intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đôi nét về công cụ tài chính phát sinh - Phan Thị Ái

Chia sẻ: Sunflower Sunflower_1 | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

234
lượt xem
59
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công cụ tài chính phát sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có (trị giá cổ phiếu, lãi suất, hàng hóa...) nhằm nhiều mục tiêu như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đôi nét về công cụ tài chính phát sinh - Phan Thị Ái

  1. ĐÔI NÉT VỀ CÁC CÔNG CỤ TÀI CHÍNH PHÁI SINH Phan Thị Ái - Khoa Kinh tế - QTKD Sự ra đời của thị trường chứng khoán Việt Nam được đánh dấu bằng việc đưa vào vận hành trung tâm giao dịch chứng khoán TP.HCM, ngày 20/07/2000 với phiên giao dịch đầu tiên bắt đầu từ ngày 28/07/2000. Cho đến nay, sau hơn 10 năm phát triển, thị trường chứng khoán Việt Nam đã và đang mở rộng với số lượng các công ty niêm yết ngày càng tăng, kéo theo sự xuất hiện của nhiều sản phẩm mới, trong đó có các công cụ t ài chính phái sinh. Công cụ tài chính phái sinh là những công cụ được phát hành trên cơ sở những công cụ tài chính đã có (trị giá cổ phiếu, lãi suất, hàng hóa….) nhằm nhiều mục tiêu như phân tán rủi ro, bảo vệ lợi nhuận hoặc tạo ra lợi nhuận. Sự biến động khó lường của trị giá cổ phiếu, lãi suất, hàng hóa… trên thị trường là những nguyên nhân gây ra rủi ro cho các nhà đầu tư trong các 1
  2. phi vụ mua, bán. Để hạn chế thấp nhất những rủi ro thua lỗ có thể xẩy ra, các nghiệp vụ tài chính phái sinh đã được hình thành. Cho đến nay, các công cụ phái sinh rất phong phú và đa dạng, nhưng có bốn công cụ chính là hợp đồng kỳ hạn (forwards), hợp đồng tương lai (futures), quyền chọn mua hoặc bán (options) và hợp đồng hoán đổi (swaps). Hợp đồng kỳ hạn (forwards) Hợp đồng kỳ hạn là công cụ lâu đời nhất và đơn giản nhất. Hợp đồng kỳ hạn là thoả thuận mua hoặc bán một tài sản (hàng hoá hoặc các tài sản tài chính) tại một thời điểm trong tương lai với một giá đã thoả thuận ngày hôm nay. Hàng hoá ở đây có thể là bất kỳ thứ hàng hoá nào, từ nông sản, các đồng tiền, cho tới các chứng khoán. Theo hợp đồng này thì chỉ có hai bên tham gia vào việc ký kết, giá cả do hai bên tự thoả thuận với nhau. Giá hàng hoá đó trên thị trường giao ngay vào thời điểm giao nhận hàng hoá có thể tăng lên hoặc giảm xuống so với mức giá đã ký kết trong hợp đồng. Khi đó, một trong hai bên sẽ bị thiệt hại do đã cam kết một mức giá thấp hơn (bên bán) hoặc cao hơn (bên mua) theo giá thị trường. Như vậy bằng việc tham gia vào một hợp đồng kỳ hạn, cả hai bên đều giới hạn được rủi ro tiềm năng cũng như hạn chế lợi nhuận tiềm năng của mình. Khi có thay đổi giá cả trên thị trường giao ngay, rủi ro thanh toán sẽ tăng lên khi một trong hai bên không thực hiện hợp đồng. Ngoài ra, vì mức giá đặt ra mang tính cá nhân và chủ quan nên rất có thể không chính xác. Ví dụ: Tình hình giá cà phê trên thị trường Việt Nam thường bất ổn và dao động tùy thuộc vào tình hình thời tiết và giá cả cà phê trên thị trường thế giới. Để tránh tình trạng bất ổn, vào đầu vụ, công ty A chuyên xuất khẩu cà phê có thể thương lượng và ký kết hợp đồng mua cà phê nhân xô kỳ hạn 6 tháng với nông dân B với số lượng 20 tấn cà phê, nhân xô giá mua 47 triệu đồng/tấn. Lúc đó A là người mua và B là người bán trong hợp đồng kỳ hạn. 2
  3. Sau 6 tháng B có trách nhiệm phải bán cho A 20 tấn cà phê nhân xô với giá thỏa thuận trước là 47 triệu đồng/tấn và A bắt buộc phải mua 20 tấn cà phê nhân xô của B với giá đó, cho dù giá cà phê nhân xô trên thị trường sau ba tháng là bao nhiêu đi nữa. Hợp đồng giao sau (futures) Hợp đồng giao sau (hợp đồng tương lai) cũng là một hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, để mua bán tài sản vào một ngày trong tương lai với giá đã thoả thuận ngày hôm nay. Hợp đồng giao sau tiến triển từ hợp đồng kỳ hạn nên có những điểm giống với hợp đồng kỳ hạn, đều được ấn định rõ loại hàng hóa, số lượng, chất lượng, giá tương lai, ngày giao hàng và địa điểm giao hàng. Cả hai đều là một trò chơi có tổng bằng 0, khoản lời của bên này chính là khoản lỗ của bên kia. Tuy vậy, khác với hợp đồng kỳ hạn, hợp đồng giao sau được giao dịch trên thị trường có tổ chức, được gọi là sàn giao dịch giao sau, thông qua một môi giới trên thị trường chứng khoán; và người mua và người bán thường không quen biết nhau, do vậy đơn vị môi giới thường quy định trước một số các điều khoản cho những hợp đồng này về mặt số lượng hàng hóa, ngày giao hàng và nơi giao hàng… Hợp đồng tương lai được tái thanh toán hằng ngày, và được ấn định, ghi nhận trên thị trường, nên các khoản lời lỗ được nhận biết hằng ngày. Để tránh những rủi ro khi thực hiện hợp đồng mua bán trong tương lai, do người mua, hoặc người bán tháo lui khỏi hợp đồng vì sự biến động giá trên thị trường bất lợi cho mình, hoặc do đến thời điểm thanh toán, người mua không có khả năng tài chính, văn phòng chứng khoán phải đưa ra những qui định về yều cầu dự trữ tối thiểu đối với người ký hợp đồng tương lai với nhà môi giới. Khoản tiền dự trữ này được giữ tại một tài khoản của người đầu tư mở tại văn phòng chứng khoán. 3
  4. Hiện nay, những thị trường chứng khoán mua bán hợp đồng trong tương lai là Hội đồng mậu dịch Chicago - Chicago Board of Trade (CBOT), Sở Thương mại Chicago- Chicago Mercantile Exchange (CME) và Sở Giao dịch các hợp đồng tương lai London. Các loại hàng hoá được giao dịch trên thị trường chứng khoán mua bàn hợp đồng trong tương lai gồm, heo, bò ,đường, len..., sản phẩm tài chính gồm, chỉ số chứng khoán, ngoại tệ, trái phiếu công ty, trái phiếu chính phủ. Quyền chọn (options) Quyền chọn là hợp đồng giữa hai bên, người mua và người bán, trong đó cho người mua quyền nhưng không phải nghĩa vụ, để mua hoặc bán một tài sản nào đó vào ngày trong tương lai với giá đã đồng ý vào ngày hôm nay. Có hai loại hợp đồng quyền chọn: Hợp đồng quyền chọn mua (call option) và hợp đồng quyền chọn bán (put option). Hợp đồng quyền chọn mua là thoả thuận cho phép người cầm hợp đồng có quyền mua sản phẩm từ một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Còn hợp đồng quyền bán là thoả thuận cho phép người cầm hợp đồng có quyền bán sản phẩm cho một nhà đầu tư khác với mức giá định sẵn vào ngày đáo hạn của hợp đồng. Khác với hợp đồng kỳ hạn và hợp đồng tương lai, hợp đồng quyền chọn chỉ quy định quyền giao hay nhận, mà không bắt buộc các bên phải giao sản phẩm. Người mua quyền có thể: Thực hiện quyền, hay bán quyền cho một người mua khác; hay không thực hiện quyền. Để có quyền này, khi ký hợp đồng, người cầm hợp đồng phải trả quyền phí, giá trong hợp đồng được gọi là giá thực hiện, ngày định trong hợp đồng gọi là ngày đáo hạn hay ngày thực hiện. Có hai kiểu thực hiện hợp đồng quyền chọn, đó là thực hiện hợp đồng quyền chọn theo kiểu Mỹ và theo kiểu châu Âu. Theo kiểu Mỹ là thực hiện quyền chọn vào bất kỳ thời điểm nào trước ngày đáo hạn. Theo 4
  5. kiểu châu Âu là thực hiện quyền chọn chỉ trong ngày đáo hạn. Hiện nay trên các thị trường chứng khoán hầu hết thực hiện theo kiểu Mỹ. Ví dụ: Ngày 01/06/2011, công ty A ký hợp đồng quyền chọn mua cà phê nhân xô với công ty B 20 tấn cà phê nhân xô với giá thực hiện 47 triệu đồng/tấn, giá quyền 9 triệu đồng. Nếu vào ngày đáo hạn 01/08/2011, giá cà phê nhân xô là 50 triệu đồng/tấn, thì người mua quyền thực hiện quyền và mua 20 tấn cà phê nhân xô với giá 47 triệu đồng/tấn. Nếu không có quyền chọn mua sẽ phải mua trên thị trường với giá 50 triệu đồng. Khoản lợi thu được 3triệu đồng/tấn. Ngược lại, giả sử vào ngày đáo hạn giá cà phê nhân xô là 45 triệu đồng/tấn. Nếu thực hiện quyền, người nắm giữ quyền sẽ mua với giá 47 triệu đồng/tấn, trong khi nếu mua trên thị trường thì chỉ phải trả giá 45 triệu đồng/tấn. Như vậy, người giữ quyền sẽ không thực hiện quyền và chấp nhận mất 9 triệu đồng phí quyền chọn. Hợp đồng quyền chọn (quyền chọn cổ phiếu) được thực hiện lần đầu tiên tại Mỹ vào năm 1973, từ đó thị trường này phát triển. Hiện nay, chủ yếu các hợp đồng quyền chọn được mua bán rộng rãi tại văn phòng thị trường chứng khoán( Chicago board Option Exchange–CBOE, Philadelphia Exchange–PHLX, The American Stock Exchange–AMEX, The Pacific Stock Exchange–PSE, The New York Stock Exchange–NYSE...). Hoán đổi (swaps) Hoán đổi là một hợp đồng trong đó hai bên đồng ý hoán đổi dòng tiền trong một khoảng thời gian xác định. Có 4 loại hoán đôỉ là hoán đổi tiền tệ, hoán đổi lãi suất, hoán đổi chứng khoán và hoán đổi hàng hoá. Và cũng giống như hợp đồng kỳ hạn, các hoán đổi cũng gánh chịu những rủi ro nếu một bên bị vỡ nợ. Hoán đổi được xem như là kết hợp giữa các hợp đồng kỳ hạn. Nó là cải tiến tài chính mới nhất nhưng về thực chất không phức tạp 5
  6. hơn một danh mục các hợp đồng kỳ hạn và rủi ro tín dụng hiện diện trong hoán đổi cũng có phần thấp hơn so với rủi ro tín dụng của hợp đồng kỳ hạn có cùng kỳ hạn. Ví dụ: t heo k ế hoạch, công ty A cần 200.000 $ để thanh toán c ho m ột hợp đồng khẩu trong ng ày hôm nay, đ ồng thời Công ty A s ẽ n h ậ n đ ư ợ c 2 0 0 .000 USD từ một hợp đồng xuất khẩu cà phêsau 4 tháng. Ngày 20/06/2011, Công ty quyết định tiến hành giao dịch với Ngân hàng ngoại thương như sau: Ký một hợp đồng hoán đổi gồm 2 vế là “vế mua giao ngay ” và “vế bán kỳ hạn ” 4 tháng một lượng $ không đổi là 200.000 $. Giả sử tỷ giá giao ngay V CB áp dụng trong giao dịch hoán đổi này là 20.650 VND/USD và điểm kỳ hạn gia tăng 3 tháng là 150 VND/USD. Ta có; Tỷ giá kỳ hạn = tỷ giá giao ngay + điểm kỳ hạn gia tăng= 20.650 + 150 = 20.800 VND/USD. Tại Việt Nam các sản phẩm phái sinh đã xuất hiện trên thị trường cách đây hơn 10 năm, nhưng mới chỉ mang tính thí điểm, nhỏ bé, đơn lẻ. Giao dịch kỳ hạn xuất hiện với tư cách là công cụ tài chính phái sinh đầu tiên ở Việt Nam theo quyết định số 65/1999/QĐ-NHNN7 ngày 25/2/1999. Giao dịch hoán đổi cũng xuất hiện khá sớm theo quyết định số 430/QĐ-NHNN13 ngày 24/12/1997 và sau này là quyết định số 893/2001/QĐ-NHNN ngày 17/7/2001 của thống đốc NHNN. Các giao dịch quyền chọn ngoại tệ, lãi suất và vàng dường như là những công cụ phái sinh được thị trường hoan nghênh và đón nhận nhiều nhất do những ưu điểm vốn có của nó trong bối cảnh lãi suất và tỷ giá và giá vàng luôn ở trạng thái tăng liên tục. Ngân hàng đầu tư và phát triển Việt Nam (BIDV) là ngân hàng đầu tiên được phép thực hiện giao dịch quyền chọn lãi suất. Bên cạnh quyền chọn lãi suất, quyền chọn ngoại tệ cũng được nhiều ngân hàng cung cấp, điển hình là BIDV, 6
  7. Eximbank, ACB, Techcombank, Agribank, Citibank, Vietcombank, ICB, và ngân hàng Hồng Kông bank chi nhánh thành phố HCM. Nhìn chung, mức độ phát triển của các công cụ tài chính phái sinh ở nước ta vẫn còn rất hạn chế. Hiện nay việc thực hiện các hợp đồng phái sinh của khách hàng Việt Nam chủ yếu thực hiện qua môi giới nước ngoài và tham gia các thị trường ở nước ngoài. Nhiều doanh nghiệp Việt Nam chưa biết hoặc chưa quen sử dụng các công cụ phái sinh để phòng ngừa rủi ro. Mặt khác, các hợp đồng phái sinh khá phức tạp nên doanh nghiệp ngại sử dụng. Hàng lanh pháp lý cho thị trường phái sinh ở Việt Nam hầu như chưa có. Trên đây là một đôi nét về các công cụ tài chính phái sinh và thực tiễn phát triển tại Việt Nam. Hội nhập kinh tế quốc tế sẽ đặt các doanh nghiệp Việt Nam trước những rủi ro rất lớn, đặc biệt hoạt động xuất nhập khẩu trong bối cảnh các thị trường tài chính luôn dao động mạnh. Sẽ đến lúc nhu cầu tự thân của doanh nghiệp là phải dùng công cụ tài chính phái sinh để phòng ngừa rủi ro và bảo hiểm hoạt động sản xuất-kinh doanh. Để làm được điều đó đòi hỏi sự phối hợp của Chính phủ, các Ngân hàng và các doanh nghiệp để đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng các công cụ này tại Việt Nam. 7
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2