Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 54 – 62<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
ĐÓNG GÓP KHOA HỌC CỦA NGUYỄN ĐỔNG CHI TRONG PHẦN KHẢO DỊ<br />
“KHO TÀNG TRUYỆN CỔ TÍCH VIỆT NAM”<br />
Trần Tùng Chinh<br />
ThS. Khoa Sư phạm, Trường Đại học An Giang<br />
Thông tin chung:<br />
Ngày nhận bài: 01/10/15<br />
Ngày nhận kết quả bình duyệt:<br />
09/12/15<br />
Ngày chấp nhận đăng: 03/16<br />
Title:<br />
The contribution of Nguyen<br />
Dong Chi to“Vietnamese Fairy<br />
Tales”<br />
Từ khóa:<br />
Kho tàng truyện cổ tích<br />
Việt Nam, khảo dị<br />
Keywords:<br />
Vietnamese Fairy Tales,<br />
the variant<br />
<br />
ABSTRACT<br />
Via understanding the variant session in “Vietnamese Fairy Tales” by Nguyen<br />
Dong Chi, the purpose of this study is to assess the author’s contribution in<br />
collecting and compiling variants of Vietnamese fairy tales. The study employed<br />
approaches of surveys, statistics, collation and analysis to raise scientific<br />
arguments in order to prove that the above-mentioned variant session has<br />
foundational value inspiring new approaches in studying Vietnamese fairy<br />
tales. Thereof, this study suggests there should be a study of larger scale about<br />
helpful contributions by Nguyen Dong Chi in aspect of variants in fairy tales.<br />
<br />
TÓM TẮT<br />
Mục đích của nghiên cứu này là, thông qua việc tìm hiểu phần Khảo dị trong<br />
“Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam” của Nguyễn Đổng Chi, đánh giá về những<br />
đóng góp của Nguyễn Đổng Chi trong việc sưu tầm, tập hợp các dị bản truyện<br />
cổ tích dân gian Việt Nam. Nghiên cứu sử dụng phương pháp khảo sát, thống<br />
kê, đối chiếu, phân tích để nêu ra những luận điểm khoa học nhằm chứng minh<br />
rằng phần Khảo dị nêu trên có giá trị nền tảng gợi mở những hướng tiếp cận<br />
mới cho việc nghiên cứu truyện cổ tích Việt Nam. Từ đó, nghiên cứu đề xuất<br />
cần có một công trình nghiên cứu nghiêm túc và quy mô hơn về những đóng<br />
góp hữu ích của Nguyễn Đổng Chi về vấn đề dị bản truyện cổ tích.<br />
<br />
Các thể loại văn xuôi (tự sự) dân gian có nhiều<br />
khả năng biến đổi (nhiều dị bản) hơn văn vần.<br />
Điều này bị chi phối bởi đặc điểm thi pháp của<br />
từng thể loại.<br />
<br />
1. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
Một trong những thuộc tính đặc trưng của văn học<br />
dân gian là tính dị bản. Dị bản là những văn bản<br />
truyền miệng có những điểm biến thể, khác biệt<br />
của cùng một tác phẩm văn học dân gian. Sự khác<br />
nhau đó thể hiện ở nhiều phương diện như đề tài,<br />
nội dung, nghệ thuật, thể loại; ở nhiều yếu tố như<br />
chi tiết, tình tiết, sự kiện, không gian, thời gian,<br />
nhân vật, ngôn ngữ, hình ảnh, các motip vừa lặp<br />
lại vừa không lặp lại… Nói đến dị bản, ta thấy có<br />
hai điểm nổi bật. Đó là những yếu tố cố định<br />
không thay đổi và những yếu tố mới. Điều này thể<br />
hiện mối quan hệ giữa ứng tác và truyền thống.<br />
<br />
Tính dị bản làm cho tác phẩm văn học dân gian<br />
không đứng yên cố định (như văn học viết) mà dễ<br />
thích ứng phù hợp với nhu cầu thị hiếu của nhân<br />
dân các địa phương, các thời kỳ lịch sử cụ thể<br />
khác nhau trong quá trình diễn xướng, lưu truyền.<br />
Nhờ thế, tính dị bản đã có những tác động tích<br />
cực cho sự tồn tại và phát triển của văn học dân<br />
gian.<br />
<br />
54<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 54 – 62<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
Nghiên cứu truyện cổ tích không thể tách rời khỏi<br />
việc sưu tầm, khảo sát các dị bản của truyện cổ<br />
tích. Trong lời tựa Truyện cổ nước Nam, Nguyễn<br />
Văn Ngọc (1957) có nhận xét: “…cũng cùng một<br />
truyện thường có khi sai lạc khác nhau xa. Người<br />
kể thế này, người nói thế nọ. Đây ngắt nửa chừng,<br />
đó dài thêm vài ba đoạn…” (Nguyễn Văn Ngọc,<br />
1957, 10). Tuy nhiên, đó không chỉ là sự “dài<br />
ngắn khôn đo, thêm bớt khó liệu, đầu Ngô mình<br />
Sở…” như chính Nguyễn Văn Ngọc đánh giá; mà<br />
ở các dị bản khác nhau của một đơn vị truyện, ta<br />
còn tìm thấy ở đó tính tập thể và tâm lý tập thể chi<br />
phối các dị bản được truyền miệng. Và sự đồng<br />
sáng tạo dù có hay chưa có ý thức ấy cũng là một<br />
kho cứ liệu cho ta tìm hiểu đặc trưng thể loại của<br />
truyện cổ tích với các lớp trầm tích như văn hóa,<br />
dân tộc, lịch sử, địa lý, ngôn ngữ…<br />
<br />
Chính vì thế, “giá trị của Kho tàng truyện cổ tích<br />
Việt Nam (Nguyễn Đổng Chi) tăng lên nhiều, một<br />
phần quan trọng là nhờ sự phong phú dồi dào của<br />
phần khảo dị” (Tạ Phong Châu, 1975). Phần khảo<br />
dị là sự tập hợp một cách công phu những bản kể<br />
khác mà tác giả đã sưu tầm và văn bản hóa chúng<br />
với mục đích làm phong phú hơn câu chuyện<br />
được kể. Các dị bản ấy được Nguyễn Đổng Chi<br />
(1993) liệt kê một cách “chọn lọc và sắp đặt theo<br />
một hệ thống riêng”. Tác giả cho rằng: “Trường<br />
hợp những truyện có nhiều địa phương kể khác<br />
nhau về chi tiết hay toàn phần, chúng tôi sẽ ghi<br />
tóm tắt ở mục Khảo dị để tiện tham khảo. Nếu<br />
truyện nào có nội dung tương tự với truyện của<br />
các dân tộc khác ở trong nước hay nước ngoài,<br />
chúng tôi cũng làm như vậy” (Nguyễn Đổng Chi,<br />
1993, 12).<br />
<br />
Vì lẽ đó, từ việc tập hợp, khảo dị, nhà nghiên cứu<br />
văn học dân gian mới có cơ sở để đưa ra các luận<br />
điểm về type, về motif, về các công thức truyền<br />
thống, các hệ thống, các sơ đồ cấu trúc của truyện<br />
cổ tích... Đặc biệt là làm rõ được tính quốc tế, tính<br />
dân tộc, tính địa phương của văn học dân gian nói<br />
chung và truyện cổ tích nói riêng.<br />
<br />
Trong phạm vi bài nghiên cứu này, chúng tôi sẽ đi<br />
vào khảo sát phần Khảo dị với các dị bản mà học<br />
giả Nguyễn Đổng Chi đã công phu sưu tầm, tập<br />
hợp. Từ đó, chúng tôi sẽ bước đầu thống kê một<br />
cách khái quát nhằm đánh giá những đóng góp<br />
khoa học của ông trong công việc nghiên cứu kho<br />
tàng Truyện cổ tích Việt Nam.<br />
<br />
“Truyện cổ tích Việt Nam có mối quan hệ tiềm ẩn<br />
và giấu kín với truyện cổ các dân tộc trong khu<br />
vực và trên toàn thế giới” (Nguyễn Tấn Đắc,<br />
2001, 5). Cho nên, việc khảo sát, so sánh các văn<br />
bản kể của truyện cổ tích là một phương pháp<br />
khoa học cần thiết và hiệu quả để phát hiện những<br />
giá trị mới mẻ có ý nghĩa của kho tàng truyện cổ<br />
tích một dân tộc.<br />
<br />
2. PHẦN NỘI DUNG<br />
2.1 Đóng góp về số lượng văn bản khảo dị<br />
Kho tàng truyện cổ tích Việt Nam (5 tập – bản in<br />
1993) của Nguyễn Đổng Chi là một công trình<br />
đáp ứng vừa về lượng lẫn về chất trong việc tìm<br />
hiểu và nghiên cứu văn học dân gian. Với dung<br />
lượng 2740 trang, tác giả đã sưu tầm 201 đơn vị<br />
truyện cổ tích thuộc nhiều nhóm truyện khác<br />
nhau. Và điều làm nên tầm vóc của công trình đặc<br />
biệt này chính là số lượng các dị bản mà tác giả<br />
công phu tìm kiếm, phát hiện, chọn lọc và sắp xếp<br />
chúng trong phần Khảo dị cuối mỗi đơn vị truyện.<br />
<br />
Đã có không ít các công trình sưu tầm, các tuyển<br />
tập truyện cổ tích mà người biên soạn đã chỉ chú ý<br />
đến một văn bản (đơn bản) mà bỏ qua phần khảo<br />
dị. Theo chúng tôi, phần khảo dị kèm theo văn<br />
bản chính của truyện được kể có giá trị rất lớn,<br />
nhằm tập hợp một cách khoa học các dị bản để<br />
người đọc – đặc biệt là người nghiên cứu có cơ<br />
hội đối chiếu, liên hệ và từ đó rút ra những luận<br />
điểm quan trọng phục vụ cho việc tiếp cận truyện<br />
cổ tích một cách có hiệu quả.<br />
<br />
Trong năm tập truyện cổ tích, Nguyễn Đổng Chi<br />
đã phân loại truyện cổ tích Việt Nam thành 10<br />
nhóm truyện. Và ở mỗi đơn vị nhóm truyện, ông<br />
đã có một kho tàng khảo dị rất đồ sộ và quy mô.<br />
Chúng ta có thể xem bản thống kê sau đây:<br />
55<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 54 – 62<br />
<br />
Số phân<br />
mục<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
Số lượng truyện trong từng<br />
nhóm<br />
<br />
Tên nhóm truyện phân loại<br />
<br />
Số dị bản đã sưu<br />
tầm<br />
<br />
I<br />
<br />
25 truyện (từ 1 25)<br />
<br />
Nguồn gốc sự vật<br />
<br />
109 dị bản<br />
<br />
II<br />
<br />
10 truyện (từ 26 35)<br />
<br />
Sự tích đất nước Việt<br />
<br />
47 dị bản<br />
<br />
III<br />
<br />
26 truyện (từ 36 61)<br />
<br />
Sự tích các câu ví<br />
<br />
153 dị bản<br />
<br />
IV<br />
<br />
32 truyện (từ 62 93)<br />
<br />
Thông minh tài trí và sức khỏe<br />
<br />
141 dị bản<br />
<br />
V<br />
<br />
12 truyện (từ 94 105)<br />
<br />
Sự tích anh hùng nông dân<br />
<br />
19 dị bản<br />
<br />
VI<br />
<br />
10 truyện (từ 106 115)<br />
<br />
Truyện phân xử<br />
<br />
63 dị bản<br />
<br />
VII<br />
<br />
24 truyện (từ 116 139)<br />
<br />
Truyện thần tiên, ma quỷ và phù<br />
phép<br />
<br />
216 dị bản<br />
<br />
VIII<br />
<br />
31 truyện (từ 140 170)<br />
<br />
Truyện đền ơn trả oán<br />
<br />
233 dị bản<br />
<br />
IX<br />
<br />
18 truyện (từ 171 188)<br />
<br />
Tình bạn, tình yêu và nghĩa vụ<br />
<br />
104 dị bản<br />
<br />
X<br />
<br />
13 truyện (từ 189 201)<br />
<br />
Truyện vui tươi dí dỏm<br />
<br />
69 dị bản<br />
<br />
10 phân<br />
mục<br />
<br />
201 truyện<br />
<br />
10 nhóm truyện<br />
<br />
1154 dị bản<br />
<br />
Trên đây chỉ là những thống kê sơ bộ, dựa trên<br />
phần mục lục cuối mỗi tập mà tác giả liệt kê.<br />
Trong đó, không ít những phần khảo dị, tác giả<br />
chỉ ghi là “các dị bản” (ví dụ mục truyện 12 - Sự<br />
tích con khỉ - tr. 502; mục truyện 60 - Nói dối như<br />
Cuội – tr. 1039; mục truyện 79 - Bùi Cầm Hổ - tr.<br />
1042; mục truyện 90 - Gái ngoan dạy chồng – tr.<br />
1044…v.v…). Do đó, nếu thống kê đầy đủ thì con<br />
số các dị bản truyện trong tập Kho tàng truyện cổ<br />
tích Việt Nam không chỉ dừng lại ở 1154 như đã<br />
dẫn.<br />
<br />
2.2 Đóng góp từ nguồn tài liệu sưu tầm điền<br />
dã công phu<br />
Trong khối lượng dị bản lớn như vậy, chúng tôi<br />
chọn khảo sát cụ thể ngẫu nhiên một số truyện để<br />
có thể hình dung công việc sưu tầm và tập hợp dị<br />
bản cho phần khảo dị đã được tác giả dụng công<br />
như thế nào, từ đó đạt được những giá trị khoa<br />
học cụ thể ra sao.<br />
<br />
56<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 54 – 62<br />
<br />
Thứ<br />
tự<br />
đơn<br />
vị<br />
truyện<br />
<br />
Tên truyện<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
Dị bản từ nguồn truyện truyền<br />
miệng dân gian được sưu tầm điền<br />
dã và nguồn truyện đã được văn<br />
bản hóa<br />
Trong nước<br />
<br />
Ngoài nước<br />
<br />
Dị bản từ các công trình sử<br />
học, các báo và tạp chí,<br />
nguồn văn học viết…<br />
Nguồn tôn<br />
giáo, lịch sử,<br />
báo chí…<br />
<br />
2<br />
<br />
Sự<br />
tích<br />
trầu cau và<br />
vôi<br />
<br />
Nghệ An, đồng<br />
bào Cơ<br />
tu,<br />
người Thái<br />
<br />
7<br />
<br />
Sự<br />
tích<br />
chim quốc<br />
<br />
Người Mường,<br />
Nghệ An, Cổ<br />
tích xứ An Nam,<br />
<br />
11<br />
<br />
Sự tích con<br />
muỗi<br />
<br />
Đồng bào Bắc<br />
bộ<br />
<br />
Grimm (Đức, Ý)<br />
Pháp, Ả Rập,<br />
Dân<br />
gian<br />
Campuchia<br />
<br />
12<br />
<br />
Sự tích con<br />
khỉ<br />
<br />
Đồng bào Thổ<br />
(Thái Nguyên),<br />
truyện cổ Ba<br />
Na, người Thái,<br />
Tày, Mèo, Nùng,<br />
người Khơ me…<br />
<br />
Truyện<br />
cổ<br />
Banladesh,<br />
Truyện cổ Ấn Độ,<br />
Na uy, Nhật,<br />
Grimm,<br />
Phần<br />
Lan, Miến Điện,<br />
Pháp, Hungary<br />
và nhiều nước<br />
khác<br />
<br />
Tạp<br />
Đông<br />
Dương,<br />
<br />
48<br />
<br />
Cứu<br />
vật<br />
vật trả ơn,<br />
cứu nhân<br />
nhân<br />
trả<br />
oán<br />
<br />
Đồng bào Hà<br />
Tĩnh, Nghệ An<br />
<br />
60<br />
<br />
Nói<br />
dối<br />
như Cuội<br />
<br />
Đồng bào Ja<br />
rai, Xê Đăng,<br />
Hơ rê, Người<br />
thiểu số Khơ me,<br />
Mường, Tày…<br />
<br />
Văn học viết<br />
<br />
Số dị bản<br />
được liệt<br />
kê trong<br />
phần<br />
khảo dị<br />
<br />
Lĩnh<br />
Nam<br />
chích quái<br />
<br />
8 dị bản<br />
<br />
Điển<br />
tích<br />
Trung Quốc,<br />
<br />
5 dị bản<br />
<br />
Liêu trai chí<br />
dị<br />
<br />
8 dị bản<br />
<br />
chí<br />
<br />
Truyện Đời<br />
xưa, Mỹ ấm<br />
tùy bút,<br />
<br />
38 dị bản<br />
<br />
Truyện cổ Trung<br />
Quốc, Lào, người<br />
Xi xin, Ý, Châu<br />
Phi, Ấn Độ, Triều<br />
Tiên, Ta phi lét,<br />
Thụy Sĩ, Anbani,<br />
Đức, Hy Lạp<br />
<br />
Lục độ tạp<br />
kinh<br />
(kinh<br />
Phật)<br />
<br />
Sưu thần ký<br />
(Trung Quốc<br />
– Thế kỉ V),<br />
Dị uyển của<br />
Lưu<br />
Kính<br />
Thúc (Tống)<br />
<br />
24 dị bản<br />
<br />
Truyện<br />
Miến<br />
Điện, Ấn Độ, Ả<br />
Rập,<br />
Trung<br />
Quốc, Mông Cổ,<br />
Pháp…<br />
<br />
Đinh<br />
Tiên<br />
Hoàng<br />
<br />
Nghìn lẻ một<br />
đêm<br />
<br />
30 dị bản<br />
<br />
Báo Trung<br />
Bắc chủ nhật<br />
<br />
57<br />
<br />
Journal of Science – 2016, Vol. 9 (1), 54 – 62<br />
<br />
Part A: Social Sciences, Humanities and Education<br />
<br />
Chính tính phong phú đa dạng của các tư liệu<br />
tham khảo đã cung cấp cho Nguyễn Đổng Chi<br />
chất liệu để sưu tầm một cách khá hệ thống và<br />
<br />
tiết, quá nhiều câu văn mô tả diễn tiến cốt truyện<br />
và nhân vật, mượn công việc sưu tầm để “làm<br />
văn”… xa rời phương pháp sưu tầm văn học dân<br />
gian (việc làm này hoàn toàn không đúng với đặc<br />
trưng của truyện tự sự dân gian). Để công trình<br />
sưu tầm vẫn gần gũi với đặc điểm truyền miệng<br />
của văn học dân gian, Nguyễn Đổng Chi không<br />
chỉ tập hợp kho tư liệu khổng lồ là những tuyển<br />
tập truyện cổ của các dân tộc Việt Nam và thế<br />
giới mà ông còn phải chắt lấy cái cốt dân gian,<br />
chọn ra những yếu tố tương đồng và dị biệt từ<br />
những tác phẩm cụ thể. Điều đó cho thấy một cảm<br />
quan nhạy bén của nhà Folklore học, sự nghiêm<br />
túc và ý thức trách nhiệm của một nhà nghiên cứu<br />
văn học dân gian thực thụ. Từ đó, ông có thể sử<br />
dụng tư liệu ấy một cách hiệu quả phục vụ cho<br />
phần Khảo dị của mình để nâng tầm cho công<br />
trình đạt đến giá trị khoa học cao.<br />
<br />
quy mô các dị bản nhằm thực hiện phần Khảo dị.<br />
Đầu tiên phải kể đến kho tàng tác phẩm truyền<br />
miệng mà tác giả trong quá trình điền dã đã trực<br />
tiếp thu thập, tỉ mỉ ghi chép, phân loại cẩn thận tại<br />
nhiều vùng địa danh từ Bắc chí Nam, từ miền<br />
xuôi lên miền ngược. Trong quá trình sưu tầm, tác<br />
giả đặc biệt chú ý đến không gian văn hóa của các<br />
dân tộc ít người ở Việt Nam, nơi còn lưu giữ gần<br />
như nguyên vẹn các tác phẩm dân gian trong sinh<br />
hoạt của một cộng đồng chưa bị cuốn vào quá<br />
trình đô thị hóa, hiện đại hóa. Ở phần nguồn dẫn<br />
các dị bản được nêu trong phần Khảo dị của ông,<br />
chúng ta thấy có người Tiền Đông Dương trên các<br />
cao nguyên miền Trung, đồng bào thiểu số Nghệ<br />
An, đồng bào thiểu số Hà Giang Tuyên Quang,<br />
nguồn truyện dân gian của người Nùng, người<br />
Tày, người Thái, người Dao, người Cơ-tu… Hoặc<br />
trong kho cứ liệu sưu tầm của ông (liệt kê ở phần<br />
thư mục tham khảo), ta thấy cả những văn bản<br />
viết bằng chữ Hán (Bội văn vận phủ, Thiếu vi<br />
thông giám, Dân gian văn nghệ tuyển…), các<br />
công trình của người Pháp sưu tầm khi họ có mặt<br />
ở Đông Dương cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX<br />
(như các công trình của Cosquin, Landes,<br />
Cesbron, Génibrel, Dumoutier…), các tài liệu của<br />
các học giả đầu thế kỷ XX như Trương Vĩnh Ký,<br />
Huỳnh Tịnh Của, Nguyễn Văn Ngọc…. Trong<br />
kho tư liệu đồ sộ ấy, còn có cả Gia phả các dòng<br />
họ, các tác phẩm chính sử, dã sử, các tư liệu báo,<br />
tạp chí đã và đang lưu hành trong bối cảnh thời<br />
đó, khi nhà nghiên cứu thực hiện công trình này.<br />
<br />
2.3 Đóng góp về phương pháp tiếp cận tư liệu<br />
dưới góc độ thi pháp<br />
Trong phần Khảo dị, ta thấy Nguyễn Đổng Chi đã<br />
cẩn trọng chọn lọc các dị bản dựa trên nhiều cách<br />
tiếp cận có tính gợi ý rất bổ ích cho các nhà<br />
nghiên cứu văn học dân gian dưới góc độ thi pháp<br />
như các công thức mở đầu và kết thúc, nhân vật<br />
chính của truyện cổ tích, các chi tiết kết cấu, xung<br />
đột, các yếu tố không gian và thời gian nghệ<br />
thuật... Có thể kể đến các thành tựu nghiên cứu có<br />
kế thừa phương pháp tiếp cận này như Nghiên cứu<br />
truyện dân gian Việt Nam theo bảng mục lục tra<br />
cứu type và motif truyện cổ dân gian (Nguyễn Thị<br />
Hiền, 1996), Cổ tích thần kỳ người Việt - đặc<br />
điểm cấu tạo cốt truyện (Tăng Kim Ngân, 1997),<br />
Thạch Sanh và kiểu truyện dũng sĩ trong truyện cổ<br />
Việt Nam và Đông Nam Á (Nguyễn Bích Hà,<br />
1998), Thi pháp văn học dân gian (Lê Trường<br />
Phát, 2000), Truyện cổ tích dưới mắt các nhà<br />
khoa học (Chu Xuân Diên, 2001), Truyện cổ dân<br />
gian đọc bằng type và motif (Nguyễn Tấn Đắc,<br />
2001), Một số vấn đề lý luận về nghiên cứu cấu<br />
<br />
Kỳ công hơn nữa là sự chọn lọc, hay nói đúng<br />
hơn là gạn lọc từ các văn bản truyện cổ trong và<br />
ngoài nước được sưu tầm (được văn bản hóa) mà<br />
không ít trong số đó, các tác giả nêu trên, trong<br />
quá trình biên soạn đã để lại văn phong ghi chép<br />
mang dấu ấn cá nhân đậm đà như thêm bớt tình<br />
58<br />
<br />