intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Đối phó với “sâu bệnh” nơi công sở

Chia sẻ: Nguyen Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:4

92
lượt xem
13
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Cuộc sống văn phòng vốn phức tạp không thể tránh khỏi những “mầm mống gây hoạ”, làm giảm hiệu quả công việc và ảnh hưởng đến thanh danh uy tín của mỗi cá nhân. Vậy thì, còn chần chừ gì nữa, hãy nhận dạng và ngăn chặn để loại trừ những "sâu bệnh" này ngay tức khắc. Cuộc sống văn phòng vốn phức tạp không thể tránh khỏi những “mầm mống gây hoạ” (Ảnh minh hoạ) Kẻ “buôn dưa” Đây là những người thích bàn luận về đủ thứ chuyện trên đời, nhân viên mới vào, người mới bị sa thải,...

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Đối phó với “sâu bệnh” nơi công sở

  1. Đối phó với “sâu bệnh” nơi công sở Cuộc sống văn phòng vốn phức tạp không thể tránh khỏi những “mầm mống gây hoạ”, làm giảm hiệu quả công việc và ảnh hưởng đến thanh danh uy tín của mỗi cá nhân. Vậy thì, còn chần chừ gì nữa, hãy nhận dạng và ngăn chặn để loại trừ những "sâu bệnh" này ngay tức khắc. Cuộc sống văn phòng vốn phức tạp không thể tránh khỏi những “mầm mống gây hoạ” (Ảnh minh hoạ) Kẻ “buôn dưa” Đây là những người thích bàn luận về đủ thứ chuyện trên đời, nhân viên mới vào, người mới bị sa thải, chuyện gia đình người này người kia… Câu mở đầu thường là “Tôi không nên nói với bạn điều này nhưng…”, “Tôi đã trót hứa là không nói rồi nhưng…”.
  2. Bạn nên làm gì? Nếu như không thoát khỏi “vòng vây” của người này, thì bạn nên nhẹ nhàng nói thẳng là bạn không thấy thoải mái khi bình luận về chuyện của người khác. Tốt hơn hết là bạn không nên tham gia vào các cuộc đàm tiếu ấy. Hãy tự hỏi bản thân: Buôn chuyện có đem lại lợi ích gì không? Có làm tổn hại đến ai không? Có cải thiện không khí trong văn phòng và các mối quan hệ không? Có được thăng quan tiến chức không?... Đừng ham vui, hồ đồ góp mấy câu. Có thể câu nói không mấy đẹp đẽ của bạn sẽ lại được lưu truyền khắp “nhân gian”. Sếp nên làm gì? Đảm bảo những thông tin cần truyền bá, mọi quyết định phải được rõ ràng, không mập mờ, có chính sách “mở cửa” để nhân viên thoải mái giãi bày, tránh túm năm tụm ba bàn tán. Đặc biệt là các chính sách đãi ngộ trong công ty phải công tư phân mình, tránh các nhân viên nghi kị, ghen ghét lẫn nhau. Đây cũng chính là nguyên nhân “gây bệnh”. Ngoài ra, trên cương vị lãnh đạo, sếp cần phải có biện pháp “trừng trị đích đáng” những kẻ thích đặt điều buôn dưa lê. Kẻ hay phàn nàn Đây là người không bao giờ thoả mãn với mọi thứ, phàn nàn về đồng nghiệp, về sếp, về mức lương và giờ giấc làm việc, nói chúng là bất cứ thứ gì có thể phàn nàn. Bạn nên làm gì? Đừng dại gì mà suốt ngày ngồi nghe họ phàn nàn. Người ấy sẽ “kết” bạn làm người đồng hành mỗi khi muốn phàn nàn điều gì, khéo không thì bạn lại trở thành kẻ đồng lõa ấy chứ. Tốt hơn hết hãy cùng người ấy bàn bạc để tìm ra hướng giải quyết tích cực. Sếp nên làm gì? Nếu biết được, thì không nên bỏ qua những lời phàn nàn. Tìm hiểu xem nhân viên này hay phàn nàn về điều gì và tại sao lại phàn nàn để đưa ra hướng giải quyết kịp thời. Đừng để nhân viên “ấm ức” lâu với một nỗi niềm không thể nói, sẽ làm tình hình tồi tệ thêm.
  3. Đừng để nhân viên “ấm ức” lâu với một nỗi niềm không thể nói, sẽ làm tình hình tồi tệ thêm... (Ảnh minh hoạ) Kẻ hiếu chiến Đây là mẫu người rất dễ mất bình tĩnh, sẵn sàng quát tháo, nhục mạ người khác. Trong những trường hợp xấu nhất, đôi khi còn có sự can thiệp của bạo lực Bạn nên làm gì? Khi đối đầu với những người này, bạn phải biết làm chủ, chứ nếu cũng nổi xung như thế thì cũng bằng hoà. Đừng vì tức tối mà “tổng sỉ vả” vào họ, chỉ làm tình hình tồi tệ thêm, xung đột trong văn phòng thật chẳng hay ho chút nào. Hãy giữ bình tĩnh! Đếm từ 1 đến 10, hít thở sâu, nén “cục tức” xuống, và nghĩ cách giải quyết vấn đề. Nếu thấy tình hình quá căng thẳng, có thể nói chuyện với người ấy sau. Bạn đừng lo làm như vậy người khác sẽ nghĩ bạn nhu nhược. Đây là cách cư xử thật khôn ngoan. Sếp nên làm gì? Nói chuyện thẳng thắn trực tiếp với kẻ hay khiêu khích, hiếu chiến. Nếu tình hình quá tồi, nên có những biện pháp kỉ luật, chính sách để kiểm soát “xung đột” trong văn phòng làm việc: trừ lương, đình chỉ công tác…
  4. Kẻ “chọc gậy bánh xe” Những người “hai mặt” luôn nở nụ cười rạng rỡ khi thấy bạn, nhưng sau lưng thì không thể lường trước họ sẽ làm gì. Đôi khi bạn không thể tìm chứng cứ để “buộc tội” những người này, vì họ chỉ “thọc gậy” ở sau lưng bạn thôi. Bạn nên làm gì? Những con người này thật nguy hiểm, có thể phá đổ sự nghiệp của bạn lúc nào không hay. Điều duy nhất bạn có thể làm là thật tỉnh táo, không nên quá tin tưởng, và hạn chế đụng độ, tiếp xúc. Khi gặp trường hợp ảnh hưởng đến mình, đừng dại gì mà tức tối “vỗ” thẳng vào mặt người này ngay lúc đó, vì họ sẽ chối đây đẩy. Hãy thử tìm cách nói chuyện chỉ với 2 người xem có hiệu quả không? Nếu tình hình quá tồi tệ, bạn có thể ngăn ngừa bằng cách trình bày với sếp trước khi xảy ra chuyện. Sếp nên làm gì? Đôi khi, sếp cũng vô tình tạo nên những “nhân” này do có xu hướng thiên vị, thân thiện với nhân viên nào đó hơn trong văn phòng. Và nhân viên này thừa cơ hội được sếp yêu sếp quý mà tha hồ lộng hành. Hãy giữ mức độ, mối quan hệ với các nhân viên ở mức độ cân bằng vừa phải. Có thể trong quá trình làm việc, bạn có quý ai đó hơn, nhưng cũng đừng nên thể hiện. Hơn nữa, trước khi kết luận điều gì, phải suy xét cẩn thận, tìm nguyên do cụ thể.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2