000 sinh viên, học viên trong đó có khoảng 48.000 người đã tốt nghiệp (gồm 18.000 cử nhân, 28.000 thạc sĩ, 60 tiến sĩ và 1.900 các trình độ khác) và 38.000 người đang học. Các trường cũng tích cực thay đổi nội dung chương trình đào tạo, phương pháp giảng dạy tiên tiến, tiếp cận với chuẩn đào tạo và chương trình đào tạo quốc tế, chủ động tăng cường công tác đảm bảo chất lượng và thực hiện hoặc đăng ký kiểm định chất lượng giáo dục theo hướng tiếp cận với khu vực và quốc tế; - Công tác nghiên cứu, khoa học công nghệ, hợp tác quốc tế bước đầu đẩy mạnh: Số lượng các công trình khoa học được đăng tải trên các tạp chí chuyên môn nước ngoài trong năm 2018 tăng hơn 10 lần so với năm 2013 (tăng từ 574 lên đến 6.0827 công trình)1. - Chủ động trong quản lý, sử dụng các nguồn tài chính: tự chủ cho phép các trường đẩy mạnh quá trình xã hội hoá giáo dục, nâng cấp cơ sở vật chất, trang thiết bị nhằm đáp ứng đầy đủ hơn điều kiện giảng dạy, thúc đẩy các trường liên kết với thị trường lao động, nâng cao chất lượng đào tạo và nghiên cứu khoa học. - Năng lực tự chủ và trách nhiệm xã hội của các trường được nâng cao: Các trường đã thành lập mới Hội đồng trường, tiến hành rà soát, kiện toàn lại tổ chức bộ máy và nhân sự, theo hướng hiệu quả hơn [1]. 3. Cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân xây dựng theo hướng mở, khung trình độ quốc gia về GD tương thích với chuẩn giáo dục và đào tạo của khu vực và trên thế giới. Ngày 18/10/2016, của Thủ tướng Chính phủ đã ký Quyết định Số: 1981/QĐ-TTg phê duyệt khung cơ cấu hệ thống GD quốc dân và quyết định số 1982/QĐ-TTg phê duyệt Khung trình độ quốc gia Việt Nam. Việc triển khai khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và trình độ quốc gia Việt Nam đã đổi mới hoạt động đào tạo của mỗi cơ sở giáo dục đại học để từng bước tiệm cận với các chuẩn mực đào tạo của khu vực và thế giới, các cơ sở giáo dục đại học cùng nâng cao nhận thức và năng lực xây dựng và triển khai chương trình đào tạo theo cách tiếp cận hiện đại [7]. Đó là: 1 Năm 2018, theo cơ sở dữ liệu ISI; danh sách 5 đại học, trường đại học công bố 3.059 bài, chiếm 50,3% tổng công bố quốc tế toàn hệ thống giáo dục đại học năm 2018 (Trường Đại học Tôn Đức Thắng (1128), Đại học Quốc gia TP. Hồ Chí Minh (677), Trường Đại học Duy Tân (487), Đại học Quốc gia Hà Nội (355) và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội (312). 141
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG - Định hướng cho việc xây dựng và phát triển chương trình tại các trường; giúp các trường điều chỉnh cách xây dựng và triển khai chương trình đào tạo từ định hướng nội dung (Content Based) sang định hướng đầu ra (Outcomes Based), đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp, bảo đảm chất lượng đào tạo; - Gắn kết chặt chẽ với quá trình bảo đảm chất lượng, tạo thuận lợi cho tự đánh giá và cải tiến chương trình tại các cơ sở giáo dục đại học; - Thúc đẩy thực hiện tham chiếu giữa Khung trình độ quốc gia Việt Nam và Khung tham chiếu trình độ của các quốc gia ASEAN (AQRF), làm cơ sở thực hiện công nhận lẫn nhau về trình độ, nâng cao chất lượng và năng lực cạnh tranh trong đào tạo nguồn nhân lực của Việt Nam so với các nước ASEAN. Theo đó, các cơ sở giáo dục đại học cải tiến chất lượng thông qua phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận chuẩn quốc tế: CDIO, POHE, chương trình tiên tiến, chương trình PFIEV, chương trình chất lượng cao và các chương trình liên kết quốc tế khác; thực hiện xây dựng chương trình đào tạo tiếp cận chuẩn AUN-QA, công bố chuẩn đầu ra về năng lực ngoại ngữ theo hướng dẫn của Bộ Giáo dục và Đào tạo…, nâng cao năng lực cạnh tranh của mình trong khu vực, giúp cho việc đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của Việt Nam đủ năng lực cạnh tranh trên trường quốc tế [3]. 4. Phân loại chất lượng GD phổ thông, GD nghề nghiệp và đại học theo các tiêu chuẩn chất lượng quốc gia. Quản lý chất lượng giáo dục theo hướng chuẩn hoá đầu ra và các điều kiện đảm bảo chất lượng [5]. Các hoạt động bảo đảm chất lượng hướng tới nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo ngày càng được chú trọng. Tính đến 30 tháng 4 năm 2020, có 253 cơ sở đào tạo hoàn thành báo cáo tự đánh giá theo tiêu chuẩn kiểm định chất lượng giáo dục trong nước (trong đó có 225 cơ sở giáo dục đại học và 28 trường cao đẳng sư phạm); 144 cơ sở giáo dục đại học và 8 trường cao đẳng sư phạm được đánh giá ngoài, trong đó có 142 cơ sở giáo dục đại học và 8 trường cao đẳng sư phạm được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục; có 156 chương trình đào tạo hoàn thành tự đánh giá, trong đó có 122 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài và 65 chương trình đào tạo được công nhận đạt tiêu chuẩn chất lượng giáo dục. Về đánh giá theo tiêu chuẩn và tổ chức kiểm định chất lượng giáo dục của nước ngoài: có 7 cơ sở giáo dục đại học được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn đánh giá của Hội đồng Cấp cao về đánh giá nghiên cứu và giáo dục đại học Pháp (HCERES) và Mạng lưới bảo đảm chất lượng các trường đại học ASEAN (AUN- QA); có 157 chương trình đào tạo được đánh giá ngoài và công nhận bởi các tổ chức kiểm định nước ngoài. Một số trường đại học đã tham gia xếp hạng bởi tổ chức quốc 142
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG tế, không những khẳng định được thương hiệu mà còn làm cơ sở phấn đấu nâng cao chất lượng đào tạo đạt chuẩn khu vực và quốc tế. Lần đầu tiên 3 cơ sở giáo dục đại học lọt vào bảng xếp hạng 1.000 trường đại học tốt nhất thế giới1; có 7 trường đại học được vào danh sách các đại học hàng đầu châu Á2; 139 cơ sở giáo dục đại học và 8 trường cao đẳng sư phạm đạt tiêu chuẩn kiểm định theo bộ tiêu chuẩn kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục đại học của Việt Nam; 121 chương trình đào tạo của 38 trường đại học được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn trong nước và 174 chương trình đào tạo của 32 trường đại học, học viện được đánh giá và công nhận theo tiêu chuẩn khu vực và quốc tế. Đại học Quốc gia Hà Nội và Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh đã lọt vào tốp 101-150 Bảng xếp hạng thế giới các trường đại học trẻ tuổi (có thời gian thành lập dưới 50 năm) có chất lượng giáo dục hàng đầu trên thế giới của Tổ chức xếp hạng đại học QS - Quacquarelli Symonds, Vương quốc Anh (QS Top 50 Under 50). Bên cạnh đó, Trường Đại học Bách khoa Hà Nội lần đầu tiên xuất hiện trong tốp 200 của bảng xếp hạng các trường đại học trong “độ tuổi vàng” (THE Best ‘Golden Age’ universities) và cũng là đại diện duy nhất đến từ Việt Nam. 5. Quản lý giáo dục theo quy hoạch, kế hoạch phù hợp với thực tiễn. Thực hiện rà soát, điều chỉnh mạng lưới cơ sở GD mầm non, phổ thông, cơ sở giáo dục đại học: Xây dựng lại hệ thống các tiêu chuẩn cơ sở GD cho mọi cấp học, hướng đến hình thành hệ thống chuẩn mực cho các cơ sở GD lấy chất lượng làm trung tâm, trên cơ sở đó sẽ đưa ra các chính sách đầu tư phát triển, nâng cao chất lượng cũng như phân bố lại không gian nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư, thu hút các nguồn lực khác của xã hội [7]. Thay đổi dần mô hình phát triển GD đại học từ chú trọng phát triển số lượng sang chú trọng chất lượng và hiệu quả đáp ứng nhu cầu nhân lực xã hội. Điều chỉnh chỉ tiêu đào tạo, trong đó giảm chỉ tiêu đào tạo hệ vừa làm vừa học, liên thông và từ xa; giảm chỉ tiêu hệ vừa làm vừa học và chỉ tiêu hệ liên thông; Thực hiện Nghị quyết số 64/NQ-CP ngày 04/9/2014 của Chính phủ về chủ trương sáp nhập các trung tâm dạy nghề, trung tâm GDTX, trung tâm kỹ thuật tổng hợp hướng nghiệp công lập cấp huyện thành một đơn vị. 1 Đại học Quốc gia Hà Nội và Trường Đại học Bách khoa Hà Nội được xếp trong nhóm 801-1.000 đại học tốt nhất, còn Đại học Quốc gia TP.HCM trong nhóm 1.000+ do tạp chí Times Higher Education, Anh quốc xếp hạng. 2 ĐH Quốc gia Hà Nội, ĐH Quốc gia TP. Hồ Chí Minh, ĐH Bách khoa Hà Nội, ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Cần Thơ, ĐH Huế và ĐH Đà Nẵng (theo Quacquarelli Symonds-QS). 143
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 6. Ứng dụng công nghệ thông tin, truyền thông trong quản lý, dạy và học các cấp Ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý giáo dục: 100% các cơ sở giáo dục và đào tạo đã kết nối internet tốc độ cao, tạo cơ sở triển khai ứng dụng công nghệ thông tin từ trung ương đến các nhà trường; Công tác tin học hoá quản lý được triển khai trên diện rộng ở tất cả các nhà trường theo hướng sử dụng các hệ thống phần mềm quản lý trực tuyến (online), tập trung dữ liệu nhằm tăng hiệu quả quản lý, tiết kiệm chi phí đầu tư và nhân lực. Tỷ lệ các trường sử dụng phần mềm quản lý đạt trên 90% và hầu hết sử dụng phần mềm quản lý theo mô hình trực tuyến. Xây dựng và thực hiện Chính phủ điện tử, cổng dịch vụ công trực tuyến của Bộ được kết nối với cổng dịch vụ công Quốc gia đã cung cấp 29 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 6 dịch vụ công trực tuyến mức độ 4. Hiện đại hoá cải cách hành chính được cải thiện mạnh mẽ tạo điều kiện thuận lợi cho người dân góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Theo công bố của Bộ Nội vụ năm 2018, chỉ số hiện đại hoá hành chính của Bộ Bộ Giáo dục và Đào tạo xếp thứ 2/18 Bộ, ngành - tăng 8 bậc so với năm 2017. Xây dựng và đóng góp vào Hệ tri thức Việt số hoá gần 5.000 bài giảng điện tử e-learning1 có chất lượng; tổng hợp và cập nhật hơn 2.000 video các bài giảng trực tuyến trên truyền hình; trên 900 đề án tuyển sinh của các trường đại học, cao đẳng2 (của các năm 2017, 2018 và 2019); trên 7.500 luận án tiến sĩ3; gần 30 nghìn câu hỏi trắc nghiệm và dữ liệu trường học kết nối. Gần 40% số lượt giáo viên được tham gia các lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin, trong đó 29% giáo viên có thể thiết kế bài giảng e-learning hỗ trợ học sinh tự học. Khoảng 50% cơ sở đào tạo đại học triển khai học tập trực tuyến qua mạng, tỷ lệ học sinh phổ thông học qua truyền hình và trực tuyến đạt khoảng 80%. Việc ứng dụng các hệ thống quản lý học tập trực tuyến (LMS) có khả năng quản lý được quá trình tổ chức dạy, học, kiểm tra đánh giá trực tuyến cũng đã quan tâm triển khai, nâng cao hiệu quả học trực tuyến. Cơ sở dữ liệu ngành về giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông được triển khai tại 63 sở GDĐT, 710 phòng giáo dục và đào tạo, qua đó đã thu thập được 23 triệu hồ sơ học sinh, 1,5 triệu hồ sơ giáo viên, nhân viên và cán bộ quản lý từ 53.000 trường học và thông tin về cơ sở vất chất, nhà vệ sinh trường học. Hệ thống thống kê về giáo dục đại học được triển khai đến nay đã thu thập được 1,3 triệu hồ sơ sinh viên, 1 Hơn 4.000 bài giảng thuộc chương trình giáo dục phổ thông 2018, hơn 1.000 bài thuộc chủ đề Dư địa chí Việt Nam. 2 Cơ sở dữ liệu về đề án tuyển sinh được đặt tại địa chỉ https://thituyensinh.vn 3 Hệ thống được đặt tại địa chỉ: https://luanvan.itrithuc.vn 144
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG 94 nghìn hồ sơ giảng viên từ 247 trường đại học, học viên, cao đẳng sư phạm, trung cấp sư phạm (trên tổng số 536 trường). Các nhà trường trên cả nước tích cực triển khai phần mềm quản lý trường học lên trên 40.000 trường, 100% các sở giáo dục và đào tạo, phòng giáo dục và đào tạo đã triển khai hệ thống website giáo dục, thư điện tử dùng riêng và văn bản điện tử tới các đơn vị trực thuộc theo từng mức độ; trên 60% các sở giáo dục và đào tạo triển khai hệ thống họp, hội thảo, tập huấn chuyên môn qua mạng. 100% cơ sở đào tạo có cổng thông tin điện tử, 95% cổng thông tin điện tử của các đơn vị hỗ trợ thiết bị di động; 100% các trường sử dụng thư điện tử (email) để trao đổi công việc, trong đó khoảng 90% có hệ thống email riêng, 94% số đơn vị cung cấp địa chỉ thư điện tử cho đối tượng là cán bộ quản lý, giảng viên, 60% cung cấp email cho sinh viên sử dụng, 70% cơ sở đào tạo đã ban hành quy chế sử dụng email trong đơn vị; khoảng 95% các trường triển khai phần mềm quản lý chương trình đào tạo, 75% số đơn vị sử dụng phần mềm quản lý nhân sự. Trong điều kiện dịch bệnh COVID-19, học sinh và sinh viên không thể đến trường học tập, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành một số văn bản chỉ đạo các sở GDĐT, cơ sở đào tạo tăng cường các hình thức dạy học qua internet và trên truyền hình. Cụ thể, 92/240 cơ sở đào tạo đại học (chiếm 38,3%) đã áp dụng phương thức đào tạo trực tuyến, trong đó 79 cơ sở áp dụng trực tuyến hoàn toàn, 13 cơ sở kết hợp giữa đào tạo trực tuyến và trực tiếp. Nhiều tỉnh, thành phố đã triển khai dạy học trên truyền hình [1]. 7. Nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục, tăng cường hướng nghiệp và phân luồng sau trung học cơ sở, trung học phổ thông triển khai từng bước có hiệu quả. Hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non 5 tuổi vào năm 2017, tiếp tục củng cố và nâng cao kết quả phổ cập GD tiểu học và trung học cơ sở; triển khai áp dụng tốt phần mềm quản lý thông tin phổ cập GD và xoá mù chữ. Hệ thống cơ sở GD nghề nghiệp, đội ngũ cán bộ quản lý, GV và trang thiết bị phục vụ GD hướng nghiệp và công tác phân luồng HS sau trung học đã được quan tâm đầu tư, phát triển. Tổ chức hiệu quả mô hình học văn hoá kết hợp với học nghề tại các trung tâm giáo dục thường xuyên, số học viên tham gia học văn hoá kết hợp với học nghề ngày càng tăng (đạt 33,44%); phối hợp với các trường phổ thông để thực hiện GD hướng nghiệp và đào tạo kỹ năng nghề nghiệp cho HS. Thực tiễn, công tác phân luồng, số học sinh sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông không đăng ký vào các trường đại học chiếm từ 26%- 28%; số học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở không tiếp tục học lên trung học phổ thong hiện chiếm trên 30%. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp trung học cơ sở và trung học 145
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG phổ thông chuyển sang học nghề có xu hướng tăng. Công tác dạy nghề phổ thông đã có những chuyển biến tích cực, hiệu quả, gắn lý thuyết với thực hành và thực tiễn. Việc lựa chọn học nghề phổ thông của học sinh đã chuyển dần theo hướng phù hợp với nhu cầu phát triển kỹ năng, phục vụ nhu cầu lao động của xã hội [6]. 8. Xây dựng xã hội học tập đã được triển khai đồng bộ từ Trung ương đến địa phương. Các bộ, ngành và hội ở Trung ương đã chủ động tham gia xây dựng xã hội học tập bằng việc tích cực triển khai có hiệu quả các đề án thành phần thuộc Đề án Xây dựng xã hội học tập đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt1. Tích cực tuyên truyền nâng cao nhận thức cho mọi người về ý nghĩa, tác dụng của việc học tập suốt đời; biểu dương các điển hình tiên tiến trong phong trào khuyến học khuyến tài. Tổ chức các hội thảo nghiên cứu, đề xuất các vấn đề về học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập; tổ chức lễ hội học tập hàng năm. Triển khai thí điểm mô hình “Cộng đồng học tập”, “Đơn vị học tập” và “Thành phố học tập”; phát động phong trào thi đua học tập thường xuyên, học tập suốt đời trong mỗi gia đình, dòng họ, cộng đồng dân cư, tổ chức và mỗi cá nhân. Các địa phương2 đã huy động được hàng triệu lượt người ở các độ tuổi tham gia học tập trên các lĩnh vực của đời sống xã hội, góp phần giúp người dân nâng cao chất lượng cuộc sống. Chương trình xoá mù chữ và GD tiếp tục sau khi biết chữ được chú trọng, nhiều địa phương đã tích cực mở các lớp xoá mù chữ, huy động số người mù chữ trong độ tuổi ra các lớp học xoá mù chữ. Tỉ lệ người biết chữ ở độ tuổi từ 15 trở lên được duy trì, một số địa phương đã quan tâm tăng tỷ lệ người biết chữ ở độ tuổi trên 35. II. HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN Bên cạnh những kết quả đạt được, việc đổi mới quản lý cũng còn một số hạn chế, như: - Hệ thống giáo dục chưa thực sự mềm dẻo, linh hoạt công tác sắp xếp mạng lưới trường, lớp học ở một số địa phương còn bất cập do chưa hoàn thiện quy hoạch tổng thể về phát triển trường, lớp để đáp ứng nhu cầu học suốt đời cho mọi người. Giáo 1 Đề án “Xoá mù chữ đến năm 2020” (QĐ số 692/QĐ-TTg ngày 4/5/2013); Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hoá, câu lạc bộ” (QĐ số 208/QĐ-TTg ngày 27/1/2014); Đề án “Đẩy mạnh phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng đến năm 2020” (QĐ số 281/QĐ-TTg ngày 20/02/2014); Đề án Truyền Thông về xây dựng xã hội học tập (QĐ số 2053/QĐ-TTg ngày 13/11/2014); Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong công nhân lao động tại các doanh nghiệp đến năm 2020”(QĐ số 231/QĐ-TTg ngày 13/02/2015). 2 TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai, Khánh Hoà, Đã Nẵng, Thanh Hoá, Vĩnh Phúc, Phú Thọ, Bắc Giang, Quảng Ninh, Cà Mau, Vĩnh Long, Quảng Bình, Thái Bình, Điện Biên, Nghệ An. 146
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG dục không chính quy chưa mở rộng, chưa có nhiều loại hình và chưa phủ kín ở các địa bàn khó khăn; - Nguồn lực tài chính thực tế cho đổi mới GDĐT còn thiếu do quy mô ngân sách nước ta còn nhỏ, vì vậy, chi thực tế cho giáo dục còn ít so với nhu cầu của một nền giáo dục đang phát triển; - Cơ chế, chính sách về tự chủ còn thiếu và chưa đồng bộ; Tự chủ đại học chưa gắn liền với đổi mới quản trị đại học trong cơ sở GD đại học; Thực hiện tự chủ nhưng chưa gắn với việc tự chịu trách nhiệm giải trình xã hội; Tự chủ chưa thực sự trở thành động lực giúp các cơ sở GD đại học phát huy khả năng chủ động, sáng tạo, nâng cao hiệu quả hoạt động, tăng cường cạnh tranh và đa dạng hoá các loại hình GD trong hệ thống GD đại học nhằm nâng cao chất lượng đào tạo đáp ứng nguồn nhân lực của đất nước và hội nhập quốc tế, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; - Trách nhiệm giải trình của chính quyền địa phương trong quản lý GD ở địa phương chưa được coi trọng và kém hiệu quả. Cơ chế giải trình chưa được thiết lập một cách khoa học và tin cậy nên những yếu kém hiện nay của giáo dục nước ta rất khó phân định được nguyên nhân và trách nhiệm thuộc về đâu. Trách nhiệm giải trình vẫn chưa được coi trọng trong toàn bộ máy quản lý. Nguyên nhân chính của hạn chế là do: - Nhận thức, tư duy quản lý và cách làm cũ, cách đánh giá giáo dục lạc hậu vẫn khá phổ biến. Việc phân cấp quản lý giữa Bộ và địa phương có nhiều điểm chưa rõ ràng, nhất là về nhân sự và tài chính; cơ chế quản lý áp đặt, can thiệp bằng các biện pháp hành chính chưa được khắc phục một cách triệt để; - Cơ chế phân bổ ngân sách cho cơ sở giáo dục còn mang tính bình quân giữa các cơ sở giáo dục, chưa gắn với chất lượng và kết quả đầu ra nên chưa tạo động lực cạnh tranh, nâng cao chất lượng. - Chính sách tiền lương và các chế độ, chính sách liên quan chưa tương xứng với loại hình lao động mang tính đặc thù cao trong xã hội, chưa đủ tạo động lực để đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục chuyên tâm với nghề nghiệp. - Một số địa phương chưa ưu tiên và không đủ ngân sách đầu tư cho sự nghiệp phát triển GDĐT; Bộ GDĐT chưa được tham gia vào quá trình phân bổ dự toán chi ngân sách Nhà nước cho GDĐT; nhận thức về xã hội hoá GDĐT chưa thực sự thống nhất, đồng thuận, còn tư tưởng trông chờ, ỷ lại ngân sách Nhà nước; nguồn lực đầu tư cho giáo dục còn hạn hẹp. 147
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG III. ĐỊNH HƯỚNG MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỔI MỚI QUẢN LÝ GIÁO DỤC 1. Tiếp tục đổi mới nhận thức tư duy về giáo dục; Tăng cường công tác tuyên truyền để nâng cao nhận thức về vị trí vai trò của giáo dục đối với phát triển kinh tế - xã hội và phát triển bền vững đất nước; Thể chế hoá các quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển giáo dục, nhất là quan điểm “giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Làm cho quan điểm chủ trương của Đảng và Nhà nước đi vào cuộc sống; Đổi mới tư duy quản lý giáo dục, cải cách bộ máy quản lý Nhà nước về giáo dục theo hướng tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả bảo đảm vai trò kiến tạo để phát triển giáo dục. 2. Tiếp tục hoàn thiện thể chế, đẩy mạnh cải cách hành chính về GDĐT. Các địa phương cần rà soát, quy hoạch mạng lưới trường lớp phù hợp, tạo điều kiện cho người dân tham gia học tập. Triển khai Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật GDĐH năm 2018 và Luật Giáo dục năm 2019; thực hiện Khung trình độ quốc gia Việt Nam. 3. Phân cấp ủy quyền và thực hiện dân chủ trong các cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông: đổi mới quản lí việc thực hiện chương trình và kế hoạch giáo dục theo hướng phân cấp, giao quyền tự chủ cho các cơ sở giáo dục; Thực hiện dân chủ trường học gắn với trách nhiệm của người đứng đầu; Trao thực quyền cho hiệu trưởng trong đánh giá quyết định các vấn đề về nhân sự, tổ chức bộ máy một cách tối ưu và chịu trách nhiệm giải trình trước Hội đồng trường; Giao quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục đại học: Đẩy mạnh thực hiện tự chủ đổi mới quản trị giáo dục đại học gắn với cơ chế quản lý giám sát hiệu quả và nâng cao năng lực quản trị nhà trường. Khuyến khích đa dạng về mô hình quản trị dựa trên trách nhiệm giải trình và minh bạch thông tin; Tăng cường sự tham gia của các bên liên quan: tổ chức xã hội doanh nghiệp truyền thông người học... trong việc ra quyết định lãnh đạo nhà trường; Đảm bảo các điều kiện để Hội đồng trường hoạt động hiệu quả. Nâng cao kiểm định chất lượng cơ sở giáo dục và xếp hạng đại học; Xây dựng cơ chế thúc đẩy đầu tư cho nghiên cứu khoa học, đẩy mạnh công bố quốc tế và khả năng thương mại hoá kết quả nghiên cứu khoa học; thành lập các doanh nghiệp khoa học công nghệ; Nghiên cứu áp dụng mô hình doanh nghiệp hoá các trường đại học công lập. 4. Đa dạng các mô hình học tập, chú trọng đào tạo từ xa: Hoàn thiện mạng lưới cơ sở GDTX theo hướng hệ thống giáo dục mở đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời và xây dựng xã hội học tập. Gắn kết và liên thông giữa giáo dục chính quy với giáo dục thường xuyên; giữa giáo dục nhà trường với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội; Phát triển các hình thức đào tạo từ xa trong các cơ sở giáo dục: Xây dựng nguồn học 148
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG liệu mở chú trọng phát triển đào tạo theo hướng coi trọng chất lượng và hiệu quả phù hợp với xu thế phát triển giáo dục trên thế giới; phát triển hình thức đào tạo từ xa, nhất là đào tạo từ xa qua công nghệ trực tuyến (E-Learning). 5. Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong dạy học và quản lý giáo dục: Xây dựng chính phủ điện tử trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý ngành và quản lý cơ sở giáo dục; Xây dựng, hoàn thiện hệ thống thông tin quản lý cơ sở dữ liệu ngành đáp ứng yêu cầu kết nối, liên thông, tích hợp, chia sẻ, khai thác và sử dụng thông tin phục vụ quản lý ngành và xây dựng chính sách phát triển giáo dục; Tăng cường xây dựng nền tảng công nghệ đáp ứng nhu cầu học tập suốt đời. Đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy và học: đổi mới nội dung phương pháp dạy - học kiểm tra, đánh giá và nghiên cứu khoa học. Tiếp tục cập nhật kho học liệu số dùng chung, hệ thống ngân hàng câu hỏi trực tuyến,… Xây dựng thư viện số liên thông với các cơ sở đào tạo đại học nhằm nâng cao năng lực nghiên cứu đào tạo; Phát triển mô hình trường lớp học thông minh. Triển khai hệ thống học tập trực tuyến tại các cơ sở đào tạo đại học; Nâng cao năng lực ứng dụng công nghệ thông tin cho đội ngũ cán bộ quản lý giáo viên và nhân viên. 6. Phân bổ và sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính cho phát triển giáo dục và đào tạo: Tăng cường kỷ cương kỷ luật tài chính - ngân sách Nhà nước; Phân định rõ quyền hạn, nhiệm vụ và trách nhiệm giải trình của các cấp, các ngành và các đơn vị dự toán ngân sách trong quản lý chi ngân sách Nhà nước cho giáo dục; Thực hiện đổi mới cơ chế phân bổ nguồn lực, cấp phát ngân sách Nhà nước theo hướng bảo đảm đầu tư cho các dịch vụ sự nghiệp công cơ bản, thiết yếu (giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông); chuyển từ hỗ trợ cho các cơ sở giáo dục sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách; chuyển từ hỗ trợ theo cơ chế cấp phát bình quân sang cơ chế Nhà nước đặt hàng. Đổi mới cơ cấu sử dụng nguồn ngân sách Nhà nước theo hướng tăng đầu tư để bảo đảm cơ sở vật chất và tăng cường quyền tự chủ và trách nhiệm giải trình của các cơ sở giáo dục; từng bước tăng nguồn thu đảm bảo chi thường xuyên; thúc đẩy áp dụng cơ chế tự chủ của các cơ sở giáo dục công lập. Các nhà trường đã ngày càng chủ động hơn trong việc phối hợp với các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học, các cơ sở sản xuất, kinh doanh, dịch vụ để đưa các nội dung giáo dục hướng nghiệp lồng ghép với hoạt động tư vấn tuyển sinh. Nhìn chung công tác phân luồng HS sau THCS vào học GD nghề nghiệp chưa được chú trọng đúng mức, còn thiếu các chính sách, cơ chế và thiếu sự phối hợp tốt giữa các cơ quan quản lý Nhà nước về GD nghề nghiệp ở trung ương và địa phương để khuyến khích người học tốt nghiệp THCS vào học các cơ sở GD nghề nghiệp nên kết quả tuyển sinh, phân luồng, hướng nghiệp còn rất hạn chế. 149
- KỶ YẾU HỘI THẢO KHOA HỌC ĐỔI MỚI GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO VÌ MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TÀI LIỆU THAM KHẢO CHÍNH 1. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2019). Báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW. 2. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020). Báo cáo thực hiện nhiệm vụ 19, Đánh giá việc thực hiện các mục tiêu đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo 2011-2020 và mục tiêu nhiệm vụ giai đoạn 2021-2030, kế hoạch 5 năm 2021-2025. 3. Bộ Giáo dục và Đào tạo (2020). Chuyên đề đổi mới quản lý giáo dục và đào tạo, Đề tài “Xây dựng Khung Chiến lược phát triển Giáo dục 2021-2030, Chương trình khoa học giáo dục cấp quốc gia giai đoạn 2016-2020. 4. Phan Minh Hiền (2011). Thực trạng đào tạo nghề đáp ứng nhu cầu doanh nghiệp trong bối cảnh hiện nay, Báo cáo tổng kết đề tài. 5. Phan Văn Kha (chủ biên) (2014). Đổi mới quản lý giáo dục Việt Nam: Một số vấn đề lý luận và thực tiễn, NXB Đại học Quốc gia Hà Nội. 6. Trần Kiều, Trịnh Thị Anh Hoa (2016). Về cơ cấu khung của hệ thống GD phổ thông Việt Nam. Tạp chí Khoa học GD Số 127 tr.1-3, 64. 7. Viện Khoa học Giáo dục Việt Nam (2020). Dự thảo báo cáo đánh giá thực hiện Chiến lược phát triển giáo dục 2011-2020. 8. Vũ Ngọc Hải (2013). Đổi mới quản lý nhà nước về hệ thống giáo dục quốc dân, Báo cáo tổng kết đề tài chương trình cấp Bộ. 150
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Khoa học quản lý giáo dục và những vấn đề cơ bản: Phần 2
117 p | 241 | 50
-
Bài giảng Đổi mới quản lý giáo dục đại học
31 p | 131 | 29
-
Giáo trình Đại cương Khoa học quản lí và quản lý giáo dục: Phần 2 - PGS.TS Trần Kiểm và PGS.TS Nguyễn Xuân Thức
133 p | 73 | 18
-
Xây dựng khung năng lực hiệu trưởng, chủ tịch hội đồng trường đại học trước yêu cầu đổi mới quản lý giáo dục đại học
15 p | 100 | 13
-
Một số suy nghĩ và chia sẻ về người/nghề quản lý giáo dục trong xu thế đổi mới và hội nhập
6 p | 92 | 12
-
Tìm hiểu các vấn đề cơ bản của khoa học quản lý giáo dục (tái bản lần thứ tư): Phần 2
182 p | 39 | 9
-
Quản lý việc tổ chức trong quản lý giáo dục
9 p | 87 | 8
-
Năng lực của chuyên viên trường đại học trong bối cảnh đổi mới quản lý giáo dục đại học
10 p | 69 | 6
-
Đổi mới quản lý giáo dục đại học từ yêu cầu mô hình tự chủ trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0
11 p | 55 | 5
-
Đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số trong quản lý, giáo dục, đào tạo tại trường Đại học Bình Dương
7 p | 31 | 4
-
Quản lý giáo dục số hóa: Nghiên cứu trường hợp thư viện số của trường đại học
17 p | 34 | 4
-
Đổi mới quản lý đào tạo trình độ thạc sĩ trong điều kiện tự chủ và hội nhập tại trường Đại học Ngoại thương
10 p | 57 | 4
-
Thông tin Quốc tế về Giáo dục Đại học – Số 15/2015
12 p | 27 | 3
-
Từ quản lý giáo dục Phần Lan – góp ý về đổi mới quản lý giáo dục ở Việt Nam
6 p | 6 | 2
-
Đổi mới quản lý giáo dục tiểu học trong xu thế hội nhập quốc tế và toàn cầu hóa
7 p | 3 | 1
-
Đổi mới cơ chế quản lý giáo dục vấn đề then chốt của đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục Việt Nam
4 p | 2 | 1
-
Cán bộ quản lý giáo dục – nhân tố quyết định đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục
5 p | 4 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn